Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26-Thế nào là Phật pháp?

28/01/201109:41(Xem: 9312)
26-Thế nào là Phật pháp?

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Thếnào là Phật pháp?

Phậtpháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khigiác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để cho mọingười hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ nhưNgài. Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra, không phảido suy tư phỏng đoán như nhiều triết thuyết khác. Vì thế,Phật pháp là những chân lý, tùy trình độ của người, Phậtnói có sai biệt: Chân lý phổ biến, Chân lý tương đối,Chân lý tuyệt đối.

Chânlýphổ biến Chân lý phổ biến là những sự thật hiệnhữu tràn đầy trên vạn vật. Những sự thật ấy đức Phậtchỉ ra, chúng ta chịu khó khảo sát một cách tinh tế sẽthấy hiển nhiên không sai lệch. Trước hết nhìn theo dòngthời gian, Phật nói:

I.Nhân quả:

Tấtcả sự vật có hình tướng, có tác động đều hình thànhbằng nhân quả. Nhân quả trùm khắp cả mọi sự vật, khôngmột sự vật nào có thể thoát ngoài nhân quả được. Songtrong nhân đến quả có chánh nhân, trợ nhân, thuận nhân,nghịch nhân nên trở thành vấn đề phức tạp. Lại có nhữngtrường hợp vì nhân quá nhỏ nhiệm, nhân xa xôi khiến ngườita không thể thấy, không thể nhớ mà biến thành khó hiểu.Chúng ta thử nhìn từ lãnh vực thực vật, động vật... đểminh chứng lý nhân quả.

1.Về thực vật. Không một thứ cây loại cỏ nào mà chẳngtừ nhân thành quả. Hoặc có thứ nhân của nó là hạt, cóthứ nhân nó là lá, có thứ nhân nó là ngọn, có thứ nhânnó là rễ, là thân. Từ cái nhân ấy nẩy mầm sanh trưởngthành cây, đơm hoa, kết quả. Không có loài thực vật nàongẫu nhiên không nhân thành quả.

Vídụ, hạt cam là nhân, lên thành cây cam có trái cam là quả.Hạt ớt là nhân, lên thành cây ớt có trái ớt là quả...Có nhân ắt phải có quả. Song trong ấy còn tùy thuộc thuậnnhân hay nghịch nhân, mà thành quả hay bất thành quả. Nhưcó hạt cam là chánh nhân, có phân, đất, nước, ánh nắng...là trợ nhân, được săn sóc vun quén là thuận nhân, hạtcam ấy sẽ nẩy mầm sanh trưởng thành cây cam và có tráicam không sai. Ngược lại, có hạt cam mà thiếu phân đấtnước ánh nắng... thì không thể nẩy mầm sanh cây cam, huốnglà có trái cam. Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánhnắng... mà thiếu người săn sóc vun quén thì có thể có câycam mà khó mong có quả cam. Hoặc có hạt cam, có phân đấtnước ánh nắng... có người vun quén, song bị sâu trùng ăngốc, đục trong thân cây - nghịch nhân - thì cây cam ấy sẽbị hoại. Hoặc có trường hợp dường như không nhân màthành quả. Như chúng ta dọn sạch một thửa đất để trồngtrọt. Thửa đất ấy, chúng ta cuốc không còn một gốc cỏ,lượm sạch không sót một cọng cỏ, ta tự cho là đất thậtsạch. Thế mà, qua một vài trận mưa, chúng ta thấy từ lòngđất cỏ vọt lên lấm tấm đều hết. Cỏ này từ đâu đến?Phải chăng đất sanh cỏ? Thật không phải thế, bởi nhữnghạt cỏ li ti đã nằm sẵn trong lòng đất mà mắt chúng takhông thể thấy. Gặp mưa, chúng nẩy mầm lên cây là lý đươngnhiên. Ðây là vì nhân nhỏ nhiệm chúng ta không thấy, nêncó những nhận xét sai lầm.

Lạicó trường hợp khác, một hôm tăng chúng trong chùa chúng tôira thăm vườn, bẻ được hai trái mãng cầu xiêm, từ hai câymãng cầu cách nhau độ bốn thước tây. Khi xẻ ra ăn, cảchúng đều ngạc nhiên, trố mắt nhìn nhau, đặt câu hỏi:Tại sao cùng một loại, chung một thửa đất, mà trái nàyngọt, trái kia chua? Mỗi người đều có giả thuyết khácnhau, riêng tôi chỉ cười thôi. Cuối cùng, tôi giải thíchcho họ nghe: Sở dĩ hai cây cùng một loại, chung một thửađất mà mùi vị khác nhau, do trước kia tôi lấy hạt củahai trái mãng cầu chua và ngọt ương trồng, nên kết quảnhư thế. Ðó là vì nhân xa xôi khiến người ta không thểbiết, nên sanh nghi ngờ. Bởi những lý do trên, nhân quả trởthành tế nhị phức tạp, nếu người nhận xét nông nổiđơn thuần thì khó thấu triệt được.

2.Về động vật. Tất cả loài động vật hình thành cũng từnhân đến quả. Có loài động vật nhân là trứng, có loàiđộng vật nhân từ bào thai, có loài động vật nhân từloài khác hóa ra. Không có loài động vật nào tự nhiên màcó, song có cũng tùy thuộc chánh nhân, trợ nhân, thuận nhân,nghịch nhân, sự sanh trưởng của nó được hoàn hảo haysuy kém, hoặc hoại diệt chẳng hạn.

Ðâylà nói nhân quả trên vạn vật có hình tướng. Chúng ta cóthể khẳng định rằng "tất cả loài sanh vật trên quả địacầu và cả quả địa cầu này đều nằm gọn trong lòng nhânquả".

3.Về tác động. Chẳng những nhân quả trùm khắp mọi loàimọi vật có hình tướng, mà nhân quả cũng bao gồm mọi tạotác mọi hành động của mọi loài. Ở đây chúng ta chú mụcvào loài người để thấy rõ nhân quả.

Nhữngtác động về thân miệng của chúng ta có tánh cách lợi người,đem lại nguồn an vui cho người, là tác động lành. Nó sẽmang lại cho ta sự an vui ngay hiện tại, hoặc sau này, gọilà quả lành. Những tác động có tánh cách thương tổn khiếnngười đau khổ, gọi là nhân dữ. Nó sẽ chuốc lấy sựđau khổ trở về ta ngay hiện tại, hoặc mai kia, gọi là quảdữ.

Vídụ, chúng ta ra tay cứu giúp người hoạn nạn nguy khốn, quacơn hoạn nạn họ vui vẻ cám ơn ta. Chính khi thấy họ anổn, lòng chúng ta cũng vui lâng lâng. Mặc dù chúng ta khôngmong gì hơn nữa, song người thọ ơn bao giờ cũng nghĩ đếnđền đáp, nếu gặp cơ hội tốt, họ sẽ đền ơn ta. Ngượclại, chúng ta làm thương tổn khiến người đau khổ, họsẽ bực tức oán hờn phản kháng ta. Chính khi ấy lòng chúngta cũng bị bất an. Nếu mai kia họ gặp dịp thuận tiện sẽtrả thù, khiến chúng ta bị khổ đau hơn, họ mới vừa lòng.Ðó là nhân lành gặt quả lành, nhân dữ chịu quả dữ.

Nhưngcũng có những trường hợp dường như ngoại lệ, mà thậtkhông phải. Như chúng ta đã gieo nhân lành hoặc dữ, mà suốtđời không gặt được kết quả; vì nhân chưa chín muồimà báo thân chúng ta đã hoại, nhân ấy sẽ còn tiếp tụctheo thời gian chớ không mất. Hoặc có khi chúng ta không gâynhân lại chịu quả. Vì nhân xa xôi còn lưu lại, chúng takhông nhớ.

Tácđộng của ý còn thầm lặng bên trong chưa phát lộ ra, songnó rất nguy hiểm. Vì thân miệng đều do nó chủ động saikhiến. Nó dấy nhân lành thì thân miệng theo đó tạo nhânlành, nó dấy nhân dữ thì thân miệng theo đó tạo nhân dữ.Cho nên, người hiểu lẽ nhân quả đối với tác đ?ng củaý, phải dè dặt tối đa. Tác động của ý có nhân quả cũngy hệt thân miệng.

Tuynhiên, nhân quả, không phải đơn giản như nhiều người đãhiểu "gây nhân lành được quả lành, tạo nhân dữ bị quảdữ". Vẫn có những trường hợp dường như trái lại. Bởivì nhân quả là một dòng biến động theo thời gian. Thờigian có quá khứ, hiện tại, vị lai thì nhân quả không thểchặn một quãng mà đoán định được. Chúng ta muốn hiểuthấu đáo nhân quả phải căn cứ vào ba thời mà khảo sát.Nắm chắc lý nhân quả, chúng ta sẽ có sức tự tín mãnhliệt, vì không còn lệ thuộc vào sức thiêng liêng bên ngoài.Chúng ta tự nhận là chủ nhân ông toàn cả cuộc đời củamình.

Nhânquả là dòng biến động sanh diệt tiếp nối, nên nó là hiệnthân của Vô thường. Vì vô thường nên mãi lăn lộn trongvòng sanh diệt, cũng là thành quả của luân hồi. Chủ thuyếtnhân quả không phải cố định cứng khằng, mà linh độngthăng giáng, tùy theo sự đủ thiếu các nhân của nó. Ngườihọc Phật nhận chắc lý nhân quả, là đã có căn bản vữngvàng trên đường tiến tu. Ðồng thời cũng gạt phắt nhữngthuyết mê tín vu vơ như: đồng bóng, bói xăm, tướng số,may rủi... Vì biết rõ mọi tác động đẹp xấu của chúngta, sẽ cải tạo xây dựng một cuộc đời vui khổ trong hiệntại và vị lai. Còn băn khoăn trông đợi, thắc mắc điềugì mà phải đi coi bói tướng số? Thế là, chúng ta can đảmnhận chịu mọi trách nhiệm hay dở do mình gây nên, khôngcòn oán hờn kêu than chi cả. Cũng phá tan những bệnh chấp:định mạng, nhất nhân, vô nhân. Vì biết rõ vạn vật trênthế gian không có cái gì cố định, duy nhất, ngẫu nhiên,mà đều do nhân quả hình thành.

II.Duyên sanh:

Nhìnvề mặt không gian, vạn vật đều do các duyên chung hợp thànhhình. Cho nên nói "các pháp từ duyên sanh". Duyên là chỉ chonhiều phần tử tổ hợp thành một vật thể. Vật thể khôngtự có, phải do nhiều nguyên tố hay nhiều phần tử chunghợp. Nói tới duyên sanh là không chấp nhận sự đơn thuần,mà khẳng định là hợp thể. Vạn vật có hình tướng trênquả địa cầu và kể luôn quả địa cầu đều do các duyênchung hợp thành hình. Cho đến những thứ không có hình tướng,chỉ có tác động, cũng thuộc duyên sanh.

Trướckhảo sát những vật có hình tướng gần chúng ta nhất. Nhưcái bàn viết hiện đây của ta, trước nó không tự có, phảicó gỗ, có đinh, có bào, có đục, có cưa... và có ông thợmộc, do sự cưa xẻ bào đục kết ráp của ông, sau mới thànhcái bàn. Những nguyên liệu dụng cụ và ông thợ mộc, đềulà duyên chung hợp thành cái bàn. Nếu có người hỏi: cáibàn này do vật gì làm ra, chúng ta đáp: do ông thợ mộc, hoặcdo gỗ... Ðó là lối đáp đơn thuần, không đúng toàn thểcủa cái bàn. Nếu chấp lối đáp ấy đúng, thì mắc phảibệnh thiên kiến.

Ðếnnhư cái nhà chúng ta hiện ở hoặc nhà lá hay nhà gạch, trướcnó cũng không tự có. Nếu là nhà lá, phải có cột kèo đòntay cây lá rồi, sau chúng ta mới ráp lại thành cái nhà. Nếulà nhà gạch, phải có gạch xi măng cát vôi ngói gỗ và thợhồ, mới xây thành cái nhà. Khi thành hình cái nhà, gọi làduyên hợp; khi cái nhà hư hoại đi, gọi là duyên tan. Chỉdo duyên hợp duyên tan, thật thể cái nhà vốn không thậtcó.

Khảosát như thế qua mọi sự vật, chúng ta không thấy có mộtsự vật nào không phải duyên hợp mà thành. Dù vật nhỏbé như cây kim ngọn cỏ, vật to lớn như núi biển quả địacầu, đều nằm chung trong một thông lệ ấy.

Chođến những thứ không có hình tướng, chỉ thấy tác động,cũng do duyên hợp mà có. Như điện, gió, chúng ta không thấyhình tướng nó, chỉ biết khi tác động dấy khởi. Về điệnthì có điện âm điện dương, phối hợp mới phát khởi hiệntượng. Về gió phải có khí nặng khí nhẹ... mới có hoạtđộng.

Nơicon người, tư tưởng dấy khởi cũng phải có sáu cơ quanlàm chỗ tựa và đối diện với trần cảnh bên ngoài. Nếuba phần - tư tưởng, cơ quan, trần cảnh mà thiếu một thì,không sao dấy khởi được. Thế nên mọi tác động có ra,đều do duyên hợp mà có.

Nóiduyên sanh là nhằm vào hợp thể, choán một khoảng không gian.Ðã là hợp thể thì không có tự thể và thật thể. Tựthể đã không thì, tên đặt cho sự vật cũng rỗng. Ví nhưtên "cái nhà", chúng ta phân tích từng viên gạch, từng miếngngói v.v... ra, tìm xem cái gì là "cái nhà"? Chỉ khi hợp thểthành hình, tạm đặt cho nó một cái tên. Cái tên ấy chỉcó giá trị tạm thời, từ khi hợp thể thành hình, bởi trướcvà sau nó vốn không có. Chính ngay khi thành hình, chúng ta phântích từng đơn vị một, tìm tự thể cái tên chung ấy, vẫnkhông có. Nên nói: "các pháp duyên sanh tự thể là không".Trước không, sau không, giữa cũng chẳng thật, nên sự cómặt của các hợp thể là hư giả huyễn hoá. Do đó, nóiđến lý duyên sanh thì, xem vạn vật đều như huyễn như hoá.

Thôngsuốt lý duyên sanh, chúng ta thoát khỏi hai chứng bệnh: thiênkiến và mê lầm. Nhất là bệnh mê lầm, quả là bệnh trầmkha khó chữa trị. Vạn vật do hợp thể mà có, hư giả khôngthật, lại mê lầm chấp là thật. Vì chấp thật nên theođó có yêu ghét và sanh tham sân. Ðó là nguyên nhân mãi lăntrong vòng luân hồi sanh diệt. Biết rõ duyên sanh hợp thểhư giả là, dứt mê lầm chuyển thành trí tuệ. Ðây là cửangõ của lâu đài giác ngộ.

Trongphần "Chân lý phổ biến", lý nhân quả và duyên sanh là haisự thật, tràn đầy trên vạn vật và mọi tác động củachúng sanh. Sự thật ấy, quá khứ hiện tại vị lai đềukhông thay đổi. Song nó tinh vi khó hiểu, người chịu khónghiền ngẫm phân tích kỹ càng mới nhận ra được. Hai sựthật này nhằm vào hai chiều của vũ trụ, nhân quả chạysuốt chiều dọc thời gian, nhân duyên xuyên tột chiều ngangkhông gian. Do đó, gọi là "Chân lý phổ biến".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21809)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
12/05/2011(Xem: 7004)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/02/2011(Xem: 33975)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
28/01/2011(Xem: 15248)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
05/01/2011(Xem: 14094)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 37187)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 5775)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
31/12/2010(Xem: 7650)
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo _ Trần Quang Thuận Thư Lâm Ấn Quán Thư xuất bản năm 1961 Sài Gòn
24/12/2010(Xem: 7336)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 8202)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]