Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trích lục từ ngữ Phật học

20/11/201213:44(Xem: 4970)
Trích lục từ ngữ Phật học

Buddha_101

TRÍCH LỤC TỪ NGỮ PHẬT HỌC
Cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn,
đánh máy và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo
Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam
in lần thứ nhất, California – USA, 2009


Lời nói đầu


Đây không phải là một bộ từ điển Phật học, mà chỉ là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch mà thôi.

Nguyên trước đây, thừa lệnh Chư Tôn Đức có trách nhiệm về giáo dục trong Giáo Hội, chúng tôi đã dịch bộ sách Phật Học Giáo Bản (nguyên tác Hán văn của cư sĩ Phương Luân ở Đài-loan) ra Việt văn, để làm tài liệu học tập Phật pháp. Công việc được bắt đầu từ giữa năm 1998, đến cuối năm 2006 thì hoàn tất – đó là bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC, gồm 4 quyển. Mỗi quyển của bộ sách giáo khoa này gồm có nhiều bài học, ở cuối mỗi bài học đều có phần chú thích, trong đó tác giả giải nghĩa những từ khó hiểu trong bài học. Dù vậy, chúng tôi vẫn thấy chưa đầy đủ đối với độc giả Việt-nam, cho nên, để giúp quí vị độc giả hiểu bài học tường tận hơn, chúng tôi đã soạn thêm những chú thích bổ túc, để giải thích những từ cần thiết mà trong phần chú thích của tác giả đã không đề cập tới, hoặc chỉ đề cập một cách đơn sơ. Không ngờ, việc làm này (chú thích bổ túc) của chúng tôi lại được Chư Tôn Đức, chư học chúng tăng ni, chư vị thiện hữu tri thức đều chú ý và tán thưởng.

Sau khi bộ sách Giáo Khoa Phật Học được ra đời đầy đủ trọn bộ, nhiều bậc Tôn Túc và chư vị thiện hữu tri thức, đều tỏ ý rất hoan hỉ đối với những lời “phụ chú” của chúng tôi trong bộ sách ấy. Và không hẹn mà quí vị ấy đã cùng gửi đến chúng tôi lời đề nghị: Nên trích ra các “chú thích” và “phụ chú” trong bộ Giáo Khoa Phật Học, làm thành một tập sách riêng biệt về từ ngữ Phật học, giúp dễ dàng hơn cho việc tra cứu, sẽ làm lợi lạc không ít cho người học Phật.

Chúng tôi tán đồng thiện ý ấy của chư vị, bèn lục trong bộ sách Giáo Khoa Phật Học, trích ra tất cả các từ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú”, bỏ đi những chỗ trùng lặp, sửa lại những chỗ cần thiết cho phù hợp với tính cách một cuốn sách từ ngữ thuần túy (thoát khỏi phạm vi một bài giáo khoa), sắp xếp các từ theo thứ tự a, b, c..., làm thành bộ sách mà quí vị đang cầm trong tay.

Chúng tôi không coi đây là một bộ từ điển, cho nên đã đặt tựa đề cho nó là TRÍCH LỤC TỪ NGỮ PHẬT HỌC. Nội dung của nó, tuy nói là được làm thành từ các chú thích trong bộ sách Giáo Khoa Phật Học, nhưng không phải chúng tôi lấy dùng tất cả các chú thích ấy, mà có chọn lựa, chỉ dùng những chú thích thuộc phạm vi Phật học, và lược bỏ những chú thích chỉ thuần túy liên quan đến Trung-quốc. Lại nữa, trong các chú thích thuần túy nói về nhân vật, truyền thuyết v.v... của Trung-quốc, nếu điều nào mà ý nghĩa có ẩn chứa tinh thần Phật giáo, giúp ích cho sự tu học của người Phật tử, chúng tôi vẫn coi nó có giá trị như một từ ngữ Phật học. Ví dụ: Thúc Ngao là một nhân vật sống vào thời Xuân Thu (770-476 tr. TL), Trung-quốc, không liên quan gì tới Phật giáo; nhưng chuyện “Thúc Ngao Đập Rắn” lại hàm chứa một ý nghĩa sâu xa, giúp ích được cho các hành giả tu hạnh Bồ-tát, được chúng tôi coi như một chuyện ngụ ngôn Phật học, và đem để vào bộ sách này. Các chú thích về triều đại, vua chúa, nhân vật v.v... Trung-quốc cũng vậy, nếu có liên quan đến Phật giáo, đều nằm trong phạm vi của bộ sách này. – Riêng các chú thích thuộc lãnh vực PHÁP SỐ, chúng tôi đã trích ra đem bổ túc cho quyển Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản mà chúng tôi đã soạn, Làng Cây Phong xuất bản từ năm 1996; nay bổ túc, và Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam tái bản.

Chúng tôi xin chân thành ghi ơn Chư Tôn Đức, chư thiện hữu tri thức đã quan tâm đến việc làm của chúng tôi, và đã cho chúng tôi những điều chỉ giáo thích đáng, những lời khích lệ nhiệt tình, giúp chúng tôi tinh tấn mãi trên đường tu học.

Chúng tôi làm việc trong khả năng thật giới hạn, nếu có điều sơ sót, kính xin Quí Vị từ bi tha thứ và hoan hỉ chỉ giáo cho.

Kính cẩn,
Hạnh Cơ - Tịnh Kiên
Gia-nã-đại, tháng mạnh xuân năm Mậu Tí
PL 2550 (2008)

Ý kiến bạn đọc
25/04/201502:51
Khách
lục suy là gì?
25/04/201502:50
Khách
lục suy là gì?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2014(Xem: 11771)
Từ điển Phật học Tummo được thiết kế đặc biệt để dễ dàng tra cứu các khái niệm Phật học, các bài viết chuyên sâu. Các nhóm từ có liên quan được tạo thành mối liên kết xuyên suốt trong toàn bộ từ điển. Các nhóm từ được phân loại cùng chức năng để người tìm hiểu Phật pháp dễ hình dung, dễ dàng tra cứu. Từ điển Phật học Tummo 2014 được tập hợp nhiều bộ từ điển chuyên sâu như từ điển Đạo Uyển, Phật Quang, Từ điển Bách Khoa PG… Từ điển Phật học Tummo 2014 còn bao gồm bộ công cụ biên soạn từ điện mãnh mẽ giúp bạn biên soạn và thiết kế một bộ từ điển riêng biệt.
17/12/2013(Xem: 20483)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
18/04/2013(Xem: 18477)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
08/04/2013(Xem: 5845)
Giáo Sư Cao Hữu Ðính lúc sinh tiền đã dành rất nhiều thời giờ cho việc nghiên cứu và giải dạy Phật Pháp cho Tăng Ni sinh trong các trường Phật học. Ông từng soạn dịch ra nhiều quyển sách Phật học như Phật và Thánh Chúng, Văn Học Sử Phật giáo, . . .
08/04/2013(Xem: 7027)
Quyển Kho Tàng Pháp Học này được soạn theo chương trình pháp số nghĩa là trình bày pháp từ một chi, hai chi, ba chi đến mười chi. Giống như quyển Kho Tàng Pháp Bảo của HT Bửu Chơn đã xuất bản trước đây.
08/04/2013(Xem: 6563)
Ðã từ lâu, tôi thường mong ước có một cuốc sách Việt ngữ nói về đạo Phật, từ thấp lên cao, tu như thế nào, và từ lúc mới phát tâm, cho đến khi thành Phật, phải trải qua bao nhiêu cấp bực, để làm kim chỉ nam cho các hàng Phật tử tiến tu thêm vững chắc, . . .
08/04/2013(Xem: 11111)
Tập sách LƯỢC GIẢI NHỮNG PHÁP SỐ CĂN BẢN do chúng tôi biên soạn, đã được Làng Cây Phong xuất bản từ 11 năm trước. Hồi đó, khi soạn sách này, chúng tôi chỉ nhắm vào một số độc giả bạn đạo giới hạn, nên chỉ soạn ngắn gọn; nhưng sau khi quyển sách ra đời, . . .
08/04/2013(Xem: 65486)
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng đời sống tại trên đất nước nầy rất ư là bận rộn và con người trong xã hội nầy phải chịu nhiều áp lực về cả vật chất lẫn tinh thần nên ít ai có được thì giờ để tu tập hay nghiên cứu Kinh điển.
08/04/2013(Xem: 6098)
Tập sách này còn nhiều thiếu sót. Rất mong Chư Tôn đức và quý vị dành thì giờ bổ túc để mai hậu có thể trở thành Tự điển chung được sử dụng trong việc nghiên cứu, học tập và dịch thuật kinh điển bằng tiếng nước ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]