Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19-Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả

28/01/201109:41(Xem: 10559)
19-Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Bồ-tátsợnhân chúng sanh sợ quả

Là conngười ai cũng sợ khổ cầu vui, song người mê chỉ biếtsợ quả khổ cầu quả vui. Ngược lại người tỉnh chỉsợ nhân khổ, tạo nhân vui. Hai bên có cái nhìn khác nhau,bên nào sẽ đạt được như sở nguyện? Dù ngây thơ thếmấy, người ta vẫn biết, không tạo nhân lành mà cầu quảtốt là chuyện không đâu; sợ quả khổ mà cứ tạo nhânác là việc khó tránh. Nhân ác không gây, dù chẳng sợ quảkhổ, nó vẫn không đến; nhân lành cứ tạo, dù chẳng cầuquả vui, nó vẫn bò sang. Cho nên người trí nhìn từ cái nhânmà chọn lựa, chọn nhân lành bỏ nhân ác. Cả đời mãi gâytạo nhân lành, loại trừ nhân ác, người này bảo đảm gặthái những kết quả đẹp đẽ an vui. Ai say sưa tạo nhân ác,chẳng bao giờ nghĩ tới nhân lành, chắc chắn sẽ thu lượmđược muôn vàn đau khổ, dù họ sợ sệt khẩn cầu quảấy đừng đến. Cho nên câu châm ngôn nhà Phật, ít Phậttử nào không thuộc, là "Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợquả".

NGHĨABỒ-TÁTVÀ CHÚNG SANH

Bồ-tát(Bodhisavattu) là người giác ngộ, thấy tận cái manh nha cáiđầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ đượcvui, không gì hơn ngay cái mầm đau khổ chúng ta đừng gieo,cái mầm an vui phải tung vãi. Không gieo nhân khổ thì quảkhổ làm gì có. Cứ tung vãi nhân vui thì quả vui không vờicũng đến. Ðây là hành động của người giác ngộ. Chúngsanh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái quả mà sợ mà cầu.Luôn luôn sợ khổ cầu vui, mà nhân đau khổ không tránh, nhânan vui không tạo. Một khi quả đau khổ đến thì cầu khẩnvan xin, song làm sao qua khỏi, vì đã hình thành. Cầu mong mơước quả an vui, nhưng nhân không gây thì quả từ đâu màđến. Ðây là hình ảnh trái ngược của kẻ mê người giác.Tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể bỏ, cái giác này ai cũngcó thể làm. Chỉ là nhắm vào nhân là giác, ai không thểlàm được việc đó. Thế nên, Bồ-tát là chuyện tất cảchúng ta có thể làm được và chúng sanh chúng ta cũng bỏđược.

BỒ-TÁTSỢ NHÂN

Bồ-tátlà con người giác ngộ và hay làm giác ngộ người khác. Bởigiác ngộ nên thấy rõ cái gì là nhân đau khổ liền sợ hãitìm mọi cách để diệt trừ. Thấy tham lam và keo kiệt lànhân đau khổ, Bồ-tát tu bố thí để tiêu diệt nên nói bốthí độ san tham. Thấy buông lung ngạo mạn là nhân phá hoạiđức hạnh, Bồ-tát tu trì giới để khử dẹp, nên nói trìgiới độ phá giới. Thấy nóng giận là nhân gây nhiều tộilỗi. Bồ-tát tu nhẫn nhục để dẹp, nên nói, nhẫn nhụcđộ sân hận. Thấy lười biếng bê tha là nhân hư thân mấtcông đức, Bồ-tát tu tinh tấn để đánh đuổi, nên nói tinhtấn độ giải đãi. Thấy tâm tán loạn là nhân điên đảotối tăm, Bồ-tát tu thiền định để thu nhiếp, nên nói thiềnđịnh độ tán loạn. Thấy ngu si là nhân trầm luân sanh tử,Bồ-tát tu trí tuệ để chiếu phá, nên nói trí tuệ độngu si.

Sởdĩ Bồ-tát tu lục độ là để diệt trừ sáu cái nhân xấuxa tội lỗi mù tối hiểm nguy, dẫn con người đi mãi trongtrầm luân đau khổ. Khi sáu cái nhân ấy bị tiêu diệt hoàntoàn là giác ngộ giải thoát. Giai đoạn tu lục độ là đanghành hạnh Bồ-tát, đến khi giác ngộ là Bồ-tát thật sự.Phần này là tu hạnh Bồ-tát nặng về tự giác.

CHÚNGSANH SỢ QUẢ

Chúngsanh là những con người mê muội, một bề sợ khổ mà khôngbiết nguyên nhân. Thấy cái gì khổ đau đến là kinh hoàngkhiếp sợ van xin cầu cứu, mà không biết cái khổ ấy xuấtphát từ nguyên nhân nào. Khi cái khổ qua rồi, thì bình thảnnhư thường không biết gì tu sửa. Những cái quả chúng sanhsợ nhất là:

Sợngười khác giết hại mình, mà tâm giết hại người khôngbỏ. Còn ôm mưu đồ giết hại người thì quả người giếthại mình làm sao tránh khỏi. Sợ người khác lén lấy, cướpgiựt tiền bạc của cải của mình mà tâm tham lam của ngườikhông chừa. Ðã tham của người thì người tham của mìnhlà sự đương nhiên. Sợ người ta xâm phạm tiết hạnh vợcon mình, mà mình vẫn dòm ngó thèm thuồng vợ con người.Ôm lòng phá hoại sự trinh bạch của gia đình người thìngười phá hoại hạnh phúc gia đình mình khó tránh khỏi.Sợ người ta dùng lời lường gạt vu cáo mình, mà mình vẫnthích lường gạt vu cáo người. Ðã có cái nhân lường gạtvu cáo người thì quả người lường gạt vu cáo mình làmsao trốn được. Sợ say sưa như điên như dại bị ngườicười chê, mà rượu không từ không kiêng. Sẵn sàng uốngrượu thì phải chấp nhận say sưa. Ðây là những cái quảmà chúng sanh sợ hãi. Song sợ quả mà không tránh nhân, thậtlà khờ khạo ngây thơ. Ðó là nói lên tính mê muội củacon người, được gọi là chúng sanh.

BỒ-TÁTTẠO NHÂN

Ðếnphần giác tha, Bồ-tát thấy bổn phận mình phải đem sựgiác ngộ lại cho mọi người. Ðể đạt mục đích ấy, Bồ-tátphải tạo dựng cho mình đầy đủ những điều thiết yếunày: Một là Bồ-tát phải thông suốt Phật pháp (nội minh).Vì mục đích dạy người tu theo đường lối giác ngộ màkhông thông suốt giáo lý Phật thì không thể thực hiện được.Hai là Bồ-tát phải thông hết các môn tâm lý học, xã hộihọc, khoa học. (ngoại minh). Có suốt thông các môn này thìsự giáo hóa không bị chướng ngại. Ba là Bồ-tát phải biếtcác môn y dược (y phương minh). Trị cho người được lànhbệnh, chỉ dạy đạo lý cho họ rất dễ dàng, vì họ cócảm tình sẵn sàng nghe mình dạy. Bốn là Bồ-tát phải họccác nghề nghiệp thật hay thật khéo (công xảo minh). Cầngiúp đỡ mọi người, chúng ta phải có tài giỏi nghề khéo,vừa chỉ dạy dân chúng, vừa gầy được nền kinh tế tốtđẹp cho đồng bào. Nhờ tài nghệ đặc biệt của mình, ngườita mới đến cầu học, là cơ hội tốt để giáo hóa họ.Năm là Bồ-tát phải giỏi ngoại ngữ (thanh minh). Muốn tiếpxúc với nhiều hạng, nhiều giống người, cần phải biếtnhiều thứ tiếng. Biết tiếng họ, chúng ta mới dễ thôngcảm và giáo hóa họ. Tạo dựng cho mình đầy đủ năm điềukiện này, Bồ-tát mới làm tròn sự nghiệp giác tha. Chúngta không thể ôm ấp lý tưởng suông rằng "thệ nguyện giáctha", khi đó nơi mình không có một chút khả năng, một ítphương tiện thì sự giác tha trở thành vô nghĩa. Trước tiênchúng ta phải tạo dựng cho mình đầy đủ điều kiện thiếtyếu (ngũ minh), sau đó mang hành lý lên vai tiến trên đườnggiác tha, chúng ta mới làm tròn nhiệm vụ.

Tạodựng cho mình đủ năm điều kiện trên rồi, Bồ-tát cònphải ứng dụng bốn việc thì sự giáo hóa mới dễ thànhtựu: Một là Bồ-tát phải sẵn sàng giúp đỡ tiền bạccủa cải hoặc sức lực của mình khi người cần. Nhờ sựgiúp đỡ người ta dễ có cảm tình, nhiếp hóa họ mới được(bố thí nhiếp). Hai là Bồ-tát phải nói lời hòa nhã dịudàng dễ mến. dù chúng ta có giúp ai bao nhiêu, mà thốt ranhững lời thô bạo họ đều bực bội chán ghét. Khéo dùnglời hiền hòa nhu nhuyến nhiếp hóa người (ái ngữ nhiếp)là dễ thành công. Ba là Bồ-tát phải xông pha làm những điềugì để đem lợi ích thiết thực cho người. Chúng ta khôngphải chỉ nói suông, mà phải làm thật sự. Ai cần điềugì có thể làm được, chúng ta phải nỗ lực làm giúp, đểđem đến kết quả lợi ích cho họ. Nhờ bàn tay của mìnhgiúp họ thành công một việc, sau đó mình đem chánh phápgiáo hóa họ, họ dễ dàng thu nhận (lợi hành nhiếp). Bốnlà Bồ-tát phải lăn xả vào trong mọi ngành mọi nghề đểcùng làm cùng sống với họ. Dễ thông cảm nhau nhất là bạnđồng nghiệp. Ðồng trong một cảnh ngộ, có bàn luận điềugì thật là dễ cảm thông. Chính chỗ chung nghề nghiệp, chúngta đem chánh pháp giáo hóa họ được sự chấp nhận khôngkhó khăn gì (đồng sự nhiếp). Bốn điều này là phươngtiện không thể thiếu của Bồ-tát trên con đường giác tha.

CHÚNGSANH CẦU QUẢ

Chúngsanh không ưa tạo nhân tốt mà mong cầu quả tốt. Quả tốtlàm gì đến được, bởi không có nhân. Tuy thế mà họ vẫnước mơ trông đợi quả tốt. Như người ta cứ mong cho mìnhđược sống lâu mạnh khỏe, mà không chịu cứu người giúpvật. Sanh mạng của người không được tôn trọng mà muốnmọi người tôn trọng sanh mạng mình là điều không thểđược. Hoặc cầu mong mình được giàu có ai nấy đều ủnghộ mình, mà không chịu làm việc bố thí, giúp đỡ ngườilúc cùng khốn. Lại có người cầu cho gia đình mình hòa vuihạnh phúc vợ con đều trinh bạch, mà không chịu sống hạnhtrinh bạch với mọi người. Cũng có người cầu xin đừngai lừa gạt mình, mà không chịu nói lời chân thật. Quảlà muốn đi bên tây mà hướng mặt về đông. Có người cầunguyện gia đình mình sum họp thuận hòa, mà không dùng lờikhuyên can cho mọi người cùng hòa hợp. Có người cầu mongđừng ai dùng lời hung ác nói với mình, mà mình không chịudùng lời hiền hòa nói với người. Có những người muốnai cũng trình bày lẽ thật với mình, mà mình không trình bàyvới người. Có những người cầu mong đừng ai tham lam vớinhững cái có của mình, mà mình không chịu bỏ lòng tham vớinhững cái có của người. Có những người cầu xin đừngai giận hờn mình, mà mình chưa chịu hỉ xả cho người. Cónhững người cầu cho mình có trí tuệ sáng suốt, mà nhữngcố chấp tà kiến không chịu bỏ. Bao nhiêu thứ cầu mongnày không bao giờ người ta toại nguyện, chỉ vì mong quảmà không chịu tạo nhân. Ðây là sự cầu mong suông của nhữngcon người mê muội.

SỰSAI BIỆT GIỮA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH

Nhìntrên cái "SỢ" giữa Bồ-tát và chúng sanh đã quá khác biệtnhau. Bồ-tát biết là nhân đau khổ liền hoảng sợ tìm mọicách để tiêu diệt chúng. Còn một chút mầm đau khổ, Bồ-tátvẫn không an. Bởi vậy Bồ-tát luôn luôn ứng dụng Lục độđể khử dẹp mọi mầm nhân đau khổ. Nhân đau khổ đã diệtsạch, quả đau khổ do đâu đến được, nên Bồ-tát khôngbao giờ quan tâm đến quả. Không sợ quả mà quả cũng khôngđến. Ngược lại, chúng sanh nom nớp sợ quả khổ, mà nhânđau khổ không ngăn ngừa, cho nên càng sợ chúng lại càngđến. Người ta khóc lóc than van khi gặp quả khổ, mà khôngchịu nhìn xem quả khổ ấy do ai gây nên. Kêu trời trách đấthận người, chỉ là việc vô ích, có khi quả khổ lại tăngthêm. Không trời Phật nào cố làm chúng ta khổ, do sự dạikhờ ngu muội của chúng ta tạo thành những nhân đau khổ,nhân đã có thì quả cố nhiên phải đến. Khóc than oán tráchchỉ làm thêm đậm nét khổ đau mà thôi.

Ðếnphần giác tha, Bồ-tát cố tạo cho mình đầy đủ khả năng,nào ngũ minh, nào tứ nhiếp pháp, làm thuyền bè cứu vớtchúng sanh. Bồ-tát không mong ước viển vông, mà phải cụthể thực tế nhìn thẳng vào lẽ thật. Cho nên phải rènluyện mình có thật tài, thật đức, mới nói đến sự giáohóa mọi người. Bồ-tát không có thái độ ngây thơ như nhữngngười nói từ bi, nói thương chúng sanh, mà chỉ có ở đầumôi. Bồ-tát là con người hành động, mang trí tuệ và tàinăng của mình đi vào cuộc đời, sống bên cạnh quần chúng,như pháp "Lợi hành" và "Ðồng sự" của Tứ-nhiếp-pháp ,Bồ-tát không phải những hình ảnh thờ ở chùa ngồi trêntòa sen hay cỡi sư tử, mà là những người có kỹ năng khéoléo, mình mẩy lem luốc, đang loay hoay trong xí nghiệp, tronghãng xưởng chế tạo, tự mình làm và chỉ dạy người làm,đây là "Công xảo minh" trong Ngũ minh. Ngược lại, chúng sanhmột bề mong cầu quả đẹp, mà không tạo những nhân tốt.Quả đẹp làm sao có, khi nhân tốt chúng ta chẳng gieo. Muốngặt quả mà không gieo nhân; nếu được, quả ấy chỉ làquả gian lận, quả cướp giựt, bất chánh. Ví như có ngườithấy hàng xóm trồng cam trái chín oằn cây, mê quá lại háingang, nếu chủ vườn thấy đánh gãy tay, nếu không thấyhái được đem về, cũng là cái quả ăn cắp, cái quả xấuxa nhục nhã. Cầu quả mà không chịu gây nhân, là kẻ mơước hão huyền, xa rời thực tế, là kẻ lười biếng muốnăn mà không chịu làm. Không gây nhân cầu quả, là kẻ mêmuội nên gọi là chúng sanh.

Bồ-tátvà chúng sanh, nào có cách biệt bao nhiêu, chỉ chịu đổicái nhìn. Nhìn thẳng vào nhân để thấy rõ nhân khổ thìtránh, nhân vui thì hành là Bồ-tát. Chỉ một bề sợ quảkhổ, cầu quả vui, mà không cần biết nguyên nhân, là chúngsanh. Bồ-tát, chúng sanh trên con người không khác, chỉ kháccái nhìn nhân và nhìn quả thôi. Như hai người cùng đứngmột địa điểm, một người xây mặt về đông, một ngườixây mặt về tây; nếu nguời xây mặt về tây chịu quay lạinhìn về đông, thì đâu có khác nhau. Như thế thì tất cảchúng sanh đều có khả năng làm Bồ-tát, không phải việcBồ-tát chỉ dành riêng cho Bồ-tát, còn chúng ta không có phần.

Xuyênsuốt bài này, chúng ta thấy rõ Bồ-tát và chúng sanh cáchnhau chừng kẽ tơ sợi tóc. Chúng sanh đổi cái "sợ quả"thành "sợ nhân" là chuyển thành Bồ-tát. Thật là mê giácchỉ khác nhau một cái nhìn. Bồ-tát ở đây rất gần gũithân thiết với chúng sanh. Có khi là ông thầy giảng kinh chomọi người nghe, đâu không phải là Bồ-tát, vì ngài thôngsuốt "Nội minh". Có lúc là ông thầy xem mạch bốc thuốccho mọi người, âu cũng là Bồ-tát, vì ngài thực hành "Yphương minh". Một người thợ giỏi đang hướng dẫn chỉdạy đàn em với nhiệt tình không vụ lợi, biết đâu chừngcũng là Bồ-tát, vì ngài thực hiện "Công xảo minh". Cho đếnngười bạn cùng cuốc rẫy trồng khoai mà nói đạo lý chânthật chúng ta nghe, ai ngờ là Bồ-tát, vì Ngài thực hành "Ðồngsự nhiếp". Bồ-tát là những con người thiết thân với chúngta, chỉ khác với chúng ta ở chỗ thấy rõ nhân ác để tránh,nhân thiện để tạo. Còn chúng ta chỉ một bề sợ quả khổcầu quả vui, mà không chịu thấy tường tận nguyên nhâncủa nó. Gần đây bên ngành y học cũng có câu "ngừa bệnhhơn chữa bệnh", cũng na ná sợ nhân hơn là sợ quả. ÐạoPhật là đạo giác ngộ, thấy nguyên nhân rõ ràng là giác,giác là Bồ-tát. Chúng ta tu theo Phật là đi trên con đườnggiác, xét rõ nguyên nhân của mọi việc xảy ra để ngừatránh là theo hạnh Bồ-tát. Mọi người chúng ta đều có khảnăng thực hiện việc "sợ nhân", thì chúng ta ai cũng làm Bồ-tátđược.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 86435)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136418)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18578)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
26/11/2017(Xem: 10772)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
01/11/2017(Xem: 10443)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23154)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
25/04/2017(Xem: 9600)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
23/03/2017(Xem: 11063)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
16/03/2017(Xem: 8690)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9050)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]