Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạn có tin vào tái sinh hay không?

01/07/201114:04(Xem: 9466)
Bạn có tin vào tái sinh hay không?
hoa cuc (10)BẠN CÓ TIN VÀO TÁI SINH HAY KHÔNG?
Alexander Berzin
Singapore 10 tháng Tám, 1988
Trích đoạn đã được duyệt lại từ
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.

Hỏi:Ông có tin vào tái sinh hay không?

Đáp:Tôi tin có tái sinh, nhưng phải mất một thời gian lâu tôi mới đi đến kết luận này. Sự tin tưởng về tái sinh không đến ngay lập tức. Có những người sinh trưởng ở những nơi mà niềm tin về tái sinh là một thành phần trong nền văn hóa của họ. Đây là trường hợp tại nhiều nước Á châu, vì người dân đã nghe kể về những chuyện tái sinh từ lúc còn bé, nên họ tin tưởng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, với những người như chúng tôi, lớn lên trong nền văn hóa Tây phương, thoạt tiên, điều này có vẻ thật lạ lùng. Niềm tin này không đến một cách đột ngột, với tiếng nhạc trỗi lên, cầu vồng hiện ra trên trời và ta thốt lên rằng: “Hallelujah, bây giờ thì tôi đã tin rằng có tái sinh rồi.” Sự việc thường không xảy ra như vậy.

Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh. Trước hết, tôi phải có tinh thần cởi mở để nghĩ rằng: “Tôi không thật sự hiểu tái sinh là gì.” Việc chấp nhận rằng ta không thấu hiểu về tái sinh là điều quan trọng, vì đôi khi ta có thể phủ nhận tái sinh, và điều ta phủ nhận là một ý nghĩ sai lầm về tái sinh mà chính Phật giáo cũng bác bỏ. Một người có thể nghĩ rằng, “Tôi không tin vào tái sinh vì tôi không nghĩ là có một linh hồn có cánh bay từ thân này qua thân khác.” Phật giáo cũng đồng ý như vậy, “Chúng tôi cũng không tin vào một linh hồn có cánh bay.” Để đi đến quyết định xác tín vào tái sinh, tôi phải tìm hiểu khái niệm này trong Phật giáo và nó không giản dị cho lắm. Nó vô cùng tinh vi, như tôi đã giải thích trước đây về tâm thức và năng lượng vi tế nhất, cùng với những bản năng đi kèm theo nó.

Thế rồi tôi nghĩ mình sẽ có một ít bán tín bán nghi về tái sinh. Tạm thời, chúng ta hãy xem là có sự tái sinh. Thế thì điều gì sẽ xảy ra khi ta nhận thức sự hiện hữu của mình bằng cách này? Ta có thể thiết lập tất cả những pháp tu của Bồ Tát, ta có thể thừa nhận mọi người đã từng là mẹ của mình và nhờ vậy, cảm thấy một sự liên hệ nào đó với tất cả mọi người.

Rồi những việc xảy ra trong đời tôi cũng có thể giải thích được. Tại sao một người có quá trình đào tạo như tôi lại rất thích học tiếng Trung Hoa? Tại sao Ấn Độ lại có sức lôi cuốn đến nỗi tôi phải đến đó và tu học với những người Tây Tạng? Xét vào những sở thích của gia đình tôi và môi trường nơi tôi sinh trưởng, chúng chẳng giải thích được tại sao tôi lại thích thú vào những điều này. Tuy nhiên, khi nghĩ đến vấn đề tái sinh thì tôi thấy việc này có thể giải thích được. Tôi phải có những liên hệ với Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng trong những kiếp khác, điều này khiến cho tôi có sự thích thú với những nơi này, với ngôn ngữ và văn hóa của các nước này. Tái sinh bắt đầu giải thích được nhiều điều mà tôi thắc mắc từ lâu, nhưng không thể tìm ra được câu trả lời nào khác; nếu không có nghiệp và những tiền kiếp, thì ta không thể giải thích được những gì xảy ra trong đời hiện tại của tôi. Tái sinh cũng giải thích được những giấc mơ quen thuộc cứ tái diễn trong giấc ngủ của tôi. Cứ như thế mà tôi dần dần trở nên quen thuộc với ý niệm tái sinh.

Tôi đã tu học tại Ấn Độ mười chín năm và tôi có nhiều đặc ân cũng như cơ hội để học hỏi với nhiều vị thầy rất cao tuổi, lúc họ còn tại thế. Những người này đã qua đời, đã tái sinh và hiện nay tôi lại gặp họ như những đứa trẻ. Tôi đã quen biết họ trong hai kiếp sống.

Có một thời điểm nào đó trên đường tu của Phật pháp mà bạn có thể kiểm soát được những tái sinh của mình. Bạn không cần phải là một vị Phật hay một hành giả đã giải thoát, một A La Hán, thì mới làm được việc này. Tuy nhiên, bạn cần phải là một vị Bồ Tát. Bạn phải tu hành đến một trình độ cao cấp trên đường tu mật tông và có một nguyện ước mãnh liệt muốn tái sinh vào sắc tướng nào đó để có thể giúp đỡ mọi người. Có những pháp quán tưởng và phương pháp giúp bạn chuyển hóa cái chết, thân trung ấm và tái sinh. Nếu bạn đã tinh thông ở cấp độ này thì bạn có thể kiểm soát việc tái sinh của mình. Có khoảng một ngàn người Tây Tạng đạt được trình độ này và khi sau khi họ qua đời, người ta lại tìm ra được họ. Trong hệ thống Tây Tạng, những người này được gọi là tulkus. Tulku là một vị lama tái sinh, được ban danh hiệu là Rinpoche. Tuy nhiên danh hiệu Rinpochekhông chỉ được dùng cho các tulku hay những vị tái sinh thôi. Nó còn được dùng cho các vị trụ trì hay cựu trụ trì của một tu viện. Không phải ai được gọi là Rinpoche cũng là một vị lama tái sinh cả.

Tôi cũng xin nêu ra một điều là chữ lamađược dùng theo nhiều cách khác nhau, tùy theo từng truyền thống ở Tây Tạng. Trong một vài truyền thống, lamađề cập đến bậc thầy tâm linh rất cao cấp, ví dụ như một vị geshe -người có bằng cấp tương đương với tiến sĩ trong Phật học – hay một vị lama tái sinh. Trong vài truyền thống khác, chữ lamađược dùng để gọi một vị sư trong một cộng đồng. Vị sư này đã trải qua ba năm nhập thất và đã học được một số nghi lễ. Họ đi từ làng này qua làng khác để làm lễ cúng tế cho dân làng. Vì thế, danh hiệu lamacó thể có nhiều ý nghĩa khác nhau.

Có khoảng một ngàn người được công nhận là lama tái sinh hoặc tulkus. Họ được nhận ra bằng những điều họ biết, hoặc qua những chỉ dấu khác như các vị vấn linh (oracle), hay từ những dấu hiệu đáng kể đã xảy ra trong môi trường. Thị giả của vị lama quá cố sẽ đi tìm vị tái sinh mới. Họ sẽ đem theo những vật dụng mà vị lama tiền thân thường dùng trong các nghi lễ và những vật sở hữu của vị ấy, cùng với các vật khác tương tự với những món vật này. Đứa trẻ phải có khả năng nhận ra những vật sở hữu của nó trong đời trước. Ví dụ như Đức Dalai Lama đương thời đã nhận ra được những người đến tìm Ngài. Ngài gọi đúng tên của từng người và bắt đầu nói chuyện với họ bằng thổ ngữ Lhasa, không phải là thổ ngữ nơi Ngài đang sinh trưởng. Những dấu hiệu như thế giúp họ nhận ra đứa bé.

Tôi rất xúc động khi gặp lại các vị thầy của tôi trong hậu thân của họ. Xúc động nhất là khi tôi gặp lại Ling Rinpoche, người đã từng làm trợ giáo của Đức Dalai Lama đương thời. Rinpoche cũng là một đại sư đứng đầu truyền thống Gelug (phái Cách-lỗ). Khi viên tịch, Ngài đã nhập định gần hai tuần lễ, mặc dù Ngài đã tắt thở và theo phương diện y khoa, Ngài được xem như đã chết. Tuy nhiên, tâm thức vi tế của Ngài vẫn lưu lại trong thân Ngài. Tâm thức vô cùng vi tế của Ngài đã an trụ trong thiền định thậm thâm. Vùng xung quanh tim Ngài vẫn còn một ít hơi ấm và Ngài đã ngồi trong tư thế tọa thiền mà cơ thể không hề bị hư hoại. Khi Ngài chấm dứt thiền định, đầu Ngài nghiêng sang một bên và một ít máu mũi chảy ra. Vào lúc đó, tâm thức Ngài đã rời khỏi nhục thân của Ngài.

Tại Dharamsala, nơi tôi sống, hiện tượng này xảy ra hai, ba hay bốn lần mỗi năm. Điều này không phải là hiếm có, mặc dù một hành giả phải đạt được trình độ tâm linh cao cấp mới làm được điều này. Khả năng này có thể đạt được.

Vị tái sinh của Ling Rinpoche được công nhận khi Ngài được một tuổi chín tháng. Thông thường thì trẻ con không được nhận diện sớm như vậy, vì khi đứa bé lớn hơn chút nữa, khoảng ba hay bốn tuổi, chúng có thể nói chuyện hay tự đưa ra vài dấu hiệu. Đứa bé được đưa về nhà, nơi vị tiền thân đã ở, và một buổi lễ rất lớn được tổ chức để chào mừng vị tái sinh. Mấy ngàn người đã đứng hai bên đường, và tôi được may mắn ở trong đám người ấy. Ai cũng mặc áo quần đặc biệt và ca hát vui vẻ. Đó là một ngày thật vui tuơi.

Hỏi: Đứa trẻ được nhận diện như thế nào?

Đáp:Đứa bé được công nhận qua các vị vấn linh và môi giới, cũng như bằng khả năng tự nhận ra những vật dụng của mình từ đời trước. Ngoài ra, em bé cũng biểu tỏ một vài nét đặc trưng qua sắc tướng, ví dụ như vị tiền thân thường cầm chuỗi tràng hạt (mala) bằng hai tay, thì em bé này cũng làm y như vậy. Em còn nhận ra những người ở trong nhà của vị tiền thân nữa.

Tuy nhiên, điều thuyết phục tôi nhất là cách cư xử của chú bé trong buổi lễ. Chú bé được đưa vào trong nhà, nơi một pháp tòa đã được dựng lên gần khung cửa nhìn ra một hàng ba rất lớn và có đến hai ba ngàn người tụ tập ngoài sân. Hầu hết trẻ con dưới hai tuổi sẽ rất sợ hãi trong trường hợp này, nhưng chú bé này thì không hề biết sợ. Bé được đặt lên trên pháp tòa. Thông thường thì một đứa trẻ sẽ đòi đi xuống và khóc lóc nếu không được làm như vậy. Thế nhưng em bé này đã ngồi xếp bằng không xê dịch trong một tiếng rưỡi đồng hồ, trong khi mọi người đang làm lễ chúc thọ (long-life puja) cho em. Em chăm chú vào mọi việc đang xảy ra và không hề tỏ vẻ khó chịu giữa đám đông.

Một phần của buổi lễ gồm có việc cúng dường vị lama và cầu chúc Ngài sống lâu. Đoàn người tuần tự diễu hành, mỗi người dâng lên Ngài một lễ vật như tượng Phật, kinh điển, bảo tháp nhỏ, một bộ cà sa và nhiều vật khác nữa. Khi có người dâng lễ vật, Ngài phải nhận bằng hai tay và trao lễ vật ấy cho một người đứng ở phía bên trái của Ngài. Em bé làm như vậy một cách hoàn hảo khi nhận từng lễ vật. Thật là một điều phi thường! Làm sao ai có thể dạy cho một đứa bé một tuổi chín tháng cách cư xử như vậy? Không thể nào được!

Khi buổi lễ chấm dứt, mọi người xếp hàng để được Ngài ban phước. Được một người khác bế, em bé đưa tay theo đúng cách để ban phước cho từng người một. Với sự chú tâm hoàn toàn, không hề chán nản hay mệt mỏi, em bé đã ban phước cho hai hay ba ngàn người như thế. Sau đó, Đức Dalai Lama thọ trai với em. Em bé chỉ khóc một lần duy nhất và tỏ vẻ không bằng lòng khi Đức Dalai Lama từ giã ra về. Em không muốn Ngài đi.

Thật ra, em bé này đã dùng tay ban phước cho nhiều người trước khi được công nhận là Ling Rinpoche. Em đã sống trong viện mồ côi với người anh, vì mẹ em đã từ trần không lâu, sau khi sanh em ra. Ba em rất nghèo nên đành phải gửi hai đứa con vào cô nhi viện. Em bé đã ban phước cho nhiều người trong cô nhi viện và người anh của bé, khoảng ba hay bốn tuổi, đã nói với mọi người rằng, “Em tôi rất đặc biệt. Nó là một lama, một Rinpoche. Đừng làm điều gì xấu đối với nó. Hãy đối xử với nó một cách đặc biệt.”

Những vị Ling Rinpoche tiền thân đã là sư phụ của ba vị Dalai Lama liên tiếp. Một vị là sư phụ của Đức Dalai Lama thứ mười hai, vị Ling Rinpoche kế tiếp là sư phụ của Đức Dalai Lama thứ mười ba, và vị tiếp theo là thầy của Đức Dalai Lama thứ mười bốn. Dĩ nhiên, người ta xem vị Ling Rinpoche tái sinh này là thầy của vị Dalai Lama trong kiếp tương lai.

Chứng kiến những trường hợp này tạo cho tôi nhiều ấn tượng mạnh về sự khả thi của những đời sau. Thế nên, nhờ sự suy xét, nhờ được nghe những mẩu chuyện và nhìn thấy những việc như trên, ta sẽ dần dần chấp nhận sự hiện hữu của đời sống trong quá khứ và vị lai. Bây giờ, nếu có ai hỏi tôi rằng, “ Ông có tin vào những kiếp vị lai không?”, tôi xin trả lời là, “Có, tôi tin vào những đời sau.”

Hỏi: Có phải các vị lama tái sinh chỉ được tìm thấy trong cộng đồng người Tây Tạng hay không?

Đáp:Không đâu, có khoảng bảy vị đã được tìm ra ở các nước Tây phương. Một trong những vị này, Lama Osel, tái sinh của Lama Thubten Yeshe, là một em bé người Tây Ban Nha. Việc gặp gỡ Lama Osel đã thuyết phục được những người đã từng quen biết Lama Yeshe, khiến họ tin tưởng vào sự tái sinh.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2011(Xem: 7450)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
07/07/2011(Xem: 5769)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4628)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
26/06/2011(Xem: 5137)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4407)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 8780)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3693)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 10232)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2011(Xem: 3949)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
23/02/2011(Xem: 6216)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]