Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tám điều giác ngộ của bậc Đại Nhân

18/03/201407:49(Xem: 14422)
Tám điều giác ngộ của bậc Đại Nhân
TVQD_Phat Lo Thien Phat Thich Ca
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.

Tinh thần bài kệ này gần giống bài Tâm Kinh Bát-nhã, Hòa thượng Trúc Lâm đã y cứ theo Tâm kinh để hướng dẫn chúng tôi tu tập khi bắt đầu mở khóa tu học cho các Thiền viện từ Chân Không. Lần đầu tiên vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Tân Hợi (1971), lần hai mùng 8 tháng 4 năm Giáp Dần (1974), cho đến năm 1975 khi xuống núi rồi, tinh thần Bát-nhã vẫn trì niệm liên tục. Năm 1993, xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng, Hòa thượng lại nhắc đến tinh thần Bát-nhã xem như tiêu bảng tu hành chung của Tăng Ni hệ thống các thiền viện do Ngài hướng dẫn.

Trong kinh Bát-nhã nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”, nghĩa là khi thấy thân này không thật, năm ấm vốn không, liền qua tất cả mọi khổ ách. Trong thân năm uẩn gồm có hai phần: Sắc và Tâm. Về phần sắc có sắc uẩn đại biểu cho vật chất. Trong sắc có bốn thứ, chất cứng là đất, chất ướt là nước, hơi thở là gió, hơi ấm là lửa. Những thứ này Phật nói tạm bợ giả hợp.

Chuyện kể có một người đẹp bị tai nạn, mất đi khúc tay. Người ta lượm lại khúc tay ấy, đem đông lạnh để bảo vệ và sau đó đưa ra cho mọi người xem. Kẻ bị nạn cũng thấy thân phần đó, nhưng bây giờ cảm thấy ghê sợ, không nhận nó là khúc tay của mình nổi. Chúng sanh si mê đều như thế. Hồi xưa khi thân phần còn nguyên, nó đẹp từ màu da, sớ thịt, làn tóc, ánh mắt, v.v... cái gì cũng đẹp hết. Bây giờ bị đứt đoạn nhìn thấy phát khiếp. Có người nhìn xong bụm mặt khóc lên, họ cảm thấy thống khổ vậy đó. Cũng là thân ngũ uẩn, là những thứ người ta yêu thương, đắm đuối, chỉ trong phút chốc trở thành ghét bỏ xa lạ.

Lâu nay chúng ta lầm chấp, giữ gìn, bảo vệ thân này, nhưng sơ ý một chút thôi là nó không còn như mình mơ tưởng. Phần vật chất ngay nơi thân chỉ là một sự giả hợp gắn bó lại với nhau, khi còn trẻ thì nó đẹp, nhưng đến lúc già chết nó rã rời tan hoại, cái đẹp không còn, sức đam mê cũng mất đi. Do vậy chư Phật và các bậc đã giác ngộ nói thân này không bền lâu, chúng sanh không hiểu, không nhận ra nên khổ sở vì nó. Có lần tôi theo Hòa thượng thăm người bị nạn trong nhà thương. Đó là một người đẹp, cô không nghĩ rằng cái chân bị tháo hết một khúc, khi tỉnh lại nhìn xuống thấy chân bị mất một khúc, cô khóc thống thiết suốt cả ngày đêm và không cho bất cứ người nào vào thăm. Đó là thân phần chỉ mới mất mát một khúc thôi, mà đã đau khổ đến ngần ấy.

Đến phần tinh thần thuộc về lãnh đạo của thân năm ấm. Đó là cảm thọ, tưởng tượng, suy nghĩ và phân biệt. Trong cuộc sống này, dù nói gì thì nói chứ làm sao chúng ta không suy nghĩ được. Thiên hạ suy nghĩ đủ thứ hết, ăn cũng suy nghĩ, ngủ cũng suy nghĩ, một lời nói của thầy cũng suy nghĩ, ánh mắt của người bạn cũng suy nghĩ. Bởi nó trùm hết trong sinh hoạt cuộc sống, cho nên chúng ta lầm cho nó là mình. Quả thật hàng ngày đây, khi chúng ta suy nghĩ thì biết mình đang còn có những hiểu biết. Nếu suy nghĩ mất đi thì thấy bất lực, vô dụng, cảm nhận cuộc đời của mình không còn phần hồn. Cho nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại thành năm thứ gốc mà con người luôn gìn giữ bảo vệ.

Phật nói thân này giả hợp, nhân duyên huyễn hóa không thật. Hàng ngày chúng ta sống đây là một cuộc vay mượn tứ đại bên ngoài để bồi đắp tứ đại bên trong. Sáng mượn một chút, trưa mượn một chút, chiều mượn một chút; rồi phải trả nó ra. Nó ra không được thì không yên ổn, nó bức bách chúng ta khó mà sống được. Tuy thân giả không đáng gì nhưng chúng ta có trách nhiệm phải bảo vệ nó. Bởi chỉ cần gặp một tai nạn đột ngột thì mạng sống bị cắt đứt, chúng ta không biết nương cái gì mà tu hành. Hiểu rõ như vậy, chúng ta không nâng niu, giữ gìn nó nhưng phải ký hợp đồng với nó. Do thấy nó là đồ giả nên không mê muội, ôm giữ, thương yêu và bảo vệ thân này một cách cứng chắc.

Chiều hôm qua trước khi về Thường Chiếu, xe chạy ngang qua đại chúng đang làm việc, trong lòng tôi có suy nghĩ thế này: Quả thật là các vị có sự phát tâm hướng về con đường đạo, hướng về việc tu hành. Do có phát tâm nên mới chấp nhận sự sắp đặt việc làm trong một tập thể như vậy. Trời nắng nóng đáng lẽ được ngồi nghỉ uống nước, ăn bánh ngọt nói chuyện này nọ mà lại vào đây làm những công việc bằng tay chân. Tuy thấy bề ngoài thông thường nhưng nếu làm bằng cái tâm hơ tâm hất thì nhất định sẽ có thương tích. Chẳng hạn như làm củi, trong những khúc cây ngổn ngang bừa bãi đó đã bị đóng biết bao cây đinh. Một cây bằng cườm tay có tới mấy cây đinh, có khi cả một chùm đinh để lâu ngoài trời bị rỉ sét. Bây giờ huynh đệ lượm từng khúc, sắp xếp lại cho gọn, nếu sơ ý sướt vô da chảy máu, nhiễm vào máu những con khuẩn độc uốn ván. Những con khuẩn này vào trong máu rồi thì thân dù năm bảy chục ký cũng chịu cái lực bị uốn cong trở lại, rồi chết.

Nhớ năm tôi ở chùa Linh Sơn - Vũng Tàu, đang sửa lại cái thất để Hòa thượng ra nghỉ, lúc đó có một Thầy ở chùa Tuyền Lâm dáng người không cao nhưng có chiều ngang, đi giảng dạy Phật pháp sơ ý bị kẽm gai sét sướt vào người mà không để ý. Sau một thời gian Thầy bị bệnh uốn ván, thấy nguy kịch mới đưa vô bệnh viện Chợ Quán, nhưng không có thuốc trị. Quý thầy ở Huệ Nghiêm rủ tôi đi thăm. Căn phòng tối thui không có giường nằm, Thầy phải nằm dưới đất ẩm thấp, dơ dáy. Khi cơn bệnh hoành hành người Thầy cong lên không đè xuống được, sau một thời gian ngắn Thầy đó chết. Cho nên thấy các huynh đệ cầm mấy khúc cây có đinh sét tôi rất ngại. Kể chuyện này để khi làm việc chư huynh đệ nhớ cẩn thận, rủi ro mấy con khuẩn độc đó bò vô mạch máu của mình thì khó chịu lắm. Quý vị thương mình nên để ý một chút để tránh đi những điều không tốt có thể xảy ra.

Riêng phần tinh thần như cảm thọ, tư tưởng, suy nghĩ, phân biệt cũng cần thiết vô cùng. Bây giờ có một người đầy đặn, thay vì người ta cao một thước sáu vừa người vừa guốc thì người này cao thước tám, dáng đẹp. Người phương Tây cao thước bảy thước tám, người phương Đông như chúng ta cao một thước sáu mươi lăm, người châu Á cao thước rưỡi thước sáu, có những người thấp hơn, chừng thước tư vừa người vừa dép... Tuy nhiên, bất cứ người nào, sinh ra trong gia đình, dòng tộc có học hay không học, cao quý hay hạ tiện gì, nếu thiếu phần tinh thần thì xem như không ổn. Cho nên hợp đồng này rất cần thiết.

Mấy năm trước đây tại vùng Long Thành, có một người con gái cao lớn, thiên hạ khen đẹp, nhưng không biết tại sao cô cởi hết quần áo đi lang thang dọc bên đường từ Long Thành tới Thường Chiếu, rồi đi trở lại. Do học giáo lý Phật pháp, khi nhìn một người như vậy chúng ta biết trong bốn phần căn bản đó, họ thiếu một hai phần, nhưng họ không biết nên làm những điều không giống thiên hạ. Nhìn mình họ còn cười nói mấy ông mấy bà mới là điên. Do phần tinh thần trống thiếu, không đầy đủ pháp nhân pháp lý để hoàn chỉnh một con người có hiểu biết, trí nhớ, khôn ngoan như bao người bình thường. Một hợp đồng tạm mà thiếu điều kiện thì con người cũng không hoàn chỉnh. Và không biết tất cả mọi người trên thế giới này, có ai biết là mình đang ký một hợp đồng tạm như thế không?

Có người nói “Trời ơi! Nếu biết chui vô gia đình như thế này, thì nhất định hồi đó tôi không bao giờ ký một hợp đồng làm gì”. Nhưng trời xui đất khiến mình ký hồi nào có biết đâu, bây giờ mở mắt thấy sờ sờ ra đó. Tuy nhiên, trong thân phận con người, chúng ta tìm thấy được những lời Phật dạy rồi áp dụng để bổ sung vào khoảng thiếu thốn này. Vì vậy trong cuộc sống dù hoàn cảnh có thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng phải nhận cho ra cái chân thật ngoài hợp đồng giả tạm này. Như trong bài kệ Phật dạy thân này giòn bở, không bảo đảm, giả dối, không thể tồn tại nên chúng ta đừng đắm lụy nó. Chỉ khi áp dụng lời Phật dạy, chúng ta mới thấy rõ và giải quyết được hợp đồng này. Một người con Phật thật sự tự tại hay đã nhận ra chủ nhân ông của chính mình thì có thể ký tiếp thêm một vài hợp đồng hay cắt đứt ngang đây, đều nương nơi pháp Phật mới dám làm chuyện đó.

Khi chúng ta thật sống được với cái thấy biết chân thật, thì giải quyết những hợp đồng đã ký từ hồi nào vẫn thấy vui, thấy an thường. Hồi xưa, tôi là tăng sinh phố thị chạy lung tung, lang tang đến khi theo Thầy lên núi tu, bị bó giò khống chế không cho đi đâu, nhìn lại mới thấy quá chừng vọng động. Trong thời gian ở Chân Không, đáng lẽ Hòa thượng cho chư tăng cắt đứt tất cả duyên bên ngoài. Nhưng vì lòng từ bi đối với các vị mới gia nhập nên ngoài cổng treo một cái chuông, nối một đoạn dây từ trụ cổng qua góc ngoài nhà khách. Từ cổng Chân Không đi xuống dốc là Dương Chi Am, chéo góc nhà khách khoảng chừng mười thước là cả một quần thể đá gồ ghề lởm chởm. Những ngày đầu lên Chân Không, tôi với hai huynh đệ sáng chiều nào cũng đều phát tâm lấy xà ben, búa ra đào xới, cạy bớt những cục đá gồ ghề trên đường vào cổng. Những vị vào đợt sau không hề biết rằng cổng Chân Không ngày xưa toàn đá lởm chởm gồ ghề. Huynh đệ chúng tôi đã có một thời gian hết sức vất vả để sửa cho bằng phẳng các lối đi trong viện.

Khách lên Chân Không phải leo dốc, lên đến cổng thì rất mệt nên dừng lại, một tay giật chuông, một tay vịn cổng. Người trong nhà khách nghe dòm xuống, thấy có người mới ra mở cổng. Hoà thượng từ bi cho phép những người thân như cha mẹ, anh chị em, bạn đạo, đệ tử có thể lên thăm các thiền sinh đang dự khóa tu ở Chân Không. Từ chỗ cổng treo chuông đến nhà khách băng qua một đoạn bằng phẳng, rồi tới Pháp Lạc thất. Sau đó xuống nhà bếp, lên đồi Tự Tại, đến Thiền đường là một khoảng dốc đầy đá. Mấy năm trên đó huynh đệ chúng tôi luôn san bằng lối đi.

Hòa thượng ra huấn thị: Quy chế trong viện ai thăm thiền tăng cũng được, nhưng chỉ tiếp ở bàn đá nhà khách 15 phút thôi. Thầy Tri Khách ngồi kế bên để cái đồng hồ, đúng 15 phút Thầy nói hết giờ. Nếu làm biếng nói thì để đồng hồ ré lên, thiền sinh phải biết đứng lên chào người thân của mình. Một khi đã đứng dậy rồi đi không ngó lại, bước lên đồi Tự Tại thẳng tới Thiền đường, qua một khoảng đất bằng đến Tăng đường. Huấn thị của Hòa thượng tuy giản dị nhưng các huynh đệ có mặt trong giai đoạn đó cho tới bây giờ có khi làm không được. Từ lúc xuống núi chúng tôi không áp dụng được điều luật này nên vướng mắc đủ chuyện, vì vậy việc tu tập thiền định bị mất mát, yếu kém đi nhiều.

Ở đây không áp dụng điều luật nghiêm khắc như thế, nhưng cũng mong chư huynh đệ cố gắng, tu hành cho nghiêm chỉnh để không bị sa sút công phu và đạo tâm của mình. Công phu và đạo tâm một khi đã sa sút thì chính chúng ta bị thiệt thòi vì không thể tu tiến, Thầy tổ và người thân cũng thất vọng và buồn lòng. Huynh đệ phát tâm tu cũng có nghĩa là phát tâm tuân thủ một đời sống quy củ, ngược với dòng đời. Đời sống của những người tu đạo, không chạy theo thế tình và ngoại cảnh bên ngoài. Điều này ban đầu thấy rất khó, nhưng nếu chúng ta thực hành được rồi, quen rồi sẽ thấy đó là nguồn vui, là niềm hạnh phúc lớn lao mà cuộc sống ngoài thế gian khó có thể bì được.

Tôi nhớ lại hồi xưa lúc ở Phật học viện Phước Hòa, Hòa thượng có nêu một tội danh chung cho những ai một mình thơ thẩn nơi vắng vẻ, đó là “Đứng quanh chùa ngó mong”. Thầy bất thần thấy ai đứng góc này hoặc góc kia ngó mong ra ngoài đường hoặc nhìn ngắm vớ vẩn là chết. Tiểu thực sáng hôm sau phải tác bạch quỳ hương khoảng nửa giờ hoặc 45 phút, quỳ buổi trưa thì dài hơn. Quỳ như vậy dễ xuống tinh thần do quý thầy không cảm thông được luật lệ, không biết đó là lỗi gì. Đó là tội được ghi trong những điều phụ ở Thanh Quy, phát xuất từ tâm lo lắng của các vị có trách nhiệm, già dặn trong kinh nghiệm tu học và hướng dẫn Tăng Ni. Cũng như chuyện giã từ khách ở Chân Không, đứng lên phải đi thẳng. Nếu còn quay lại nói quên cái gì hoặc đưa cái gì là chết. Có thầy đã bị phạt, bị quở vì lên núi rồi mà còn quay lại, bởi trong lòng vẫn còn lưu luyến, chưa dứt khoát với chuyện trần gian. Cho nên Hòa thượng vì lòng từ bi mà ra các điều lệ nghiêm khắc nhằm giữ gìn đạo nghiệp cho Tăng Ni. Chúng ta mỗi người phải tự biết thương mình thì việc tu mới tiến.

Khi nhận định được những nhân duyên hình thành nên hợp đồng đã ký và những hợp đồng dài dài kế tiếp, tôi thấy rõ mình là chủ nhân ông, có thể quyết định cho cuộc đời của mình. Do vậy, chúng ta phải biết thương mình để chuẩn bị bảo vệ những hợp đồng kế tiếp. Giống như học sinh đi học từ lớp 1 cho đến lớp 5, giai đoạn này đi học để biết đọc, biết viết chữ, cha mẹ cho đi học đến trường có bạn bè vui vui vậy thôi, chứ chưa hiểu rõ mục đích sâu xa của việc đi học. Từ lớp 6 cho tới lớp 9 có khi chúng ta cũng biết là phải học, để trở thành người có tương lai tốt đẹp sau này. Đến khi chứng minh được những bài toán, những hàm số ở lớp 12 mới thấm thía thấy rõ cuộc đời này mọi thứ đều quyết định vào sự học của mình. Khi chúng ta ý thức trong cuộc sống mà thiếu học vấn thì đau thương lắm.

Trong thời chiến tranh tôi đang đi chơi với một đám bạn, thì có một đoàn quân đủ thứ binh chủng kêu mình lại hỏi giấy tờ, rồi bắt mình lên xe đưa về quân vụ thị trấn. Người nào cũng bị bắt, xấu đẹp, lùn cao… đang đi học hay đi chơi lông nhông đều bắt về để đó. Họ mở một chiến dịch trong một tuần lễ thì lượm đầy cả hội trường, cả một nhà dài. Rồi họ bắt loa lên nói đủ thứ chuyện, cho mọi người ngồi đó chờ. Họ hỏi từng người, anh nào có bằng Tú tài I đứng ra một bên, anh nào có bằng Tú tài II đứng qua một bên, còn ai không có bằng Tú tài thì ngồi một lô.

Hai hình ảnh khác nhau một trời một vực, lúc đó mới thấy giá trị của những năm miệt mài từ lớp 10 cho tới lớp 12. Chia xong thì có xe đem lại và họ kêu tên để lên xe. Khi tôi nghe tên thấy cũng ngộ nữa, những người có bằng lớp 11, 12 kêu tên toàn những tên đẹp nào là Vũ Hoàng Anh Tuấn, Thái Công Minh, Thanh Đạo Minh v.v… còn mấy ông ngồi một lô không có học toàn là Nguyễn Văn Cây, Phạm Văn Cuốc... Điều này tại sao? Từ trong hợp đồng nhân duyên mình ký hồi nào không biết mà bây giờ lọt vô hoàn cảnh này. Nhìn thân phận, ánh mắt của những người đó chúng ta cảm thấy xót thương, nhưng hợp đồng đã như vậy rồi không làm sao được, đành thôi.

Những người có bằng Tú tài được xe đến chở đến một nơi có nhà nghỉ, phòng ăn phục vụ đàng hoàng, sau đó được đưa về quân trường huấn luyện. Người nào có bằng Tú tài I thì đưa về huấn luyện ở Thủ Đức. Người nào có bằng Tú tài II, người nào cao 1m65, đúng chuẩn được đưa đi Đà Lạt. Người nào có bằng lớp 9 thì lên xe về trường huấn luyện Đồng Đế. Những người còn lại cũng lên xe nhưng kéo về quân trường làm lính. Cho nên thanh niên trong cùng một lứa tuổi đều có những cảm nhận thấm thía đau khổ của kiếp bụi đời. Dù có học hay không học, dù được đến Đà Lạt hay làm lính quân trường, ai cũng cảm nhận mình đang đi đến chỗ chết. Đằng nào cũng chết, chỗ chiến tranh giằng co bắn giết nhau, dù là lãnh đạo cũng phải thí mạng cho hợp đồng không có bảo vệ.

Từ chuyện đời thường, chúng ta thấy sự sống và bao nhiêu nhân duyên chung quanh, nó đẩy mình tới để rồi cuối cùng có những quyết định ngoài sự mong muốn. Tuy nhiên, đạo Phật đã mở ra con đường và hướng dẫn cho nhân sinh là phải biết thương mình, phải làm chủ những hợp đồng mai sau. Thiền là một pháp môn, có thể nói là duy nhất trong đạo Phật dạy cho chúng ta phải làm chủ lấy mình và luôn biết tất cả những sự kiện, hiện tượng, những vấn đề chung quanh con người, đời sống này đều là không thật. Và cái Biết không thật này là gì? Đó là tâm tuệ, là trí tuệ Bát-nhã mà hàng đêm huynh đệ chúng ta đọc tụng và phải sử dụng xuyên suốt trong cuộc đời tu tập.

Chính nó là lời nói đầu tiên của Hòa thượng Trúc Lâm khi thành lập các thiền viện. Ngài nói mỗi người chúng ta phải có đầy đủ trí tuệ, nhận lại ông chủ của mình, dứt khoát gầy dựng một cuộc sống an vui tỉnh thức. Trong đây những người đi trước vận dụng kinh nghiệm để hướng dẫn cho chúng ta, từng bước đi dáng đứng. Có khi chúng ta mặc cái áo xếp không ngay, hoặc vừa đi vừa cài nút áo, người khác thấy chỉ cho mình mặc áo ngay ngắn rồi hãy đi hoặc bước đi phải ngay thẳng. Khi ăn dạy nâng từng chén cơm, đôi đũa, múc thức ăn, nhai thức ăn ra sao, luôn được sự chỉ dẫn. Tất cả sự chỉ dẫn đều xoay về để chỉ cho chúng ta làm chủ được tất cả những thứ này. Bởi vì sao? Vì đến một lúc nào có sự cố xảy ra trong cuộc đời, chúng ta sẽ không bị hụt hẫng. Có khi bất giác ngay lúc nhai cơm, nhai nhanh quá nuốt vô không được, nó mắc nghẹn thì chết ngủm, quả thật cơm giết chết mình. Có người bưng cái bát đi sơ ý vấp té, cái bát bể thành những miểng nhọn đâm vào mình chảy máu đau nhức. Đó là đối tác tai họa, nhưng chung quy cũng do ta bất giác, không chánh niệm.

Do vậy, những vị có trách nhiệm hướng dẫn chỉ dạy cho chúng ta biết bảo vệ sự tỉnh giác từ hơi thở cho đến từng bước đi. Có như vậy chúng ta mới bảo vệ được cuộc đời tu tập với tâm nguyện cao sáng tuyệt vời, là tu chừng nào thành Phật mới vừa lòng. Khi nói đến chuyện tâm đức, tôi cũng nghĩ rằng mình có nhân duyên, có tâm đức gì đó nên sống trong điều kiện vắng vẻ thế này, ma quái chung quanh cũng không làm gì cho ta sợ. Vì vậy huynh đệ vững niềm tin tu sống cho tốt. Chúng ta phát tâm tu hành nếu thiếu điều kiện để phát huy đạo tâm thì con đường tu cũng khó thành tựu. Do vậy chúng ta tự nhắc nhở tu hành là phải phát tâm dũng mãnh, cầu thành Phật chứ không cầu gì khác. Tôi đề nghị với chư huynh đệ, khi nào chúng ta bị những vui buồn chi phối thì liền nhớ lại chí nguyện phát tâm cầu thành Phật. Nên tự hỏi mình thành Phật chưa, nếu chưa thành Phật thì phải phát tâm nuôi dưỡng chí cầu thành Phật. Chính chí nguyện này hỗ trợ cho chúng ta vượt qua tất cả mọi khó khăn. Bản thân tôi gặp những khó khăn nhưng xét tận cùng nó không là vấn đề gì hết. Tuy nhiên, muốn khắc phục, vượt qua những thứ đó quả thật là khó khăn vô cùng, không phải dễ.

Hòa thượng Thiền Tâm có kể một câu chuyện, nghe xong tôi thấy đắn đo, bất an suốt một thời gian dài. Có người bất thần bị mất đi sự sống, tự nhiên thấy sấm sét, mưa bão, thú dữ gầm thét, bao nhiêu thứ nó chụp tới làm cho người ấy hãi hùng khiếp sợ. Họ đã chạy giữa đêm đen mịt mùng đầy sấm chớp rất hãi hùng, bất thần thấy một lùm bụi họ liền chui vào núp cho bớt sợ. Nhưng khi vừa chui vào trong lùm bụi mở mắt ra thấy mình đã mang lông đội sừng. Sinh tử nhanh như vậy đó, vì vậy chúng ta phải tu tập làm sao để đừng rơi vào tình huống ấy. Bấy giờ không có thầy tổ, huynh đệ, cũng không có ai ở bên chúng ta cả, toàn là sấm sét, mưa bão, thú dữ, cọp beo gầm gừ ghê gớm.

Chúng ta phải làm chủ được mình trong mọi sinh hoạt thường ngày, từ oai nghi cử chỉ, trong từng tâm niệm phải có sự tự chủ để bất ngờ gặp biến cố không hoảng loạn. Có người chưa nhắm mắt đã thấy Phật, Bồ-tát đem tràng phan bảo cái đến đón, có người chưa tắt thở đã trợn con mắt thấy đầu trâu mặt ngựa quỷ sứ tới tóm đi. Tất cả những điều này là từ sự chuẩn bị tu tập của mỗi người tốt hay không tốt. Hiện thời chúng ta đang ở trong điều kiện tốt nhất, sắc uẩn và tâm thức đều hội đủ một con người hoàn chỉnh, cộng với nếp sống an nhiên tự tại trong sinh hoạt tu tập, từng bước theo hành trình của các bậc Thánh, chúng ta đi vào sự an lạc. Do đó, mỗi huynh đệ phải cố gắng, đừng bao giờ đánh mất sự an vui hiện tiền.

Chúng ta dễ đánh mất chính mình do chẳng biết thương mình, nên bị duyên sự hoàn cảnh trói buộc. Có anh học trò nọ tan trường không về nhà liền, mà đi chơi nên về trễ và đói bụng. Về nhà cha mẹ đi làm lụng cực khổ, chưa kịp nấu cơm nên anh em ngồi ăn cơm nguội, chia sớt với nhau vui vẻ. Về tới thấy cảnh cơm nguội như vậy anh bực bội la hét, ném chén, quăng tô rồi đi nằm ngủ. Trong chiêm bao anh thấy có con quỷ ba sừng, mỗi sừng có một con mắt sáng. Nó nói: - Bữa nay tao sẽ đâm mày cho đến chết.

Anh la lên: - Trời ơi, tôi mắc tội gì mà bị đâm chết?

- Mày hung dữ lắm, đi chơi về còn phá nhà nên tao đâm mày cho chết.

- Ui da!

Đang ngủ anh bật dậy la hét đau đớn rồi đâm đầu chạy. Người nhà đuổi theo bắt giữ tưởng là bị mộng du. Khi giữ được anh rồi, mới hỏi tại sao kỳ vậy, lúc đó anh sụp lạy ba mẹ, nói con có lỗi, con biết lỗi rồi. Hồi nãy do đói bụng con giận ba mẹ, giận cả nhà nên đập chén tô la hét um sùm v.v… Trong giấc ngủ con thấy quỷ sứ ba sừng đâm ngay tim con, con chạy đi đâu cũng không thoát khỏi nó. Bây giờ tỉnh lại, con ân hận vô cùng về việc đã làm, xin ba mẹ và cả nhà tha thứ cho. Mỗi người có những nhân duyên không ai giống ai, nhưng nhờ vậy mà con người tỉnh ngộ. Chúng ta có ai thấy quỷ ba sừng chưa? Mỗi sừng có một con mắt trên đầu nghe sợ quá. Phần lớn chúng ta là những con người hiếu thảo trong gia đình, lớn lên đi học. Bây giờ được đến chùa nghe Phật pháp rồi phát tâm hướng về con đường đạo để tu học, không gặp những vấn đề xấu như anh chàng trong câu chuyện trên. Như vậy tu nhân tốt sẽ được kết quả tốt.

Chư huynh đệ đầy đủ duyên lành, đang sống và tu tập ở thời điểm thuận lợi tốt đẹp, được sự hướng dẫn bảo vệ của những người đi trước dày dạn kinh nghiệm sống. Hồi đó, tôi theo Thầy về núi tu nên được bảo vệ. Đến lúc Thầy dạy xuống Thường Chiếu làm Trụ trì, đâu có bảo xuống đó làm rẫy làm ruộng. Thế nhưng khi đã xuống Thường Chiếu rồi thì phải làm rẫy làm ruộng để có ăn. Lúc đó cũng không dám giận Thầy đâu, bởi vì Thầy nói giai đoạn này mấy chú phải cạp đất mà ăn. Nghe lời Thầy, chúng tôi cạp đất từ thời nắng gió cỏ gai mịt trời, bây giờ thành ra điện đường nhà cửa, tạo dựng già-lam trang nghiêm. Khi chúng ta phát huy được tâm thiện tốt đẹp, thì nhất định đời đời không bị nắng gió cỏ gai sấm chớp ma quái làm gì được hết. Vì một người đã dám cạp đất mà sống, nên được bảo vệ và đi tới chỗ nào có đất tốt để sống. Quả nhiên, khi đã sáng việc lớn, được nuôi dưỡng phát huy chỗ sống của mình thì không có gì bức hại chúng ta được.

Bây giờ tự dưng người ta nói không nên ăn bột ngọt, vì nó làm hư não. Nhớ lại những thập niên 60, lúc ở đại học Vạn Hạnh anh em sinh viên nào cũng có cái ống thuốc nhỏ chữ V hay chữ U, trong đó để bột ngọt cất vào túi, lâu lâu đói bụng lấy ra ăn. Ngày trước người ta nói bột ngọt bổ óc, nên thời chiến tranh bột ngọt được dùng để rịt vào những vết thương của nạn nhân. Tự dưng bây giờ bột ngọt là độc tố làm bại não, hồi đó ăn bột ngọt nhiều bao nhiêu, bây giờ lại sợ bấy nhiêu. Tôi không biết lý do vì sao, nhưng trong thời điểm này như vậy đó. Bột ngọt có thể trở thành độc thì các thứ khác cũng có thể trở thành độc.

Điều đó nói cho chúng ta biết, qua một giai đoạn nào đó, thân này không còn an toàn nữa, nó sẽ bệnh tật xấu xí và tan hoại. Như mấy ông cụ ở Lâm Viên, người ta kêu gọi có chương trình mổ mắt liền đăng ký mổ. Hai con mắt còn tốt đi khỏi cần gậy, mổ về hỏng mất một con. Đâu phải như vậy thôi, con này hư nó rủ con kia hư theo. Khám một hai lần nữa cả hai con mở thao láo mà không thấy gì. Vô thường trong nhà Phật dạy là như thế.

Trong giai đoạn này, bốn đại còn nhân duyên hòa hợp, đến lúc nào đó gay cấn nó cắn nhau thì thôi chia tay. Vì chúng ta biết nó là những con rắn độc được nuôi chung ở trong một cái lồng. Hòa thượng Trúc Lâm nói đó là rắn hổ lửa, hổ đất, rắn nước, rắn hổ mây sống chung trong một cái lồng nên chúng cắn xé nhau hoài. Tôi nghĩ bao giờ huynh đệ nhận thức được điều này, thì chúng ta đã bước lên tòa sen của Phật ngồi. Kết thúc bài kệ nói nếu chúng ta luôn quán sát thân tâm vô thường, tất cả không thật để không đắm luyến thì dần dần được thoát ly sinh tử, tức là không còn bị khống chế bởi những hợp đồng nhân duyên giả tạm. Thoát ra được đây là một cách nói, khi chúng ta làm chủ được bản thân, làm chủ được hợp đồng thì sẽ nhận ra lời Phật dạy. Phật nói thân không thật, tinh thần gọi là tâm cũng không thật, thế gian mong manh, giả dối và hướng cho chúng ta biết rằng, người nào luôn nhớ và hành trì như vậy, lần lần sẽ thoát ly khỏi sinh tử.

Phật nói tứ đại khổ không, nhưng chúng ta có thấy là khổ, là không chăng? Có những người khi gặp khổ khóc bù lu bù loa đòi chết cho rồi, thà làm một nhúm tro còn hơn. Vậy mà thần chết xuất hiện thì khổ sở vô cùng, muốn tìm đường thoát khỏi tử thần. Đó là vì chưa làm chủ lấy mình. Bây giờ dù muốn hay không muốn chết, vô thường vẫn cứ sấn tới, cuối cùng tất cả đều như nhau, cát bụi trở về cát bụi. Ngũ ấm không có chủ thể cố định, nên không ai có thể lưu giữ nó mãi được.

Đạo Phật muốn chúng sanh vào Niết-bàn, đạo Chúa muốn lên thiên đường. Đâu ai muốn chúng ta đi xuống trần gian vào chợ vào búa làm gì, nhưng đâu có được. Bởi không có sức làm chủ nên đi ra ngoài đường, gặp ai người rủ đi xuống mình đi xuống, rủ đi lên mình đi lên, rủ đi đâu cũng đi. Con người do không thắng được sức mạnh của nghiệp lực nên bị nó dẫn đi. Như đức Thế Tôn sau khi thành đạo, vua Tịnh Phạn cho người đến cầu thỉnh ngài về thăm. Bao nhiêu người đi thỉnh Phật đều xuất gia tu hết, không ai làm tròn lời hứa với nhà vua. Cuối cùng vua phái một người hồi xưa là bạn thân lúc Phật còn là thái tử, vị này đến chỗ Phật ngự cũng không muốn quay về. Ông cũng xin xuất gia, nhưng trước đó thỉnh Thế Tôn về thành Ca-tỳ-la-vệ để vua Tịnh Phạn và hoàng tộc thăm viếng. Thế là đức Thế Tôn nhận lời, trở về thăm quê hương.

Bấy giờ La-hầu-la, A-nan cùng một số vương tôn công tử đều xuất gia, chỉ còn lại Ma-ha-nam cũng tu nhưng mang hình thức cư sĩ. Ma-ha-nam thấy tu kiểu này không biết mai mốt chết sẽ đi về đâu nên thưa hỏi Thế Tôn. Đức Phật chỉ cái cây nói “Ông nhìn nhánh cây lớn của nó ngã về hướng nào thì khi gió thổi mạnh thân cây sẽ đổ về hướng đó. Cũng vậy, trong lòng ông nhớ nghĩ Phật pháp, nhớ nghĩ Tam bảo thì khi chết ông sẽ hướng tâm về Tam bảo. Trái lại nếu ông chỉ nhớ giang sơn đất nước, chỉ nhớ quyền lực thì ông sẽ đi theo con đường của vua chúa và quyền lực, tạo nghiệp thế gian.”

Một khi con người không làm chủ được thân tâm sẽ bị dẫn bởi nghiệp lực. Nghiệp là gì? Nghiệp là một năng lực, thói quen của con người xuất phát từ thân khẩu ý. Nghiệp lực có một sức mạnh lôi dẫn chúng sanh. Ai thích làm thơ thì bị nghiệp thi sĩ dẫn, người ham mua bán thì bị nghiệp kinh doanh dẫn v.v… ai hướng về cái gì nhiều thì cái đó dẫn. Vì vậy, đạo Phật chủ trương tu là chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp nghĩa là nghiệp này bị chuyển lui đi. Tuy nhiên, chúng ta phải có công phu mới chuyển được. Tu tập vững mạnh lên mới chuyển nổi, người tu tập sơ sơ còn nhớ nhà, nhớ ăn ngon, ngủ kỹ thì chuyển không được nghiệp. Chuyển không được thì bị nó dẫn đi trong sanh tử. Phật đã nói rõ trong bài kệ tâm là nguồn ác, thân là rừng tội, do đó lúc nào chúng ta cũng phải tỉnh giác, quán sát biết rõ bản chất thân tâm vô thường để thoát ly sanh tử.

Thoát ly đây là làm chủ được chính mình tức ra khỏi mọi ràng buộc của nghiệp lực. Như có ai đem xe đến bảo chúng ta lên xe đi, nếu làm chủ được là không đi. Nghĩa thoát ly của người tu thiền là vậy. Làm sao chúng ta có được chủ lực, có sức mạnh từ cái tâm của mình thì mới làm chủ được tất cả. Mấy huynh đệ thích ăn ngon đi ngang mấy tiệm ăn lớn dễ bị hấp dẫn bởi mùi vị trong tiệm bốc lên. Nếu đạo lực không vững bị mùi đó dẫn, phải ghé vào ăn, tức là bị nghiệp dẫn.

Ngày xưa Hòa thượng dạy mấy chú phải tu phải hiểu đa dục vi khổ, sanh tử bì lao, chữ bì lao là nhọc nhằn vất vả. Đời sống con người đâu có gì sung sướng, sinh ra cha mẹ phải nuôi dưỡng nhọc nhằn cực khổ, rồi phải đi học từ hồi bé tí tẹo, cô giáo phải cầm tay viết. Viết chữ O mà viết xéo xẹo, chữ B rồi chữ O, từ đó ghép lại thành chữ bê o bo huyền bò. Đến giai đoạn phổ thông thấy mình cũng còn dốt nữa, biểu mình gắn cái đèn như vậy mình gắn được, mua về tự gắn nhưng đâu có rành về điện lý điện giải, điện kế như thế nào, gắn tầm bậy mở ra nó nổ cái bốp. Vì vậy nên có nhiều ngành nhiều khoa nhiều trường nhiều lớp… Chúng ta thấy nội cái việc học không cũng đủ mệt. Việc tu lại càng khó hơn, nếu không có tâm chí thiết cần cầu thì không thể thành tựu được tâm nguyện tu hành.

Tóm lại, trong công phu tu hành nếu chúng ta cố gắng, phấn đấu chấp nhận kiên nhẫn yên sống thì niềm vui sẽ đến. Từ niềm vui đó nỗ lực công phu đến một giai đoạn chúng ta vượt qua khó khăn gọi là tiệm ly. Tiệm là lần lần, ly là lìa thoát, lần lần sẽ được lìa thoát. Một lần chúng ta làm chủ được thì lần sau sẽ có năng lực làm chủ tiếp tục. Nếu lần đầu chúng ta không làm chủ được, lần sau phải cố gắng hơn, không nên bỏ cuộc. Tâm niệm phát nguyện ban đầu rất mạnh, chúng ta phải quyết chí thì mới có thể vượt qua những chặng đường kế tiếp. Chúng ta có phúc duyên nhiều đời mới gặp nhau trong chánh pháp, nên cố gắng giữ gìn và phát huy chủng Phật của mình, đừng vì lý do gì mà lui sụt.
Điều thứ hai, giác ngộ rằng ham muốn nhiều thì đau khổ nhiều. Những nỗi khốn khổ trong cõi sanh tử đều do tham muốn mà sanh. Người ít ham muốn, không tạo tác nghiệp bất thiện nên thân tâm được tự tại.

Khi chúng tôi còn nhỏ thường được gần gũi hầu chuyện hoặc thăm viếng chư vị tôn đức, quý ngài luôn nhắc nhở dục có sức hấp dẫn rất lớn, nó cũng là một loại năng lực mạnh mẽ đối với người tu. Thật ra trong thời đó, chúng tôi chưa nhận rõ dục là cái gì?

Tuy nhiên, các ngài luôn quan tâm hướng dẫn và nhất là giảng giải bằng mọi cách để tăng chúng hiểu. Khi hiểu ra cộng với thời gian trưởng thành trên bước đường tu tập, chúng tôi thấy quả thật dục là một loại ma lực đưa con người đi vào trầm luân khổ ải không có ngày cùng. Tuy nhiên, cũng từ dục có thể giúp chúng ta dũng tiến trên con đường giải thoát. Thật sự nếu sống trên cuộc đời này mà không mong muốn gì hết, thì người ấy một là Phật, Bồ-tát hay bậc đại giác ngộ; hai là giống như cục thịt dư vậy. Sống mà không biết, không làm, cũng không mong cầu, không tỉnh táo thì thuộc loại người không sử dụng được, khác nào cục thịt dư.

Dục có hai chiều: Một là mong muốn thúc đẩy chúng ta hướng tiến theo sự sắp đặt đúng của mình, thì cái dục này không phải là tai hại hay ma lực. Có thể gọi nó là sức sống hướng con người vươn tới lý tưởng của mình. Hai là những mong muốn đưa con người vào cạm bẫy, để rồi không thể nào thoát ra khỏi, bị nó làm cho khốn khổ. Một khi đã gây tạo những nghiệp nhân bất hảo, chúng ta bị dính mắc mãi trong vòng luẩn quẩn của cuộc đời này. Trước tiên, chúng ta bàn về mặt tốt của dục.

Ví dụ vị thầy muốn nhắc nhở, dạy dỗ đệ tử khi vị đó mới phát tâm tu, chưa hiểu nhiều về đạo, người thầy phải hướng dẫn cho đệ tử nhận hiểu và khuyến tấn họ ham thích tu hành. Khi còn nhỏ có lần tôi đi ngang trường dạy học của chư tăng, thấy vị thầy mặc áo màu đà đứng giảng và viết những chữ Hán trên tấm bảng. Thầy cầm cây thước đi tới đi lui chỉ và giải thích nghĩa đen, nghĩa sâu từng chữ. Tôi đứng lại bên cửa sổ phòng học nghe ké một hồi, thấy vậy Thầy đi tới hỏi:
- Chú có muốn học không?
Tôi liền thưa:
- Dạ, con muốn học.
- Chú ở đâu?
- Dạ, con ở xa lắm.
- Chú tới đây làm gì?
- Dạ, con có chuyện đi ngang đây, thấy Thầy giảng con đứng lại nghe.
Hỏi xong, Thầy kêu vô lớp chỉ cái ghế trống, bảo:
- Ngồi đó nghe đi.

Đó là nhân duyên ban đầu tôi gặp Thầy. Một lần khác, tôi cũng gặp lại Thầy vào dịp Thầy đưa đại chúng đi nghỉ mát ở ngôi chùa tôi đang trọ. Lần này Thầy hỏi:
- Chú làm gì ở đây?
- Dạ, con cũng ra đây nghỉ.
- Chừng nào chú về?
- Dạ, mấy hôm nữa con về.
- Chú có đi học gì chưa?
- Dạ thưa Thầy, con rất muốn đi học mà chưa được đi học.

Nghe vậy, Thầy bảo đến ngày tháng đó tới Phật học đường Nam Việt, nói tên của Thầy và một vị thầy nữa giới thiệu, muốn học gì chú cứ trình bày sẽ được hướng dẫn giúp đỡ cho. Hai lần gặp Thầy, là một nhân duyên lớn gắn bó trong đời tu của tôi. Những lời Thầy nói ban đầu tôi xem là những bài pháp khai tâm. Bấy giờ dù chưa được đi học vì bận rộn nhiều việc, nhưng hễ có dịp là tôi đến nơi quý thầy dạy học và ngồi hàng giờ để nghe những lời giảng giải của quý ngài. Nghe cũng có chỗ nhận, có chỗ chưa nhận. Tuy thích học nhưng không biết nhân duyên gì cứ khiến tôi đi lòng vòng bên ngoài, chưa vào dự học được. Đến khi đủ duyên vào học thì bài học đầu tiên là điều giác ngộ thứ hai trong bản kinh Bát Đại Nhân Giác mà hôm nay tôi nói lại cùng các huynh đệ.

Điều giác ngộ thứ hai nói về những ham muốn, dục vọng thế gian . Nó chính là những ma sự loanh quanh trong đời tu của tất cả chúng ta. Nếu biết sử dụng, nó là năng lực thúc đẩy để chúng ta tiến tới. Trái lại, nếu bị mê hoặc thì nó là một loại ma lực đưa con người vào trong những hoàn cảnh khốn khổ không có lối thoát. Đối với kinh nghiệm của quý thầy tu hành trước, các ngài luôn nhắc nhở người sau trên bước đường tu hành phải đề phòng những tham muốn của mình, vì nó là lực sẽ hút chúng ta đi vào con đường trầm luân sanh tử.

Lần đầu tôi gặp một vị thầy giảng về bài này, lần thứ hai tôi là một học tăng trong Phật học đường và đây cũng là bài học đầu tiên khi vào lớp, thành ra nó có một dấu ấn rất sâu trong lòng tôi. Đây là điều hết sức quan trọng, nó bàng bạc trong cuộc sống, khi ta lớn lên có chút hiểu biết qua những kinh nghiệm sống, tu học, tiếp cận với những điều kiện chung quanh. Nếu người không hiểu tới nơi, không nhận ra được mặt tốt, mặt xấu của nó thì tâm nguyện tu hành khó thành tựu.

Tham nhiều là khổ, đó là một định luật. Do vậy khi nào kiểm thấy chúng ta còn nhiều ham muốn, nhiều vọng tưởng, luôn khởi niệm lăng xăng không dừng được, nhớ nhung linh tinh lang tang chuyện này, chuyện khác không phút giây nào yên thì biết mình đang sa vào trong tăm tối đa dục, chứ không phải thiểu dục. Người xưa đã nói đa dục là khổ. Chữ khổ có nghĩa là cay đắng. Các vị có tuổi tác sống trải trên cuộc đời này, ham muốn rồi mong cầu đủ hết, cuối cùng nếm trải cay đắng mùi đời. Do đó, nhiều tham vọng chắc chắn sẽ khổ. Đối với những người vừa lớn lên, tâm hồn còn trong trắng đến với đạo, phát tâm đi tu mà người thân không cho cũng khổ. Nhưng cái khổ để con người nâng sức phấn đấu, gầy dựng cho mình có một năng lực vững mạnh đi lên, thực hiện theo chí nguyện thì nhất định cái khổ này là cần thiết.

Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng ta thấy trước mắt chùa làm chưa xong, nhưng huynh đệ ham tu nên đầu quân vào đây chịu cực với chúng tôi. Có những buổi chiều mưa, đại chúng phải đi cuốc cỏ hoặc phải dọn dẹp vật tư hay rác rưởi, mà những việc này các huynh đệ chưa từng làm. Tôi thấy các vị là thư sinh mà cầm cuốc, tôi nghĩ cây cỏ hoặc đống đất ngó huynh đệ nó cười “Thưa ngài, không biết ngài có cuốc tôi nổi hay là ngài sẽ té ngã?” Ở đây, tôi muốn nói với các huynh đệ, cái khổ này là cái khổ để gầy dựng cho mình đầy đủ năng lực, đầy đủ ý chí dũng cảm để tiến lên thực hiện ước nguyện cao đẹp của mình. Do nguyện vọng cho nên khổ mà không phải khổ. Trái lại người chỉ muốn nghỉ ngơi, tham muốn nhiều mà không đình đốn được thì quả thực người đó đang lao vào vực khổ.

Chữ Khổ (苦), bộ thảo ở trên đầu có nghĩa là hàng rào, chữ cổ ở dưới có nghĩa là khổ khắc. Có thể đây là một sự khó khăn mà chúng ta phải vượt qua bằng một ý chí hết sức kiên cường, một sự cố gắng vươn lên, vượt qua để chiến thắng. Như chúng ta đâu ai có thể tu năm năm, mười năm mà thành Phật. Trong kinh Phật nói tu một thời gian dài ba bốn kiếp số mới thành tựu đạo quả, một con số không thể tính toán nổi. Đây là một việc làm phi thường. Học lịch sử của Bồ-tát Sĩ-đạt-ta, suốt trong thời gian ở hoàng thành cho đến năm mười tám tuổi, ngài đã lập gia đình theo lệnh của vua cha. Những năm này nhu cầu cung ứng cho ngài rất sung mãn không thể nói khổ mà vì quá nhiều, quá thừa cho nên ngài chán và muốn thoát ra khỏi nó.

Khi Thái tử Sĩ-đạt-ta bước chân ra khỏi hoàng thành, mọi thứ bên ngoài hoàn toàn khác hẳn với những gì ngài đang có. Thấy người bệnh ngài hỏi Xa-nặc người đó sao vậy, được trả lời đó là người bệnh, ngài lại hỏi bệnh là sao? Có lẽ ông hoàng này chưa từng bị nhức đầu, đau răng, phong thấp hay cảm ho, sổ mũi… Đó là những bệnh thường, còn có những bệnh không có thuốc trị thì vô nhị tỳ. Rồi hỏi: Chết là sao? Đó là những cảnh ngài chưa từng thấy. Ra khỏi cổng thành ba bốn mặt, mặt nào cũng chứng kiến lẽ thật của cuộc đời. Người già, người bệnh, người chết. Đối với người già, người bệnh, thây chết ngài đều đặt nghi vấn, nghe mình thấy lạ thường. Bởi vì suốt cuộc đời từ sinh ra cho đến 19, 20 tuổi, ngài chưa lần nào bước chân ra khỏi cổng thành. Cho nên tất cả những lẽ thật của cuộc đời bị khuất lấp.

Khi đối diện với già bệnh chết, ông hoàng rúng động, cứ ngỡ rằng người thế gian ai già mặc họ, còn ngài sống trong tiện nghi như vậy làm sao có chuyện già. Gặp người chết, Thái tử hỏi: “Ta có chết không?” - Dạ hoàng tử cũng sẽ nín thở trong một ngày nào đó. Những lẽ thật của con người, của cuộc đời nằm kề cận nhưng chúng ta không để ý tới. Cuộc sống này đầy rẫy những khổ đau, chúng ta phải đối phó, đương đầu đối mặt với tất cả, nên không có thời gian để nghĩ ngợi chuyện khác. Như người ăn cơm buổi sáng mà chưa có gạo buổi trưa, bây giờ làm cách nào để có gạo nấu cơm trưa. Có khi được gạo ăn bữa trưa thì chưa có gì để chuẩn bị cho buổi chiều. Cứ thế nỗi khổ đầy dẫy, len lỏi, tấn công, không có chỗ nào như ý hết.

Ngày xưa, trong thời gian chiến tranh tôi đã về quê và chứng kiến những sự kiện khổ đau đầy ắp về kiếp người. Nhiều người có phước phần, nhân duyên tốt nhưng chuyện bất như ý xảy ra trái ngược với những gì mong mỏi, nên họ thất chí hóa điên. Trong những năm đó, có lần đang đi học tự nhiên tôi nổi khùng bỏ học. Vì ngày nào lên lớp cũng nghe họ nói chuyện đông chuyện tây, mà chưa từng biết lẽ thật ngoài đời thế nào. Họ bước ra lên xe hơi chạy tới các quán tiệm sang trọng, chưa từng nghĩ đến những người khổ đau thiếu thốn bệnh tật không có thuốc uống, đêm ngủ lây lất nơi các mái hiên.

Trong cuộc sống những vị này chưa có sự nếm trải, vì gia đình giàu sang có điều kiện học hành, bằng cấp cao, làm việc có địa vị. Họ đi xe hơi, bước ra thì guốc dép võng dù tùm lum, lên lớp nói đủ thứ chuyện nghe riết mệt cái đầu. Tôi bỏ chạy. Chạy đi đâu? Ngay nơi quê hương mình sinh ra, vậy mà có một thời tôi bỏ quê đi lang thang. Nhớ lần về thăm người cậu, thời gian này cậu khổ lắm không đủ gạo ăn, phải húp cháo sống qua ngày. Có những con người tự dưng vừa lọt ra đã vô trong hố, hố này có hàng rào chung quanh giống như hàng rào trước Thiền viện Trí Đức vậy. Nào là kẽm gai, cỏ gai… đủ thứ hết, ở dưới khô ròm, thiếu thốn, lòi xương, sợ sệt… đúng là cay đắng.

Một lúc nào đó, chúng ta sẩy chân lọt vào những hoàn cảnh như vậy mà Phật, Bồ-tát đã từng trải qua nói rằng sanh tử bì lao. Người bệnh nhìn dáng bên ngoài là biết bệnh rồi, như gương mặt đỏ gay, nói hụt hơi là biết áp huyết không ổn hoặc cái bụng đầy hơi… Chữ “bì lao” là mệt mỏi, quá mệt nên bệnh tật hiện ra dáng ngoài. Con đường sống chết này hết sức là mệt mỏi, sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh, không biết bao giờ cùng. Đức Phật, chư vị đã có sự sống trải nói cho chúng ta biết sanh tử bì lao là từ tham dục mà ra.

Nếu chúng ta biết tu thì bớt tham dục, nghe đến tham dục tự nhiên thấy hãi hùng. Muốn bớt tham dục không phải là chuyện dễ dàng. Giống như người hút á phiện, một ngày phải bao nhiêu viên, thiếu là không được. Hôm nay có thể hai viên, một điếu thuốc nhưng dần dần ba viên, hai điếu thuốc. Tăng lên tới một lúc bốn năm viên và cả gói thuốc. Cứ như thế mà tăng, tăng từ ảo giác, cảm giác, từ điên đảo cố chấp không sáng suốt của con nghiện.

Quý vị nào có uống cà phê đen thì biết. Hồi nhỏ chưa từng uống cà phê đen, hớp một hớp đầu tiên bị nó hành hạ khổ sở, nhưng bữa nào cũng hớp thì vài tháng sau chưa kịp hớp, chỉ khởi ý thôi là nghe lâng lâng ngoài da, nhột nhột trên tóc trên tai rồi. Ban đầu có thể hai ba hớp cà phê, sau đó cả ly cà phê hoặc sáng một lần, trưa một lần, tối một lần, trước khi đi ngủ một lần. Để làm gì? Để bảo vệ, gầy dựng những ảo giác, cảm giác. Chữ Đa (多) là nhiều, nhiều lớp chồng chất là đa. Chồng chất nhiều ngày, nhiều đời, nhiều lớp, bởi nhiều như vậy nên thành một thói quen, một năng lực.

Chữ Đa này có thể dẫn tới một năng lực, chúng ta muốn hóa giải nó rất khó. Kinh nói nó là hơi hướm, chủng tử, đã in ấn rất đậm trong tàng thức. Nhiều người nấu ăn ngon, chỉ cần thấy người khác nấu là biết khéo hay vụng liền. Sao biết được, sách vở nào dạy họ? Vì nhiều đời nhiều kiếp đã làm việc này, chuyện nếm mùi nếm vị đã ghi vào trong óc trong tủy của họ. Do vậy, chỉ ngửi cái mùi đi lệch bản lề là biết không ngon.

Cho nên, từ những ham muốn, những dấy niệm khởi lên, chúng ta không làm chủ được thì dẫn đến sự cay đắng khổ đau. Hòa thượng thường dạy chúng ta phải làm chủ được các dấy niệm của mình. Vừa có một niệm dấy khởi, ta liền biết đây là vọng sẽ dẫn mình vào chốn trầm luân, không theo nó tức là làm chủ được mình. Tôi nhớ có một vị giáo thọ cũng nói “Người tu muốn đừng bị khổ, không chấp nhận làm người đa khổ thì phải làm chủ được các dấy niệm”. Lúc này, tôi chưa biết những dấy niệm là vọng tưởng. Đến khi đi học thiền, Hòa thượng Trúc Lâm dạy mới biết những dấy niệm là mầm mống, là vọng tưởng dấy lên dẫn chúng ta đi đến khổ. Do vậy Hòa thượng dạy phải dừng, phải biết nó là vọng buông đi. Có điều buông được hay không là do mình. Buông được thì hết khổ.

Chúng ta thử nghiệm vào bất cứ một thời thiền nào trong ngày. Khi bắt đầu vào thiền chúng ta cố phát huy cái biết. Biết cái gì? Vừa có một dấy niệm, ta biết đây là vọng động tơ tưởng liền buông. Buông thì sao? Thì thân tâm tự tại. Người buông được thấy rất nhẹ nhàng, tất cả dấy niệm không còn lực kéo. Trong cái buông này, một là biết nó không thật nên mình không theo, hai là nó không đủ lực để dẫn mình đi, thêm nữa là ta nuôi dưỡng được định tuệ hiện tiền.

Trong tu tập cũng như sinh hoạt đời thường, nếu lúc nào cũng nuôi dưỡng, phát huy được tinh thần này thì chúng ta là người thiểu dục. Người thiểu dục không bị cay đắng nhiều, được an vui ngay trong đời này. Như chiều nay đang ngồi yên, thấy trời mát mẻ, nhìn đồng hồ chừng bốn giờ, có người khởi niệm giờ này chợ Long Thành bán chôm chôm ngon lắm, mình phát tâm đi mua chôm chôm về cúng dường đại chúng, chắc quý vị lãnh đạo không rầy rà đâu. Đây là một vọng tưởng. Khởi vọng tưởng lên rồi làm sao nữa? Không lẽ khởi lên một cái là chôm chôm chạy từ Long Thành về đây cho mình, phải khúm núm bạch với quý vị lãnh đạo “Hôm nay con phát tâm cúng dường chôm chôm cho đại chúng, giờ này ngoài chợ Long Thành bán chôm chôm nhiều lắm, xin Thầy cho con mua về cúng dường đại chúng”. Ban lãnh đạo có hoan hỉ cho vị này đi không hay họ nói rằng: Tôn giả ơi! Làm ơn trở lại ngồi thiền giùm đi, muốn mua thì ngồi thiền xong rồi hãy đi. Được trả lời như vậy đương sự cụt hứng liền, theo sau đó là tâm trạng bất an, không vui.

Đến một thời gian nào đó chúng ta mới cảm nhận nó là vọng tưởng đảo điên làm thân tâm không được tự tại. Nhưng trước đó có người nào chặn đứng những đa khổ của mình thì thấy không vui đâu. Thân bất ổn kế đó là tâm bất an. Tâm gồm có cảm thọ, tưởng tượng, phân biệt, cuối cùng là suy nghĩ. Bốn cái này luôn luôn dấy động khi tâm khởi lên một vọng niệm. Trong một lúc mấy anh này cùng hợp tác làm việc. Chúng ta có kinh nghiệm, có năng lực từ sự chỉ giáo của các bậc thầy hoặc từ những kinh nghiệm tu học của mình, anh chàng vọng tưởng nào triệt tiêu thì chúng ta sẽ được an ổn. Dẹp được vọng tưởng thì thành người “thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại”. Tôn giả nào đủ lực triệt hoàn toàn bốn anh này, thì không lực nào sai sử nổi nữa, người đó hoàn toàn an ổn. Huynh đệ có sự sắp đặt tu tập như tôi vừa trình bày thì thấy cuộc đời rất lý thú. Chúng ta nhìn vọng tưởng, biết vọng tưởng và có cách trị vọng tưởng.

Hòa thượng Tôn sư dạy biết rồi buông, đây là một kỹ thuật. Buông riết nó hết. Như bữa nay cô nhà bếp nấu khéo quá, mùi thơm bay lên đầy mũi, tôi ngửi biết mà không thèm gì hết. Tự mình có cách trị vọng tưởng để được thiểu dục, tự tại an ổn. Anh này phải đấm cho anh vài đấm. Đấm là sao? Tưởng tượng không thật, nói đấm là có trí tuệ mới đấm được. Không có trí tuệ thì nó đấm mình chứ không phải mình đấm nó đâu. Phải có trí tuệ mới trị phá được mấy anh này. Trị được vọng tưởng rồi thấy lý thú vô cùng. Cho nên huynh đệ thấy có hành giả ngồi thiền tự nhiên gương mặt như mỉm cười. Thật sự người đó đang chiến đấu, đang nắm cổ mấy anh vọng tưởng dẫn dắt chạy ngược, chạy xuôi trong vòng luân hồi sanh tử, nhốt và thảy mấy anh đi. Người đó đang chiến thắng nên có niềm vui và nở nụ cười.

Trong kinh nói đức Phật đưa cành hoa lên ngài Ca-diếp nhận được ý chỉ, chúm chím cười. Đức Phật đưa cành hoa lên không nói, ngài Ca-diếp ngồi dưới kia cũng không nói gì hết, mọi người cũng không nói nhưng ngài Ca-diếp chúm chím cười. Cũng vậy chúng ta tu hành, trị được những vọng tưởng cũng sẽ mỉm cười. Đó là niềm vui, là thành quả của sự phấn đấu. Niềm vui này âm thầm sâu lắng và có lực dụng, đó là lực dụng của tỉnh thức. Bấy giờ hành giả thấy rỗng rang, sáng suốt, trong tâm luôn biết rõ ràng gọi là “liễu liễu thường tri”. Có niềm vui rồi thì những sự đau nhức về thân, những bệnh tật về tâm sẽ được khắc phục. Chúng ta là chủ nhân, không bị lệ thuộc bởi những thứ đó.

Bao nhiêu lâu rồi thân tâm bị lệ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh bên ngoài nên mất trắng, chúng ta không tìm ra manh mối tâm chân thật của mình. Các thầy có kinh nghiệm, nhận và sống được với tâm thật rồi, dạy chúng ta tu tập từ từ nhận ra rồi sống, kiên trì quyết tâm trong từng bước công phu, nhất định sẽ vào được chỗ này. Lúc đầu rất gian nan, giữ gìn khó khổ không như ý, nhưng cố gắng chịu đựng một thời gian, sau đó sẽ chứng nghiệm lời dạy của Phật Tổ không sai. Khi nào chúng ta biết vọng tưởng không thật không theo nó thì mới làm chủ được. Ngược lại còn chấp nhận, còn bị lệ thuộc, bị động bởi những thứ ấy thì khó mà làm chủ. Đây là một loại khó khăn vô hình, nhưng nếu kiên quyết, đầy đủ ý chí, dứt khoát thì sẽ yên ổn tự tại.

Hòa thượng nói đã là vọng tưởng mà còn phân biệt, cảm thọ, tưởng tượng này kia là bị vọng tưởng dẫn. Đôi khi mình cũng thưa thầm với Thầy rằng, con có cái biết dù ở trong cảm thọ con cũng biết rõ ràng, tưởng tượng con cũng biết rõ ràng, như vậy không có cái nào con lầm hết. Con chụp cổ bốn đứa này, thảy nó ra ngoài. Nói nghe như dễ, nhưng hết đợt sóng vọng tưởng này là những đợt vọng tưởng khác, chúng cứ tiếp tục trồi lên, cho nên công phu tu hành ở giai đoạn đầu có nhiều cay đắng, nhiều điều không như ý.

Tôi sống gần gũi với hàng trăm ông tiểu nho nhỏ, vừa lớn lên năm sáu tuổi, mười hai, mười lăm tuổi… có đủ. Nhìn từng gương mặt, từng sự cảm nhận, từng phúc duyên của mỗi chú tiểu, tôi cũng có một cảm giác, cũng phát hiện những điềm báo của từng chú tiểu như thế nào. Không phải như thầy bói nhưng cũng biết được. Ví dụ có một buổi chiều, tất cả các tiểu đều đi ăn cơm. Buổi cơm chiều ở thiền viện nhẹ nhàng không giống như buổi trưa hoặc buổi sáng, do vậy có chú đi không xếp hàng trật tự. Người xưa nói thức ăn chiều là “dược thạch”, có lẽ mấy chú thuộc từ này, nên buổi sáng đi nghiêm chỉnh, buổi trưa cũng rất nghiêm trang, nhưng buổi chiều lại lăng xăng. Hai ba chú đi một chùm, có khi đi rồi đứng lại, đi tới đẩy qua, đẩy về. Đó là gì? Vì các tiểu biết trước rằng bữa ăn chiều không phải là bữa ăn quan trọng, do không quan trọng nên không phải mặc áo đàng hoàng và đi cũng không có hàng ngũ, lúc ăn có thể vừa ăn vừa nói chuyện.

Có khi Sư ông thấy nhưng vẫn cười không rầy là biết buổi ăn chiều không quan trọng. Bởi không quan trọng nên mấy chú không đi ăn cũng được, nhưng với điều kiện tối đừng có ăn vụng. Không đi ăn mà tối chịu yên ngủ, sinh hoạt như tất cả huynh đệ thì không có vấn đề gì. Trái lại, không đi ăn mà tối người ta ngồi thiền, học bài còn mình đi kiếm mì gói, đồ ăn riêng thì không được, đó là phạm trai cấm ăn chiều, bị la quở rất nặng.

Tôi muốn nói cái gì cũng có điềm báo, như buổi ăn chiều không quan trọng nên mấy chú sinh hoạt như vậy. Nếu buổi chiều cũng tụng kinh nghiêm chỉnh, cũng thọ trai này kia như buổi trưa hoặc buổi sáng thì mấy chú không dám như thế. Tôi ngồi mấy chú đi ngang, các tiểu cúi đầu chào Sư ông, Sư ông. Tôi cũng có cảm nhận mấy chú biết bữa ăn nhẹ bình thường tôi rất hoan hỉ, không rầy rà gì khi mấy chú cười giỡn hoặc đi không ngay hàng thẳng lối.

Trở lại công phu tu hành, có khi chúng ta rất nghiêm chỉnh nhưng cũng có khi phải thong thả một chút. Phương pháp chăn trâu mà Hòa thượng Trúc Lâm dạy là: Khi con trâu không chịu đi theo lối, theo hàng, theo sự hướng dẫn của mục đồng thì cột mũi nắm dây và ra roi, kéo nó đi thẳng theo đường lối. Tuy nhiên, một khi nó đã đi thẳng, đi thuần rồi mà chúng ta cứ đặt roi trên người nó thì chắc có lẽ nó chán mình, húc mình chết, phải không?

Vọng tưởng cũng vậy, nó là vô hình ở đâu không biết nhưng nếu chúng ta khủng bố nó quá thì nó sẽ hiện ra đầu trâu, mặt ngựa chiến đấu, phản đối mình. Khi nó phản đối dữ dội thì chúng ta bó tay thôi. Ví dụ trong các hành giả đây, có vị bây giờ chán quá không muốn tu nữa. Lúc ấy mẹ cha, anh chị khuyên ráng tu nghe con, ở ngoài đời khổ lắm. Khuyên thì khuyên chẳng ăn thua gì, cũng giống như con trâu bị tấn công, đẩy nó vào trong cái thế cùng cực, nó quay trở lại hại mình.

Thật sự khi điều được vọng tưởng thuần rồi thì chúng ta an lạc. Có người thắc mắc “Thưa Thầy, không biết hết vọng tưởng rồi con làm gì nữa đây?” Hết vọng tưởng rồi thì sống với tâm chân thật, chứ có sao đâu. Nhưng trong chúng ta đây không có người nào đã hết vọng tưởng. Tuy nhiên chỉ thấy rằng trong đời thường của mình, vị nào tu chừng mười năm, hai mươi năm vọng tưởng cũng giảm dần. Những vị mới vào tu khoảng chừng ba, bốn tháng đến một năm thì vọng tưởng tương đối khép. Chỉ ai mới vào chừng một, hai tháng thì những niệm tưởng, hình ảnh, sự kiện trên bước đường đã qua trong phố thị nhiều lắm, khỏe lắm, nó chưa chịu ăn chay niệm Phật với vị ấy đâu, nên điều không nổi.

Người đã tu năm năm, mười năm thì vọng tưởng như thế nào? Người tu một năm, hai năm vọng tưởng như thế nào? Người tu một vài tháng vọng tưởng như thế nào? Chúng ta phải biết rõ, nhất định chăn cho được con trâu điên của mình. Bao giờ con trâu trắng, thuần thì chúng ta không cần phải chăn, dẹp roi mở dây cho nó nghỉ ngơi. Bởi vì bây giờ nó cũng không đi đâu ngoài sự sắp đặt của mình. Những con trâu mới được điều phục, nhìn trong hình thấy nó chỉ mới trắng hai chân trước, nguyên từ đầu đến ngang bụng, lưng đến đuôi nó đen thui. Ở trong giai đoạn này, nhất định sự điều phục của mình phải giữ lề, cầm dây, nắm roi cho chắc, hà huống là những con trâu mới vừa thấy dấu, chưa biết nó ở đâu, chỉ nghe mênh mông đất trời tiếng ve sầu buồn tẻ. Ồ, những vọng tưởng này còn khỏe lắm.

Những năm trước đây, một buổi trưa thức dậy tôi ra ngồi ngoài ghế, một cơn gió cuối mùa thổi qua, lúc đó tôi cảm nhận được gió tết. Tôi ngồi một mình không có ai hết, nhìn quanh quất thấy hình ảnh của Sư phụ. Tự nhiên tôi nhớ lại hồi khoảng mười một, mười hai tuổi đi chơi với bạn bè ở quê hoặc những người trong chùa, rồi cảm nhận nắng, gió trong khung trời như vậy, chợt có niềm vui nhè nhẹ v.v... một dọc dài vọng tưởng không dừng được. Chợt nhớ một người lúc cận tết bị bệnh sổ mũi, hai lỗ mũi thò lò hai dây mũi xanh, thấy mà gớm. Sổ mũi cảm lạnh ho hen vậy đó mà cứ đi ngoài trời, ngoài nắng nên bệnh càng ngày càng tăng. Lúc đầu ho nhè nhẹ nhưng sau ho sâu, ho lâu. Cảm lậm trong bụng, trong tim, trong phổi.

Ngồi nhớ lại thời đó đi chơi chỗ nào, có mấy đứa nhỏ như mình bị bệnh cảm ho và hình ảnh hai dây mũi xanh thò lò chảy mấp mé xuống môi. Hồi nhỏ vui lắm, chẳng phải lo sợ người ta thấy dơ rồi chê mình. Mũi chảy thì chảy mà đi chơi thì đi chơi, ai la cứ la, đi cứ đi. Thật là hoan hỉ sung sướng vô cùng, quả thật thiên thần của thuở tuổi bé thơ vậy. Từ một cơn gió bấc mà tôi ngồi nhớ cả một thời ấu thơ. Điều này cho thấy một khi chúng ta đã huân chủng tử thì nó nằm ngủ trong tiềm thức, bao giờ đủ nhân duyên nó chợt bùng lên, sống dậy. Như một vệ tinh ghi nhận sự việc khoảng cách thời gian ba mươi năm, sau lại hiện rõ chỉ trong một niệm. Trong kinh Phật nói đó là một chúng sanh mê muội và bị trôi giạt trầm luân trong bể khổ nhiều đời, nhiều kiếp. Cho nên tu là tháo gỡ những thứ đó, làm chủ hoàn toàn mới có thể nói là tự tại an ổn.

Như tôi đã nói là thộp cổ từng đứa để vô trong mấy cái lon, mấy cái hộp kẹo rồi thảy nó ra ngoài kia, thảy thật xa và có khi lóc hết những thứ đó nhưng cũng chưa ăn thua gì đâu. Nó hình thành núp đâu đó trong đầu, cho nên cần hiện là hiện ra. Khi hiện ra nó có một sức tác động, ví dụ những gì thư thả nhẹ nhàng thì nét mặt của chúng ta cũng thư thả nhẹ nhàng. Những gì hơi tăm tối thì nét mặt hiện ra u buồn tăm tối. Tóm lại, nó làm cho chúng ta mất đi sự an lạc trong giây phút hiện tại, đôi khi rất cay đắng. Hồi xưa, chúng ta chưa biết nó là vọng tưởng làm cho mình điên đầu, dẫn dắt hoặc cột trói mình đi tới chỗ khổ sở, bởi chưa biết cho nên chấp nhận nó. Nó kêu đi đâu chúng ta đi đó. Tới khi được Hòa thượng Trúc Lâm chỉ cho biết đó là vọng tưởng, nó dẫn dắt chúng sanh đi trong luân hồi sinh tử nhiều đời nhiều kiếp, bây giờ phải buông bỏ, chúng ta mới chịu quán chiếu.

Quán chiếu tức là luôn luôn chiếu soi, như người đi đâu cũng mang theo kiếng chiếu yêu, để soi thấu mấy con yêu tinh vọng tưởng. Ngày xưa có câu chuyện mang tên “Cửa tùng đôi cánh gài”. Một câu chuyện được giới tu sĩ cũng như Phật tử rất hâm mộ. Câu chuyện nói về một nhân vật được thầy cho xuống núi và trao cho cái “Kiếng mê ngộ” và dạy phải luôn luôn chiếu soi. Ông là một tráng sĩ năng nổ, thường lấy kiếng chiếu vào mọi người, nếu thấy họ bị quỷ ốp thì gỡ con quỷ ra giùm, thấy họ đang khổ đau thì tìm cách an ủi cho họ vui. Tâm nguyện và sự chỉ giáo của thầy tổ là như vậy, cho nên nhân vật này cứ đi chiếu soi tất cả mọi người.

Người này chỉ đưa kiếng chiếu soi bên ngoài mà không xoay ngược trở lại ngay chính mình. Một thời gian quá mỏi mệt, anh ta tìm về Thầy Tổ. Vừa về đến cổng chùa có mấy sư huynh, sư đệ đón và dặn rằng “Bây giờ sư phụ già lắm đến thăm sư phụ phải có giờ giấc. Huynh đã làm được những thành quả gì hay đẹp thì trình cho sư phụ nghe, còn những gì bất như ý không yên thì đừng nói”. Mấy huynh đệ nói chuyện tới giờ gần lên thăm sư phụ, vị sư đệ hỏi cái kiếng của sư huynh đâu lấy ra xem. Bây giờ sư huynh thử lấy kiếng soi lại bản thân trước khi gặp thầy xem như thế nào. Ông quay kiếng xoay lại thì thấy con rắn độc le lưỡi, hai mắt đỏ ngầu. Ông quăng kiếng la lên rồi bỏ chạy.

Đó là gì? Là từ lâu chiếu soi ra mà không tự quán chiếu lại mình. Câu chuyện thể hiện đạo lý là người tu thì phải chiếu soi lại chính mình. Thông thường chúng ta hay chiếu ra mà không soi lại chính mình. Cuối cùng có người nhắc nhở mới nhìn lại thì mình đã biến chất, đã đánh mất tất cả những gì tốt đẹp nhất của tâm ban đầu. Đây cũng là lời nhắc chư huynh đệ, trong đời sống hàng ngày chúng ta nắm vững chủ trương đường lối tu hành, đó là nhắm từ ngay nơi mình. Chiếu soi lại để biết rõ chúng ta như thế nào, rồi áp dụng trị những bệnh tật của mình cho bình phục. Chiếu ra thì cũng chiếu nhưng luôn nhớ ở ngoài là không thật, quan trọng là rọi vào chính mình để trị bệnh tham sân tật đố…

Gầy dựng nếp sống yên vui, hài hòa, hạnh phúc. Giữa huynh đệ có khi chúng ta cũng chiếu nhưng chiếu để xây dựng nhau đi lên chứ không phải vì moi móc, tỵ hiềm nhau. Khi chiếu ra thấy trên mặt huynh đệ có cái gì, rồi rọi lại mình coi trên mặt mình đang có cái gì. Nếu thấy huynh đệ có cái gì hay thì chúng ta tiếp thu, học hỏi, hành trì phát huy cho tốt. Soi rọi lại mình để thấy những vết nhọ dơ bẩn còn dính trong tâm, thì lau rửa cho sạch sẽ. Biết cách điều hòa như vậy nhất định huynh đệ sẽ tu tiến.

Điều giác ngộ thứ hai, Phật Tổ dặn chúng ta bớt đi những ham muốn thế gian, hướng ham muốn thành ý tưởng tu hành và làm chủ được mình. Những ham muốn quái gở sẽ đưa con người đến cay đắng khổ đau, vì vậy không nên theo đuổi nó. Không phải Phật không cho chúng ta ham muốn, mỗi thiền sinh đều có quyền ham muốn như ham muốn tu giỏi, ham muốn mình là một người tốt. Những ham muốn này trong giai đoạn ban đầu học đạo rất cần thiết, nó sẽ giúp chúng ta tiêu hóa những cù cặn, u nhọt còn tồn trữ, dính mắc từ bao lâu nay. Chừng nào những cù cặn đó giải trừ hết thì sự ham muốn này cũng bỏ luôn. Lúc đó thân và tâm đều tự tại, chúng ta đã được giác tri.

Biết ham muốn nhiều là khổ để giảm thiểu, ngăn ngừa những vọng động ngược xuôi khiến con người bị vướng mắc. Như vậy chúng ta sắp đặt được đời sống an ổn trong hiện tại. Khi huynh đệ xin về đây tu học, tôi nói là sống hài hòa với đại chúng, siêng năng tu học với những chương trình đã sắp đặt của các vị có trách nhiệm. Lúc nào cũng vui vẻ, bình thường là huynh đệ đã thành công. Đến một lúc nào đó, huynh đệ có kinh nghiệm, bước lên được một bước đầy đủ giới đức trang nghiêm, thì chúng ta sẽ bước sang giai đoạn mới. Bây giờ đại chúng cứ sống bình thường, hài hòa, an vui, tích cực siêng năng tu học. Tu học tức là giờ ngồi thiền, giờ tụng kinh, giờ làm việc, giờ thọ trai, tất cả mọi sinh hoạt trong thiền viện đều tham dự đầy đủ. Huynh đệ sống bình thường, mỗi ngày qua không mong cầu, không dấy niệm, không tưởng tượng, không để cho dính mắc bất cứ thứ gì, quả thật đây là một nếp sinh hoạt lý tưởng của các thiền sinh trong thiền viện.

Tôi nói mạnh như thế để huynh đệ có được những bước thật vững, thật mạnh trong chương trình tu học của mình. Chúc quý vị tinh tấn và được nhiều an lạc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2014(Xem: 20604)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
20/10/2014(Xem: 32936)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58337)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
10/12/2013(Xem: 22235)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
03/12/2013(Xem: 57608)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23475)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19231)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 39031)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 40947)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]