Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13-Nghiệp báo

28/01/201109:41(Xem: 8266)
13-Nghiệp báo

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Nghiệpbáo

I.-MỞÐỀ

Mọiviệckhổ vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệpquá khứ và hiện tại chi phối. Nghiệp lành thì được vui,nghiệp ác thì chịu khổ, chúng ta chỉ biết sợ khổ, cầuvui mà không biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành. Thếchẳng khác nào kẻ sợ bóng mà cứ đứng ngoài trời nắng,muốn nghe nhạc mà bịt lỗ tai. Một khi nghiệp quả đến,chúng ta dù muốn dù không, tất nhiên cũng phải chịu. Bởinó là kết quả do hành động của chính mình đã tạo. Mìnhlàm, rồi mình chịu, đó là lẽ công bằng hợp lý của kiếpngười.

II.-ÐỊNH NGHĨA

Nghiệpbáo nói đủ là nghiệp quả báo ứng. Bởi vì nghiệp nhânchúng ta đã gây thì nghiệp quả phải đến. Sự báo đápthù ứng cân xứng nhau giữa nghiệp nhân và nghiệp quả. Trướctiên chúng ta cần biết chữ nghiệp.

a)Nghiệp: là dịch nghĩa chữ Karma tiếng Phạn, chỉ hành độngtạo tác theo thói quen của mỗi người. Nghiệp có nghiệpthiện, nghiệp ác, định nghiệp, bất định nghiệp... Nghiệpthiện là hành động lành đem lại sự an lạc cho chúng sanh.Nghiệp ác là hành động dữ làm đau khổ chúng sanh. Ðịnhnghiệp là hành động hoặc lành hoặc dữ có cộng tác vớiý thức tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệplà hành động hoặc lành hoặc dữ không cộng tác với ýthức nên thành nghiệp không quyết định.

b)Báo: là đền trả một cách công bằng, không sai chạy, khôngtiêu mất. Chúng ta có hành động lành hay dữ, kết quả củahành động ấy sẽ đến, hoặc sớm hay muộn thôi. Thí dụchúng ta mắng chửi người là hành động dữ, người ấysẽ mắng chửi lại ngay khi đó, hoặc thời gian khác, khótránh khỏi. Sự thù đáp cân xứng gọi là báo. Báo có chiaba thứ: hiện báo, sanh báo và hậu báo. Hiện báo là quảbáo hiện tại, những hành động lành hay dữ ngay trong đờinày chịu quả báo. Sanh báo là quả báo đời sau, hành độngtốt xấu của ba nghiệp, đến đời sau mới chịu quả báo.Hậu báo là về sau lâu xa mới chịu quả báo. Ví như vàođầu mùa mưa, chúng ta đồng thời gieo trồng hạt đậu phộng,trồng cây chuối, trồng cây mít. Ðến ba tháng sau, chúng tađược kết quả có đậu phộng. Sang năm, chúng ta mới kếtquả có chuối. Song ba bốn năm sau, chúng ta mới được kếtquả có mít. Như thế, hành động đồng thời mà kết quảsai biệt, tùy loại khác nhau. Nếu chúng ta đòi hỏi ba thứphải kết quả đồng thời là ngu xuẩn.

III.-TỪ ÐÂU TẠO THÀNH NGHIỆP?

Nghiệptừ thân, miệng, ý chúng ta tạo nên. Bởi thân miệng ý chúngta làm lành, nói lành, nghĩ lành nên tạo thành nghiệp lành.Thân miệng ý chúng ta làm dữ, nói dữ, nghĩ dữ tạo thànhnghiệp dữ. Thế nên, chúng ta chủ nhân tạo nghiệp cũng chínhchúng ta là chủ nhân thọ báo. Ngang đây chúng ta hãnh diệnđã thoát khỏi mọi quyền lực thiêng liêng ban họa xuốngphước. Chúng ta cũng hiên ngang thọ nhận tất cả quả khổvui, mà không có một lời oán hờn than trách. Chúng ta khônngoan biết chọn lựa nghiệp nhân nào mình thích mà làm, khôngcòn mù quáng làm càn bướng. Ðây là sự trưởng thành, khirõ nghiệp từ đâu có.

IV.-TỪ ÐÂU CÓ BÁO ỨNG?

Sựbáo ứng cũng chính nơi mình hiện ra. Mỗi khi chúng ta tạonghiệp lành hay dữ, mắt chúng ta thấy cảnh ấy, tai chúngta nghe tiếng ấy, hạt giống lành dữ ấy đã rơi vào tàngthức chúng ta. Kẻ đối tượng bị chúng ta làm khổ vui cũngthế, do mắt thấy, tai nghe nên hạt giống biết ơn hay thùhằn đã rơi vào tàng thức của họ. Khi nào đó, cả hai gặplại nhau thì hạt giống ân oán ấy trỗi dậy, khiến hai bêntạo thêm một lần nghiệp lành dữ nữa. Cứ thế tạo mãikhiến nghiệp càng ngày càng dầy, ân oán càng ngày càng lớn.Như khi chúng ta gặp một người đang mắc phải cảnh khốnđốn cơ hàn, hình ảnh buồn thảm khổ đau của họ hiệnbày đầy đủ. Chúng ta trong tay có đủ phương tiện, liềngiúp họ qua cơn khốn đốn, lúc đó trên gương mặt khổđau đã ngả sang gương mặt vui tươi, sáng sủa. Chứùng kiếnhiện tượng ấy, hạt giống vui tươi đã rơi vào tàng thứcchúng ta. Nếu mỗi ngày chúng ta đều gieo vào tàng thức nhữnghạt giống vui tươi, đến khi thân này sắp hoại, chúng takhông còn đủ nghị lực làm chủ, những hình ảnh vui tươiấy sẽ hiện đến với chúng ta, mời chúng ta đến cảnhvui tươi. Ngược lại, mỗi ngày chúng ta cứ gieo rắc khổđau cho người, những hạt giống khổ đau chứa đầy trongtàng thức chúng ta, đến khi hơi tàn, lực tận những hìnhảnh đó sống dậy, đuổi bắt đánh đập chúng ta, khiếnchúng ta phải chạy chui vào cảnh khổ. Ðó là nghiệp báokhổ vui của mai kia. Nghiệp báo không phải từ đâu đến,mà chính từ tàng thức chúng ta hiện ra. Người xưa thầnthánh hoá khả năng chứa đựng của tàng thức bằng ông thầnđộ mạng. Bảo rằng ông thường theo dõi chúng ta, và ghichép hết mọi hành động thiện ác của chúng ta, để báocáo với Thiên đình hay Diêm chúa. Hoặc cụ thể hóa tàngthức chứa đựng bằng Ðài gương nghiệp cảnh. Bảo rằngchúng ta làm lành hay dữ, sau khi chết đến chỗ Diêm vương,ở trước sân triều có cái gương lớn, người làm lành làmdữ dẫn đến trước gương đều hiện rõ ràng đầy đủ,không thể chối cãi được.

V.-NGHIỆPBÁO KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

Sựgóp nhặt gieo vào tàng thức là một lẽ thật, không phảiviệc huyễn hoặc, do không tưởng bịa ra. Ðây thử cử mộtthí dụ, khi chúng ta muốn học thuộc lòng một bài thơ. Chúngta đọc một lần, hai lần, cho đến nhiều lần tự thấynó thuộc. Cái thuộc ấy là do đâu, chẳng qua mỗi lần chúngta đọc, hạt giống ấy rơi vào tàng thức, đọc nhiều lần,hạt giống ấy càng trưởng thành mạnh mẽ, đây gọi làthuộc. Thuộc xong chúng ta không đọc nữa, thỉnh thoảng trongtàng thức nó trỗi dậy, mỗi lần trỗi dậy, chúng ta ônlại đôi ba phen, thế là thuộc lại càng thuộc. Từ miệngchúng ta đọc, hạt giống thơ rơi vào tàng thức gọi hiệnhạnh huân chủng tử. Từ tàng thức thơ trỗi dậy, gọi làchủng tử khởi hiện hạnh. Chúng ta ôn lại đôi ba lần,gọi là hiện hạnh huân chủng tử. Thế là sự huân khởikhông thể nghĩ bàn. Nếu cả đời chúng ta huân chủng tửnào nhiều nhất, đời sau sanh ra hạt giống ấy sống dậysớm nhất. Bởi thế mới có các vị thần đồng, xuất hiện,như Mạc Ðĩnh Chi ở Việt Nam mười hai tuổi đã thông suốtthi pháp, Bạch Cư Dị ở Trung Hoa chín tuổi đã làm thơ, Pascalở Pháp mười hai tuổi đã thông Kỷ hà học..., cho đếncùng học một lớp mà mỗi đứa bé đều có khả năng riêng.

Khitrong kho tàng thức còn chứa chủng tử thì sự huân khởikhông thể nghĩ bàn. Vì thế nó có sức mạnh lôi kéo chúngta đi thọ sanh trong lục đạo không có ngày dừng. Thế nên,nói đến nghiệp báo là nói đến sự luân hồi sanh tử.

VI.-LÀM SAO HẾT NGHIỆP?

Nghiệpđã do chúng ta gây tạo biến chủng tử huân vào tàng thức.Muốn hết nghiệp cũng do chúng ta khéo loại hết những chủngtử nghiệp ở trong tàng thức ra. Khi kho tàng thức sạch chủngtử thì sức mạnh lôi vào sanh tử không còn. Khi chủng tửcòn trong kho ấy, gọi là tàng thức, là nhân sanh tử. Khi chủngtử trong kho ấy sạch hết, gọi là không Như Lai tàng, làkho Như Lai trống, tức là dứt mầm sanh tử. Vì thế muốnhết nghiệp sanh tử, chúng ta phải ứng dụng những phươngpháp tu để tiêu diệt các hiện hạnh từ chủng tử dấykhởi. Ví như khi chúng ta học thuộc lòng một bài thơ, songmỗi lần nhớ lại, chúng ta đều bỏ qua, thời gian lâu bàithơ ấy sẽ quên bẵng. Những chủng tử khác cũng thế, mỗikhi khởi hiện hạnh, chúng ta đều thông qua chẳng cho hìnhảnh sống lại, lâu ngày tự nhiên nó mất. Phương pháp niệmPhật, Trì chú, Tọa thiền đều nhắm vào mục đích này.

VII.-KẾT LUẬN

Thấurõ lý nghiệp báo, chúng ta cố gắng tạo điều kiện thuầnthiện để được quả báo toàn vui, nếu còn chấp nhận ởtrong sanh tử. Sự chọn lựa khổ vui là quyền sở hữu củachúng ta, không phải Thần thánh, cũng không phải ai khác, cóquyền ban khổ vui cho chúng ta. Quyền năng sắp đặt một cuộcsống mai kia, đều do bàn tay chúng ta gây dựng. Nếu một khinào đó, chúng ta không chấp nhận cuộc sống luân hồi nữa,cũng chính chúng ta loại bỏ những mầm sanh tử đang chứachấp trong tàng thức của chúng ta. Thế là, chúng ta đã giànhquyền với tạo hóa, đã tước bỏ quyền lực của thầnlinh và độc tôn trong việc thoát ly sanh tử.


















Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21490)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
12/05/2011(Xem: 6935)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/02/2011(Xem: 33675)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
28/01/2011(Xem: 15110)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
05/01/2011(Xem: 13890)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 36546)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 5685)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
31/12/2010(Xem: 7553)
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo _ Trần Quang Thuận Thư Lâm Ấn Quán Thư xuất bản năm 1961 Sài Gòn
24/12/2010(Xem: 7237)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 8134)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]