Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07-Phật giáo độ sanh

28/01/201109:41(Xem: 8295)
07-Phật giáo độ sanh

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Phậtgiáo độ sanh

I.MỞ ÐỀ

Tấtcảviệc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích chochúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo.Thế nên sự truyền bá của Phật giáo vì lợi ích chúng sanh.Nếu không vì lợi ích chúng sanh, sự truyền bá ấy là vônghĩa lý. Chúng sanh ở đây là những người hiện có mặt,nghe hiểu được những lời giáo hoá. Chúng ta đừng hiểuchúng sanh là những âm hồn, những kẻ chết. Nếu Phật giáosống với kẻ chết, thực chất Phật giáo đã chết mấtrồi. Thế mà gần đây có một số Tăng, Ni đưa Phật giáođi vào cõi chết. Tăng, Ni xuất hiện đông đủ chỉ ở nhữngđám ma chay. Phật sự quan trọng của Tăng, Ni là đưa ma cúngđám. Ðó là nét bi thảm đang xuất hiện trên hình ảnh Phậtgiáo Việt Nam. Cần nói một câu chính xác hơn: "Phậtgiáo độ sanh, không phải độ tử." Nếu ai cố tìnhđem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt Phậtgiáo.

II.GIẢNG DẠY

Vìtính cách độ sanh nên những người truyền giáo có bổn phậnhằng giảng dạy cho tín đồ thông hiểu Phật giáo. Mỗi ngôichùa là một nơi giảng dạy kinh điển, mỗi buổi lễ làmỗi lần giảng dạy giáo lý. Có thế, người Phật tử mớibiết rõ đường lối tu hành, mới thâm nhập được giáolý cao siêu. Phật giáo đã tự hào có một kho tàng kinh điểndồi dào, mà người Phật tử kể cả Tăng, Ni, đa số dốtnát về giáo lý. Lỗi ấy tại ai? Bởi sự truyền bá cònsơ sót yếu kém, chính Tăng, Ni phải chịu trách nhiệm. Sởdĩ có sơ sót này, vì Tăng, Ni bận quá nhiều thì giờ lo chongười chết. Một người chết, Tăng, Ni mất mấy ngày đêmcó mặt tại tang gia, sau khi chôn cất xong, phải mất bao nhiêungày trong những lễ trai tuần. Nếu chùa có đôi ba ngàn Phậttử, thử hỏi Tăng, Ni còn thì giờ đâu lo tu học và truyềnbá chánh pháp. Quả là chúng ta làm lệch lạc trọng tráchcủa mình. Việc đáng làm chúng ta lại không làm, việc khôngđáng làm chúng ta lại dồn hết thì giờ vào đó. Ví nhưngười chết đã nằm cứng đờ trong quan tài, mà ba bốn vịTăng, Ni có khi nhiều hơn, thường trực tụng kinh cho họ nghe,thử hỏi đã nghe được những gì? Ðúng theo tinh thần Phậtgiáo, người chết sau khi tắt thở tùy nghiệp thiện ác theođó đi thọ sanh, có ai còn lẩn quẩn bên quan tài để chúngta tụng kinh cho họ nghe. Việc làm này quả thật không đáng,mà chúng ta tốn nhiều thì giờ. Vì thế, việc tối quan trọnglà giảng kinh dạy đạo, chúng ta phải bê tha đi. Nếu thậtngười chân chánh xuất gia, chúng ta phải điều chỉnh lại,đừng để đi mãi trên con đường sai lầm như thế. Chúngta hằng nhớ trọng trách của mình là phổ biến chánh pháplợi ích quần sanh, không phải vì tụng cúng để được lòngPhật tử.

III.-DỊCH KINH VIẾT SÁCH

Kinhđiển Phật giáo hiện giờ chưa được phiên dịch hết rachữ Việt. Thế là trọng trách Tăng, Ni còn nặng nề biếtmấy. Những bản kinh chữ Phạn, sang Trung Quốc người ta đãphiên dịch thành chữ Hán. Tạng kinh chữ Hán có mặt ở ViệtNam khá lâu rồi, Tăng, Ni Việt Nam chưa phiên dịch đượcmột phần mười (1/10). Cho đến những nghi lễ tụng niệmhằng ngày cũng vẫn đọc theo phiên âm chữ Hán, quả là mộtthiếu sót to tát của Phật giáo Việt Nam. Tại sao Tăng, Nikhông dồn hết thì giờ của mình trong việc học tập đểphiên dịch kinh điển? Bởi vì Phật tử đòi hỏi việc đưama cúng đám, Tăng, Ni mới thiếu thì giờ học tập. Tăng,Ni là người hướng dẫn Phật tử, tại sao chúng ta mãi đểnhững đòi hỏi không đáng, làm mất thì giờ vàng ngọc củangười tu? Chính tại Tăng, Ni không gan chẳng dám nói thẳng,sợ mất cảm tình, khiến tệ đoan càng ngày càng thêm. Ðâunhững thế, có một thiểu số Tăng, Ni lại bày biện đủcách rối ren, khiến đã mất thì giờ lại thêm mất thì giờ.Những kẻ này bề ngoài xem dường như thương Phật pháp,kỳ thật họ lợi dụng Phật pháp làm kế sanh nhai. NgườiPhật tử dốt nát không biết, thấy bày biện chừng nào lạicàng thích chừng ấy, quả thật kẻ mù dắt đám mù. Kinhđiển là những phương thuốc độ đời, Tăng, Ni là ngườichịu trách nhiệm truyền bá, mà không dồn hết thì giờ họctập phiên dịch, thật là trái với bổn phận biết bao. Tổtiên chúng ta khi xưa học chữ Hán, nên Tạng kinh chữ Hánvốn không có gì khó khăn. Hiện nay chúng ta học chữ Việt,Tạng kinh chữ Hán là một cổ ngữ không làm sao đọc được.Tăng, Ni hiện nay không cố gắng dịch ra chữ Việt, vô tìnhchúng ta để giáo lý chết khô và chôn sâu trong các tủ kinhnhà chùa.

IV.THỌ CÚNG DƯỜNG

Khixưa Phật còn tại thế, nếu Phật tử muốn thỉnh Phật vàTăng chúng cúng dường, Phật đều thọ nhận. Ðúng giờ thọtrai, Phật và chúng Tăng mới đến, nghỉ ngơi giây lát rồithọ trai. Thọ trai xong, trong gia quyến tụ họp ngồi chungquanh đức Phật, Ngài vì gia quyến thuyết pháp, thuyết phápxong, Phật vì gia quyến chúc lành, đứng dậy ra về. Thếthì người cúng dường vì Phật và Tăng chúng mà cúng, ngườithọ cúng dường cũng vì gia chủ hiện tại mà thọ. Phậtthuyết pháp chúc lành cũng vì người sống hiện có mặt,đúng là ý nghĩa độ sanh. Ngày nay chúng ta lại khác, gặpngày tuần, ngày giỗ của cha mẹ, Phật tử thỉnh Tăng, Nicúng dường. Tăng, Ni thọ trai xong, vì người chết tụng mộtbiến kinh cầu nguyện, cầu nguyện xong ra về. Như vậy, ngườicúng dường vì kẻ chết mà cúng, người thọ cúng dườngcũng vì kẻ chết mà cầu nguyện. Cả hai điều vì ngườichết , quả là Phật giáo độ tử, đâu còn là nghĩa độsanh. Tăng, Ni đến nhà không có lợi ích gì cho người hiệntại hết, chỉ cầu lợi ích cho kẻ quá cố, song người quácố chắc gì có mặt ở đây, nếu người quá cố đã thácsanh nơi nào rồi, việc làm này có phải viển vông không thiếtthực chăng? Tại sao chúng ta không giữ theo nếp xưa, thựchành đúng tinh thần cúng dường Phật và Tăng chúng thuởtrước, để ý nghĩa độ sanh được vẹn toàn, sự lợi íchcụ thể thiết thực tròn đủ trăm phần? Trước đã quáhay, tại sao nay chúng ta lại bỏ? Nay thật dở, tại sao chúngta lại theo? Ở đây, chúng ta cần chỉnh lại, đừng đểđưa Phật giáo vào cõi chết, gây thêm mê tín cho Phật tử,trái với đạo lý giác ngộ chân thật của đức Thích-ca.

Hơnnữa, khi xưa đức Phật thuyết pháp cho dân chúng nghe, nhânnghe pháp dân chúng liền cúng dường cơm, Phật không thọnhận. Phật cho nhận như thế là nhờ giảng dạy nên có cơmăn, không phải do lòng chân thành phát tâm cúng dường củaPhật tử. Ngày nay tại sao chúng ta đi tụng kinh cho Phật tửđể được cúng cơm cúng tiền, hoan hỉ thọ nhận? Làm thếcó phải đi tụng kinh thuê chăng? Có trái với tông chỉ củaPhật ngày xưa không? Ngày xưa, đức Phật cao cả thanh bạchđến thế, ngày nay chúng ta ti tiện thấp hèn lắm vậy. Ðâycũng là một điều chúng ta phải lưu tâm chỉnh đốn lại,đừng để những tệ tục cứ dắt mãi chúng ta trong đườngmê tối. Thậm chí hiện nay có một ít Tăng, Ni đến tậnnhà Phật tử dùng đủ lời lẽ để quyên tởi, thật đaulòng thay! Ðạo lý nào dạy những điều ấy?

V.DĨ HUYỄN ÐỘ CHÂN

Hoặccó người nói những việc cúng đám ma chay cho các Phật tửchẳng qua "dĩ huyễn độ chân", nhân cơ hội tang gia bối rối,chúng ta đến với họ để có cảm tình dẫn dắt họ vàođạo. Nhưng xin đặt câu hỏi, nếu vì cảm tình đến vớiđạo, mai mốt mất cảm tình thì sao? Chủ trương đạo Phậtlà tự giác tự nguyện, nếu không vì lẽ tỉnh giác đếnvới đạo, người ấy vẫn chưa xứng đáng là Phật tử.Huống chi, vì chiều theo cảm tình của họ, Tăng, Ni mất hếtgiá trị cao thượng, thanh nhã của mình, được đôi ba ngườiPhật tử, mà người truyền giáo mất hết giá trị, thửhỏi việc ấy có đáng làm không? Chúng tôi đồng ý, nếucần Tăng, Ni đến đám ma đám tuần tại nhà Phật tử, songvới điều kiện tang gia thân quyến tụ họp lại, để ngheTăng, Ni giảng một thời kinh, xong rồi hồi hướng công đứccho người chết, Tăng, Ni ra về. Như thế, khả dĩ nói "dĩhuyễn độ chân" được. Bởi vì nhân người chết, chúngta giáo hóa kẻ sống cho hiểu đạo lý. Ðám tuần, ngày kỵđều nên tổ chức như thế, việc làm này không trái vớichánh pháp.

Hoặccó người nói Phật giáo từ bi, khi giáo hoá kẻ dương lànghĩ đến người âm, muốn làm sao cho âm dương lưỡng lợi,mới đầy đủ lòng từ. Chúng tôi đồng ý lẽ này, nhưngtrong chùa trước khi thọ trai, Phật dạy Tăng, Ni phải cúngchim đại bàng, quỉ la-sát và các quỉ thần, không phải vìkẻ âm là gì? Mỗi chiều ở chùa hầu hết đều dùng nghiMông Sơn để cúng cô hồn, đâu không phải vì kẻ âm. Hằngđêm ở chùa hai thời công phu, Tịnh độ sau đó đều phụcnguyện "âm siêu dương thới", còn gì không đủ lòng từ bi.Nếu Phật tử có lòng hiếu thảo muốn cầu nguyện cho thânnhân, cứ đến chùa vào những thời công phu, Tịnh độ, Tăng,Ni sẽ vì thân nhân họ cầu nguyện cho. Có thế, không mấtthì giờ tu hành của Tăng, Ni, Phật tử cũng được mãn nguyện.Biết tôn trọng những bậc thầy hướng dẫn mình mới gọingười ấy biết đạo đức, vì việc riêng của mình, đểbậc thầy mình mất hết giá trị cao thượng, là đạo đứcchỗ nào? Sự hướng dẫn không khéo cả thầy lẫn trò làmviệc vô nghĩa, còn chuốc lấy sự đau khổ là khác. Khi Phậtcòn tại thế, chúng ta có nghe Ngài đi đưa đám lần nào đâu.Cho đến chư Tỳ-kheo môn đồ của Phật, cũng không nghe điđưa đám lần nào. Tại sao chúng ta hiện nay, cứ bận rộnđám ma đám tuần mãi. Thế là chúng ta đã đi đúng đườngPhật hay đã sai rồi, cần phải vận dụng công tâm xét lạiđiều này. Bởi Tăng, Ni xuất hiện trong xóm làng đều donhà có ma chay, nên bất thần Tăng, Ni đến nhà người nàohọ liền ghét sợ, coi như một điềm bất tường sắp đếncho gia đình họ. Thật là ngày xưa xem "một vị Tăng đếnlà một ông Phật lại", ngày nay thì ngược lại. Thử hỏicòn gì hổ thẹn cho bằng?

VI.KẾT LUẬN

Chủyếu Phật giáo độ sanh một cách thiết thực, người mônđồ Phật giáo phải thấy rõ điều này. Tất cả hành động,mọi cuộc tổ chức đều nhằm thẳng giáo hoá chúng sanh,bằng con đường từ bi giác ngộ. Ðem hạt giống từ bi giácngộ gieo rắc trong lòng mọi người là truyền bá đạo Phật.Ngược lại, đem tình cảm mê tín gieo rắc trong lòng tín đồ,thử hỏi đây là truyền đạo gì? Vì giải thoát cho mìnhcho chúng sanh, nên chúng ta đi tu, tại sao chúng ta trở thànhkẻ chiều chuộng phục vụ tín đồ để được cơm ăn áomặc? Quả là điều sai đạo lý không hợp với chánh pháp,chúng ta phải gan dạ đập tan những tập tục sai lầm ấy,đem lại con đường tu hành cao thượng thanh bai cho chính mìnhvà huynh đệ mai sau. Trọng trách của chúng ta không phải đóngkhung trong một nhóm bổn đạo, mà phải đem đạo giác ngộgiải thoát lại cho toàn thể chúng sanh. Làm được như vậymới đúng tinh thầnPhật giáo độ sanh.










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 87934)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138247)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18809)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
26/11/2017(Xem: 11239)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
01/11/2017(Xem: 10564)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23322)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
25/04/2017(Xem: 9671)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
23/03/2017(Xem: 11164)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
16/03/2017(Xem: 8783)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9152)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]