Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 11 – Vẻ đẹp và Sự Nhận biết

15/07/201114:24(Xem: 4670)
Đối thoại 11 – Vẻ đẹp và Sự Nhận biết

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

New Delhi, 1970

Đối thoại 11

VẺ ĐẸP VÀ SỰ NHẬN BIẾT

New Delhi, ngày 29 tháng 12 năm 1970

N

gười hỏi P: Đâu là nơi nghỉ ngơi của vẻ đẹp. Nó trú ngụ ở đâu? Dĩ nhiên, những thể hiện phía bên ngoài của vẻ đẹp có thể quan sát được; sự tương quan đúng đắn giữa không gian, hình dạng và màu sắc và giữa những con người.Nhưng bản thể của vẻ đẹp là gì? Trong những quyển sách Sanscrit ba nhân tố được cân bằng – Sự thật, Tốt lành, Vẻ đẹp – Satyam, Sivam, Sundaram.

Krishnamurti: Bạn đang cố gắng tìm được cái gì? Bạn muốn tìm được bản chất của vẻ đẹp? Những người chuyên nghiệp nói gì?

P:Những người truyền thống thường nói – Satyam, Sivam, Sundaram. Những nghệ sĩ ngày nay sẽ không phân biệt giữa điều gì có vẻ xấu xí và điều gì có vẻ đẹp đẽ, nhưng sẽ coi hành động sáng tạo như sự diễn tả của một khoảnh khắc, của một nhận biết được thay đổi phía bên trong cá thể và tìm được sự diễn tả trong hành động của người nghệ sĩ.

Krishnamurti: Bạn đang hỏi vẻ đẹp là gì, sự diễn tả của vẻ đẹp là gì, và làm thế nào một cá thể tự thành tựu chính anh ấy qua vẻ đẹp. Vẻ đẹp là gì? Nếu bạn bắt đầu như thể bạn không biết gì về nó, phản ứng của bạn sẽ là gì? Đây là một vấn đề chung đối với những người Hy lạp, những người La mã và những người hiện đại. Vì vậy, vẻ đẹp là gì? Nó ở trong cảnh mặt trời lặn, trong một buổi sáng dễ thương, trong sự liên hệ của con người, trong người mẹ và người con, người chồng và người vợ, người đàn ông và người phụ nữ? Nó ở trong vẻ đẹp của một chuyển động tinh tế lạ thường của sự suy nghĩ và vẻ đẹp của sự nhận biết rõ ràng? Đó là điều gì bạn gọi là vẻ đẹp?

P:Liệu có thể có vẻ đẹp trong những khủng khiếp, những xấu xa?

Krishnamurti: Trong sát nhân, trong giết chóc, trong ném bom, trong bạo lực, trong tàn sát, tra tấn, tức giận, trong sự theo đuổi hung hăng, bạo lực, tàn nhẫn của một ý tưởng, trong muốn quan trọng hơn người nào đó – có vẻ đẹp trong đó?

P:Trong tất cả những hành động này không có vẻ đẹp.

Krishanmurti: Vẻ đẹp là gì nếu một người đánh một người khác?

P: Trong hành động sáng tạo của nghệ sĩ mà diễn tả những điều khủng khiếp, giống như bức tranh Guernica của Picasso, có vẻ đẹp?

Krishnamurti: Vì vậy chúng ta phải hỏi sự diễn tả là gì, sự sáng tạo là gì? Bạn đang hỏi vẻ đẹp là gì? Nó nằm trong cảnh hoàng hôn, trong ánh sáng rõ ràng của buổi sáng, buổi chiều, ánh sáng trên mặt nước, sự liên hệ và vân vân. Và liệu vẻ đẹp nằm trong bất kỳ hình thức nào của bạo lực; gồm cả những thành tựu ganh đua? Liệu có vẻ đẹp thuộc bản chất trong chính nó: và không phải trong cách người nghệ sĩ tự diễn tả về chính anh ấy? Một đứa trẻ bị hành hạ có thể được diễn tả bởi người nghệ sĩ, nhưng liệu nó là vẻ đẹp?

P: Vẻ đẹp là một điều tương đối.

Krishnamurti: ‘Cái tôi’ mà thấy là tương đối, bị quy định và đang đòi hỏi tự-thành tựu.

Trước hết, vẻ đẹp là gì? Nó là sự thưởng thức giỏi? Hay vẻ đẹp không liên quan gì đến tất cả điều này? Vẻ đẹp nằm trong sự diễn tả và thế là sự thành tựu. Vì vậy người nghệ sĩ nói tôi phải tự thành tựu qua sự diễn tả. Người nghệ sĩ sẽ bị mất hút nếu không có sự diễn tả mà là bộ phận của vẻ đẹp và tự-thành tựu.

Vì vậy trước khi chúng ta thâm nhập tất cả điều đó, trạng thái phía bên trong, sự cảm thấy, sự tinh tế của từ ngữ ‘vẻ đẹp’ là gì, để cho vẻ đẹp là sự thật và sự thật là vẻ đẹp?

Trong chừng mực nào đó, qua sự diễn tả chúng ta cố gắng tìm ra vẻ đẹp trong kiến trúc, trong một cây cầu tuyệt vời – cầu San Francisco Golden Bridge hay cầu trên con sông Seine – trong những cao ốc hiện đại bằng kính và thép và vẻ thanh thanh của một vòi nước. Chúng ta tìm kiếm vẻ đẹp trong những viện bảo tàng, trong một bản nhạc giao hưởng. Chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm vẻ đẹp trong sự diễn tả của những người khác. Điều gì sai lầm trong một con người đang tìm kiếm vẻ đẹp?

P: Những diễn tả của những người khác là những cái nguồn duy nhất của vẻ đẹp mà sẵn có cho chúng ta.

Krishnamurti: Mà có nghĩa gì?

P: Trong thấy cây cầu, một chất lượng nào đó nảy sinh trong tôi mà chúng ta gọi là vẻ đẹp. Chỉ trong sự nhận biết được cái gì đó đẹp đẽ mà chất lượng của vẻ đẹp mới nảy sinh trong nhiều cá thể.

Krishnamurti: Tôi hiểu điều đó. Tôi đang hỏi, liệu vẻ đẹp ở trong tự-diễn tả?

P: Người ta phải bắt đầu từ cái gì tồn tại.

Krishnamurti: Mà là sự diễn tả của những người khác. Bởi vì không có mắt nhận biết, cảm giác lạ thường phía bên trong của vẻ đẹp, tôi nói bức tranh đó, bài thơ đó, bản nhạc giao hưởng đó tuyệt vời làm sao. Gạt đi tất cả điều đó, cá thể không biết được vẻ đẹp. Vì vậy sự thưởng thức vẻ đẹp của anh ấy phải phụ thuộc sự diễn tả về sự vật, về một cây cầu hay một chiếc ghế đẹp.

Liệu vẻ đẹp cần sự diễn tả, đặc biệt sự tự-diễn tả?

P:Liệu nó hiện diện độc lập khỏi sự diễn tả?

Krishnamurti:Nhận biết được vẻ đẹp là sự diễn tả của nó; hai cái này không tách rời. Nhận biết, đang thấy, đang hành động – đang nhận biết là đang diễn tả, Trong đó không có khoảng ngừng gì cả. Đang thấy là đang làm, đang hành động. Không có khoảng trống giữa đang thấy và đang làm.

Tôi muốn hiểu rõ cái trí mà thấy, nơi đang thấy là đang hành động; tôi muốn quan sát bản chất của cái trí mà có chất lượng của đang thấy và đang hành động này. Cái trí này là gì?

Tại cốt lõi, nó không quan tâm đến sự diễn tả.Sự diễn tả có lẽ xuất hiện nhưng nó không quan tâm. Bởi vì sự diễn tả cần đến thời gian – xây một cây cầu, viết một bài thơ – nhưng cái trí mà thấy, cái trí mà đang nhận biết là đang hành động, đối với một cái trí như thế không có thời gian, và một cái trí như thế là một cái trí nhạy cảm.

Một cái trí như thế là cái trí thông minh nhất. Và nếu không có thông minh đó, liệu có vẻ đẹp?

P:Vị trí của quả tim trong cái trí này là gì?

Krishnamurti: Bạn có ý, sự cảm thấy của tình yêu?

P:Từ ngữ ‘tình yêu’ là một từ ngữ bị định hướng. Nếu anh yên lặng, có một cảm giác lạ thường; một chuyển động xảy ra từ khu vực của quả tim này. Đây là gì? Đây là cần thiết hay nó là một cản trở?

Krishnamurti: Đây là phần cốt lõi nhất của nó. Không có sự nhận biết nếu không có điều đó. Sự nhận biết thuần túy thuộc trí năng không là sự nhận biết. Hành động của sự nhận biết thuần túy thuộc trí năng là phân chia, trái lại thông minh hàm ý tình yêu, quả tim. Ngược lại bạn không nhạy cảm. Bạn không thể nhận biết. Nhận biết là hành động.

Nhận biết, hành động mà không có thời gian là vẻ đẹp.

P:Hai mắt, quả tim, liệu chúng vận hành tại cùng thời điểm trong hành động của sự nhận biết?

Krishnamurti: Sự nhận biết hàm ý chú ý trọn vẹn – những dây thần kinh, hai tai, bộ não, quả tim, mọi thứ, tại chất lượng tột đỉnh. Ngược lại, không có sự nhận biết.

P: Chất lượng, bản chất phân chia của hành động thuộc giác quan là rằng, toàn cơ quan thân thể không vận hành tại cùng thời điểm.

Krishnamurti: Toàn cơ quan – bộ não, quả tim, những dây thần kinh, hai mắt, hai tai, không bao giờ trọn vẹn trong chú ý. Nếu chúng không trọn vẹn, bạn không thể nhận biết.

Vì vậy vẻ đẹp là gì? Nó nằm trong sự diễn tả, trong hành động phân chia? Tôi có lẽ là một nghệ sĩ, một kỹ sư, một thi sĩ. Người thi sĩ, người kỹ sư, người nghệ sĩ, người khoa học, là những con người phân chia. Một mảnh trở nên nhận biết, nhạy cảm lạ thường và hành động của nó có lẽ diễn tả cái gì đó tuyệt vời, nhưng nó vẫn còn là một hành động phân chia.

P: Khi các cơ quan nhận biết bạo lực, kinh hãi hay xấu xa, trạng thái đó là gì?

Krishnamurti: Chúng ta hãy sử dụng từ ngữ bạo lực trong vô số hình thức khác nhau của nó, nhưng tại sao bạn đang đặt ra câu hỏi đó?

P: Nó cần thiết để thâm nhập điều này.

Krishnamurti: Liệu bạo lực là bộ phận của vẻ đẹp, đó là điều gì bạn đang hỏi?

P: Tôi sẽ không trình bày theo cách đó.

Krishnamurti: Bạn thấy bạo lực. Sự phản ứng của một cái trí nhận biết trong ý nghĩa mà chúng ta đang sử dụng từ ngữ ‘nhận biết’ đối với mọi hình thức của hủy diệt, mà là bộ phận của bạo lực, là gì? (Ngừng).

Tôi đã nắm được nó. Liệu bạo lực là một hành động mà nhận biết trọn vẹn, hay nó là một hành động phân chia?

P: Nó không rõ ràng. Nó không là điều đó.

Krishnamurti: Bạn giới thiệu bạo lực. Tôi muốn thâm nhập bạo lực. Liệu bạo lực là một hành động của một nhận biết hòa hợp trọn vẹn?

P: Không.

Krishnamurti: Vậy là bạn đang nói nó là một hành động phân chia và, hành động phân chia phải phủ nhận vẻ đẹp.

P:Anh đã đảo ngược tình huống.

Krishnamurti: Sự phản ứng của cái trí nhận biết là gì khi nó thấy bạo lực? Nó nhìn ngắm bạo lực, thâm nhập nó và thấy nó như một hành động phân chia, và vì vậy nó không là một hành động của vẻ đẹp. Điều gì xảy ra cho một cái trí nhận biết khi nó thấy một hành động bạo lực? Nó thấy ‘cái gì là’.

P: Được hiểu theo nghĩa thông thường, đối với anh bản chất của cái trí không thay đổi?

Krishnamurti: Tại sao nó phải thay đổi? Nó thấy ‘cái gì là’. Thâm nhập một bước sâu thẳm thêm.

P:Đang thấy ‘cái gì là’, liệu nó thay đổi bản chất của ‘cái gì là’? Có đang nhận biết. Có bạo lực mà là phân chia. Nhận biết điều đó, liệu nó thay đổi bản chất của bạo lực?

Krishnamurti: Chờ một chút. Bạn đang hỏi, ảnh hưởng của cái trí nhận biết khi nó quan sát bạo lực là gì?

P: Anh đã nói nó thấy ‘cái gì là’. Liệu nó thay đổi ‘cái gì là’? Cái trí nhận biết, đang quan sát bạo lực và đang thấy ‘cái gì là’, chính hành động của đang thấy, liệu nó hành động vào bạo lực, thay đổi bản chất của bạo lực?

Krishnamurti: Có phải bạn đang hỏi, liệu cái trí nhận biết đang thấy hành động của bạo lực, của ‘cái gì là’ hỏi, tôi sẽ làm gì? Liệu đó là câu hỏi?

P: Một cái trí như thế không làm, nhưng phải có hành động từ cái trí nhận biết đang thay đổi bản chất hành động của bạo lực.

Krishnamurti: Cái trí nhận biết thấy một hành động bạo lực. Một hành động như thế là phân chia. Bằng cái trí nhận biết, hành động gì có thể có?

P:Cái trí nhận biết thấy bạo lực về phần của X. Đang thấy là đang hành động.

Krishnamurti: Nhưng nó có thể làm gì?

P: Tôi muốn nói nếu cái trí nhận biết hành động, nó phải thay đổi bạo lực trong X.

Krishnamurti: Chúng ta hãy rõ ràng điều này. Cái trí nhận biết thấy một người khác đang hành động một cách bạo lực. Đối với cái trí nhận biết, chính đang thấy là đang làm. Đó là một sự kiện. Nhận biết là đang làm. Cái trí nhận biết này thấy X trong bạo lực. Hành động được bao hàm trong thấy đó là gì – kết thúc bạo lực?

P: Tất cả những việc đó là những hành động thuộc ngoại vi. Tôi đang nói rằng khi một cái trí nhận biết đối diện với một hành động của bạo lực, chính hành động của nhận biết sẽ thay đổi hành động của bạo lực.

Krishnamurti:Có nhiều sự việc được bao hàm. Cái trí nhận biết khi nó đang dạo bộ, thấy một hành động của bạo lực. Người đang hành động một cách bạo lực có lẽ phản ứng một cách không-bạo lực, bởi vì cái trí nhận biết ở gần anh ấy, sát cạnh anh ấy, và bỗng nhiên việc này xảy ra.

P:Người ta đến với anh bằng một vấn đề – ghen tuông. Điều gì xảy ra với anh trong một phỏng vấn khi một người đến với anh mà bị hoang mang?

Trong chính hành động của nhận biết, sự hoang mang không còn.

Krishnamurti: Chắc chắn nó xảy ra bởi vì sự hiệp thông. Bạn đã cố gắng bàn luận về bạo lực và việc gì đó xảy ra bởi vì đang cùng nhau chia sẻ trực tiếp về vấn đề. Có sự chuyển tải, chia sẻ. Điều đó đơn giản. Bạn thấy một con người ở đằng xa đang hành động một cách bạo lực. Hành động của cái trí nhận biết ở đó là gì?

P:Phải có năng lượng lạ thường từ một cái trí nhận biết. Phải có hành động nào đó.

Krishnamurti: Nó có lẽ hành động. Bạn không thể chắc chắn về điều đó bởi vì bạn có thể là trạng thái gần gũi. Người còn lại có lẽ thức giấc vào nửa đêm, anh ấy có lẽ nhận biết được cái phản ứng lạ lùng đến sau đó, phụ thuộc vào sự nhạy cảm của anh ấy. Có lẽ do bởi cái trí nhận biết và ảnh hưởng của nó, ngược lại sự chuyển tải gần gũi này là khác hẳn. Nó có thay đổi.

Chúng ta hãy quay lại. Bạn đang hỏi vẻ đẹp là gì. Tôi nghĩ chúng ta có thể nói, cái trí mà không phân chia trong chính nó, mà không bị vỡ vụn, có vẻ đẹp này.

P: Liệu nó có bất kỳ liên quan nào đối với sự nhận biết thuộc giác quan nếu anh bịt hai mắt của anh, hai tai của anh…

Krishnamurti: Nó độc lập khỏi việc đó. Khi bạn bịt hai mắt của bạn, hai tai của bạn, không có sự phân chia và vì vậy nó có chất lượng này của vẻ đẹp, của nhạy cảm. Nó không phụ thuộc vào vẻ đẹp bên ngoài. Đặt dụng cụ của một cái trí như thế ngay giữa thành phố ồn ào nhất. Điều gì xảy ra? Thuộc thân thể nó bị ảnh hưởng nhưng không phải chất lượng của cái trí, mà không-phân chia. Nó độc lập khỏi môi trường sống, vì vậy nó không bận tâm đến sự diễn tả.

P: Đó là sự cô đơn của nó.

Krishnamurti: Vì vậy vẻ đẹp là cô đơn. Tại sao lại có sự khao khát tự-diễn tả này? Liệu sự khao khát đó là bộ phận của vẻ đẹp, liệu nó là sự khao khát của một người phụ nữ muốn có một em bé, một người chồng cho hoạt động tình dục trong khoảnh khắc của trạng thái âu yếm đó, hay người nghệ sĩ đang khao khát cho sự diễn tả?

Liệu cái trí nhận biết đòi hỏi bất kỳ hình thức nào của sự diễn tả? Nó không cần, bởi vì đang nhận biết là đang diễn tả, đang hành động. Người nghệ sĩ, người họa sĩ, người xây dựng tìm kiếm sự tự-diễn tả. Nó là phân chia và vì vậy sự diễn tả của nó không là vẻ đẹp.

Một cái trí bị quy định, mà phân chia, diễn tả cảm thấy của vẻ đẹp đó, nhưng nó bị quy định. Đó là vẻ đẹp? Vì vậy, cái tôi mà là cái trí bị quy định, không bao giờ có thể thấy vẻ đẹp, và bất kỳ thứ gì nó diễn tả phải thuộc chất lượng của nó.

P:Anh vẫn chưa trả lời một khía cạnh của câu hỏi. Có một sự việc như là tài năng sáng tạo; khả năng sắp xếp những sự việc vào cùng nhau trong một cách mang lại hân hoan.

Krishnamurti: Người nội trợ làm bánh mì, nhưng ‘không vì mục đích’. Khoảnh khắc bạn làm vì mục đích, bạn đã bị xa rời.

P:Sáng chế hân hoan.

Krishnamurti: Không phải bởi gì cái gì khác. Người nói không ngồi trên bục gỗ và nói chuyện bởi vì ông ta được hân hoan.

Cái nguồn của nước không bao giờ cạn. Nó luôn luôn bập bềnh, dù có sự ô nhiễm hay sự tôn trọng nước; nó đang bập bềnh, nó hiện diện ở đó.

Hầu hết những người quan tâm đến tự-diễn tả đều có tánh tư lợi. Chính là cái tôi mới tạo ra sự phân chia. Không có cái tôi, có sự nhận biết. Sự nhận biết là đang làm và đó là vẻ đẹp.

Tôi chắc chắn người điêu khắc mà chạm khắc Mahesha Murti tại Elephanta đã sáng tạo nó từ thiền định của anh ấy. Trước khi bạn chạm bàn tay của bạn vào một hòn đá hay viết một bài thơ, trạng thái phải trong thiền định. Sự ngẫu hứng phải không hiện diện từ cái tôi.

P: Truyền thống của điêu khắc Ấn độ là điều đó.

Krishnamurti: Và người họa sĩ vĩ đại, người họa sĩ xoàng xĩnh, người họa sĩ tầm thường đều của loại đó – của tự-diễn tả.

Vẻ đẹp là tự-từ bỏ tổng thể và cùng sự vắng mặt hoàn toàn của cái tôi, có ‘cái đó’. Chúng ta đang cố gắng bắt gặp ‘cái đó’ mà không muốn buông bỏ cái tôi, và thế là sáng tạo trở thành một công việc phô trương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2011(Xem: 7514)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
07/07/2011(Xem: 5850)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4675)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
01/07/2011(Xem: 9564)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
26/06/2011(Xem: 5216)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4442)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 8850)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3716)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 10377)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2011(Xem: 3991)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]