Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

81. Những người đi biển

04/03/201103:31(Xem: 5256)
81. Những người đi biển

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ CHÍN: CÁC VỊ THANH VĂN

NHỮNG NGƯỜI ĐI BIỂN

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có năm trăm người thương khách, muốn đi ra biển mà tìm trân bảo.

Vị thương chủ đứng đầu trong nhóm vừa mới cưới vợ, cũng là người thuộc dòng hào tộc. Khi ấy, người liền mang vợ đi theo trong chuyến đi ra biển ấy.

Chuyến đi kéo dài, người vợ có thai rồi sinh một bé trai ngay trên biển. Nhân đó mới đặt tên cho là Hải Sanh. Chuyến ấy các vị thương khách đều được bình an trở về, thu nhặt được rất nhiều trân bảo. Tất cả đều cho là nhờ đứa bé ấy có phước đức lớn.

Khi đứa trẻ lớn lên, lại nối nghiệp cha mà làm một người thương chủ lớn, dẫn theo năm trăm thương khách đi ra biển tìm trân bảo. Tìm được rồi, trên đường về thì gặp một trận bão lớn, thổi mịt mù trời đất. Thuyền bị lạc không còn biết phương hướng, cầm chắc sẽ chết giữa biển khơi.

Bấy giờ, các vị thương nhân rủ nhau cầu khấn các vị thần linh. Khấn vái rền trời nhưng chẳng thấy ứng nghiệm gì.

Trên thuyền có một vị cư sĩ tin Phật, liền nói với mọi người rằng: “Nay có đức Phật Thế Tôn thường lấy tâm từ bi quán sát hết thảy chúng sanh, thường cứu thoát hết thảy tai ương, khổ ách. Chúng ta nên chí thành mà niệm danh hiệu ngài, cầu xin cứu hộ.” Các thương nhân tin lời, liền cùng nhau chí thành xưng danh hiệu Phật.

Đức Thế Tôn nhìn thấu nơi biển cả, biết các thương nhân ấy đang lâm nạn, chí thành cầu khấn. Ngài liền phóng ra một đạo hào quang sáng chói, chiếu đến tận nơi ấy, khiến cho bão tố tức thời lắng dịu, chỉ trong giây lát sóng yên, bể lặng.

Khi ấy, trong số thương nhân có người nói rằng: “Chúng ta nhờ oai thần của Phật phóng hào quang cứu độ, thoát được nạn dữ. Lần này nếu được bình an quay về, nên cùng nhau tạo lập chùa tháp, thỉnh Phật với chư tăng mà cúng dường.” Nói lời ấy rồi, tất cả thương nhân đều hoan hỷ tán đồng.

Thuyền được yên ổn, theo gió mà đi chẳng bao lâu thì nhận được phương hướng, liền an ổn mà quay về nhà. Nhớ lời nguyện giữa biển khơi, cả nhóm liền cùng nhau đến lễ bái, thỉnh Phật với chư tỳ-kheo thọ nhận cúng dường. Cúng dường xong, cùng nghe Phật thuyết pháp. Khi ấy, tâm ý được khai mở, liền đồng thời lễ Phật xin xuất gia nhập đạo. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Tức thì, râu tóc tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành năm trăm vị tỳ-kheo oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đều đắc quả A-La-hán, đủ Ba trí sáng, Sáu phép thần thông, Tám môn giải thoát, khắp cõi trời người ai gặp cũng đều kính trọng, ngưỡng mộ.

Chư tỳ-kheo thấy việc như vậy, thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Năm trăm vị thương nhân xuất gia làm tỳ-kheo đây, trước đã trồng những căn lành gì mà nay được Phật cứu cho thoát khỏi ách nạn, lại được độ cho xuất gia đắc đạo?”

Phật nói: “Chẳng phải đến nay ta mới cứu cho những người này thoát khỏi ách nạn. Trong thời quá khứ ta cũng đã từng cứu họ thoát khỏi ách nạn.”

Chư tỳ-kheo liền thưa thỉnh, xin được nghe những nhân duyên đời quá khứ.

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Về thuở quá khứ cách đây đã vô số kiếp, xứ Ba-la-nại có vị tiên tu đắc năm phép thần thông, sống tịch lặng nơi một bờ sông nọ.

“Bấy giờ có năm trăm người thương nhân muốn ra biển tìm trân bảo, theo con đường ngang qua chỗ bến sông ấy mà ra, nên gặp vị tiên nơi bờ sông. Những người thương nhân gặp vị tiên ấy sinh lòng kính ngưỡng, liền cùng nhau lễ bái rồi thỉnh vị ấy cùng đi ra biển. Vị tiên đáp rằng: “Các ngươi cứ đi. Nếu gặp ách nạn, chỉ việc gọi tên ta, ta sẽ cứu hộ cho.”

Năm trăm thương nhân thẳng đường ra biển, tìm được rất nhiều trân bảo. Đến lúc quay về gặp cơn bão lớn, thuyền đã muốn chìm. Liền cùng nhau xưng tên vị tiên. Vị ấy liền hiện thần thông đến cứu cho được thoát nạn.”

Phật lại nói rằng: “Vị tiên thuở ấy chính là ta đây. Năm trăm thương nhân ngày trước, là năm trăm tỳ-kheo vừa xuất gia đó. Ngày trước ta còn chưa đoạn trừ hết phiền não, đã có thể cứu khổ cứu nạn cho những người ấy. Huống chi nay đã thành Phật, vượt trên ba cõi, lẽ nào không cứu được ách nạn cho chúng sanh?”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2024(Xem: 318)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 993)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 716)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 1885)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
21/10/2023(Xem: 2026)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 24477)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
03/08/2023(Xem: 2085)
Sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau chùa bỗng nghe tiếng ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn lật đật lại gần sư thưa: – Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó khóc dữ quá. Một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử.
09/06/2023(Xem: 2785)
Hằng năm cứ vào độ đầu xuân, hoa Mai vàng rồi hoa Đỗ Quyên của Đức nở rộ, Thầy Hạnh Tấn, một vị Tu sĩ Phật giáo, người có khả năng tiếp cận và truyền đạt được những giáo lý màu nhiệm của Đức Phật đến các em thanh thiếu niên sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên là có sự tiếp sức của Thầy Hạnh Giới, cũng cùng chung một chí nguyện, cùng khả năng về ngoại ngữ, ít nhất là hai thứ tiếng Anh và Đức mới tổ chức được một Trại Thanh Thiếu Niên toàn nước Đức, có khi lên đến trên bốn trăm em tham dự.
08/05/2023(Xem: 2326)
Bạn tôi có mỗi thằng con trai độc nhất. Hai vợ chồng thương nó lắm. Qua định cư ở Mỹ lúc tuổi đã xế chiều cho nên luôn nghĩ: ”Đời mình kể như bỏ thôi hy sinh lo cho con”. Ông làm đủ nghề lao động, bà thì lớp nào giữ trẻ, lớp nào coi sóc người già, để bù thêm vào tiền lương còm cõi của ông.
05/05/2023(Xem: 2435)
Tại cánh đồng rộng mênh mông ở Phi Châu có một con sử tử con mới lọt lòng mẹ bảy ngày. Mẹ nó trong một chuyến đi săn bị bầy linh cẩu cắn chết và không bao giờ quay trở lại. Sư tử con đói kêu la thảm thiết, chập chững đi chẳng kể phương hướng để tìm sự sống. Nó may mắn lạc vào một đàn bò. Một con bò mẹ đang nằm dài dưới đất cho bê con bú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567