Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân Ngôn

28/02/201621:08(Xem: 2828)
Chân Ngôn
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính


Chân Ngôn

 

Lời cầu nguyện được đức Dalai Lama thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam Bảo Đại Bi: Phật, Pháp, và Tăng

Ô hô! Chư Phật, chư Bồ-tát và các hàng đệ tử 
Của quá khứ, hiện tại và vị lai. 
Có phẩm cách phi thường tuyệt diệu 
Không thể suy lường như biển cả bao la 
Và những ai đang quán sát chúng sinh 
Như trông đứa con duy nhất của mình 
Xin thương tưởng lời nguyện cầu chân tình của chúng con.

Lời Phật dạy xua tan khổ đau cho trần thế 
Hiển hiện và tự toả ánh hoà bình 
Nguyện giáo nghĩa hiển dương lan toả 
Phồn thịnh và hạnh phúc khắp cả thế gian này 
Ô những người thủ trì giáo pháp 
Và những ai thực hành thành tựu 
Nguyện cho hành trì mười điều lành đức hạnh 
Của ngài thạnh hành khắp nơi

Những chúng sinh phước bạc bị đoạ đày 
Với khổ đau không bao giờ ngưng nghĩ 
Bị che lấp hoàn toàn không dứt 
Bởi những hành vi tiêu cực dữ dội vô cùng 
Nguyện cho tất cả các sự sợ hãi 
Từ chiến tranh không thể chịu đựng, 
Đói khát, và bệnh tật được yên bình. 
Để thở tự do trong đại dương của hạnh phúc và cát tường. 

Và riêng cho những người hiếu đạo trên vùng đất tuyết, 
Qua nhiều ý nghĩa khác nhau, 
Bị tàn hại một cách nhẫn tâm 
Bởi lũ người tàn ác trong màn đen tối. 
Nguyện từ ái để năng lực từ bi hưng khởi 
Để nhanh chóng đẩy lui nước mắt và máu tuôn tràn.

Những kẽ nhẫn tâm tàn ác đó, đối tượng của từ bi, 
Nổi điên cuồng vì ám ảnh của tai ương 
Cố tình tàn hại kẻ khác và chính họ 
Nguyện cho họ đạt được con mắt của từ bi 
Thông suốt những gì phải được làm và không nên làm 
Và tồn tại trong vinh quang của của bằng hữu và yêu thương.

Tâm nguyện này xin cho sự tự do hoàn toàn Tây tạng 
Điều được đợi chờ suốt cả thời gian 
Được thanh thoát tự nhiên toại nguyện 
Nguyện chóng được điều may mắn để mừng vui 
Lễ hội hạnh phúc tinh thần với lệ thường trần thế

Ô đấng hộ vệ Quán Tự Tại, từ bi thương xót cho 
Những ai đó đang chịu đựng vô vàn gian khổ 
Hoàn toàn hy hiến cuộc sống thật đáng yêu, 
Thân thể và tài vật, 
Vì lợi ích của giáo nghĩa, hành giả, 
Dân tộc và quốc gia.

Vì vậy, đấng hộ vệ Quán Tự Tại đã phát lời nguyện rộng sâu 
Trước chư Phật, chư Bồ-tát, 
Để hoàn toàn hộ trì non nước Tuyết 
Nguyện cho quả lành của những lời cầu khấn này xuất hiện nhanh 
Bởi sự thâm sâu của thực tại tính Không 
Và các sắc tướng tương liên. 
Kết hợp với năng lực của từ bi vĩ đại 
Trong Tam Bảo và những ngữ từ của chân lý 
Và qua năng lực 
Về quy luật không sai chạy của các nghiệp và hậu quả 
Xin cho lời cầu nguyện chân thành này không bị trở ngại 
Và nhanh chóng toại nguyện.

Lời Cầu nguyện “Chân Ngôn” này được viết bởi đức Dalai Lama Tenzin Gyatso Thứ mười bốn của Tây Tạng vào 29 Tháng chín 1960 tại trụ sở lâm thời của Ngài trong Ashram Swarg tại Dharamsala, Khu Kangra, bang Himachal, Ấn Độ. “Chân Ngôn” này để cầu nguyện cho sự vãn sinh hoà bình và quyển tự quyết của người Tây tạng hồi phục giáo huấn Phật, và văn hóa quê hương được viết do những yêu cầu bởi chính phủ Tây tạng cùng với sự đồng ý nhất trí của những cộng đồng tu sĩ và cư sĩ. Đặc biệt, theo lời yêu cầu của Barzhi Phuntsog Wangyal; Lobsang Tendzin-treasurer of Lhatzun Labrang và phu nhân, Tashi Dolma; và Lobsang Dorje-thủ quỷ của Shelkhar Monastery.

Bản dịch bài này được thực hiện bởi Ramjampa Dupchok Gyaltsen và Peter Gold, dưới sự hướng dẫn chủ bút của Dịch Giả Lotsawa Tenzin Dorje và với những sự nhuận sắc của Yen. Geshe Lobsang Gyatso, Giám Đốc của Học viện Biện Chứng Phật Giáo ở Dharamsala, Ấn Độ, trong tháng Tư, 1992.

Từ CHÖ YANG, The Voice of Tibetan Religion & Culture No.5
Hiệu đính: Pedron Yeshi & Jeremy Russell
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 20717)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
03/12/2013(Xem: 51735)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20467)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16526)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 34040)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 35876)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
08/05/2013(Xem: 5252)
Giáo lý nghiệp của Phật giáo có thể sử dụng để biện giải về sự sinh tử luân hồi, đa dạng của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường. Các khái niệm về nghiệp được hình thành rất sớm, ngay trước khi bộ tộc Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ.
13/04/2013(Xem: 3827)
Thời đức Phật Thích Ca tại thế (563-483 trước dương lịch) thì Phật pháp được giảng giải và trao truyền bằng lời nói, chứ chưa được ghi lại dưới dạng văn tự. Trong lần kết tập thứ ba, theo lệnh của vua A Dục (Aśoka : 268-233 tr. dl), tức khoảng 218 năm sau khi Đức Phật Niết Bàn, Kinh Phật mới được ghi lại thành văn bản trên những miếng đồng để lưu trữ. Vào thời kỳ nầy thì tiếng Phạn đã được học giả Pānini chuẩn hóa thành tiếng Phạn mà các học giả Tây phương gọi là tiếng Phạn Cổ điển (Classical Sanskrit) để phân biệt với tiếng Phạn thời trước đó trong kinh Vệ Đà, gọi là Phạn Vệ Đà (Vedic Sanskrit).
09/04/2013(Xem: 10383)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567