Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08- CHƯƠNG PHÁP TÁM CHI

08/05/201318:30(Xem: 1877)
08- CHƯƠNG PHÁP TÁM CHI

THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

KHO TÀNG PHÁP HỌC

BODHISĪLA BHIKKHU
(Tỳ Khưu GIÁC GIỚI)

--- o0o ---

[08]

CHƯƠNG PHÁP TÁM CHI

--- o0o ---

[343] Tám chi đạo (aṭṭhaṅgikamagga):

Nói cho đủ tức là thánh đạo bát chi (ariyaṭṭhaṅgikamagga), tám chi thánh đạo:

1. Chánh kiến (sammādiṭṭhi), tức là trí tuệ thấy rõ tứ đế, hoặc thấy tam tướng, thấy thiện căn và bất thiện căn, thấy liên quan tương sinh; chi phần bài trừ tà kiến.

2. Chánh tư duy (sammāsaṅkappo), tức là tư duy ly dục, tư duy vô sân, tư duy bất hại; chi phần bài trừ tà tư duy.

3. Chánh ngữ (sammāvācā), tức là khẩu thiện hạnh, nói chân thật, nói hòa hợp, nói dịu ngọt, nói lợi ích; chi phần ngăn trừ tà ngữ.

4. Chánh nghiệp (sammākammantā), tức là thân thiện hạnh, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; chi phần ngăn trừ tà nghiệp.

5. Chánh mạng (sammā-ājīva), sống nuôi mạng chân chánh, từ bỏ tà mạng.

6. Chánh tinh tấn (sammāvāyāma), tức là bốn chánh cần; chi phần ngăn trừ tà tinh tấn.

7. Chánh niệm (sammāsati), tức là tứ niệm xứ; chi phần ngăn trừ tà niệm.

8. Chánh định (sammāsamādhi), tức là định trong bốn thiền chứng; chi phần ngăn trừ tà định.

Bát chi đạo xếp theo tam học thì chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là Giới; chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định là Ðịnh, chánh kiến, chánh tư duy là Tuệ.

Bát chi đạo này còn gọi là con đường trung đạo vì là pháp hành đưa đến giải thoát khổ đau mà tránh khỏi hai cực đoan là khổ hạnh và lợi dưỡng.

D. II.312: M. 61: M. III.251: Vbh. 235.

[344] Tám giới, bát giới (aṭṭhasīla):

1. Kiêng tránh sát sanh (paṇātipātā veramaṇī).

2. Kiêng tránh lấy vật không cho (adinnādā nā veramaṇī).

3. Kiêng tránh phi phạm hạnh (abrahmaca-riyā veramaṇī).

4. Kiêng tránh nói dối (musāvādā veramaṇī).

5. Kiêng tránh uống rượu và chất say (surā- merayamajjapamādaṭṭhānā veramaṇī).

6. Kiêng tránh ăn phi thời (vikālabhojanā ve-ramaṇī).

7. Kiêng tránh xem múa, hát, nhạc, kịch, trang sức vòng hoa, hương liệu, vật thoa và thời trang (naccagītavāditavisūkadassana mālāgandhavilepana-dhā raṇamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā veramaṇī).

8. Kiêng tránh sử dụng sàng tọa cao rộng (uccāsayanamahāsayanā veramaṇī).

Tám giới này là giới của cư sĩ thọ trì trong ngày bố-tát (uposatha), nên cũng gọi là trai giới (uposathasīla),

A. IV.248.

[345] Tám pháp cần thắng tri (abhiññey-yadhamma).

Ðó là tám thắng xứ (abhibhāyatanāni):

1. Một vị tưởng tri nội sắc, thấy các ngoại sắc có hạn lượng đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: sau khi nhiếp thắng các sắc ấy ta biết, ta thấy (ajjhattaṃ rūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati parittāni suvaṇ-ṇadubbaṇṇāni tāni abhibhuyya jānāmi passāmī ' ti evaṃ saññī hoti).

2. Một vị tưởng tri nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy, (ajjhattaṃ rūpa-saññī eko bahiddhā rūpāni passati appamaṇaàni suvaṇṇadubbaṇṇāni tāni abhibhuyya jānāmi passā mī' ti evaṃ saññī hoti).

3. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: sau khi nhiếp thắng các sắc ấy, ta biết, ta thấy.(ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni pas-sati parittaàni suvaṇṇadubbaṇṇāni, tāni abhibhuyyajā nāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).

4. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: sau khi nhiếp thắng các sắc ấy, ta biết, ta thấy. (ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati appamāṇāni suvaṇṇadubbaṇṇāni, tāni abhibhuyya jā-nāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).

5. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các loại ngoại sắc xanh, màu xanh, ánh xanh, sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: sau khi nhiếp thắng các sắc ấy, ta biết, ta thấy. (ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati nīlāni nīlavaṇṇāni nīlānidassanāni nīlanibhāsāni tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).

6. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các loại ngoại sắc vàng, màu vàng, ánh vàng, sáng vàng. Vị ấy nhận thức rằng: sau khi nhiếp thắng các sắc ấy, ta biết, ta thấy. (ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati pītāni pītavaṇṇāni pītanidassanāni pītānibhāsāni, tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).

7. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các loại ngoại sắc đỏ, màu đỏ, ánh đỏ, sáng đỏ. Vị ấy nhận thức rằng: sau khi nhiếp thắng các sắc ấy, ta biết, ta thấy.(ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni pas-sati lohitakāni lohitakavaṇṇāni lohitakanidassanāni lohitakanibhāsāni, tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).

8. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các loại ngoại sắc trắng, màu trắng, ánh trắng, sáng trắng, Vị ấy nhận thức rằng: sau khi nhiếp thắng các sắc ấy, ta biết, ta thấy. (ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati odātāni odātavaṇṇāni odātanidassanā- ni odātanibhāsāni tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).

D. III: Dasuttara sutta.

[346] Tám sự vô minh (avijjā), sự không biết rõ, không biết như thật.

1. Bất tri khổ (dukkhe aññāṇaṃ)
2. Bất tri khổ tập (dukkhasamudaye aññāṇaṃ)
3. Bất tri khổ diệt (dukkhanirodhe aññāṇaṃ).
4. Bất tri đạo lộ khổ diệt (dukkhanirodha gā-miniyā paṭipadāya aññāṇaṃ).
5. Bất tri quá khứ (pubbante aññāṇaṃ).
6. Bất tri vị lai (aparante aññāṇaṃ).
7. Bất tri quá khứ vị lai (pubbantāparante aññaàṇaṃ).
8. Bất tri pháp duyên khởi y tương sinh (Idap-paccayatāpaṭiccasamuppannesu dhammesu aññāṇaṃ).

Dhs. 190.195; Vbh. 326.

[347] Tám huợt mạng đệ bát giới (ajīvaṭṭha-makasīla): tám giới mà có điều nuôi mạng là thứ tám:

1-3. Ba thân nghiệp (kāyakamma).
4-7. Bốn khẩu nghiệp (vacīkamma).
8. Nuôi mạng chân chánh (sammā-ājīva )

Nhóm 8 giới này thuộc sơ phạm hạnh (ādi-brahmacariya).

Nói theo pháp lõi (sāra), nhóm 8 giới này là 3 chi đạo giới phần (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng).

Vism. 11.

[348] Tám pháp cần được sanh khởi (uppā detabbadhamma):

Ðó là tám tư tưởng bậc đại nhân, đại nhân tầm (mahāpurisavitakka):

1. Suy nghĩ: đây là pháp của người thiểu dục, pháp này không phải của người đa dục (appicchassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo mahicchassa).

2. Suy nghĩ: đây là pháp của người tri túc, pháp này không phải của người bất tri túc (santuṭ-ṭhassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo asantuṭṭhas-sa).

3. Suy nghĩ: đây là pháp của người tịnh cư, pháp này không phải của người thích tụ hội (pavivittassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo saṅga-nikārāmassa).

4. Suy nghĩ: đây là pháp của người chuyên cần, pháp này không phải của người lười biếng (āraddhaviriyassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo kusītassa).

5. Suy nghĩ: đây là pháp của người trú niệm, pháp này không phải của người thất niệm (upaṭṭhi-tasatissa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo muṭṭhas-satissa).

6. Suy nghĩ: đây là pháp của người định tâm, pháp này không phải của người không định tâm (samāhitassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo asa-māhitassa).

7. Suy nghĩ: đây là pháp của người có trí tuệ, pháp này không phải của người thiếu trí tuệ (paññāvato ayaṃ dhammo n' yaṃ dhammo duppañ-ñassa).

8. Suy nghĩ: đây là pháp của người không ưa tranh luận, pháp này không phải của người thích tranh luận (nippapañcārāmassa ayaṃ dhammo nippa-pañcaratino n' āyaṃ dhammo papañcārāmassa papañ-caratino).

Ðây là tám tư tưởng, tám tư duy, tám sự suy nghĩ của bậc thiện trí thức.

D. III: Dasuttara sutta.

[349] Tám bậc thiền (jhāna):

Tức là Bốn thiền sắc giới (xem [174] ) và Bốn thiền vô sắc (xem [158]).

[350] Tám pháp khó thể nhập (duppaṭijjha-dhamma):

Tức là tám sự kiện phi thời phi dịp cho phạm hạnh trú (akkhaṇā asamayā brahmacariyavāsāya):

1. Có đức Như Lai bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời và giáo pháp được thuyết giảng được bậc Thiện Thệ khai thị đưa đến an tịnh hướng đến Níp-bàn tiến đến giác ngộ, trong khi đó hạng người này sanh trong địa ngục. (tathāgato ca loke uppanno hoti arahaṃ sammāsambuddho, dhammo ca desiyati opasamiko parinibbāniko sambodhagāmī su-gatappavedito. Ayañca puggalo nirayaṃ uppanno hoti).

2. Có đức Như lai... trong khi đó hạng người này sanh làm loài bàng sanh (tathāgato... ayañca puggalo tiracchānayoniṃ uppanno hoti).

3. Có đức Như Lai... trong khi đó hạng người này sanh làm loài ngạ quỉ (tathāgato... ayañca puggato pettivisayaṃ uppanno hoti).

4. Có đức Như Lai... Trong khi đó hạng người này sanh hàng chư thiên thọ mạng dài (tathāgato... ayañca puggato dīghāyukaṃ devanikāyaṃ uppanno hoti).

5. Có đức Như Lai... Trong khi đó hạng người này tái sanh vào các xứ biên địa giữa các loài mọi rợ vô trí, những nơi mà không có các tỳ khưu ni cận sự nam cận sự nữ lui tới. (tathāgato... Ayañca puggato paccantimesu janapadesu paccājāto hoti nilakkhāsu aviññātāresu yattha natthi gati bhikkhūnaṃ bhikkhu-nīnaṃ upasakānaṃ upāsikānaṃ).

6. Có đức Như Lai... Trong khi đó hạng người này tái sanh vào các Trung quốc độ nhưng lại có tà kiến, có quan điểm điên đảo (tathāgato... ayañca puggato majjhimesu janapadesu paccājāto hoti, so ca hoti micchādiṭṭhiko viparītadassano).

7. Có đức Như Lai... Trong khi đó hạng người này tái sanh ở các Trung quốc độ nhưng thiểu trí, đần độn, câm điếc, không khả năng hiểu nghĩa lời nói tốt xấu. (tathāgato... ayañca puggato majjhimesu janapadesu paccājāto hoti, so ca hoti duppañño jaḷo eḷamūgo na paṭibalo subhāsitadubbhāsitānaṃ atthaṃ aññātuṃ).

8. Thời không có đức Như Lai A-la-hán Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, giáo pháp hướng đến an tịnh Níp-bàn giác ngộ không được thuyết giảng không được khai thị, mà người ấy lại tái sanh ở các Trung quốc độ, là người có trí, không ngoan, không câm điếc, có khả năng hiểu nghĩa lời nói tốt, xấu. (Tathāgato ca loke anuppanno hoti arahaṃ sammā- sambuddho dhammo ca na desiyati opasamiko pari-nibbāniko sambodhagāmi sugatappavedito, ayañca puggato majjhimesu janapadesu paccājāto hoti so ca hoti paññavā ajaḷo aneḷamūgo paṭibalo subhāsitadub-bhāsitānaṃ atthaṃ aññātuṃ).

D. III: Dasuttara sutta, Saṅgīti sutta 263.

[351] Tám đặc điểm để nhận thức pháp luật (dhammavinayalakkhana):

1. Ly tham (virāga), không đưa đến tham dục.
2. Ly hệ phược (visaṃyoga), không đưa đến hệ phược.
3. Bất tích tập (apacaya), không chất chứa mầm sanh tử.
4. Thiểu dục (appicchatā), không ham muốn nhiều.
5. Tri túc (santuṭṭhī), biết đủ với gì đã có.
6. Viễn ly (paviveka), độc cư không tụ họp.
7. Tinh cần (viriyārambha), không biếng nhác.
8. Dị dưỡng (subharatā), dễ nuôi.

Pháp nào có tám đặc điểm trên thì được Ðức Phật tuyên bố đó là pháp, là luật, là lời dạy của bậc đạo sư, còn ngược lại thì là không phải. Ðây còn gọi là gương chánh pháp.

Tám điều này đức Phật thuyết cho trưởng lão ni Mahāpajāpati Gotamī.

Vin. II.259; A. IV.280.

[352] Tám pháp cần biến tri (pariññeya-dhamma):

Tức là 8 thế gian pháp (lokadhamma):

1. Ðược lợi (lābha).
2. Mất lợi (alābha).
3. Ðược danh (yasa).
4. Mất danh (ayasa).
5. Chê bai (nindā).
6. Khen ngợi (pasaṃsā).
7. An lạc (sukha)
8. Ðau khổ (dukkha)

Tám pháp thế gian này còn gọi là pháp xoay chuyển chúng sanh. Có 4 thuận cảnh và 4 nghịch cảnh.

Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa vị thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu khi trực diện với tám ngọn gió đời.

Ở đây kẻ phàm phu vô văn khi được có lợi lộc v.v... người ấy không khéo tác ý, không nhận thức được tính chất vô thường -- khổ trong lợi lộc, nên nó thỏa thích với lợi lộc, và nếu bị mất lợi lộc nó buồn phiền; khi bị chi phối tâm với thuận cảnh và nghịch cảnh như vậy, nó không thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ ưu não.

Trái lại, một vị thánh đệ tử hiểu pháp, khi gặp thuận cảnh (lợi lộc, danh tiếng...) hoặc nghịch cảnh (mất lợi, mất danh...), vị ấy khéo tác ý, nhận thức được tính vô thường -- khổ, nên tâm không thỏa thích cũng không buồn phiền. Do vị ấy đoạn tận tham, sân như vậy nên được thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ ưu, não.

A. IV.157.

[353] Tám pháp cần đoạn trừ (pahātabba-dhamma):

Tức là 8 tà tánh (micchattā):

1. Tà kiến (micchādiṭṭhi).
2. Tà tư duy (micchāsaṅkappo).
3. Tà ngữ (micchāvācā).
4. Tà tư nghiệp (micchākammanto).
5. Tà mạng (micchā-ājīvo).
6. Tà tinh tấn (micchāvāyāmo).
7. Tà niệm (micchāsati).
8. Tà định (micchāsamādhi).

D. III: Dasuttara sutta.

[354] Tám pháp đa tác dụng (bahukāra-dhamma):

Tám nhân dẫn đến trí tuệ sơ phạm hạnh (hetū ādibrahmacariyakāya paññāya saṃvattamtī):

1. Có lòng tàm quý bén nhạy (tibbaṃ hiri ottappaṃ paccuṭṭhitaṃ hoti).
2. Hỏi pháp hợp thời (kālena dhammaṃ pari-pucchati).
3. Ðược an tịnh thân tâm (kāyacittavūpakā-sena sampādeti).
4. Có giới hạnh (sīlavā hoti).
5. Là bậc đa văn (bahussuto hoti).
6. Trú chuyên cần (āraddhaviriyo viharati).
7. Có chánh niệm (satimā hoti)
8. Sống quán sanh diệt đối với năm uẩn (pañcasu upādānakkhandhesu udayavyayānupassī vi-harati).

D. III: Dasuttara sutta.

[355] Tám pháp cần tu tập (bhāvetabba-dhammama):

Ðó là thánh đạo tám chi phần (ariyo atthaṅ-giko maggo):

1. Chánh kiến (sammādiṭṭhi).
2. Chánh tư duy (sammāsaṅkappo).
3. Chánh ngữ (sammāvācā).
4. Chánh nghiệp (sammākammanto).
5. Chánh mạng (sammā-ājīvo).
6. Chánh tinh tấn (sammāvāyāmo).
7. Chánh niệm (sammāsati).
8. Chánh định (sammāsamādhi).

Xem thêm [343]: Tám chi đạo.

D. III.: Dasuttara sutta.

[356] Tám pháp thế gian (lokadhamma):

Xem [352]: Tám pháp cần biến tri.

A. IV.157.

[357] Tám minh (vijjā):

1. Tuệ quán (vipassanāñāṇa) trí tuệ quán thấy danh sắc theo tam tướng.
2. Ý hóa thông (manomayiddhi), thần thông biến hóa một thân ra nhiều thân, năng lực phân thân.
3. Biến hóa thông (iddhividhi, iddhividhā) khả năng biến hóa như ý muốn.
4. Thiên nhĩ thông (dibbasota), khả năng tai nghe được âm thanh xa và tế.
5. Tha tâm thông (cetopariyañāṇa) khả năng biết tâm người khác.
6. Túc mạng thông (pubbenivāsānussati) khả năng biết được tiền kiếp của mình.
7. Thiên nhãn thông (dibbacakkhu) khả năng thấy được sắc tế và thấy biết sự sanh tử của chúng sanh.
8. Lậu tận thông (āsavakkhayañāṇa) trí đoạn trừ các lậu hoặc.

D. I.76-84; M. II.17; Dasuttara sutta.

[358] Tám sự giải thoát (vimokkha):

1. Tự mình có sắc, thấy các sắc. Tức là bốn thiền sắc của người chứng thiền bằng cách tu tiến kasiṇa xác định vật nơi thân của mình như màu tóc.

2. Tưởng tri nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc. Tức là bốn thiền của người chứng thiền bằng cách tu tiến xác định cảnh bên ngoài.

3. Chú tâm trên suy tưởng "tịnh". Tức là thiền chứng của người tu tiến màu kasiṇa, xác định màu "tịnh" hoặc tu tiến vô lượng tâm.

4. Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, chấm dứt các tưởng đối ngại, không tác ý đến nhưng tưởng sai biệt, với suy tư: "hư không là vô biên", chứng và trú không vô biên xứ.

5. Vượt khỏi hoàn toàn không vô biên xứ, với suy tư: "thức là vô biên", chứng và trú thức vô biên xứ.

6. Vượt khỏi hoàn toàn thức vô biên xứ, với suy tư: "không có vật gì", chứng và trú vô sở hữu xứ.

7. Vượt khỏi hoàn toàn thức vô sở hữu xứ, chứng và trú phi tưởng phi phi tưởng xứ.

8. Vượt khỏi hoàn toàn phi tưởng phi phi tưởng xứ. chứng và trú diệt thọ tưởng định.

D. III.262,288; A. IV.306

[359] Tám pháp thuộc phần thù thắng (vise-sabhāgiyadhamma):

Tám sự kiện tinh tấn, bát đoan cần (ārab-bhavatthūni):

1. Sắp có việc phải làm, vị ấy suy nghĩ: nếu ta đang làm việc, ta không dễ gì tác ý đến lời dạy Ðức Phật được, vậy nay ta hãy tinh tấn (kammaṃ kho pana me karontena na sukaraṃ buddhānaṃ sāsa-naṃ manasikātuṃ handāhaṃ viriyaṃ ārabhāmi...)

2. Vừa làm xong công việc, vị ấy suy nghĩ: ta vừa làm việc xong việc, khi đang làm ta không thể tác ý đến lời dạy của Ðức Phật, vậy nay ta hãy tinh tấn (ahaṃ kammaṃ akāsiṃ kammaṃ kho pan' ahaṃ karonto n' āsakkhiṃ buddhānaṃ sāsanaṃ manasi-kātuṃ handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi...)

3. Sắp phải đi đường xa, vị ấy suy nghĩ: ta sẽ phải đi đường xa, khi ta đi không dễ gì tác ý đến lời dạy của Ðức Phật được, vậy nay ta hãy tinh tấn (maggo kho me gantabbo bhavissati maggaṃ kho pana me gacchantena na sukaraṃ buddhānaṃ sāsa-naṃ manasikātuṃ handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi...)

4. Vừa mới đi đường xa, vị ấy suy nghĩ: ta mới đi đường xa, khi đi ta không thể tác ý đến lời dạy của Ðức Phật, vậy nay ta hãy tinh tấn (ahaṃ kho maggaṃ agamāsiṃ maggaṃ kho panā' haṃ gacchanto n' āsakkhiṃ buddhānaṃ sāsanaṃ manasikātuṃ han-dā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi...).

5. Khi thiếu ăn, vị ấy suy nghĩ: ta đi khất thực không nhận được thức ăn đầy đủ; nhờ vậy thân thể ta được nhẹ nhàng thích nghi, vậy nay ta hãy tinh tấn (ahaṃ kho piṇḍāya caranto n' ālatthaṃ bhoja-nassa pāripūriṃ tassa me kāyo lahuko kam-mañño handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).

6. Khi đủ ăn, vị ấy suy nghĩ: ta đi khất thực đã nhận được thức ăn no đủ; thân thể ta mạnh khỏe thích nghi, vậy nay ta hãy tinh tấn (ahaṃ kho piṇ-ḍāya caranto alatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo balavā kammañño handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).

7. Mới bệnh nhẹ, vị ấy suy nghĩ: ta mới bị bệnh nhẹ, có thể là bệnh của ta sẽ tăng thêm, vậy nay ta hãy tinh tấn (uppanno kho me ayaṃ appamat-tako ābādho ṭhānaṃ kho pan' etaṃ vijjati yaṃ me ābādho vaḍḍheyya handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).

8. Vừa khỏi bệnh, vị ấy suy nghĩ: ta vừa khỏi bệnh không bao lâu, cũng có thể bệnh của ta còn tái phát nữa, vậy nay ta hãy tinh tấn (ahaṃ kho gilānā vuṭṭhito aciravuṭṭhito gelaññā ṭhānaṃ kho pan' etaṃ vijjati yaṃ me ābādho paccudāvatteyya handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).

D. III: Dasuttara sutta; Saṅgīti sutta. 256.

[360] Tám pháp cần tác chứng (sacchikā-tabbadhamma):

Tám sự giải thoát (vimokkha), xem lại [358].

[361] Tám cách bố thí của bậc chân nhân (sappurisadāna):

1. Cho vật trong sạch (suciṃ deti).
2. Cho vật thượng hạng (paṇītaṃ deti).
3. Cho đúng thời (kālena deti).
4. Cho vật phù hợp (kappiyaṃ deti).
5. Cho có suy tư (viceyya deti).
6. Cho thường xuyên (abhiṇhaṃ deti).
7. Tâm cho được trong sạch (dadaṃ cittaṃ pasādeti).
8. Sau khi cho, hoan hỷ (datvā attamano hoti).

A. IV.243.

[362] Tám pháp của bậc chân nhân, pháp tác thành chân nhân (sappurisadhamma):

1. Hội đủ bảy diệu pháp (saddhammasaman-nāgato). Bảy diệu pháp là có Tín, có tàm, có quý, đa văn, tinh tấn, chánh niệm và có trí tuệ.

2. Thân cận bậc chân nhân (sappurisabhat-tī), tức là giao du với các vị sa môn bà la môn có đủ bảy đức tính diệu pháp.

3. Có tư tưởng bậc chân nhân (sappurisa-cintī), tức là có sự suy nghĩ hiền thiện hướng thượng, bất hại cho mình và tha nhân.

4. Có lý luận bậc chân nhân (sappurisaman-tī), tức là có sinh hoạt thảo luận chân chính không gây hại cho mình và tha nhân.

5. Có ngôn ngữ bậc chân nhân (sappurisa-vāco), tức là có lời nói tốt đẹp theo bốn khẩu thiện hạnh: không nói dối, không ly gián, không nói độc ác, không nói vô ích.

6. Có hành vi bậc chân nhân (sappurisakam-manto) tức là có hành động tốt đẹp, theo bốn thân thiện hạnh; không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không uống rượu.

7. Có tri kiến bậc chân nhân (sappurisadiṭṭhi), tức là có chánh tri kiến.

8. Bố thí theo cách cho của bậc chân nhân (sappurisadānaṃ), có bảy cách như [360].

M. III.23.

[363] Tám cách thiền nhập (samāpatti):

Tức là 8 thiền chứng, gồm 4 thiền sắc và 4 thiền vô sắc. Xem [22] thiền hiệp thế; [174] thiền sắc giới; [158] thiền vô sắc.

Ps. I.20

[364] Tám pháp thuộc phần hạ liệt (hāna-bhāgiyadhamma):

Tám sự kiện lười biếng (kusitavatthūni):

1. Có việc sắp phải làm, nghĩ rằng: ta có việc sẽ phải làm, khi ta làm việc thân sẽ mỏi mệt, vậy nay ta hãy nằm nghỉ đã (kammaṃ kho me kattab-baṃ bhavissati kammaṃ kho pana me karontassa kāyo kilamissati handā' haṃ nippajjāmī'ti).

2. Vừa làm việc xong, nghĩ rằng: ta vừa đã làm việc, thân ta đang mỏi mệt vì làm việc, vậy nay ta hãy nằm nghỉ đã (ahaṃ kho kammaṃ akāsiṃ kammaṃ akāsiṃ kammaṃ kho pana me karontassa kāyo kilanto handā' haṃ nippajjāmī'ti).

3. Sắp phải đi đường xa, nghĩ rằng: Ta sẽ phải đi đường xa, lúc đi đường thân ta sẽ mệt mỏi, vậy nay ta hãy nằm nghỉ đã. (maggo kho me gan-tabbo bhavissati maggaṃ kho pana me gac-chantassa kāyo kilamissati handā' haṃ nippajjāmī' ti).

4. Vừa đã đi đường xa, nghĩ rằng: ta vừa đã đi đường xa, thân ta đang mệt mỏi vì đi đường, vậy nay ta hãy nằm nghỉ đã (ahaṃ kho maggaṃ agamā-siṃ maggaṃ kho pana me gacchantassa kāyo kilanto handā' haṃ nippajjāmī' ti).

5. Khi thiếu ăn, nghĩ rằng: ta đi khất thực không nhận được thức ăn đầy đủ, thân ta đang mệt mỏi không thoải mái, vậy nay ta hãy nằm nghỉ đã (ahaṃ kho piṇḍāya caranto n' ālatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo kilanto akammañño handā' haṃ nippajjāmī' ti).

6. Khi đủ ăn, nghĩ rằng: ta đi khất thực nhận được thức ăn đầy đủ, thân ta nặng nề không thích nghi, tưởng như bao thóc, vậy nay ta hãy nằm nghỉ đã (ahaṃ kho piṇḍāya caranto alatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo garuko akammañño māsaci-taṃ maññe handā' haṃ nippajjāmī' ti).

7. Mới bệnh nhẹ, nghĩ rằng: ta đã nhuốm bệnh, đáng lẽ cần nghỉ ngơi, vậy nay ta hãy nằm nghĩ đã (uppanno kho me appamattako ābādho atthi kappo nippajjituṃ handā' haṃ nippajjāmī' ti).

8. Vừa khỏi bệnh, nghĩ rằng: ta vừa khỏi bệnh không bao lâu, thân thể ta còn yếu đuối không thoải mái, vậy nay ta hãy nằm nghỉ đã (ahaṃ kho gilāno vuṭṭhito aciravuṭṭhito gelaññā tassa me kāyo dubbalo akammañño handā' haṃ nippajjāmī' ti).

D. III. Saṅgīti sutta-256; Dasuttara sutta.

--- o0o ---



Source :http://www.budsas.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 26209)
Trang nhà Quảng Đức xin chân thành cảm ơn HT Thích Như Điển đã giới thiệu bộ nhu liệu Phật học này và chân thành tán thán công đức của Thầy Phước Thiệt đã sưu tập và làm thành software này để chia sẻ cho giới học Phật đó đây trên thế giới. Mọi thắc mắc xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua email này: phuocthiet@hotmail.com
10/05/2020(Xem: 30016)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet...rồi đánh chữ vào máy vi tính, để ngày nay được quyển sách tương đối đầy đủ để lúc rảnh rỗi ngồi đọc lại để mở rộng kiến thức về Phật Giáo. Theo lời khuyến khích của Thầy Bổn Sư và quý bạn đạo, nay tôi xin phổ biến lên trang nhà Quảng Đức để chia sẽ cùng quý Phật tử mới quy y như tác giả, có dịp đọc để hiểu thêm về Đức Thế Tôn và lời dạy của Ngài. Đối với thế hệ trẻ có thể tìm đọc phần Anh Ngữ, mặc dù tài liệu này chưa được dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để có khái niệm cơ bản về đạo Phật.
01/01/2018(Xem: 39558)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
24/04/2017(Xem: 8804)
Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp
27/03/2017(Xem: 33036)
The Seeker's Glossary of Buddhism By Sutra Translation Committee of USA/Canada This is a revised and expanded edition of The Seeker's Glossary of Buddhism. The text is a compendium of excerpts and quotations from some 350 works by monks, nuns, professors, scholars and other laypersons from nine different countries, in their own words or in translation. The editors have merely organized the material, adding a few connecting thoughts of their own for ease in reading.
08/10/2016(Xem: 26961)
Đây không phải là bộ Tự Điển Anh-Việt VIệt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Thiền. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Thiền và Phật Giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Thiền, với hy vọng giúp những Phật Tử và hành giả tu Thiền nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Thiền bằng Anh ngữ.
25/09/2015(Xem: 9717)
Các Website tra cứu hữu ích, Tra cứu- Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết Code: www.timeanddate.com - Tra cứu Âm - Dương lịch Việt Nam Code: www.petalia.org/amlich.htm - Lịch Vạn Niên Code: www.thoigian.com.vn/?mPage=L1 - Mã vùng điện thoại các quốc gia & cách gọi Code: www.countrycallingcodes.com - Khoảng cách các nơi trên thế giới Code: www.indo.com/distance - Thông tin các quốc gia trên thế giới Code: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html - Thông tin, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng Code: www.biography.com
25/07/2015(Xem: 12423)
Do sự du nhập quá nhanh của văn hóa Mỹ vào Việt Nam qua tạp chí, phim ảnh, quảng cáo thương mại, ca nhạc, các chương trình giải trí cùng số lượng đông đảo người Việt từ Mỹ về thăm quê hương, làm ăn buôn bán... tiếng Việt có nguy cơ bị biến dạng. Sở dĩ tiếngViệt bị xâm hại là vì nó được dùng chen vào những từ Mỹ hoặc Pháp - mà những từ này đều có thể phiên dịch sang Việt Ngữ bằng những tiếng tương đương. Khi đọc một đoạn văn lai căng, người đọc khó chịu, giống như đang ăn cơm mà cắn phải hạt sạn khiến phải nhổ miếng cơm ra. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi, từ trong nước tới hải ngoại, kể cả các trang báo điện tử Việt Ngữ lớn như BBC và VOA. Sở dĩ có tệ nạn này là vì người viết hoặc người nói: -Không rành tiếng Mỹ/Pháp cho nên không thể chuyển sang Việt Ngữ một cách chính xác. -Không rành tiếng Việt cho nên phải dùng tiếng Mỹ/Pháp để thay thế.
01/07/2015(Xem: 13472)
Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Hoa trải dài 14 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 14. Trong các nước ở Đông Á, chỉ nước Việt Nam là chưa hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Đại tạng kinh. Bộ Từ điện Phật học Tuệ Quang gồm 45.000 mục từ, dày hơn 3.500 trang, được chia làm hai tập, in trên loại giấy tốt, đóng bìa cứng (Nhà xuất bản Phương Đông). Lấy tiếng Hán-Việt làm gốc kèm thêm danh từ tiếng Phạn với bản mục lục tra cứu tiếng Phạn (Sanskrit Index) ở cuối tập để dể dàng tham khảo. Ngày nay các đại học lớn trên thế giới đều có phân khoa Phật học cho nên những danh từ Phật học Anh ngữ cũng cần thiết được phổ biến cho các phật tử và trí thức Việt Nam.
25/12/2014(Xem: 9792)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch và được nhà sách Văn Thành (Đạo Hữu Thanh Nguyên) ấn hành lần đầu tiên tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567