Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi Kệ và Đại Nguyện Tịnh Độ (sách pdf)

08/12/201908:58(Xem: 27581)
Thi Kệ và Đại Nguyện Tịnh Độ (sách pdf)
Thi Ke va dai nguyen tinh do_Thich Thai Hoa-2019

 

MỤC LỤC

 

Ngỏ. 7

Thi kệ và đại nguyện tịnh độ. 9

Đại nguyện thứ nhất: Cõi nước không có các đường xấu ác  13

Đại nguyện thứ hai: Không bị rơi lại trong các đường xấu ác  17

Đại nguyện thứ ba: Được thân sắc màu vàng như màu vàng kim loại 20

Đại nguyện thứ tư: Hình và sắc tương đồng. 22

Đại nguyện thứ năm: Biết rõ sinh mệnh đời trước. 24

Đại nguyện thứ sáu: Có được thiên nhãn. 28

Đại nguyện thứ bảy: Có được thiên nhĩ 30

Đại nguyện thứ tám: Thấy được tâm người 32

Đại nguyện thứ chín: Có được thần túc. 36

Đại nguyện thứ mười: Không chấp thân thể. 39

Đại nguyện mười một: An trú thiền định đến chứng Niết bàn  41

Đại nguyện mười hai: Có được ánh sáng vô lượng. 44

Đại nguyện mười ba: Sống lâu vô lượng. 47

Đại nguyện mười bốn: Chúng Thanh văn vô số. 49

Đại nguyện mười lăm: Chư thiên-nhân loại thọ mạng lâu dài 51

Đại nguyện mười sáu: Không nghe tên xấu. 53

Đại nguyện mười bảy: Chư Phật khen ngợi 55

Đại nguyện mười tám: Mười niệm vãng sanh. 57

Đại nguyện mười chín: Thánh chúng tiếp dẫn. 59

Đại nguyện hai mươi: Muốn sanh toại ý. 62

Đại nguyện hai mươi mốt: Đủ ba mươi hai tướng tốt 65

Đại nguyện hai mươi hai: Một đời làm Phật 69

Đại nguyện hai mươi ba: Cúng dường chư Phật 70

Đại nguyện hai mươi bốn: Vật cúng tùy ý. 73

Đại nguyện hai mươi lăm: Thuyết bằng tuệ giác. 75

Đại nguyện hai mươi sáu: Được thân kim cang. 76

Đại nguyện hai mươi bảy: Muôn vật nghiêm tịnh. 79

Đại nguyện hai mươi tám: Thấy đạo thọ cao sáng. 82

Đại nguyện hai mươi chín: Được trí tuệ biện tài 84

Đại nguyện ba mươi: Biện tài vô hạn. 87

Đại nguyện ba mươi mốt: Cõi nước thanh tịnh. 90

Đại nguyện ba mươi hai: Trang nghiêm cõi nước. 93

Đại nguyện ba mươi ba: Xúc chạm ánh sáng. 95

Đại nguyện ba mươi bốn: Chứng vô sanh nhẫn. 98

Đại nguyện ba mươi lăm: Thoát ly nữ thân. 101

Đại nguyện ba mươi sáu: Tu hạnh thanh tịnh. 104

Đại nguyện ba mươi bảy: Trời người cung kính. 106

Đại nguyện ba mươi tám:  Y phục tùy niệm.. 108

Đại nguyện ba mươi chín: Niềm vui vô tận. 111

Đại nguyện bốn mươi: Ngay trong cây báu thấy rõ
cùng khắp. 113

Đại nguyện bốn mươi mốt: Các căn vẹn toàn. 115

Đại nguyện bốn mươi hai: Trong định cúng dường. 118

Đại nguyện bốn mươi ba: Sanh nhà tôn quý. 121

Đại nguyện bốn mươi bốn: Đủ cội công đức. 125

Đại nguyện bốn mươi lăm: Trong định thấy Phật 128

Đại nguyện bốn mươi sáu: Nghe pháp tùy nguyện. 130

Đại nguyện bốn mươi bảy: Không còn thoái chuyển. 135

Đại nguyện bốn mươi tám: Chứng ba pháp nhẫn. 140

Bốn mươi tám đại nguyện Âm và Việt.............. 147 

 

- Sám khể thủ - Việt âm....................................... 175

- Sám văn khể thủ - Việt nghĩa........................... 182

- Sám nhất tâm - Việt âm..................................... 190

- Sám văn nhất tâm - Việt nghĩa......................... 193

- Sám phổ hiền - Việt âm..................................... 196

- Sám văn Phổ hiền - Việt nghĩa......................... 197

- Sám thập phương - Việt âm.............................. 298

- Sám văn thập phương - Việt nghĩa.................. 200

- Nguyện kệ sinh - Việt âm................................. 202

- Nguyện kệ sinh - Việt nghĩa............................. 208

- Thư Mục Tham Khảo. 214

 

 
 hoasen1 


 

Ngỏ

Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo.

 

Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng.

 

Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng.

 

Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.

 

Kính lễ Tam bảo mỗi ngày bằng tín tâm thanh tịnh, ngã tính tự rỗng lặng, năng sở tiêu dung, cõi tâm rực sáng, như không gian không còn có gợn mây mù, mặt trời, mặt trăng, sao hôm, sao mai tha hồ soi chiếu, muôn vật tùy cơ mà ứng, tùy thời mà hiện.

 

Nên, ai kính tín Tam bảo thì tự biết lấy, ai không có niềm tin Tam bảo xin miễn luận bàn; Ai chí thành thanh tịnh lễ Phật, thì cõi Phật thanh tịnh hiện ra; Ai biết duyên vào tâm thanh tịnh mà cầu sinh Tịnh độ, thì Tịnh độ chư Phật hiện tiền, khiến sinh mà bất sinh và bất sinh mà thường sinh ở trong cõi Tịnh độ của chư Phật vậy.

Thích Thái Hòa


pdf-iconThi Kệ và Đại Nguyện Tịnh Độ_Thích Thái Hòa







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2014(Xem: 32893)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58326)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/03/2014(Xem: 14421)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
10/12/2013(Xem: 22234)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
03/12/2013(Xem: 57574)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23462)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19216)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 39018)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 40934)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]