Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Tạn mạn về nhân bản trong Phật giáo - Thích Đức Trường

16/05/201317:16(Xem: 2460)
17. Tạn mạn về nhân bản trong Phật giáo - Thích Đức Trường


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần III

Phật giáo và các vấn đề hiện tại

--- o0o ---

TẢN MẠN VỀ NHÂN BẢN TRONG PHẬT GIÁO

Thích Đức Trường

Chủ nghĩa nhân bản Phật giáo có phải chăng là hồi chuông thức tỉnh trầm lắng sâu vào nguồn tâm kêu gọi con người hãy nhận rõ những gì ảo vọng, tạm bợ, chóng tàn, tự mở ra cánh cửa bất tử vượt thoát khỏi sanh, già, bệnh, chếT, tìm đến con đường an vui hạnh phúc.

Chủ nghĩa nhân bản ở phương Tây ra đời trong thời kỳ được gọi là phục hưng và phát triển mạnh mẽ cùng với thời đại khoa học nhằm giải quyết vấn đề đời sống con người và những giá trị liên quan các hiện tượng trên hành tinh.

Trong khi đo,?ách đây hơn 2500 năm chủ nghĩa nhân bản Phật giáo đã xuất hiện ở Ấn Độ và lan truyền rộng khắp phương Đông, khác hẳn với các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Hindu Giáo, Lão Giáo…. Phật giáo không chủ trương tin tưởng vào thần quyền hay đấng sáng tạo nào làm chủ điều khiển con người và vũ trụ; cũng không tin vào một truyền thống hay một tập tục lâu đời nào.

Phật giáo thuyết phục con người nên tin vào chính mình bằng sự xem xét của nội tâm, không tin tưởng một cách mù quáng vào lời tuyên bố của ai khác.

Trong Aơ guttara Nik ya, Đức Phật đã cho lời khuyên đến K l ma: Này K l ma, đừng chấp nhận chỉ vì nó được đồn đãi, bởi vì nó được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, bởi vì nó phù hợp với kinh Thánh, với luân lý, bởi điều đó thú vị để nghe, hoặc người nói có trách nhiệm, có nhân cách, hoặc người đó đáng kính trọng. Bản thân ông bằng kinh nghiệm của chính mình, xét xem điều đó có phải là điều thiện (kusala) không lỗi lầm , có thể chấp nhận và khâm phục bởi người trí, có cách cư xử và thái độ phù hợp mang lại điều hạnh phúc. Này K l ma, ông nên theo những điều đó".

Những dòng kệ từ Jn nas ra Samuchchaya, Đức Phật dạy:

Như người thợ thử vàng
Đốt mài trong lửa đỏ
Cũng vậy lời của ta
Nên hướng thượng chấp nhận
Bằng tư duy quán chiếu.

Đức Phật Gotama (563-483), vị Thầy vĩ đại trong số các nhà thành lập tôn giáo, được tuyên bố là nhà thực chứng đạt được quả Bồ-đề, giải thoát, ra khỏi ba cõi. Ngài thôi thúc và mong mỏi những người theo Ngài bước lên con đường tu tập tâm linh và giới hạnh đạo đức đã được khám phá trong quá trình kinh nghiệm tinh thần của Ngài.

Trong ba minh mà Đức phật đã chứng đạt, hai minh đầu phản ánh các phương diện nghiệp báo, luân hồi và tái sanh. Minh thứ ba hình thành bản chất của đạo phật, sự vắng mặt các phiền não lậu hoặc; sự thành tựu giác ngộ và giải thoát. Điều chú ý ở đây, con đường giải thoát và chứng ngộ của Đức Phật mang tính siêu việt vượt thoát qua những giới hạn của luật nghiệp báo, luân hồi.

Bằng kinh nghiệm tinh thần của nội tâm, Ngài đả phá những hình thức nghi lễ, tôn thờ, cúng tế và ngay cả sự suy xét vô ích của tư tưởng siêu hình truyền thống.

Lời tuyên bố cô đọng mang khuynh hướng chống đối siêu hình gắn liền với bốn sự thật tối thượng của Đức Phật. Sự thật về khổ, về nguyên nhân của khổ, sự thật về sự chấm dứt khổ và sự thật về con đường dẫn đến sự diệt tận của khổ. Con đường dẫn đến sự diệt tận của khổ là con đường Thánh đạo tám nghành hướng đến trạng thái giải thoát Niết-bàn. Những lời dạy đơn giản này được Đức Phật trình bày trong nhiều dịp trước các thiện nam, tín nữ và đại chúng Tỳ-kheo nhằm mang lại những lợi ích thiết thực.

Đức Phật từ chối trả lời những câu hỏi siêu hình và những cặp phạm trù đưa đến sự nhầm lẫn, không nhổ hết gốc rễ khổ đau trong đời sống con người và tâm linh. Như thế giới thường hằng hay thế giới không thường hằng, thân thể và linh hồn là một hay thân thể và linh hồn là khác; Như Lai tồn tại sau khi chết hay Như Lai không tồn tại sau khi chết; Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết hay Như Lai không tồn tại và cũng không không tồn tại sau khi chết. (Trung Bộ kinh)

Tuy thế, không có nghĩa là trong Phật giáo không có những quan điểm siêu hình. Hai quan điểm căn bản siêu hình Phật giáo là học thuyết vô ngã (anatt ) và duyên khởi (prat? tya-Samutp da). Quan điểm vô ngã nhấn mạnh mọi sự vật hiện tượng giới thì không có "ngã" hoặc "linh hồn" mà mọi sự tồn tại chỉ là sự tạm bợ , có thể bị diệt vong và chứa đựng đầy đau khổ hoặc sầu muộn. Các hiện tượng giới đều theo quan niệm duyên khởi được hình thành đều do nhân, do duyên. Sự vận động của nhân duyên này dẫn đến sự sanh khởi của các nhân duyên khác.

Phật giáo tuyên bố rằng không có những sự vật thật sự. Sự vật mà ta gọi đơn thuần chỉ là sự kết hợp của các nguyên tử tạm thời. Không có cái "ngã" vĩnh cữu trong chủ thể "tâm vật lý" được biết như con người. Chủ thể con người nếu được phân tích sẽ không có gì còn lại trong thân năm uẩn (skandha). Mọi sự chấp thủ vào năm uẩn này được coi là gốc rễ của sự luân hồi (saị s ra) mà bản thân chúng xuất phát từ vô minh (avidya). Đó là đặc điểm triết học Phật giáo của các trường phái Thượng Toạ Bộ, Nhứt Thiết Hữu Bộ, Phân Tích Bộ.

Các nhà tư tưởng Mah y nacũng nhằm mục đích thanh lọc bản thân hướng đến sự giải thoát khỏi các lậu hoặc. Đặc biệt hơn, trường phái Trung Quán (M dhyamika) của Mah y nathiết lập học thuyết Tánh không (Ư unyat ) mà khái niệm căn bản của nó thì không chỉ dựa trên chuỗi nguyên nhân mà còn trên tính tương đối. Các sự vật mà chúng đang hiện hữu có những đặc tính dường như phô bày trong mối quan hệ với các sự vật khác. Sự vận động bên trong các hiện tượng mang tính tạm bợ vô thường.

Điều quan trọng hơn hết là Phật giáo đã xây dựng con người nhân bản xuyên qua giới luật và đức hạnh Phật giáo. Đó cũng là mục đích tối thượng của đời sống để chứng đạt Niết-bàn. Bên cạnh đó, Đức Phật cũng quan tâm đến những nguyên tắc, những lời dạy đức hạnh cho hàng cận sự nam, cận sự nữ. Những nguyên tắc chính được chứa đựng trong sự phác hoạ của con đường thánh đạo tám nghành (ashỉ n ơ ga-m rga).

Ở đây chúng ta chỉ nêu một vài đặc điểm nổi bật trong lời dạy của Đức Phật. Đối thoại với vị trưởng làng ở Nalanda, Đức Phật đã hỏi: Ông có nghĩ một người thích thú trong việc giết những con thú vô tội, trộm cắp, tà hạnh, nói dối... và nói những lời lỗ mãng gay gắt hoặc những câu chuyện tầm phào vô bổ, người như thế có thể đến cõi trời qua cầu nguyện không? Đức Phật kết luận rằng con người đạt đến cõi trời bởi hành động tạo tác (karma) mà không do sự cầu nguyện. (Kinh Tập)

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:

"Chỉ tội lỗi đã tạo
Mới làm nhơ uế người
Thanh tịnh và nhơ uế
Do hành động cá nhân
Chẳng phải ngoài ai khác
Làm thanh tịnh con người."

Đó cũng là điều mà tại sao Đức Phật không chấp nhận bốn đẳng cấp xã hội Ấn Độ đương thời. Ngài thiết lập mối quan hệ con người với con người trong xã hội xuyên qua sự nhấn mạnh một vài đức hạnh về sự thân thiện, lòng khoan dung và tình thương.

Kinh điển Phật giáo đề cập đến bốn đức hạnh hay bốn tâm vô lượng con người sẽ đạt năng lực tinh thần cao nhất khi thực tập những điều này. Bốn đức hạnh Từ (Maitri), Bi (KaruϠ ), Hỷ (Mudit ), Xả (Upeksh ) có ý nghĩa đặc biệt trong trái tim nhân hậu của vị Bồ-tát trong Phật giáo Mah y na, những vị thực hành hoàn mỹ sáu đức hạnh Ba-la-mật (Paramit ): Bố thí (d na), trì giới (S? la), Nhẫn nhục (ksh nti), tinh tấn (v? rya), thiền định (dhy na) và trí tuệ (Praj–  ).

Đời sống đức hạnh và giới luật hoàn hảo đã làm giảm đi dục tham, sân hận, cuồng si trong mỗi cá nhân. Điều này dẫn đến việc xây dựng một xã hội an vui, một quốc gia hoà hợp, một thế giới hoà bình.

Chủ nghĩa nhân bản Phật giáo có phải chăng là hồi chuông thức tỉnh trầm lắng sâu vào nguồn tâm kêu gọi con người hãy nhận rõ những gì ảo vọng, tạm bợ, chóng tàn, tự mở ra cánh cửa bất tử vượt thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, tìm đến con đường an vui hạnh phúc.

Phật giáo đứng ngoài 62 tà kiến với cái nhìn tri kiến siêu thoát về hiện tượng giới và con người. Phật giáo có thể nói là đạo chân thật, đạo trí tuệ như nhà bác học Einstein từng tuyên bố: "Nếu trên thế giới này có một tôn giáo để tin tưởng thì tôn giáo đó chính là Phật giáo."

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4247)
Tháng chạp âm lịch, sương khuya phủ dầy cảnh vật; cách 5m không thấy nhau, đoàn người lầm lủi đi trong màn đêm. Từ Việt Nam Phật Quốc tự về Bồ Đề Đạo tràng chỉ hơn cây số; 4giờ sáng trời vẫn âm u tĩnh mịch, . . .
08/04/2013(Xem: 3734)
Gia chủ Tapussa cùng với Tôn Giả Ananda đến hỏi Đức Phật, vì sao giới cư sĩ gia chủ "Thọ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục", xem đời sống viễn ly của các vị xuất gia như là vực thẳm. Tuy vậy trong pháp và luật của Thế Tôn lại có những Tỳ Kheo trẻ tuổi phấn khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú, hướng đến xuất ly, và các vị này thấy trong sự xuất ly "Đây là an tịnh". Chính ở nơi đây là sự sai khác trong Pháp và Luật này giữa các Tỳ kheo và phần đông quần chúng.
08/04/2013(Xem: 3409)
Nếu chúng ta quan niệm Ngài là một vĩ nhân thì đó là một vĩ nhân trên hết các vĩ nhân của nhân loại từ xưa đến nay. Nếu chúng ta quan niệm Ngài là một bậc siêu nhân thì đó là một bậc siêu nhân cao hơn tất cả các bậc siêu nhân khác. Nếu chúng ta quan niệm đời Ngài là một sự thị hiện của Phật, thì đó là sự thị hiện đẹp đẽ nhất và đầy đủ ý nghĩa hơn hết trong các sự thị hiện.
08/04/2013(Xem: 3770)
Tu chứng quan là địa hạt quan trọng nhất trong giáo lý Phật. Nó như một bức tường vững chãi, ngăn chận những phiêu lưu của hành giả vào con đường tri thức phức tạp. Nếu không có tu chứng quan thì giáo lý Phật chỉ là một loại triết học chỉ làm thoả mãn tri thức hiếu kỳ mà thôi.
08/04/2013(Xem: 3534)
Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, bên trong thân tứ đại hàm chứa một Báo thân viên mãn. Nghĩa là cuộc sống của Đức Phật tỏa sáng lòng từ bao la, đức hạnh cao quý, hiểu biết siêu quần, thể hiện thành những việc làm cứu đời, lợi ích cho người. Nhờ đó, chúng sanh mới hướng về Ngài và phát tâm tiến bước theo con đường giải thoát của Phật vạch ra.
08/04/2013(Xem: 3548)
Kính Chào Thành Đạo, mang niềm an lạc đến chư quí hữu thính giả. Chúng tôi, kính mời chư quí vị lắng tâm hướng về Hồng Danh Đức Bổn Sư Thích Ca trong giờ phút Thành Đạo Giác Ngộ của Ngài cách đây 2.589 năm : (Chuông ) -Nhất Tâm Đảnh Lễ, Bồ Đề Thọ Hạ, Hàng Phục Ma Quân, Thành Đẳng Chánh Giác, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
08/04/2013(Xem: 4062)
Phật thành đạo không chỉ là một cuộc chinh phục vĩ đại, một chiến thắng vẻ vang đối với bản thân Ngài mà còn là một sự khai sáng tuyệt vời cho hết thảy nhân loại, chúng sanh
08/04/2013(Xem: 4421)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
08/04/2013(Xem: 4592)
Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, đức Phật Thích-ca Mâu-ni chứng đạt đạo quả giác ngộ vô thượng vào ngày mùng 8 tháng chạp. Để cùng ôn lại kinh nghiệm giác ngộ và truyền bá chánh pháp của đức Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 3409)
Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết Bàn . Một lầ nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết Bàn hiển lộ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567