Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối Thọai Với Sulak Sivaraksa

30/12/201006:44(Xem: 3459)
Đối Thọai Với Sulak Sivaraksa

SulakSivaraksa_quannhuĐỐI THỌAI VỚI SULAK SIVARAKSA
Quán Như Chuyển Dịch

Vào tháng 9 năm 1991, Sulak Sivaraksa bị kết án là ‘khi quân’ vì những lời chỉ trích chính quyền của Ông tại Đại Học Thammasat Vọng Các. Bọn quân phiệt Thái hăm dọa bắt nhốt ông, ông đào thoát và từ đó đến nay sống lưu vong. Ông là một nhà hoạt động xã hội tích cực nhất của Á Châu, Ông là sáng lập viên của Tổ Chức Phật Giáo Nhập Thế trên thế giới. Ông hiện dạy tại các Đại Học Mỹ và vừa mới xuất bản cuốn Hạt Giống An Lạc (Seeds of Peace) do nhà xuất bản Parallax.

H: Mặc dầu ông xuất thân từ truyền thống Phật Giáo Tiểu Thừa, ông sống theo mẫu mực của lý tưởng Bồ Tát trong Đại Thừa, sống hoàn toàn quên mình. Ở Mỹ từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế được đồng hóa với những hoạt động xã hội lấy hứng khời từ Phật Giáo. Có sự khác nhau nào giữa Phật Giáo Nhập Thế và Lý Tưởng Bồ Tát?

Sulak: Có và không. Từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế do một thiền sư Việt Nam đặt ra, đó là Thiền Sư Nhất Hạnh. Hiện nay Nhất Hạnh lại nghiên cứu càng ngày càng nhiều về các kinh điển Pali, nền tảng của Phật Giáo Tiểu Thừa.

H: Có cái gì độc đáo trong các lời nguyện của các vị Bồ Tát mà truyền thống Tiểu Thừa không có?

Sulak: Nếu muốn tu thành Phật thì phải đạt đến quả vị Bồ Tát. Trong Tiểu Thừa, trước tiên phải thực tập Bố Thí (Dana). Dần dần chúng ta sẽ nhận ra là choquan trọng hơn là nhận. Bước thứ hai là trì giới (Sila) còn quan trọng hơn nữa. Giữ giới tức là sống một cách bình thường.

H: Không phải giới thường được định nghĩa là nền tảng luân lý, đạo đức sao?

Sulak: Đúng. Nhưng theo từ nguyên của Sanskrit và Pali, giới có nghĩa là bình thường. Theo quy ước, giới được xem là những lời răn. Chữ Precepts trong tiếng Anh lấy từ gốc La Tinh có nghĩa là ‘cho ý kiến’. Tại sao lại không được giết hại sinh vật? Không để lòng sân hận có dịp dấy khởi là một cách giao tiếp trong xã hội, từ gia đình đến cộng đồng, cho đến muôn thú. Cho nên đạo đức đồng nghĩa vói bình thường.

H: Các tổ chức Phật Giáo Nhập Thế cũng gặp phải những vắn đề mà các tổ chức phục vụ xã hội Ky Tô đã gặp phải. Những tổ chức này hoàn toàn không có ước vọng tâm linh nào!

Sulak: Trong Phật Giáo Tiểu Thừa, các cư sĩ bắt đầu thực tập bằng bố thí. Sau đó là trì giới, và sau đó thêm một bước quan trọng nữa là thiền định. Ba bước đó đều liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu anh muốn trở thành một phật tử nhập thế, nếu anh chỉ thực tập bố thí, anh chỉ trở thành một người hảo tâm. Anh phải đi xa hơn nũa. Giữ giới luật tức là chú trọng tránh lạm dụng bản thân cũng như lạm dụng kẻ khác. Đây là một điều bình thường, nghĩa là, hành động đúng theo luật tự nhiên: không bốc lột lạm dụng kẻ khác mà chỉ sống hoà hợp. Trì giới và bố thí đi đôi vớí nhau. Nhưng Phật Giáo khác ở chổ là Thiền Định, nghĩa là trong khi làm bất cứ điều gì, anh đều phải làm trong chánh niệm. Phải dấn thân hoạt động xã hội và chánh trị. Tuy nhiên nếu không có chánh niệm. chúng ta có thể trở nên giận dữ, tham lam và u mê. Cảm tưởng ‘bây giờ tôi là một Phật Tử.Tôi có thể làm tất cả những điều từ thiện này’. Nghĩ như vậy rất là ích kỷ. Mục tiêu tối hậu của Phật Tử là thoát khỏi chấp ngã. Thủ Tướng và Bộ Trưởng (Thái) của tôi đều là Phật Tử nhưng họ không có thiền định hay chánh niệm (Bhavana). Bhavana có nghĩa là anh nuôi dưỡng an lạc bên trong.

H: Một trong những khía cạnh tiêu cực của Phật Giáo Nhập Thế là nó khiến cho những người làm việc từ thiện ‘tự hào’. Có phải lòng tự hào là một nhược điểm chính của các Phật Tử nhập thế?

Sulak: Tôi cũng nghĩ như vậy. Ý tưởng ‘tôi đang làm điều thiện’ là một ý tưởng ích kỷ. Nếu người ta biết khiêm cung, lòng tự hào này sẽ biến mất. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thiền định để có chánh niệm.

H: Ông có nghĩ là Phật Giáo Tây Phương sẽ đi theo hướng nhập thế này không?

Sulak: Ở Mỹ và Âu Châu, ai cũng năng động. Nhưng nếu quá năng động, phần tinh yếu của Phật Giáo có thể biến mất. Chỉ còn cái vỏ Phật Tử. Điều này không những chỉ đúng ở Tây Phương mà cũng đúng ở quê hương tôi. Một khi đã nuôi dưỡng thái độ nhập thế chúng ta sống dễ dàng với người khác. Thỉnh thoảng người khác làm anh tức giận. Thỉnh thoảng họ bức hiếp cá nhân anh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm về mấy chuyện này. Người ta phải biết nuôi dưỡng an lạc để có lòng mẫn cảm. Không có lòng thương này, những người Phật Tử nhập thế chỉ hành động mà không có một mục đích đúng đắn nào.

H: Những người Phật Tử Mỹ chúng tôi thấy ở các nước Á Châu, phật tử đã giết hại phật tử: Tây Tạng, Miến Điện, Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Mông Cổ. Chúng tôi muốn ý niệm Phật Giáo và Dân Chủ ở Mỹ hòa hợp nhau, nhưng các nhà lãnh đạo Phật Giáo Á Châu không cung cấp được một mẫu mực nào khác cho giới lãnh đạo ở đây. Ở Á Châu, chúng tôi chứng kiến những phật tử giết hại lẫn nhau, áp bức lẫn nhau, gây nội chiến. Chúng ta có thể nói là Ne Win (nhà độc tài Miến Điện) không phải là một ‘phật tử’ đích thực, Pol Pot không phải là một phật tử đích thực, cũng giống như các tín đồ Ky Tô hay nói là TT George Bush không thể hiện được tinh thần đích thực của chúa Ky Tô. Thành thật mà nói, đó không phải là một cách nhìn vấn đề thoả đáng.

Sulak: Khi nhìn thấy khổ đau ở Á Châu, chúng ta nên hành thiện, sống trong chính niệm, nhẫn nhục và sự việc có thể thay đổi một cách tốt đẹp, bởi khi người ta đau khổ đến mức như thế, mọi sự sẽ trở thành tốt hơn.

H: Có phải những người có trách nhiệm khiến cho ông phải sống lưu vong là Phật Tử?

Sulak: Phải. Nhưng cô phải phân biệt Buddhism với chữ B lớn (Phật Giáo trong các định chế truyền thống- chú thích của người dịch) khác với buddhism viết với chữ b nhỏ (Phật Giáo phá chấp - không trói buộc bởi định chế). Đạo Ky Tô cũng thế. Có loại Christianity viết với chữ C lớn và christianity viết với chữ c nhỏ. Những người trách nhiệm khiến tôi phải lưu vong là Phật Tử và tôi đang cố gắng làm việc chung với họ. Tôi muốn đem đến một thứ đạo Phật với chữ b nhỏ. Để giúp cho họ có thêm chính niệm, bớt si mê, bớt tham lam. Nếu cô thù ghét họ, chính cô cũng trở nên tham lam, sân hận và u mê. Tại sao hành thiện lại quan trọng như vậy, vì nó giúp cho cô đạt được chánh niệm và vun bón cho từ bi.

H: Ông có nghĩ là các xã hội Phật Giáo có thể mang hy vọng cho một nền chính trị nhân bản hơn là các nền chính trị mà chúng ta biết trong các xã hội Ky Tô?

Sulak: Có. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một thí dụ điển hình sáng chói. Dân tộc Ngài bị áp bức hơn 40 năm thế mà Ngài yêu cầu dân Tây Tạng giữ lòng từ bi và tránh sân hận đối với người Trung Hoa.

H: Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể là một gương sáng chói, nhưng không phải là một thí dụ điển hình của truyền thống đó.

Sulak: Không, nhưng gương của Ngài nên được vun trồng. Khi ta quan sát Tây Tạng, không phải chỉ có dân Tây Tạng mới mang hứng khởi đến cho chúng ta. Đó là một thứ Phật Giáo nhập thế đã làm cho toàn thể cộng đồng thế giới chú ý đến trường hợp Tây Tạng.

H: Chúng ta cũng chứng kiến sự lẫn lộn giữa việc tranh đấu cho một quốc gia Tây Tạng và vun bồi con đường tâm linh tìm Phật tánh. Khi tôi đọc tác phẫm của ông (The Seeds of Peace) tôi không có nghĩ là ông muốn nói việc theo đuổi hai mục tiêu kia là một và cùng có giá trị như nhau?

Sulak: Không, tôi không có nghĩ như thế.

H: Có câu chuyện về một trong những vị Phật trước Phật Thích Ca. Vị Phật này là nghề chèo thuyền, có trách nhiệm chở 500 người qua sông. Vị Phật này thấy trong đám hành khách có một người dự dịnh làm đắm thuyền và giết tất cả 499 người khác trên thuyền. Cho nên với tinh thần Bồ Tát, vị Phật này giết người đó và cứu tất cả 499 người còn lại.

Sulak: Chuyện đó phát xuất từ kinh điển Đại Thừa. Tôi kính trọng kinh điển Đại Thừa nhưng lối suy nghĩ này khác với truyền thống của chúng tôi. Và tôi không muốn những người trong truyền thống chúng tôi bắt chước cách suy nghĩ trong câu chuyện này.Tôi cũng đặt nghi vấn về (sự chính xác của) câu chuyện này.

H: Gần đây một phật tử Mỹ nói với tôi :’Tôi tin là, nếu hành động theo lời nguyện của Bồ Tát, nếu có cơ hội tôi nên giết Ne Win (quân phiệt độc tài ở Miến Điện)..

Sulak: Cô đã trở lại quan niệm về một cuộc chiến tranh công chính của Ky Tô Giáo. Theo Phật Giáo không có chiến tranh nào là công chính cả.

H: Có bao giờ ông nghĩ là giết người là một hành động từ bi, một hành động có thể làm giảm đau khổ của những người khác?

Sulak: Đìều này không thể nào có được theo truyền thống mà tôi sinh trưởng và được giáo dục. Tôi không thể biện chính cho chuyện giết người.

H: Đức Đạt Lai Lạt Ma có viết là có một vài vị sư vũ trang chiến đấu chống Trung Quốc, Ngài nói là Ngài không thể nào khuyến khích cũng như kết án họ. Ông có cảm thông cho trường hợp của những vị sư này không?

Sulak: Tôi cảm thông cho những người cư sĩ Tây Tạng và tôi thông cảm cho những người cư sĩ Tích Lan (trong cuộc nội chiến ở Tích Lan với Tamil Tigers- chú thích của người dịch), với dân Miến Điện với các cư sĩ Thái. Nhưng trong các tự viện theo truyền thống Tiểu Thừa, không thể nào chấp nhận được. Muốn làm thế phải cởi áo nhà tu đã. Nếu không Tăng Già còn có ý nghĩa gì? Tăng Già là cộng đồng khác hẳn với cư sĩ. Trong truyền thống của chúng tôi, nhà sư không được làm tổn hại đến cả cây cỏ, làm dơ bẩn nước, làm tổn hại đến mặt đất. Giết người thì phải bị trục xuất khỏi Tăng Già. Nếu giết người mà vẫn còn mặc áo tăng sĩ, đó là một vị sư giả hiệu.

H: Phương cách nào hay nhất để giải quyết các trường hợp như Tây Tạng hay Miến Điện? Ở Mỹ các người hoạt động xã hội thường chú tâm đến các vấn đề như bịnh Aids, môi sinh, những người vô gia cư và tù nhân. Hiện nay chánh phủ (Mỹ) không có giết hại tu sĩ Phật Giáo hay bắn sinh viên ngoài đường phố (như chánh phủ Thái Lan)

Sulak: Có lẽ là các chánh phủ trên thế giới không khác nhau gì mấy. Ở nước này chánh phủ không có giết dân của mình. Nhưng Tổng Thống Bush khuyến khích người Trung Quốc giết người Tây Tạng và một cách gián tiếp để CIA dính vào việc tàn sát các sinh viên Trung Quốc. Đây là những chuyện mà dân chúng Mỹ nên ý thức. Chánh phủ Mỹ giết người một cách gián tiếp. Hoặc là chánh phủ dùng tiền thuế do dân chúng đóng góp dùng để giết người khác một cách gián tiếp. Cách thức điều hành chánh phủ và thi hành các biện pháp kinh tế khiến cho người khác bị giết. Theo tôi điều đó cũng trầm trọng không kém. Ở Thái số lượng đĩ điếm nhiều gấp đôi số tu sỉ Phật Giáo. Một lảnh tụ đối lập Miến, một người bạn của tôi, đã nói : ’Ne Win có thể đã giết hàng ngàn người, nhưng chế độ đó không tàn ác như chế độ của quân phiệt Thái’. Chánh phủ Thái khuyến khích người ta bán con gái để làm điếm. Một số người không có chọn lựa nào khác hơn. Họ quá nghèo. Trẻ con biến thành các công nhân lao động nô lệ. Cách thức mà chánh phủ Thái điều khiển quốc gia, là những hình thức giết người gián tiếp. Ở Tây Phương, dân chúng thấy khó chịu khi chuyện giết người xảy ra. Nhưng khi dân chúng thấy nhiều người bị giết do cách điều khiển chánh quyền, dân chúng không thấy khó chịu gì lắm.

H: Nếu vậy thì phải làm gì bây giờ?

Sulak: Trước nhất phải thay đổi tâm thức. Phần lớn chúng ta thuộc tầng lớp trung lưu và hay nghi ngờ các hệ thống công quyền. Ở Mỹ nhiều người không thích Tổng Thống và quốc hội. Đây không phải là thái độ lành mạnh.

H: Ở Á Châu có nhiều tổ chức mà hội viên là những người thực hành Phật Giáo trong nhiều thế kỷ nhưng ‘cái tâm xã hội công cộng’ này đâu có làm giảm được khổ đau lớn lao của dân chúng đâu?

Sulak: Đây là một cách phân tích xã hội có ý nghĩa. Phật Tử ở Trung Hoa và Miến Điện đã đau khổ quá nhiều. Họ đã làm một lầm lỗi quan trọng là đã thỏa hiệp với các nhà nho. Việc thỏa hiệp này đã làm Phật Giáo Trung Hoa bị tổn thương một cách trí mạng. Các nhà nho nói:’ Quý vị cứ lo cho kiếp sau, để chuyện kiếp này cho chúng tôi lo!’. Và phần lớn Phật Giáo Đông Á tham dự cái trò phân công đó. Các tăng già Nhật Bản kiếm ra bộn tiền nhờ lo nghi lễ ma chay. Cho đến khi người ta qua đời, các Tăng Già để các nhà nho lo lắng cho đời sống của họ. Các nhà nho điều khiển quốc gia. Và nhà nho cho nhà vua là ‘chủ nhân ông’ của đất nước. Mọi người đều tuân phục chủ nhân ông (trung quân). Khi mọi người làm việc là để phục vụ Hoàng Đế. Không ai muốn thay đổi nguyên trạng.

H: Và sự thỏa hiệp đó ảnh hưởng toàn thể Á Châu?

Sulak: Đông Á. Ở nước tôi không thực hành Khổng Giáo. Nhưng Đông Nam Á thỏa hiệp với chế độ phong kiến. Hiện nay chỉ còn Thái là có một ông vua Phật Giáo. Và chúng tôi chưa hề bị thực dân đô hộ một ngày nào.

H: Có phải mọi người xem vua là hoá thân của Bồ Tát như trong lý thuyết chính trị Phật Giáo?

Sulak: Không, Vua cũng là một người thường. Nhưng nền quân chủ Phật Giáo ủng hộ Tăng già và Tăng Già là Bánh Xe Đạo Đức. Nhà Vua đại diện cho Bánh Xe Quyền Lực và hai Bánh Xe này hổ trợ cho nhau. Cho tới nay chúng tôi tin vào điều đó. Nhưng chúng tôi hiện không còn tin nữa. Ở Thái không ai được ăn nói một cách công khai (dưới thời chánh phủ quân phiệt Thái- Chú thích người dịch). Tôi thì phê bình một cách công khai. Đó là lý do tại sao tôi lại phải sống lưu vong. Nhưng đau khổ sẽ dạy cho chúng ta luôn ở trong chánh niệm. Để tìm nguyên nhân của đau khổ. Tại sao dân chúng lại phải đau khổ? Bởi vì họ nghĩ là Tăng Già thật tuyệt diệu và Vua cũng là một nhân vật tuyệt diệu. Họ không nhận thấy được là Vua Thái hiện chỉ còn là một nhản hiệu mà bọn quân phiệt lợi dụng để đàn áp dân chúng.Và bọn quân phiệt không những đàn áp dân chúng mà họ còn làm việc sát cánh với các siêu cường. Trước kia là Anh, sau đó là Mỹ và hiện nay là Trung Quốc. Trung Quốc tệ hại nhất. Đàn áp dân chúng của mình, tàn phá sinh môi. Bánh xe quyền lực đã trở nên thối nát và không còn nghe Bánh Xe Đạo Đức nữa vì Bánh Xe này chỉ còn giữ vai trò nghi lễ (Tăng Già Thái đã im lặng nhiều năm qua nhiều chế độ quân phiệt- Chú Thích của người dịch). Đó là lý do tại sao có nhiều nhà sư trong hàng ngũ tăng già tỉnh thức, Những người này muốn thách thức Bánh Xe Quyền Lực. Theo tôi đó là một điều kỳ diệu. Và hiện nay sinh viên ra mặt ủng hộ Tăng Già. Bởi vì chúng tôi không bị thực dân chúng tôi thích ứng với hình thức hành chánh của thực dân ở các nước chung quanh. Chế độ kiểu Anh ở Ấn Độ, kiểu Hoà Lan ở Indonesia vân vân...Mẫu mực này dựa trên một suy nghĩ căn bản là: ’trình độ dân trí thấp kém 1ắm. Chỉ có quyền lực và tiền tài là tốt thôi!’. Suy nghĩ căn bản này hoàn toàn xa lạ với truyền thống Phật Giáo. Hiện nay đang có sự hồi phục lại văn hoá Phật Giáo.

H: Có một khuôn mẫu văn hoá Phật Giáo nào có mục tiêu ưu tiên là phục vụ dân chúng?

Sulak: Văn hoá Phật Giáo, ít nhất là ở Đông Nam Á, thành công đáng kể ở mức độ làng xã. Ở Thái, 30 năm trước, không có sự khác biệt giữa người giầu và người nghèo. Dĩ nhiên là có người giầu, nhưng lối sống của họ không khác với người nghèo là bao nhiêu. Và họ đều có chung một mục đích là cải thiện một nơi công cộng trong làng cho mỗi ngày mỗi đẹp thêm: cái chùa làng. Chùa là trung tâm giáo dục, là nơi theo đuổi các kiến thức và tu luyện tâm linh và là trung tâm của mọi hoạt động văn hoá. Môi sinh hòa điệu quân bình và mọi người đều biết cách xử thế tiếp vật.

H: Cái mà ông nói sự hồi sinh của văn hoá Phật Giáo còn ở mức làng xã chứ chưa phải là những định chế văn hoá của Đạo Phật?

Sulak: Đúng vậy. Chúng tôi đã nhập cảng ‘đô thị’ từ Tây Phương. Bangkok hiện nay là một thành phố tồi tệ nhất. Chúng tôi không chịu dùng phương thức Phật Giáo trong việc thiết kế đô thị. Chúng tôi chỉ dùng các kinh nghiệm kỷ thuật của Tây Phương mà thôi.

H: Và bây giờ?

Sulak: Hiện nay chúng tôi phải biết học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng nếu hiểu được rõ ràng truyền thống của mình, chúng ta có thể đem phần tinh túy của Phật Giáo vào thế giới hiện đại.

H: Những người Phật Tử Mỹ gốc Âu Châu như chúng tôi, truyền thống của ‘chính chúng tôi’ cần dựa vào là truyền thống nào?

Sulak: Tôi nghĩ là người Mỹ có thể học được nhiều từ truyền thống của người dân bản địa, người Indians, phần lớn đã bị tiêu diệt.

H: Điều này có thực đúng cho các Phật Tử Mỹ gốc Âu Châu không?

Sulak: Đó không phải là truyền thống của quý vị nhưng là truyền thống của vùng đất này. Quý vị sống ở đây nên theo truyền thống đất đai. Và đồng thời cũng có truyền thống Âu Châu tuyệt diệu đã bị triệt tiêu trong vòng vài trăm năm nay là truyền thống Ky Tô huyền nhiệm, trong đó các tu sĩ rất nhũn nhặn, trong tình yêu và lòng từ thiện của Chúa Ky Tô. Ý nghĩ trong truyền thống này rất hay: làm thế nào để khiêm cung, làm thế nào để sống trong chánh niệm, Quý vị gốc Âu Châu cũng cần phải dựa trên truyền thống của dân Idians mà nhiều người hiện nay làm việc gần gũi với Phật Giáo. Truyền thống Phật Giáo và Idians đều tin ở cây cối, đất đai và sông ngòi.

H:Khi Ông rời Thái, bọn quân phiệt có ra trát toà để bắt ông, và theo tin báo chí, mạng sống ông có lúc bị đe dọa.Ông có dự định trở về nước không?

Sulak: Tôi sẽ trở về, nếu hoàn cảnh cho phép.

Quán Như chuyển ngữ từ bài phỏng vấn do Helen Tworkov, chủ bút tờ Tricycle, Summer 1992. Sulak là một nhà phê bình xã hội, kịch liệt chống chế độ quân phiệt Thái Lan và Tăng Già Thái mà ông cho là đã im lặng trước những tàn ác của bọn quân phiệt Thái và đã không đóng được vai trò lương tâm xã hội. Năm 1984 Sulak bị bắt và bị buộc tội là ‘khi quân’ (Lèse Majesté), đã dám mạ lỵ Quốc Vương Thái Lan. Vào tháng 9 năm 1991 Tướng Suchinda Kraprayoon, người đã ra lịnh bắn các sinh viên Thái biểu tình chống chế độ quân phiệt, ra lịnh bắt giam Sulak. Ông trốn vào tòa Đại Sứ Đức và nhờ các bạn bè thế giới giúp trốn ra nước ngoài.Mặc dù năm 1995 tòa án tối cao hủy bỏ án ‘khi quân’, các thế lực cầm quyền Thái Lan vẫn chưa cho phép ông về nước. Vai trò của Sulak ở Thái Lan cũng tương tợ như vai trò của Nhất Hạnh ở Việt Nam, chỉ khác là Sulak chỉ là một cư sĩ. Ông tốt nghiệp về luật ở Đại Học Wales, Anh Quốc, chủ trương tạp chí Social Science Review, tờ báo đã trở thành cơ quan chỉ đạo trí thức Thái. Những lảnh tụ sinh viên nổi loạn chống quân phiệt Thái phần lớn là học trò hay hội viên của Sapha Kafe ( giống như Tuyệt Tình Cốc ở Huế đã là đàm trường của phong trào Sinh Viên Tranh Đấu Huế 1966). Ông sáng lập ra hệ thống Phật Tử Nhập Thế (Network of Engaged Buddhists (INEB) có chi nhánh hầu hết trên thế giới. Trong tác phẩm Seeds of Peace do Parallax xuất bản, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề từ và Nhất Hạnh giới thiệu. Đây là ba khuôn mặt phật tử nhập thế bất bạo động sáng chói nhất của triết lý xã hội của Phật Giáo hiện nay.

(chuyển luân số 07)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2011(Xem: 7450)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
07/07/2011(Xem: 5769)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4628)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
01/07/2011(Xem: 9467)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
26/06/2011(Xem: 5139)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4407)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 8780)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3693)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 10233)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2011(Xem: 3950)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]