Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến Trình Giải Thoát của Đức Phật khi Ngài Thành Đạo

08/04/201316:20(Xem: 3758)
Tiến Trình Giải Thoát của Đức Phật khi Ngài Thành Đạo
Phat ngoc

Tiến Trình Giải Thoát của Đức Phật

Khi Ngài Thành Đạo

HT.Thích Minh Châu

--- o0o ---

Gia chủ Tapussa cùng với Tôn Giả Ananda đến hỏi Đức Phật, vì sao giới cư sĩ gia chủ "Thọ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục", xem đời sống viễn ly của các vị xuất gia như là vực thẳm. Tuy vậy trong pháp và luật của Thế Tôn lại có những Tỳ Kheo trẻ tuổi phấn khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú, hướng đến xuất ly, và các vị này thấy trong sự xuất ly "Đây là an tịnh". Chính ở nơi đây là sự sai khác trong Pháp và Luật này giữa các Tỳ kheo và phần đông quần chúng. Sự ngạc nhiên và khâm phục của Tapussa được Thế Tôn chấp nhận, và Đức Phật kể lại kinh nghiệm của Ngài trong tiến trình thành đạo của Ngài dưới gốc cây Bồ Đề. Khi Ngài chưa thành bậc Chánh Giác Ngài diễn tả sự phấn khởi của Ngài trong tiến trình tu tập vượt qua các chướng ngại để đạt được các cảnh giới thiền, và vượt lên đạt được các cảnh giới thiền cao hơn, tất cả đòi hỏi một sự phấn đấu kiên cường, sáng suốt bền bỉ và tuần tự.

Ngài Bắt đầu với cảnh giới Sơ thiền và đối tượng cần phải gạt bỏ là các dục để chứng được Sơ thiền. Ngài suy nghĩ: "Lành thay sự xuất ly! lành thay đời sống viễn ly". Nhưng tâm của Ngài không có phấn khởi trong sự xuất ly ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu ta có thấy " Đây là an tịnh". Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Do nhân gì, do duyên gì, tâm ta không có phấn khởi trong xuất ly, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu ta có thấy: "Đây là an tịnh". Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ: "Vì ta không thấy sự nguy hiểm trong các dục, vì Ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích của xuất ly chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy, do vậy tâm Ta không có phấn khởi trong xuất ly ấy. Không tịnh tín, không an trú, không có hướng đến. Này Ananda, về vấn đề ấy ta suy nghĩ như sau: "Nếu sau khi thấy sự nguy hiểm trong các dục, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong sự xuất ly, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Thời sự kiện này có thể xảyra:" Tâm của Ta có thể phấn khởi trong xuất ly, tịnh tín, an trú và hướng đến, vì Ta có thấy" Đây là an tịnh".

" Rồi này Ananda, sau một thời gian sau khi thấy được sự nguy hiểm trong các dục, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy, sau khi chứng được lợi ích trong sự xuất ly, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong xuất ly, tịnh tín, an trú và hướng đến, vì ta có thấy: "Đây là an tịnh". Này Ananda sau một thời gian Ta ly dục, chứng đạt và an trú sơ thiền. Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành. Như vậy đối với ta là một chứng bệnh. Ví như này Ananda , đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên, như là một chứng bệnh. Cũng vậy, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành ở nơi Ta, như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh".

"Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: " Vậy ta hãy chỉ tức các tầm và tứ... chứng đạt và an trú thiền thứ hai. Nhưng tâm của Ta không có hứng khởi đối với không có tầm ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến dầu Ta có thấy" Đây là an tịnh". Này Ananda, về vấn đề ấy ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không có hứng khởi đối với không có tầm ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu Ta có thấy: "Đây là an tịnh". Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau:" Vì ta không thấy nguy hiểm trong các tầm, vì Ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích không có tầm chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm Ta không hứng khởi đối với không có tầm, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến. Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: " Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong các tầm, Ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích không có tầm, Ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: " Tâm của ta có thể hứng khởi không có tầm, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy " Đây là an tịnh"

Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong các tầm, Ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, sau khi chứng được lợi ích không có tầm, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong không có tầm, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy "Đây là an tịnh". Này Ananda, sau một thời gian Ta diệt tầm và tứ... chứng đạt và an trú thiền thứ hai. Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành nơi ta, như vậy đối với Ta là một chứng bệnh". Này Ananda, Ta suy nghĩ như sau:" Vậy Ta hãy ly hỷ, chứng đạt và an trú thiền thứ ba. Nhưng này Ananda, tâm của Ta không có hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu ta có thấy "Đây là an tịnh".

Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: " Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không có hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu Ta có thấy "Đây là an tịnh". Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vì Ta không thấy sự nguy hiểm trong hỷ, vì ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích không có hỷ chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không tịnh tín, không an trú, không có hướng đến. Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: "Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong hỷ, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong không có hỷ, Ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: "Tâm của Ta có thể hứng khởi trong không có hỷ, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta có thấy "Đây là an tịnh"

"Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong hỷ, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy, sau khi chứng được lợi ích trong không có hỷ, ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong không có hỷ, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy "Đây là an tịnh". Này Ananda, sau một thời gian, Ta ly hỷ... chứng đạt và an trú thiền thứ ba. Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành. Đây đối với Ta là một chứng bệnh. Ví như này Ananda, đối với người sung sướng đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh. Cũng vậy các tưởng, tác ý cùng khởi với hỷ vẫn hiện hình ở nơi Ta, như vậy đối với Ta là một chứng bệnh"

Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vậy Ta hãy đoạn lạc, đoạn khổ... chứng đạt và am trú thiền thứ tư. Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với không khổ, không lạc, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu Ta có thấy "Đây là an tịnh". Này Ananda, về vấn đề ấy, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không hứng khởi đối với không khổ, không lạc ấy,không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu Ta có thấy "Đây là an tịnh". Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vì Ta không thấy nguy hiểm trong xả lạc, vì ta không làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Lợi ích của không khổ, không lạc chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với không khổ, không lạc ấy, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến. Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau:"Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong xả lạc, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong không khổ, không lạc, Ta thưởng thức sự lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra:"Tâm của Ta có thể phấn khởi trong không khổ, không lạc, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta có thấy "Đây là an tịnh".

"Rồi này Ananda, sau một thời gian sau khi thấy nguy hiểm trong xả lạc, Ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, sau khi chứng được lợi ích trong không khổ, không lạc. Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong không khổ, không lạc, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy "Đây là an tịnh". Này Ananda, sau một thời gian Ta xả lạc, xả khổ... chứng đạt và an trú thiền thứ tư. Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý cùng khởi với xả lạc vẫn hiện hành, như vậy đối với Ta là một chứng bệnh. Ví như này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh. Cũng vậy, các tưởng tác ý cùngkhởi với xả vẫn hiện hành nơi Ta, như vậy đối với Ta là một chứng bệnh".

Tiếp tục như vậy, Ngài chứng thiền Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt thọ tưởng định. Tại Không vô biên xứ thiền, Ngài vượt qua các sắc tưởng, tại Thức vô biên xứ thiền, Ngài vượt qua Không vô biên xứ, chứng đắc Thức vô biên xứ. Tại Vô sở hữu xứ thiền, Ngài vượt qua Thức vô biên xứ và chứng đắc Vô sở hữu xứ. Tại Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài vượt qua Vô sở hữu xứ và chứng đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tại Diệt thọ tưởng định, Ngài vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ và chứng đắc diệt thọ tưởng định:" Ta phấn khởi trong diệt thọ tưởng định, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy "Đây là an tịnh". Này Ananda, sau một thời gian Ta vượt qua phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú diệt thọ tưởng định. Ta thấy với trí tuệ và các lậu hoặc đi đến đoạn diệt". Như vậy là tiến trình giải thoát, thành đạo của Đức Phật đi từ thiền thứ nhất, vượt qua thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, vượt luôn bốn thiền ở Vô sắc giới, chứng đạt Diệt thọ tưởng định, với trí tuệ đoạn trừ các lậu hoặc để thành bậc Chánh Giác. Cứ mỗi thiền chứng đạt, an trú và vượt qua, Thế Tôn cần phải nỗ lực kiên trì đối trị với các trở ngại bệnh chướng của mỗi thiền và cuối cùng, Ngài tuyên bố: "Cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú thiền chứng chưa được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong thế giới này, với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa môn và Bà la môn, chư thiên và loài người cho đến khi ấy, Ta không xác chứng Ta đã chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho đến khi nào, này Ananda , chín thứ đệ trú thiền chứng này đã được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa Môn và Bà La Môn, chư thiên và loài người, cho đến khi ấy Ta mới xác chứng rằng Ta đã chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Tri và Kiến khởi lên nơi Ta, Ta biết rằng:" Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa".

(Kinh Tapussa Trích trong Tăng Chi Bộ Kinh III, số 41 trang 273)

Như vậy, tiến trình giải thoát của Đức Phật cho thấy sự giải thoát giác ngộ của Ngài là cả một quá trình tuần tự, từ Sơ thiền cho đến Diệt thọ tưởng định, để cuối cùng đoạn diệt các lậu hoặc, thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Trải qua 9 thiền chứng như vậy, và tại mỗi thiền chứng Ngài phải phấn đấu vượt qua các chướng ngại, tiến lên thiền chứng kế tiếp, để cuối cùng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Như vậy tiến trình thành đạo của Ngài là một tiến trình tuần tự tiến lên, từng thiền chứng một tiến lên thiền chứng kế tiếp, không có vấn đề nhảy vọt, vượt qua nhiều cấp bậc một lần. Tiến trình này cũng chứng tỏ không có vấn đề hoát nhiên đại ngộ. Sự thành đạo của Ngài là cả một quá trình tu chứng kiên trì lâu dài bền bỉ, luôn luôn hướng thượng như trong Kinh đã diễn tả.

---o0o---

Trình bày : Nguyên Hân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4284)
Tháng chạp âm lịch, sương khuya phủ dầy cảnh vật; cách 5m không thấy nhau, đoàn người lầm lủi đi trong màn đêm. Từ Việt Nam Phật Quốc tự về Bồ Đề Đạo tràng chỉ hơn cây số; 4giờ sáng trời vẫn âm u tĩnh mịch, . . .
08/04/2013(Xem: 3438)
Nếu chúng ta quan niệm Ngài là một vĩ nhân thì đó là một vĩ nhân trên hết các vĩ nhân của nhân loại từ xưa đến nay. Nếu chúng ta quan niệm Ngài là một bậc siêu nhân thì đó là một bậc siêu nhân cao hơn tất cả các bậc siêu nhân khác. Nếu chúng ta quan niệm đời Ngài là một sự thị hiện của Phật, thì đó là sự thị hiện đẹp đẽ nhất và đầy đủ ý nghĩa hơn hết trong các sự thị hiện.
08/04/2013(Xem: 3817)
Tu chứng quan là địa hạt quan trọng nhất trong giáo lý Phật. Nó như một bức tường vững chãi, ngăn chận những phiêu lưu của hành giả vào con đường tri thức phức tạp. Nếu không có tu chứng quan thì giáo lý Phật chỉ là một loại triết học chỉ làm thoả mãn tri thức hiếu kỳ mà thôi.
08/04/2013(Xem: 3577)
Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, bên trong thân tứ đại hàm chứa một Báo thân viên mãn. Nghĩa là cuộc sống của Đức Phật tỏa sáng lòng từ bao la, đức hạnh cao quý, hiểu biết siêu quần, thể hiện thành những việc làm cứu đời, lợi ích cho người. Nhờ đó, chúng sanh mới hướng về Ngài và phát tâm tiến bước theo con đường giải thoát của Phật vạch ra.
08/04/2013(Xem: 3572)
Kính Chào Thành Đạo, mang niềm an lạc đến chư quí hữu thính giả. Chúng tôi, kính mời chư quí vị lắng tâm hướng về Hồng Danh Đức Bổn Sư Thích Ca trong giờ phút Thành Đạo Giác Ngộ của Ngài cách đây 2.589 năm : (Chuông ) -Nhất Tâm Đảnh Lễ, Bồ Đề Thọ Hạ, Hàng Phục Ma Quân, Thành Đẳng Chánh Giác, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
08/04/2013(Xem: 4090)
Phật thành đạo không chỉ là một cuộc chinh phục vĩ đại, một chiến thắng vẻ vang đối với bản thân Ngài mà còn là một sự khai sáng tuyệt vời cho hết thảy nhân loại, chúng sanh
08/04/2013(Xem: 4475)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
08/04/2013(Xem: 4627)
Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, đức Phật Thích-ca Mâu-ni chứng đạt đạo quả giác ngộ vô thượng vào ngày mùng 8 tháng chạp. Để cùng ôn lại kinh nghiệm giác ngộ và truyền bá chánh pháp của đức Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 3436)
Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết Bàn . Một lầ nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết Bàn hiển lộ.
29/03/2013(Xem: 3807)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567