Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thống và cách mạng

15/07/201112:20(Xem: 6163)
Truyền thống và cách mạng

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

truyenthongvacachmang-cover1

NỘI DUNG

Lời tựa bởi Pupul Jayakar và Sunanda Patwardhan


New Delhi, 1970
Đối thoại 1 – Ngọn lửa của Đau khổ
Đối thoại 2 – Thuật giả kim và Sự Đột biến
Đối thoại 3 – Ngăn chặn Sự Xấu xa
Đối thoại 4 – Thức dậy của Năng lượng
Đối thoại 5 – Bước Đầu tiên là Bước Cuối cùng
Đối thoại 6 – Năng lượng và Sự Đột biến
Đối thoại 7 – Người Quan sát và Cái gì là
Đối thoại 8 – Chuyển động Rút vào
Đối thoại 9 – Thời gian và Sự Thoái hóa
Đối thoại 10 – Chết và Sống
Đối thoại 11 – Vẻ đẹp và Sự Nhận biết
Madras, 1971
Đối thoại 12 – Nghịch lý của Nhân duyên
Đối thoại 13 – Truyền thống và Hiểu biết
Đối thoại 14 – Xung đột và Ý thức
Đối thoại 15 – Bản chất của Thâm nhập
Đối thoại 16 – Trật tự và Sự Hình thành Ý tưởng
Đối thoại 17 – Sự vật, Hiểu biết và Nhận biết
Đối thoại 18 – Năng lượng và Phân chia
Đối thoại 19 – Tự do và Cánh đồng
Rishi Valley, 1971
Đối thoại 20 – Hỗn mang của Truyền thống
Đối thoại 21 – Đạo sư, Truyền thống và Tự do
Đối thoại 22 – Tự do và Ngục tù
Đối thoại 23 – Ổn định và Hiểu biết
Bombay, 1971
Đối thoại 24 – Những tế bào não và Sự Đột biến
Đối thoại 25 – Thượng đế
Đối thoại 26 – Năng lượng, Hỗn mang và Sự Sống
Đối thoại 27 – Thông minh và Dụng cụ
Đối thoại 28 – Hiệp thông đúng đắn
Đối thoại 29 – Sinh tồn thuộc sinh học và Thông minh
Đối thoại 30 – Cái trí và Quả tim

Lời tựa

của Pupul Jayakar và Sunanda Patwardhan

New Delhi, ngày 11 tháng 5 năm 1972

Từ năm 1947 trong khi ở Ấn độ, J. Krishnamurti đã đều đặn gặp gỡ và tổ chức những nói chuyện cùng một nhóm người từ nhiều nền quá khứ và kiến thức khác nhau – những người trí thức, những người chính trị, những nghệ sĩ, những khất sĩ. Suốt những năm này, phương cách của thâm nhập đã phong phú thêm và đã định hình. Điều gì được bộc lộ trong những nói chuyện này, như qua một kính hiển vi, là cái trí tinh tế, bao la, và linh động lạ thường của Krishnamurti và sự tiến hành năng động của sự nhận biết. Tuy nhiên, những đối thoại này không là những câu hỏi và những trả lời. Chúng là một thâm nhập vào cấu trúc và bản chất của ý thức, một thâm nhập của cái trí, những chuyển động của nó, những biên giới của nó và cái vượt khỏi. Nó cũng là một tiếp cận đến phương cách của sự đột biến.

Trong những đối thoại này đã có một thâm nhập thăm thẳm cùng nhau của nhiều cái trí bị quy định và hoàn toàn khác biệt. Đã có một thách thức thăm thẳm của cái trí của Krishnamurti, một chất vấn nghiêm khắc không ngừng nghỉ mà đã mở toang những chiều sâu của tinh thần con người. Người ta là một bằng chứng không những cho sự đang lan rộng và đang khoét sâu của ‘cái vô giới hạn’ nhưng còn cả sự tác động của nó vào cái trí bị giới hạn. Chính sự thâm nhập này khiến cho cái trí linh động, đang làm tự do nó ngay tức khắc khỏi quá khứ và khỏi những khe rãnh của bị quy định hàng thế kỷ.

Trong những đối thoại này, Krishnamurti bắt đầu thâm nhập từ một vị trí hoàn toàn ngập ngừng, từ một trạng thái của ‘không-biết’, và vậy là trong một ý nghĩa, anh bắt đầu tại cùng mức độ như những người tham gia. Suốt bàn luận, những thâm nhập thuộc phân tích khác nhau được thực hiện; do dự và dò dẫm. Có một nghi vấn mà không-tìm kiếm đáp án tức khắc: một theo dõi từng bước một về những qui trình của sự suy nghĩ và sự cởi bỏ của nó – một chuyển động của xuyên thủng và thẩm thấu, mọi chuyển động đang xô đẩy sự chú ý mỗi lúc một thăm thẳm hơn đến tận cùng những ngõ ngách của cái trí. Một chuyển tải tinh tế không-từ ngữ xảy ra; một bộc lộ của chuyển động tiêu cực khi nó gặp gỡ chuyển động tích cực của suy nghĩ. Có ‘đang thấy’ của sự kiện, ‘cái gì là’, và sự đột biến của ‘cái gì là’. Lại nữa điều này được nhận biết từ những phương hướng khác nhau để kiểm tra giá trị của nó.

Bản chất của sự phân hai và sự không-phân hai được phơi bày trong ngôn ngữ đơn giản. Trong trạng thái của chất vấn đó, một trạng thái khi người chất vấn, người trải nghiệm tan biến, trong một ánh chớp, ‘sự thật’ được phơi bày. Nó là một trạng thái của không-suy nghĩ tuyệt đối.

‘Cái trí là thùng chứa của chuyển động, khi chuyển động đó không hình dạng, không “cái tôi”, không tầm nhìn, không hình ảnh, nó yên lặng tuyệt đối – trong nó không có ký ức. Vậy là, những tế bào não trải qua một thay đổi – Những tế bào não quen thuộc sự chuyển động trong thời gian. Chúng là cặn bã của thời gian và thời gian là chuyển động; một chuyển động bên trong không gian mà nó tạo ra khi nó chuyển động – Khi không có chuyển động, có sự tập trung vô hạn của năng lượng – Vì vậy sự đột biến là sự hiểu rõ về chuyển động, và sự kết thúc chuyển động trong chính những tế bào não.’

Sự bộc lộ của tích tắc của đột biến, của ‘cái gì là’, sáng tạo một kích thước hoàn toàn mới mẻ cho toàn lãnh vực của sự thâm nhập thuộc tôn giáo và thuộc trí năng.

Có lẽ có những lặp lại trong những đối thoại nhưng chúng không bị loại bỏ, bởi vì nếu làm như thế sẽ kiềm chế sự hiểu rõ về bản chất của ý thức và phương pháp của thâm nhập.

Chúng tôi cảm thấy rằng những bàn luận này sẽ có ý nghĩa cơ bản và trợ giúp cho những người đang tìm kiếm một manh mối cho sự hiểu rõ của cái tôi và của sự sống.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2011(Xem: 5674)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
26/01/2011(Xem: 3996)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật Đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”.
18/01/2011(Xem: 2350)
Lòng vị tha (altruisme), tâm từ bi (compassion), lòng tử tế (gentillesse) và sự hợp tác (coopération): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
11/01/2011(Xem: 5527)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
30/12/2010(Xem: 3196)
Vào tháng 9 năm 1991, Sulak Sivaraksa bị kết án là ‘khi quân’ vì những lời chỉ trích chính quyền của Ông tại Đại Học Thammasat Vọng Các. Bọn quân phiệt Thái hăm dọa bắt nhốt ông, ông đào thoát và từ đó đến nay sống lưu vong. Ông là một nhà hoạt động xã hội tích cực nhất của Á Châu, Ông là sáng lập viên của Tổ Chức Phật Giáo Nhập Thế trên thế giới. Ông hiện dạy tại các Đại Học Mỹ và vừa mới xuất bản cuốn Hạt Giống An Lạc (Seeds of Peace) do nhà xuất bản Parallax. H: Mặc dầu ông xuất thân từ truyền thống Phật Giáo Tiểu Thừa, ông sống theo mẫu mực của lý tưởng Bồ Tát trong Đại Thừa, sống hoàn toàn quên mình. Ở Mỹ từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế được đồng hóa với những hoạt động xã hội lấy hứng khời từ Phật Giáo. Có sự khác nhau nào giữa Phật Giáo Nhập Thế và Lý Tưởng Bồ Tát?
28/11/2010(Xem: 7396)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
26/10/2010(Xem: 3344)
Câu hỏi 1: Ma ở trong tâm, làm thế nào để tâm Phật thắng được tâm ma? Phật thường ở trong tâm thiện. Nếu có người làm ác, phải làm gì để họ theo thiện bỏ ác? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích cho chúng ta vấn đề này. Phật cùng ma là một, không phải hai. Giác ngộ rồi ma liền thành Phật; mê hoặc rồi, Phật biến thành ma. Cho nên, một niệm giác ngộ thì Phật ở tại tâm, một niệm vừa mê, thì ma ở tại tâm. Phật dạy bảo chúng ta phải thường giác ngộ. Một niệm vì chính mình, tự tư tự lợi, chính là ma, tâm này chính là tâm ma. Thay đổi lại ý niệm, vì xã hội, vì chúng sinh, tâm này chính là tâm Phật. Do đó làm thế nào đem cái ý niệm tự tư tự lợi chuyển đổi thành lợi ích xã hội, lợi ích chúng sinh. Đây là mấu chốt vô cùng quan trọng. Người có thể thay đổi được ý niệm, đương nhiên họ có thể đoạn ác hướng thiện.
30/09/2010(Xem: 4192)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
17/08/2010(Xem: 7766)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
05/05/2010(Xem: 11812)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567