Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17-Tu trong mọi hoàn cảnh

28/01/201109:41(Xem: 9496)
17-Tu trong mọi hoàn cảnh

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Tu trongmọi hoàn cảnh

Có nhiềungười nghĩ rằng, tu là phần riêng của những kẻ rảnh rangnhàn hạ, những người thừa của thừa tiền, còn mình làmđầu tắt mặt tối, cơm không đủ no áo không đủ ấm, cóthì giờ đâu mà nói chuyện tu. Hoặc có những người nghĩ,tu là việc của những kẻ thiếu phước bần hàn, cô quả,tật nguyền, nhờ tu họ được an ủi bớt khổ, còn ta phướcnhiều của lắm, thân quyến đầy đàn, đẹp đẽ sang trọngmà tu làm gì. Lại có người nghĩ, tu là việc của nhữngkẻ tội lỗi ác độc, bởi họ tạo nhiều tội lỗi nênphải tu để chuộc tội, còn tôi hiền lành có làm gì hạiai đâu mà tu. Bởi có những quan niệm này, nên người ta khôngmàng không nghĩ đến tu. Họ đâu biết rằng, mọi chúng tatrong tâm niệm có cả xấu lẫn tốt, nếu thả nổi mặc tìnhniệm xấu hoành hành, là sống theo bản năng, mất hết tưcách của con người và sẽ gây tội lỗi ngập trời. Ðểhạn chế tâm niệm xấu, khiến nó tiêu mòn, khởi dậy tâmniệm tốt, khiến nó tăng trưởng, đây là việc làm củangười tu. Có giảm tâm niệm xấu, tăng tâm niệm tốt, ngườinày mới đủ tư cách con người và làm nhiều việc tốt đẹpvới mọi người chung quanh. Thế là, có hoàn cảnh nào màchẳng nên tu?

Cónhững người bận lo sinh kế gia đình, tửng bưng sáng đãcó mặt ở chợ, đến sẩm tối mới về tới nhà, rồi loăn uống giặt giũ cho con cái là tối mò, có rảnh lúc nàođâu mà tu? Nếu bảo những người này phải tụng kinh, phảilần chuỗi niệm Phật, chắc hẳn không thế nào làm được.Nhưng tu ở đây là, bỏ ý nghĩ xấu, nuôi dưỡng ý nghĩ tốt,bỏ lời nói dữ, nói lời nói lành, dừng những hành độngác, tạo những hành động thiện, có mất thì giờ chút nàomà tu không được. Trái lại, chính khi buôn bán làm ăn ấy,chúng ta có ý nghĩ tốt, thốt lời nói lành, có hành độngthiện, người khách hàng mến thương, khiến khách mua hàngcàng lúc càng đông, việc làm ăn dễ phát đạt. Ví như côbán hàng có khách đến mua, giá món hàng một ngàn đồng,cô nói một ngàn hai, chờ khách trả một ngàn là cô bán.Song trớ trêu, người khách không trả một ngàn, mà trả batrăm. Trường hợp này, nếu cô bán hàng không biết tu thìnổi giận quát tháo ầm ĩ, gây ra cuộc cãi vã ồn ào. Ngượclại, cô bán hàng biết tu, chỉ cần cười, nói nhẹ nhàng"trả chưa tới giá, bán không được". Mọi việc êm ái, khôngai thiệt thòi gì, mai kia người khách ấy còn có thể đếngian hàng này mua hàng. Trước những cảnh bất như ý, chúngta biết kềm hãm sự nóng giận, biết lựa lời ôn hòa đểđáp, biết giữ thái độ bình tĩnh, là khéo tu. Ở giữa chợ,mỗi ngày sự bất như ý diễn ra liên tục, nên tu hành làđiều tối cần cho người sống trong hoàn cảnh này. Vì thếngười xưa nói: "Nhất tu thị, nhị tu sơn."

Nếulà người nông phu làm nghề ruộng khi vác cuốc ra đồng,chúng ta nghĩ "cần mẫn làm cho lúa trúng, để có cơm cho giađình mình ăn, vơi ra giúp đồng bào mình cùng có cơm ăn".Quan niệm ấy là ý nghĩ lành, đó là tu. Thấy thửa ruộngbên cạnh tốt hơn ruộng mình, không có tâm đố kỵ, mà lòngmừng thầm bạn mình được lúa trúng, gia đình ấm no...,mình gắng học hỏi theo cách làm ăn ấy, đây là tâm niệmcủa người biết tu. Lại, khi làm việc đắp bờ cuốc ruộng,trong tâm vừa nảy ra niệm xấu, ta liền diệt trừ, trong tâmnảy ra niệm tốt, ta liền khơi dậy cho nó tăng trưởng, ấylà tu, một cuốc là một câu niệm Phật, hoặc một cuốctận kim cang địa ấy là tu.

Làhọc trò bận việc học hành, công phu tu không hề chướngngại. Khi cắp sách đi học, em nghĩ "ta cố gắng học cho giỏi,để mai kia giúp cha mẹ khi tuổi già, có tài để góp côngmình xây dựng quê hương tốt đẹp hơn", đó là em tu. Thầygiáo, cô giáo nhọc sức giảng dạy bài vở, em lắng nghe vàcố học thuộc, vì thương sợ thầy cô buồn, đấy là embiết tu. Bạn bè trong lớp có những trò học giỏi hơn em,em không ganh tỵ, trái lại còn kính phục để bắt chướctheo, ấy là tâm niệm người tu. Người tu là người biếtphục thiện, mỗi khi có lỗi lầm bị rầy, bị phạt, biếtlỗi sửa ngay, không oán hờn trách móc. Có những đứa họchành thua kém và thiếu phương tiện hơn em, em thương mếnhướng dẫn và giúp đỡ nó, là em khéo tu. Xã hội ngày maisáng sủa hơn, tốt đẹp hơn, chính nhờ những mầm non biếttu.

TUTRONG CẢNH NGHÈO KHÓ

Chúngta nghèo tiền nghèo của chớ đâu có nghèo ý nghĩ, lời nói,hành động. Chuyển hóa ý nghĩ xấu thành tốt, lời nói dữthành hiền, hành động ác thành thiện là tu. Việc này đâuđòi có tiền có của, nhàn rỗi mới làm được. Chính trongcuộc sống vất vả nghèo nàn của chúng ta cần thiết phảicó nó. Như có người nghèo khó vất vả mà lòng tốt, lờinói hiền hòa, hành động lương thiện, khiến mọi ngườithương mến giúp đỡ, nhờ đó mọi khó khăn giảm bớt đi.Ngược lại, nếu ở trong cảnh khó khăn mà ý ngang ngạnh,lời nói hung dữ, hành động bạo ngược, khiến ai nghe thấycũng ghét cũng lánh xa, nhờ điều gì họ cũng không giúp,thì khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa, tâm hồn trongsáng, lời nói hiền hòa, hành động thanh cao, dù chúng ta sốngtrong cảnh nghèo vẫn thấy êm đềm hạnh phúc. Chồng biếtnhường vợ, vợ biết kính chồng, con hiếu thuận cha mẹ,cha mẹ thương yêu con cái, gọi là cuộc sống hạt muối cắnhai, thật là lý tưởng biết bao.

TUTRONG CẢNH BỆNH HOẠN

Bìnhthường người ta cho khi bệnh hoạn là chướng ngại tu hành,đây cũng là quan niệm sai lầm về việc tu. Nếu thấy tụngkinh, tọa thiền mới là tu, khi bệnh hoạn tụng kinh khôngnổi, tọa thiền không được, đó là chướng ngại tu. Songtu cốt ngăn ngừa phiền não, chiến thắng vọng tưởng, dùcó tụng kinh tọa thiền, không tụng kinh tọa thiền đềutu được. Nếu có người bệnh nặng không đi đứng được,nằm một chỗ, khi ấy nằm nhiếp tâm niệm Phật, niệm chítử, chẳng buồn nghĩ đến ai, lo việc gì, chỉ một bề niệmPhật thôi. Ðây là tu đại tinh tấn theo pháp môn Tịnh độ,đâu có chướng ngại gì. Hoặc có người bệnh, không niệmPhật mà thích quán chiếu, liền quán thân này thấy nó làgốc khổ đau, là tướng vô thường, là hiện tượng nhớpnhúa, là không có chủ, nương thân bệnh quán chiếu tườngtận như vậy, thấy được tướng thật của thân, đây làpháp trí tuệ sẽ gần với Niết-bàn, là tu thiền. Khổ nỗi,người Phật tử bình thường tinh tấn tu hành, gặp lúc bệnhhoạn lại thối chuyển, sanh phiền não với con cháu, đâylà việc đáng tiếc. Khi mạnh chúng ta tu, để khi yếu bệnhcó đủ đạo lực tiếp tục, vì lúc này là lúc gần vớitử thần, là phút chiến đấu cuối cùng, nếu ngang đây màdừng, mà hướng đi chiều khác, thật là một việc hoài côngvô ích. Bởi vậy nên, Phật tử chúng ta phải thấy khi bệnhlà cơ hội tốt, dồn hết tâm lực vào sự tu, chuyên tâmkhông lơi niệm, được vậy là gần với Phật, gần Niết-bàn,mới mong thoát khỏi khổ luân hồi muôn kiếp.

TUTRONG CẢNH TẠI GIA

Cómột số Phật tử nghĩ rằng, ở tại gia phiền rộn khó tu,được xuất gia rảnh rang tu hành mới giải thoát. Quan niệmnày cũng không đúng. Nếu thấy tại gia là nhiều việc, vàochùa chắc gì ít việc? Người xưa nói: "Ca-sa vị trước hiềmđa sự, trước dĩ ca-sa sự cánh đa." (Ca-sa chưa mặc than nhiềuviệc, được mặc ca-sa việc lại nhiều.) Câu này thật làchua chát đối với người tu. Ðây quả là sợ ông táo gặpông lò, chạy ô mồ mắc ô mả. Chúng ta đâu không nghe quíthầy trụ trì thường than: "Trụ trì làm dâu trăm họ." Thếlà ít việc hay nhiều việc, phiền rộn hay rảnh rang. Yếuđiểm tu hành là hiểu đạo, vững lòng tin. Ðủ hai điểmnày, ở tại gia hay xuất gia đều tu được. Nếu không đủhai điểm này, dù ở chùa chưa chắc đã tu được. Chúng taphải khéo linh động trong mọi hoàn cảnh, đừng đòi hỏiphải cảnh thế ấy tu mới được. Sự đòi hỏi đó là cáicớ để chúng ta không tu. Vì có những người không thể tạođược hoàn cảnh như ý. Có những Phật tử nam cũng như nữ,con cái đầy đàn đầy đống mà cứ nằng nặc đòi xuấtgia, quăng đại cho người ở nhà làm sao thì làm. Nếu thỏamãn nguyện vọng, vào chùa một lúc, gặp khi gia đình thiếuthốn, con cái nheo nhóc, nóng lòng rồi gởi ca-sa cho chùa trởvề nhà. Ðây là việc làm nông nổi.

CHỨNGMINH MỌI HOÀN CẢNH ÐỀU TU ÐƯỢC

Ngàyxưa, đời Ðường ở Trung Hoa có gia đình ông Bàng Long Uẩn,vẫn làm cư sĩ tại gia, mà tu đến được chỗ sanh tử tựtại. Trong giới học Phật từ trước đến nay vẫn ngưỡngmộ công đức tu hành của gia đình ông. Như trong bài sámtu Tịnh độ đã đọc buổi tối, có câu "in như thiền địnhhọ Bàng thuở xưa..." Ông Bàng Long Uẩn trước theo Nho học,sau nghiên cứu Phật thấy thích thú, ông tìm đến tham vấncác thiền sư. Ban đầu, ông đến hỏi Thiền sư Hy Thiên (ThạchÐầu): "Người không cùng muôn pháp làm bạn là người gì?"Hy Thiên liền bụm miệng ông. Ngay đây ông được ngộ. Sauông đến tham vấn Mã Tổ (Ðạo Nhất), cũng đem câu ấy rahỏi. Mã Tổ bảo: "Ông hớp một ngụm cạn hết sông TâyGiang, ta sẽ vì ông nói." Ông càng tin sâu hơn.

Giađìng ông, hai ông bà và một con trai, một con gái. Ông cấtnhà gần chân núi, mỗi ngày chẻ tre đan sáo, cô con gái gánhra chợ bán. Sống đạm bạc qua ngày để tu hành. Một hôm,trong nhà cùng ngồi bàn việc đạo, ông nói: "Nan nan nan, thậptạ du ma thọ thượng thang." (Khó khó khó, mười tạ dầumè trên cây vuốt.) Bà đáp: "Dị dị dị, bách thảo thượngđầu Tổ sư ý." (Dễ dễ dễ, trên đầu trăm cỏ ý Tổ sư.)Cô con gái tên Linh Chiếu đáp: "Dã bất dị, dã bất nan, cơlai khiết phạn, khốn lai thùy." (Cũng chẳng dễ, cũng chẳngkhó, đói đến thì ăn mệt ngủ khò.) Với cái nhìn của ông,thấy sự tu hành thật khó khăn vô kể, giống như ngườitrèo lên cây cao mà bị thoa dầu, trèo lên tuột xuống, khôngcó chỗ để bám. Trái lại, bà thấy việc tu rất dễ, vìnhìn ở đâu cũng thấy ý Tổ sư tràn khắp. Cô Linh Chiếudung hòa, không nói khó, không nói dễ, khó dễ là hai bên,vượt qua hai bên (nhị kiến) tâm sẽ thanh tịnh thản nhiên,khi ấy chỉ đói đến thì ăn, mệt đến thì ngủ. Câu nóicủa cô Linh Chiếu dễ bị người sau hiểu lầm, người tanghĩ rằng tu thiền là đói ăn mệt ngủ, rồi sống theo bảnnăng, thật là tai họa, chủ yếu cô nói là, khi nào tâm takhông còn mắc kẹt hai bên, khó dễ, tốt xấu, hơn thua, haydở..., mới đến chỗ đói ăn mệt ngủ.

Lại,ông có làm bài kệ nói sự đoàn tụ của gia đình ông nhưsau:

Hữunam bất thú
Hữunữbất giá
Ðạigiađoàn biến đầu
Cộngthuyếtvô sanh thoại.
Dịch:
Cócon trai không cưới vợ
Cócongái không gả chồng
Cảnhàcùng sum họp
Ðồngbànlời vô sanh.
Về già,một hôm ông lên ngựa giữa ngồi chuẩn bị tịch, bảo LinhChiếu: "Con ra sân xem đúng ngọ vô cho cha hay." Cô Linh Chiếura xem trở vào thưa: "Gần đúng ngọ, mặt trời bị nguyệtthực, cha ra xem." Ông ra sân xem, trở vào, thấy Linh Chiếulên ngựa giữa ngồi kiết già tịch. Ông nói: "Con gái ta lanhlợi quá!" Lo mai táng Linh Chiếu xong, ông báo tin cho thân hữuhay sắp tịch. Hôm ấy bạn bè tụ hội, ông nằm gối đầutrên đầu gối Châu Mục Công, nhắm mắt thị tịch. Tin nàyđến bà Long Uẩn, bà ra đồng cho con trai hay, người con traiđang đánh trâu cày ruộng, bà bảo: "Con ơi! Ông già vô trivà con bé ngu si đã bỏ mình đi rồi." Người con trai thưa:"Vậy hở mẹ!" Liền đứng thẳng tịch. Bà nói: "Thằng ngusi này cũng đi nữa." Bà lo mai táng con trai xong, lên núi tịch.Ðây là hiện tượng sanh tử tự tại của gia đình ông BàngLong Uẩn. Ông Long Uẩn đan sáo, cô Linh Chiếu bán sáo ngoàichợ, con trai ông cuốc cày ngoài ruộng, bà Long Uẩn ở nhànấu cơm, đều tu hành đắc lực đến sanh tử tự tại. Tạisao chúng ta lại đổ tại hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ, tukhông được?

ÐếnđờiTrần ở Việt Nam, vua Trần Thánh Tông và Tuệ Trung Thượngsĩ, một ông vua, một ông quan vẫn tu hành đắc lực. Chúngta ôn lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày làm tuần cho Hoàngthái hậu, vua Thánh Tông thỉnh các bậc tôn túc đến dựtrai, trong đó có Tuệ Trung Thượng sĩ. Nhà vua yêu cầu cácNgài trình bài kệ ngắn để thấy chỗ kiến giải của cácngài, qua nhiều bài kệ, nhà vua không hài lòng bèn trao giấybút cho Thượng sĩ. Thượng sĩ viết một mạch:

Kiếngiải trình kiến giải
Tợniếtmục tác quái
Niếtmụctác quái liễu
Minhminhthường tự tại.
Dịch:
Kiếngiải trình kiến giải
Nhưdụimắt thấy quái
Dụimắtthấy quái rồi
Rõràngthường tự tại.
Nhà vuađọc xong, liền phê tiếp ở sau:
Minhminh thường tự tại
Diệcniếtmục tác quái
Kiếnquáibất kiến quái
Kỳquáitất tự hoại.
Dịch:
Rõràng thường tự tại
Cũngdụimắt thấy quái
Thấyquáichẳng thấy quái
Quáiấyắt tự hoại.
Kiếngiải của chúng ta không thật, giống như dụi mắt trong hưkhông có những đốm hoa. Khi con mắt bình thường trở lạithì những đốm hoa không còn. Những đốm hoa mất đi, ấylà con mắt sáng. Tâm chúng ta bị kiến giải che mờ, mộtkhi kiến giải lặng mất, lúc ấy mới là tâm chân thật sángsuốt. Vua Thánh Tông và Thượng sĩ chỗ thấy như nhau, khácnhau chỉ đối ngược ý trước sau mà thôi. Thượng sĩ nóicon mắt dụi thấy hoa đốm, khi hết lòa con mắt trước đãsáng rỡ. Thánh Tông nói con mắt trước đã sáng rõ, do dụinên thấy hoa đốm, chính khi thấy hoa đốm, biết là khôngthật thì hoa đốm tự mất, trở lại con mắt sáng như trước.

VuaThánhTông đau nặng, Thượng sĩ biên thơ hỏi thăm. Vua trảlời bằng hai câu thơ:

Viêmviêm thử khí hạn thông thân
Vịtằnguyển ngã nương sanh khố.
Dịch:
Hừnghực hơi nóng toát mồ hôi
Chiếckhốmẹ sanh chưa từng ướt.
Thượngsĩbệnh sơ sài, Ngài kê một giường gỗ nằm tại DưỡngChân Trang. Ngài nằm nghiêng bên phải theo phép cát tường,mắt nhắm lại, người hầu và thê thiếp khóc rống lên.Ngài mở mắt ngồi dậy, sai lấy nước rửa tay súc miệng,liền quở nhẹ rằng:
"-Sốngchết là lẽ thường, buồn thảm luyến tiếc chi, làm nãochân tánh ta".
Nói xong,Ngài nằm xuống yên lặng mà tịch.

Mộtôngvua khi sắp chết, thấy thân tứ đại tan rã đau đớn,song còn một cái chưa bao giờ tan rã, đây là "chiếc khốmẹ sanh". Một ông quan sống trong cảnh thê thiếp tôi tớđầy nhà, mà vẫn nhẹ nhàng thanh thản ra đi, trước mọingười khóc than luyến tiếc. Nếu vì bận rộn khó tu, ai bậnrộn hơn một ông vua, nhất là ông vua vì dân vì nước trướccuộc xâm lăng của phương Bắc. Ai bị ràng buộc hơn mộtông quan, có đủ thê thiếp tôi tớ đầy nhà. Những vị nàytu được, chúng ta không còn lý do gì thối thác khó tu.

Tómlại, chúng ta là con người chưa có ai toàn hảo, cần phảibiết tu để chận đứng những điều xấu dở xuất pháttừ ba nghiệp của mình. Ðồng thời chúng ta khéo nuôi dưỡngnhững hành động tốt đẹp từ thân miệng ý phát ra. Dừngác nuôi thiện là điều không thể thiếu, nơi con người muốnvươn lên. Khước từ tu hành, là chúng ta khước từ sự tiếnbộ, là khước từ mọi đẹp đẽ cao quí, khước từ sựan vui hạnh phúc. Nếu ai quyết chí vươn lên, muốn sống cuộcđời an lạc, muốn gia đình hạnh phúc, muốn xứ sở huy hoàng,tu là chủ yếu thực hiện những điều mong muốn ấy.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 87934)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138247)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18810)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
26/11/2017(Xem: 11239)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
01/11/2017(Xem: 10565)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23324)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
25/04/2017(Xem: 9672)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
23/03/2017(Xem: 11164)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
16/03/2017(Xem: 8784)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9153)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]