Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27-Học Phật bằng cách nào?

28/01/201109:41(Xem: 8802)
27-Học Phật bằng cách nào?

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

HọcPhật bằng cách nào?

Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp họcPhật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêngcủa nó. Ví như môn toán học, người học trò trước phảibiết số, kế học thuộc cửu chương, học cách cộng trừnhân chia, lên nữa phải học công thức, phương trình v.v...Môn văn chương, trước phải biết chữ cái, học ráp vần,viết chánh tả, học văn phạm, tập cách làm văn v.v... Phươngchi Phật pháp là môn học giác ngộ, mà không có phương phápriêng của nó hay sao?

Phươngpháphọc Phật tức là ba môn tuệ học: Văn tuệ, Tưtuệ, và Tu tuệ. Bởi vì muốn vào cửa giác ngộ khôngphải anh tướng trí tuệ thì không sao vào được. Phật pháplà chân lý là những sự thật, nếu không có ngọn đuốctrí tuệ soi sáng, làm sao chúng ta thấy mọi sự thật ở chungquanh, không cần trí tuệ, chỉ dùng lòng tin đến với đạoPhật, để học Phật pháp, thật là sai lầm lớn lao. Ðâylà chứng bệnh trầm trọng của Phật tử hiện thời. Cầnchữa lành bệnh này, chúng ta phải ứng dụng triệt để bamôn tuệ học vào công trình tu học Phật pháp.

Thếnào là Văn tuệ?

Vănlà nghe, do nghe giáo lý Phật pháp trí tuệ mở sáng, gọi làVăn tuệ. Chúng ta nghe Phật pháp qua lời giảng dạy của chưtăng, của thiện hữu tri thức đã tu học trước ta. Nhữnglời giảng dạy ấy xuất phát từ kinh điển của Phật, trongđó chứa toàn lời lẽ chân chánh, chỉ bày mọi sự thậtcho chúng sanh. Càng nghe trí tuệ chúng ta càng sáng. Hoặc chúngta trực tiếp đọc kinh sách Phật, khiến mở mang trí tuệcũng thuộc Văn tuệ. Chịu khó nghe giảng dạy, ch?u khó nghiêncứu kinh sách Phật, đó là người biết từ cửa Văn tuệtiến thẳng vào ngôi nhà Phật pháp.

Thếnào là Tư tuệ?

Tưlà suy xét phán đoán, do suy xét phán đoán những lời dạytrong Phật pháp, trí tuệ càng tăng trưởng. Chúng ta đượcnghe lời chỉ dạy của thầy bạn, dẫn từ trong kinh Phậtra, song nghe rồi tin liền là chưa đủ tư cách học Phật.Buộc chúng ta phải dùng trí phán đoán xem đúng hay sai, nếuquả thật đúng, từ đó chúng ta mới tin. có thế mới thựchành đúng câu "các người phải tự thắp đuốc lên mà đi,thắp đuốc lên với chánh pháp", trong kinh Pháp Cú. Chúng tamuốn mở mang trí tuệ, song tự mình làm sao mở được, phảimồi ngọn đuốc trí tuệ của mình với ngọn đuốc chánhpháp của Phật, trí tuệ mới phát sáng.

Mồibằng cách nào?

Vínhư chúng ta nghe vị Sư giảng rằng: "Tất cả thế gian đềulà vô thường." Sau đó phải dùng trí tuệ của mình phánđoán xem đúng hay không. Chúng ta tự đặt câu hỏi: tất cảthế gian đều là vô thường, có sự vật nào thoát ngoàiluật lệ ấy chăng? Nếu có, câu nói này chưa phải chân lý.Bằng không, mới thật đúng chân lý, chúng ta sẽ hoàn toàntin. Thế rồi, ta tự khảo sát :

Conngười có phải vô thường không? Từ ông bà đến cha mẹchúng ta đều có sanh ra, lớn lên, bệnh hoạn, già yếu rồichết. Kể luôn cả ta, khi nào còn nhỏ bé, lớn lên, bệnhhoạn, già yếu, rồi cũng sẽ chết. Trong gia đình thân tộcchúng ta đã thế, ngoài xã hội cũng thế, cả nhân loại trênthế giới cũng thế; ngàn xưa là thế, mãi sau này cũng thế.Quả là con người vô thường.

Ðếnnhững sự vật, nào nhà cửa, bàn ghế, xe cộ... có bị vôthường không? Chính cái nhà của mình, khi mới cất thì tốtđẹp lành lặn, qua vài ba năm thấy cũ dần, đến năm mườinăm thì hư sập. Cái bàn viết cũng thế, khi mới đóng xembóng loáng tốt đẹp, dùng mấy năm thấy đã cũ, tróc sơnkhờn mặt, rồi đây sẽ mục nát hư hoại. Chiếc xe đạpkhi mới mua đem về mới toanh, chạy được một năm vỏ đãrách, cổ lỏng, các con ốc lờn... vài năm nữa sẽ hư. Thếlà, nhà cửa, bàn ghế, xe cộ... những vật cần dùng bêncạnh chúng ta thảy bị vô thường chi phối. Cho đến trămngàn vật khác, nếu khảo sát đều thấy đồng một số phậnnhư nhau.

Chúngta có thể kết luận rằng: "tất cả thế gian là vô thường",quả thật là chân lý. Ta tin chắc lẽ này, dù có ai nói khácđi, cũng không làm lay động được lòng tin của ta. Bởi lòngtin này đã được gạn lọc qua sàng lý trí, nên nó vữngchắc không dễ gì làm lung lay.

Lạimột thí dụ, chúng ta nghe vị Sư giảng lý luân hồi, bảorằng: "Muôn vật ở thế gian đều xoay quanh vòng luân hồi."Ta tự đặt câu hỏi: Tại sao muôn vật đều luân hồi? Cóvật nào không luân hồi chăng? Chúng ta bắt đầu xét từthực vật:

Câycối thành hình bắt nguồn từ hạt, hạt nẩy mầm tăng trưởngthành cây, nở hoa, kết trái; trái sanh hạt, hạt lại nẩymầm... lộn đi đảo lại không cùng. Song đó là sự lộnđi đảo lại từ cây này sang cây khác, ngay bản thân câyấy có đảo lộn vậy không? Cũng lộn đi đảo lại như thế.Thân cây hiện sống đây, do châm rễ hút đất nước... nuôidưỡng mới được sanh trưởng, dần dần thành đại thọ.Rễ hút đất nước nuôi dưỡng thân cành lá, lá rụng biếnthành phân đất, cành gãy mục cũng thành phân đất, thâncây ngã mục cũng trở về đất nước. Thân cây nhờ đấtnước sanh trưởng, khi ngã mục lại trở về đất nước.

Nướcdo ánh nắng bốc thành hơi, hơi lên cao gặp khí lạnh đọnglại, rơi xuống thành nước; nước lại bốc hơi... mãi mãikhông cùng.

Tonhư quả địa cầu vẫn quay tròn quanh cái trục, sáng rồitối, tối lại sáng. Căn cứ vào sự quay tròn của nó, ngườita chia ra ngày giờ tháng năm, thời tiết xuân hạ thu đông,xoay vần thế mãi không cùng.

Dosự khảo sát trên, chúng ta khẳng định rằng "muôn vật ởthế gian đều xoay quanh vòng luân hồi", là sự thật khôngcòn gì phải nghi ngờ.

Trênđây tạm cử vài thí dụ làm căn bản cho công cuộc suy xétphán đoán Phật pháp. Căn cứ vào đây, chúng ta phán xét nhữnglời Phật dạy, hoặc chư tăng dạy trong những trường hợpkhác. Có thế, mới phân biệt được chánh tà và mới đúngtinh thần người học Phật.

Thếnào là Tu Tuệ?

Saukhi phán xét lời Phật dạy là đúng, chúng ta đem áp dụngtrong cuộc sống hằng ngày của mình, khiến chánh lý càngbày hiện sáng tỏ, là tu tuệ. Ví như, đã biết rõ "tấtcả thế gian là vô thường", chúng ta ứng dụng sự vô thườngvào đời sống của mình, trong những trường hợp như sau:

Ðãbiết rõ thế gian là vô thường, khi gặp vô thường đếnvới bản thân, với gia đình ta, ta vẫn giữ bình tĩnh khônghốt hoảng hãi sợ. Vì biết chắc điều đó ở thế giankhông ai tránh khỏi, sợ hãi kinh hoàng chỉ làm rối thêm vôích. Bởi không sợ nên tâm ta bình tĩnh sáng suốt, giải quyếtmọi việc một cách tốt đẹp. Chúng ta vẫn đủ sáng suốtđể khuyên giải cho những người đồng cảnh ngộ bớt đaukh?.

Biếtrõ thế gian là vô thường, mọi sự tranh giành danh lợi, tàisắc... lòng ta nguội lạnh. Tranh giành những thứ tạm bợấy làm gì, để rồi chuốc khổ về mình, gây đau khổ chongười, rốt cuộc chỉ thành việc mò trăng bắt bóng. Lòngtham lam giành giật dục lạc thế gian, do đây dứt sạch.

Dothấy rõ lẽ vô thường, chúng ta không thể ngồi yên chờchết. Phải cố gắng làm mọi việc lành, nếu cơn vô thườngđến, chúng ta có muốn làm cũng không sao làm được. Lạibiết quí tiếc thời giờ, một ngày qua rồi không tìm lạiđược, phải cấp bách nỗ lực làm lợi mình lợi người,không thể chần chờ.

Ðólà ba trường hợp do biết "thế gian vô thường", chúng takhéo ứng dụng tu hành trong cuộc sống hiện tại của mình.Bao nhiêu sự lợi ích tốt đẹp sẽ theo đó mà tăng trưởng.Sự tu hành ấy, đi đôi với tâm trí tỉnh táo sáng suốt,nên gọi là "Tu tuệ".

Vídụ khác, chúng ta nhận rõ "muôn vật luân hồi", liền ứngdụng lý luân hồi vào cuộc sống của mình. Nếu phải luânhồi, chúng ta chọn cái luân hồi nào tốt đẹp an ổn hơn.Ví như, biết các loài thảo mộc từ hạt nẩy mầm, sanh trưởngthành cây, đơm hoa, kết quả; hạt lại nẩy mầm... Chúngta nên chọn lựa hạt tốt giống ngon đem ương, để sau nàykết quả ngon, cho ta và mọi người được thưởng thức vịngon. Cũng thế, trong vòng luân hồi bản thân ta cũng khôngthoát khỏi, ta cần tạo những nhân tốt, nhân an vui, đểmai kia có lăn lộn cũng lăn lộn trong chỗ tốt, chỗ an vui.

Ðãbiết muôn vật luân hồi, chúng ta phải tìm xem nguyên nhânnào lôi cuốn vào trong ấy. Biết rõ nguyên nhân rồi, phảitìm cách thoát ra ngoài vòng luân hồi. Không đầu hàng khuấtphục, để chịu lăn mãi trong luân hồi. Như các nhà khoa họcnghiên cứu biết sức hút của quả đất, sau đó tìm cáchchế phi thuyền đủ sức mạnh vượt ra ngoài vòng hút củaquả đất, đi thẳng vào quĩ đạo v.v... Biết luân hồi đểtìm cách thoát ra, chính là tinh thần "Tu tuệ".

Văntuệ, Tư tuệ rất cần thiết, song Tu tuệ lại càng quan trọnghơn. Nếu có văn tuệ, tư tuệ mà thiếu tu tuệ thì chỉ làtuệ rỗng, không lợi ích thiết thực cho đời sống con người.Nhờ tu tuệ mới thẩm định được giá trị văn, tư ở trênvà giúp cho văn, tư được kết quả viên mãn.

Vìthế, đức Phật dạy hàng Phật tử đi chùa là cốt gặpSư tăng, Sư ni, gặp Tăng ni rồi cần phải thưa hỏi Phậtpháp, thưa hỏi xong phải ghi nhớ, ghi nhớ rồi cần phán xét,phán xét rồi phải tiến tu. Ðược vậy mới đúng tinh thầnPhật tử (Phỏng theo bài kinh Ma-ha-nam trong Tạp A-hàm). Bồ-tátQuán Thế Âm cũng trình với Phật, thuở quá khứ lâu xa Ngàigặp Phật dạy tu phương pháp văn, tư, tu được vào chánhđịnh và cho hiệu là Quán Thế Âm (Kinh Lăng Nghiêm). Chínhtrong giới Bồ-tát, Phật cũng dạy "dù ở xa trăm ngàn dặm,nghe có người nói kinh luật, người mới thọ giới Bồ-tátcũng phải mang kinh luật đến đó học (Kinh Phạm Võng). Quảnhiên đức Phật không chấp nhận đệ tử tu hành tối dốt,phải đầy đủ ba môn Tuệ học, mới xứng là đệ tử củaNgài.

Bamôn Tuệ học này hoàn toàn thích hợp với tinh thần khoa họchiện nay. Bất luận môn học nào, trước tiên học lý thuyết,kế phê bình lý thuyết, sau thí nghiệm hay thực hành lý thuyết.Lý thuyết tức là văn tuệ, phê bình tức là tư tuệ, thínghiệm tức là tu tuệ. Có như vậy môn học mới tiến bộvà phát minh những điều mới lạ.

Tuynhiên, về mục tiêu chánh yếu Phật học vẫn khác khoa học.Khoa học cốt phát minh mọi sự thật của ngoại giới, chinhphục giành quyền làm chủ thiên nhiên, bắt thiên nhiên làmtheo ý muốn con người, để tạo vật chất dồi dào sung túccho nhân loại. Phật học xoay lại ngự trị bản thân mình,gạn lọc đào thải những tâm thức nhơ xấu, kiến tạo mộttâm hồn trong sáng an vui tự tại. Bởi khoa học gây tạo điềukiện vật chất dồi dào, nên con người dễ tranh đua giànhgiật kình chống lẫn nhau, Phật học cốt xây dựng tâm hồntrong sáng, nên người biết tu theo, lòng sẽ mở rộng thươngyêu bảo bọc lẫn nhau.Vì thế, ba môn tuệ học đều đặtcăn cứ trên nguyên tắc "xem lại chính mình". Nắmvững nguyên tắc này, đọc kinh sách Phật, chúng ta nhận địnhphán xét không bị sai lẫn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 12188)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 13924)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 3487)
Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng
15/04/2023(Xem: 4132)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
12/04/2023(Xem: 5736)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5504)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 9245)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5455)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 8261)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9398)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]