Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01-Ðạo Phật

28/01/201109:41(Xem: 8028)
01-Ðạo Phật

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

ĐẠOPHẬT

I.-MỞÐỀ

Chúngsanhđang chìm đắm trong biển khổ sanh tử, dong thuyền racứu vớt họ là sự ra đời của đạo Phật. Ðêm tối vôminh che phủ tất cả chúng sanh, cầm đuốc sáng soi đườngcho họ là trách nhiệm của đạo Phật. Ðạo Phật đến vớichúng sanh trong một niềm khát vọng vô biên, một sự trôngchờ tột độ. Nhưng, con thuyền có giá trị cứu mạng khinào người sắp chết chìm biết bám lấy nó. Ngọn đuốclà một cứu tinh, khi nào những kẻ lạc đường trong đêmtối khao khát muốn ra. Con thuyền và ngọn đuốc sẽ vô bổ,nếu những kẻ sắp chết chìm và người lạc trong đêm tốichấp nhận cái gì mình đang chịu. Cũng thế, đạo Phật sẽvô ích với những chúng sanh chấp nhận sanh tử và an phậntrong vô minh. Vì thế, đạo Phật có mặt trên thế giới nàyđã hơn hai ngàn năm trăm năm, còn biết bao nhiêu người nhìnnó với cặp mắt xa lạ. Song những kẻ đã nếm được phápvị, thấy công đức của đạo Phật đối với mình vô vànkhông sao kể hết. Thật đúng với câu "Phật hóa hữu duyênnhân".

II.-ÐỊNH NGHĨA

Ðứngvề hành động, đạo Phật là con đường đưa người trởvề cố hương giác ngộ. Hoặc đạo Phật là phương phápgiúp người tiến tu đến giác ngộ. Ðứng về thực thể,đạo Phật là tánh giác sẵn có của tất cả chúng sanh.

Nhữngkẻ phiêu lưu ở tha phương viễn xứ ước mơ khao khát trởvề cố hương, đạo Phật là tấm bản đồ vẽ rõ con đườngtrở về cố hương, do bàn tay của người đồng cảnh ngộđã trở về đến tận quê nhà, đức Thích-ca Mâu-ni. Nếuý thức được cảnh khổ của người xa quê, một lòng quyếtchí trở về cố hương được người trao tay cho tấm bảnđồ, biết rõ con đường về quê thì còn sung sướng nàohơn. Không cam chìm sâu trong đêm tối vô minh, người cươngquyết tiến lên con đường giác ngộ, nắm vững những phươngtiện tiến tu, chắc chắn sớm chiều sẽ được mãn nguyện.

Ðứngtrên bờ biển thấy toàn biển đều là sóng, bởi cơn giómạnh, người ta ngơ ngác không biết làm sao tìm ra nước biển.Nếu đây là sóng thì nước biển ở đâu ? Những lượn sóngđuổi nhau lặn hụp hò hét ầm ì, mặt biển là những cáibiến động ấy sao? Người sáng suốt nghe thế, bảo họ rằng:"Chính sóng ấy tức là nước", "cái biến động kia chỉ làhiện tượng của mặt biển tĩnh lặng". Hãy ngay nơi sóng,chúng ta nhận ra nước, trên cái biến động biết đượcthể tịnh. Hiện tướng vô minh và tánh giác cũng thế.

Tấtcả những vọng tưởng điên đảo là hiện tướng vô minh,vọng tưởng lặng lẽ là tánh giác thanh tịnh.

Tuyhai tên hai tướng khác nhau, song không thể rời vô minh tìmđược tánh giác, như sóng với nước. Tánh giác là cái thểchẳng sanh chẳng diệt của mỗi con người chúng ta, hằngtàng ẩn trong con người vô thường sanh diệt này, như thểtĩnh lặng của mặt biển sẵn có trên tướng biến độngầm ì. Bởi chúng sanh sẵn có tánh giác mà quên, nên đứcThích-ca thương xót giáo hóa chỉ dạy cho thức tỉnh, đólà đạo Phật.

Chủyếu của đạo Phật là giác ngộ, nên được biểu trưngbằng phóng quang, ngọc minh châu, cây đuốc, ngọn đèn. Nóiđến đạo Phật là nói đến giác ngộ; mọi hình thức mêtín hiện có trong đạo Phật, do người sau ứng dụng sai lầm,chớ không phải thực chất của đạo Phật.

III.-LÝ THUYẾT

Phầnlý thuyết của đạo Phật rất phong phú, nói chung là Tam Tạnggiáo điển, gồm Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận. TamTạng này hiện ấn hành có hai văn hệ: Pali Tạng, Hán Tạng.Pali Tạng thuộc Nam truyền Phật giáo, Hán Tạng thuộc Bắctruyền Phật giáo. Ở đây, chúng tôi nói về hệ thống HánTạng. Bộ Hán Tạng hiện do Nhật Bản và Ðài Loan ấn hànhgồm trên năm ngàn quyển. Thật là một kho tàng văn hóa dồidào, chính những người tu sĩ Phật giáo cũng chưa chắc đãđọc hết. Trong ba Tạng, quan trọng nhất là tạng Kinh, vìtạng Luận là giải thích lại tạng Kinh, còn tạng Luật nóirõ về nghi thức luật lệ của người tu. Trong tạng Kinh tổngquát chia làm ba phần : hệ thống A-hàm, hệ thống Bát-nhã,hệ thống Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm. Hệ thống A-hàm giảithích về triết lý vô thường, khổ, không, vô ngã. Hệ thốngBát-nhã giải thích tự tánh các pháp là Không, chỗ tánh Khôngấy là tướng chân thật. Hệ thống Pháp Hoa, Niết-bàn, HoaNghiêm giải thích chúng sanh sẵn có tánh giác gọi là Trítuệ Phật, Tri kiến Phật, Niết-bàn.

Tuynhiên, vì truyền bá lâu xa khó tránh khỏi những tư tưởngtập tục sai lầm chen lẫn trong chánh pháp. Chúng ta muốn phánđịnh chánh tà, trong kinh có dạy dùng Tứ pháp ấn, Tam phápấn, Ðệ nhất pháp ấn để ấn định đúng sai. Tứ phápấn là vô thường, khổ, không, vô ngã. Tất cả những kinhthuộc hệ thống A-hàm nói không ngoài bốn lý này, nếu nóikhác bốn lý này là tà thuyết. Tam pháp ấn là chư hạnh vôthường, chư pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tịnh. Ðây là trùmcả Tiểu thừa lẫn Ðại thừa đều nằm gọn trong ấy. Ðệnhất pháp ấn là nhất tâm chân như. Phần này chỉ riênghệ thống Pháp Hoa..., không can hệ đến hai hệ thống kia.Nắm được cái căn bản này, chúng ta tạm biết cương yếuhọc Phật.

Phầnlý thuyết của đạo Phật khác hẳn với thuyết lý của nhữngtriết gia, học giả khác. Bởi vì họ dùng suy tư nghĩ tưởngbiện thuyết, còn đây do đức Phật sau khi giác ngộ thấylẽ thật như thế, tùy hoàn cảnh trường hợp đem ra chỉdạy cho người. Người khéo ứng dụng lời Phật dạy vàocuộc sống sẽ được kết quả tốt đẹp, hoàn toàn khônghọa hại. Cho nên, trong kinh nói "lời Phật nói trước, giữa,sau đều thiện".

IV.-THỰC HÀNH

?ngdụng phần lý thuyết trên vào cuộc sống hiện tại, sẽđược kết quả tùy theo khả năng phương pháp mình thựchành. Sự thực hành có chia nhiều thứ bậc: Ngũ thừa, Tamthừa, Nhất thừa. Chữ thừa ở đây ví dụ cỗ xe chở ngườiđi. Từ vị trí con người chở đến con người là Nhân thừa.Từ vị trí con người chở đến quả vị chư thiên gọi làThiên thừa. Từ vị trí con người chở đến quả vị Thanhvăn gọi là Thanh văn thừa. Từ vị trí con người chở đếnquả vị Duyên giác gọi là Duyên giác thừa. Từ vị trí conngười chở đến quả vị Bồ-tát gọi là Bồ-tát thừa.Ðó gọi là Ngũ thừa. Bỏ hai phần Nhân thừa và Thiên thừacòn lại ba thừa sau gọi là Tam thừa. Từ vị trí con ngườiphàm phu chở thẳng đến quả vị Phật gọi là Phật thừahay Nhất thừa.

Từvị trí con người đến vị trí con người mai hậu là, ứngdụng tu hành Tam qui ngũ giới và những nề nếp sống hiềnlành chân thật của con người. Từ vị trí con người đếnquả vị chư Thiên, ứng dụng pháp Thập Thiện vào đời sốngtu hành và thiền định từ Sơ thiền đến Tứ thiền. Từvị trí con người đến quả vị Thanh văn, ứng dụng phápTứ đế để tu hành. Từ vị trí con người đến quả vịDuyên giác ứng dụng pháp Thập nhị nhân duyên tu hành. Từvị trí con người đến quả vị Bồ-tát ứng dụng pháp Lụcđộ tu hành. Từ vị trí con người phàm phu thẳng đến quảvị Phật ứng dụng phương pháp "tức tâm là Phật" tu hành.Ví như chúng ta muốn đi đến vị trí nào, khi ra bến xe liềntìm xe đi về vị trí ấy leo lên, sẽ đưa chúng ta đi đếnđích như chỗ mong muốn. Ð?o Phật cũng thế, tùy theo sởthích của người mà lập nhiều pháp môn, ưng pháp môn nàoứng dụng tu hành đều kết quả đúng như sở nguyện. Ðólà phương tiện tùy cơ của đức Phật trên phương pháp giáohóa chúng sanh. Nếu nói thẳng bản hoài của Ngài, chỉ muốnchúng sanh thành Phật là mục tiêu duy nhất.

ÐaoPhật truyền sang Trung Quốc lại chia thành nhiều tông phái,mỗi tông phái y cứ trên những bộ Kinh hay Luận làm chủyếu cho sự tu hành. Nếu nói rộng có cả thảy mười tông,nói hẹp theo sự truyền bá hiện tại có bốn tông. Hiệnnay còn bốn tông đang lưu hành là Thiên Thai tông, Thiền tông,Mật tông, Tịnh độ tông. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởngPhật giáo Trung Quốc, sự lưu hành các tông phái cũng tươngtợ Trung Quốc.

V.-TRUYỀN BÁ

Ởđây nói truyền bá là đi thẳng vào phương pháp, không căncứ trên lịch sử. Những lời dạy của đức Phật đượcgọi là Kinh, bởi hai lý do: hợp lý và hợp cơ. Một chânlý dù cao siêu đến đâu, nếu không ứng dụng được vàocuộc đời, chân lý ấy trở thành không nền tảng, chỉ lơlửng trên không trung. Chân lý không áp dụng được cho ngườisẽ là vô ích. Truyền bá sự vô ích thật là làm một điềuvô nghĩa. Lời Phật dạy đúng chân lý gọi là hợp lý, songlời dạy ấy cũng phải hợp căn cơ trình độ của con ngườiđương thời thì họ ứng dụng mới được. Hợp lý hợpcơ là hai điều kiện không thể thiếu trên phương diện truyềnbá. Nếu chỉ dạy thích hợp sự ưa thích của người màkhông có chân lý sẽ đưa đến mê tín và tội lỗi. Mộttrọng trách của người truyền bá, phải nhận định sángsuốt, để không bị lỗi thời hay sai chân lý. Chính đâylà ý nghĩa "tùy duyên mà bất biến" của tinh thần Ðại thừa.Bất biến là hợp lý, tùy duyên là hợp cơ. Thật là mộthình ảnh linh động đi vào cuộc đời của chánh pháp. Ngườitruyền bá chánh pháp lúc nào cũng linh động mà không sai chânlý. Bởi cuộc đời là một dòng biến thiên, mỗi thời đềumỗi khác, chúng ta không thể mang hình thức cổ lỗ đi vàothời đại văn minh. Làm thế, chỉ chuốc sự chán chê củathiên hạ, không lợi gì cho mình, cho chánh pháp cả. Cũng khôngthể mang hình thức rất hợp thời trang, mà bỏ mất chânlý. Tùy duyên mà bất biến, quả là chân lý ngàn đời củangười đi ra giáo hóa.

Lạinữa, con người sống lúc nào cũng dung hòa giữa tình cảmvà lý trí. Tình cảm là quả tim, lý trí là khối óc. Quảtim và khối óc phải nhịp nhàng hòa điệu thì con ngườimới thanh thản an vui. Nghiêng một bên nào cũng làm mất thăngbằng, khiến con người dễ mất bình thường. Ðạo Phậtmuốn còn mãi trên nhân gian với con người, sự truyền bácũng phải làm thỏa mãn hai phần ấy. Ðể thỏa mãn phầnkhối óc, người truyền bá chánh pháp phải thường giảngdạy Kinh Luận cho Phật tử nghe. Thấm nhuần triết lý caosiêu của Phật giáo, người Phật tử mới khỏi nghi ngờkhi nghe một lý thuyết khác. Sự tu hành vững chãi, cũng nhờhiểu thấu giáo lý siêu thoát của Phật dạy. Giáo lý làngọn đuốc sáng đưa người ra khỏi rừng vô minh u tối.Có sẵn trong tay ngọn đuốc sáng, người Phật tử chắc chắnsẽ thoát khỏi rừng mê. Ðể thỏa mãn con tim, những hìnhthức nghi lễ tán tụng ở nhà chùa, giúp người Phật tửniềm tin được sung mãn. Những buổi lễ tại chùa đều cómang tính chất tín ngưỡng, phổ nhạc trong những lời tụngtán đều là đi thẳng vào tình cảm của con người. Tuy chưahiểu gì về Phật pháp, chỉ đến chùa tụng một thời kinh,người ta cũng thấy lòng được nhẹ nhàng lâng lâng. Hoặcnhững đêm khuya tĩnh mịch, những lời tụng tán thâm trầmhòa với tiếng khánh tiếng mõ nhịp nhàng, khiến người nghetâm hồn dường như bay bổng trên không trung. Tuy nhiên nhưthế, hai phần lý trí và tình cảm đều phải quân bình nhau,lệch một bên đều là khuyết điểm lớn. Nếu chỉ có lýtrí mà thiếu tình cảm trở thành khô khan. Nếu chỉ có tìnhcảm mà thiếu lý trí trở thành mê tín. Người truyền giáophải khéo léo quân bình hai điều này.

VI.-KẾT LUẬN

ÐạoPhật có mặt ở thế giới này đã trên hai mươi lăm thếkỷ, sự truyền bá này quả thật lâu dài. Sở dĩ đượcnhư thế, do Phật giáo là chân lý không lý thuyết nào bẻgãy nổi, người tu hành theo Phật giáo được kết quả lợiích thiết thực không nghi ngờ, phương pháp truyền bá củaPhật giáo rất linh động. Chúng ta hữu duyên hữu phướcmới được gội nhuần chánh pháp, đừng cô phụ phước duyêncủa mình, mỗi chúng ta phải nỗ lực tiến tu. Có thưởngthức được pháp vị rồi, chúng ta mới tùy duyên lợi íchkẻ sau. Làm thế nào cho ngọn đèn chánh pháp nối tiếp mãikhông tắt trên cõi thế gian này. Ðền ơn Phật tổ khônggì hơn cứu độ chúng sanh. Sự cứu độ thực tế nhất,phải ngay cõi đời này, với những người có mặt hiện nay,khiến họ chuyển mọi khổ đau trở thành an lạc. Phật giáokhông phải cái gì xa vời, không phải sự ước mơ viển vông,mà hiện tại thực tế. Nhận định như thế, mới có thểđem đạo Phật vào cuộc đời một cách hữu hiệu.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2023(Xem: 3755)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 3496)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 6490)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 3762)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 5700)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6403)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5405)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 13908)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
14/12/2022(Xem: 2116)
Đạo đức và Luân lý chẳng những là nền tảng của mọi tôn giáo, mà còn là nền tảng của mọi xã hội loài người. Một xã hội sẽ không hoạt động hoặc phát triển nếu không có Đạo đức và Luân lý; nó sẽ không chịu nổi sự hỗn loạn và bạo lực. Đạo đức và Luân lý cũng đóng vai trò là hệ thống giá trị mà từ đó luật pháp và công lý được hình thành, cùng với các định nghĩa của chúng ta về đúng và sai. Một hệ thống Đạo đức và Luân lý không chỉ tạo ra hòa bình và trật tự trên thế giới này, nó còn cung cấp một mục đích trong cuộc sống. Sống có Đạo đức và Luân lý cho chúng ta cảm giác thành một ơn gọi cao hơn có thể mang bản chất tâm linh, cho phép chúng ta trải nghiệm sự siêu việt vượt qua những cám dỗ vật chất trần tục.
02/11/2022(Xem: 18436)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567