Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Đại Thừa 100 Pháp

30/03/201521:56(Xem: 8863)
Luận Đại Thừa 100 Pháp
Luan Dai Thua 100 phap_Le Hong Son





LỜI NGƯỜI DỊCH

 

     Như lịch sử bộ phái cho biết Bồ tát Vô Trước và em là Bồ tát Thế Thân sáng lập Du Già Hành Tông tức Duy Thức Tông ở Trung Hoa, trước có học Không Luận của Bồ tát Long Thọ. Bốn thế kỷ sau, ngài Huyền Trang đến Ấn Độ (năm 629) cũng theo học Du Già Hành Tông với pháp sư Giới Hiền tại đại học Na Lan Đa.

     Như vậy, Duy Thức Học là tông triển khai Không Luận về mặt pháp tướng của vạn vật. Mà với lý duyên khởi, vạn vật chưa bao giờ “là”, nhưng luôn luôn “không là”. Chúng chỉ hiện hữu theo quy luật duyên sinh, nên có bản chất là Không hay là Không Tính. Nghĩa là vạn vật không có tự ngã vì không có tự tính. Sự hiện hữu ấy hoàn toàn lệ thuộc và liên hệ với trùng trùng nhân duyên khác. Trong những hiện tượng ấy thì Tâm Vương (có 8) và Tâm Sở (có 100) là hai mặt biểu hiện của vạn pháp. Hay Tâm Sở là nội dung của Tâm Vương, nên không hiểu tâm sở thì không biết được hoạt dụng của tâm vương. Từ đó, việc học kỹ 100 pháp là việc người học Phật không thể thiếu.

     Hơn nữa, biết rõ 100 pháp là bước đầu đã biết cách tu tâm, vì nó cho ta biết nguyên do, hành tướng, kết quả của bất cứ tâm sở nào đang vận hành trong ta. Nó cũng cho ta biết tại sao đức Phật dùng pháp ấy để đối trị với phiền não ấy. Vấn đề còn lại là chúng ta có ra sức thực hành theo lời dạy của Phật hay không. Đó cũng là trọng tâm giáo pháp của đức Thế Tôn đặt cơ sở trên tự tu, tự chứng và tự nguyện, phi giáo điều.

     Với suy tư như vậy, tôi cố gắng dịch quyển Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Nghiên Cứu của cư sĩ Giản Kim Võ soạn thuật do Phật Giáo Liên Xã, thành phố Đài Trung ấn tống.

     Sau khi đức Thế Tôn thị tịch 900 năm, Bồ tát Thế Thân, ở Ấn Độ, làm ra Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn và tam tạng pháp sư Huyền Trang, đời Đường Thái Tông (năm 648) dịch từ Phạn văn sang Hán văn. Đối với người học Phật ở Việt Nam, từ xưa đến nay, luận này là sách căn bản nghiên cứu Tông Duy Thức cho tăng, ni sinh trong các trường Phật học.

     Dù rất cố gắng trong lúc chuyển ngữ, chắc không tránh khỏi sơ suất, xin người đọc góp ý cho để in lại lần sau được tốt hơn. Vô cùng cảm tạ.

                                                            Gò Vấp, 2-9-2013

                                                            Lê Hồng Sơn

                                                            Kính

 

 

 

 

 

 

 

LỜI TỰA

 

Khoảng 900 năm, sau khi Phật nhập diệt, ở Ấn Độ, Bồ tát Thiên Thân làm ra luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn. Luận này được tổ thứ nhất của tông Duy Thức, ở Trung Quốc là Đại sư Huyền Tráng dịch từ Phạn ra Hán vào năm 22 (648) niên hiệu Trinh Quán, đời Đường Thái Tông. Các bậc cổ đức như: Hám Sơn đời Minh, Quảng Ích dùng luận này hướng dẫn Phật tử vào đạo. Bước đầu đi vào pháp Phật, bằng luận này với ngôn từ đơn giản mà ý nghĩa phong phú, văn chương dễ hiểu mà nghĩa lý tinh tường. Do vậy, Ân sư đại lão Tuyết Lư mới chỉ định luận này làm tài liệu giảng dạy Phật học tại Đài Trung Liên Xã. Ân sư khi còn trẻ đã đảm nhiệm giáo thọ sư dạy Phật pháp cho các hàng Phật tử. Về sau giao cho đệ tử tiếp nối công việc hoằng dương, không hề ngơi nghỉ, trong ba, bốn mươi năm.

Những người hậu học, vâng theo lời dạy của ân sư. Vào những khóa mùa Đông hay mùa Hè, giảng dạy môn tri thức với giáo trình Bách Pháp do sư biên soạn. Nội dung giáo trình có tham cứu các chú thích và giảng nghĩa của quý thầy Khuy Cơ, Phổ Quang, Ngẫu Ích, Quảng Ích, Minh Dục và cư sĩ Đường Đại Viên, cùng với các vị ấy thương xác mọi vấn đề có liên quan. Thời gian thấm thoát trôi qua, ngẫm lại đã 10 năm hơn, chỉnh lý mới hoàn thành được như thế này.


 

 

 


Đức Thế Tôn nói: Tất cả pháp vô ngã. Tất cả pháp là những gì? Tại sao là vô ngã?

Tất cả pháp, nói vắn tắt, có năm thứ: (1) Tâm pháp, (2) Tâm sở hữu pháp, (3) Sắc pháp, (4) Tâm bất tương ưng hành, (5) Vô vi pháp. Vì tất cả rất tối thắng, nên cùng tương ưng với năm pháp này. Hai là bóng dáng đươc biểu hiện. Ba là ngôi vị khác nhau. Bốn là được thị hiện rõ ràng. Theo đúng thứ tự như thế.

Thứ nhất: Tâm pháp.

Sơ lược có tám thứ:

 Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức, A lại da thức.

Thứ hai: Tâm sở hữu pháp.

Sơ lược có 51 thứ, chia ra sáu vị:

5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện, 6 phiền não, 20 tùy phiền não, 4 bất định.

1) Năm biến hành là: Tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư.

2) Năm biệt cảnh là: Dục, thắng giải, niệm, định, huệ.

3) Mười một thiện là: Tín, tinh tấn, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.

4) Sáu phiền não là: Tham, sân, mạn, vô minh, nghi, bất chánh kiến.

5) Hai mươi tùy phiền não là: phẩn, hận, não, phú, cuống, siểm, kiêu, hại, tật, xan, vô tàm, vô quý, bất tín, giải đãi, phóng dật, hôn trầm, trạo cử, thất niệm, bất chánh tri, tán loạn.

6) Bốn bất định là: Thụy miên,  tác ác, tầm, tứ.

Thứ ba: Sắc pháp.

Sơ lược có 11 thứ: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp xứ sở nhiếp sắc (sắc thuộc pháp xứ).

Thứ tư: Tâm bất tương ưng hành pháp.

     Sơ lược có 24 thứ: Đắc, mạng căn, chủng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng báo, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ứng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, hòa hợp tánh, bất hòa hợp tánh.

Thứ năm: vô vi pháp.

     Sơ lược có 6 thứ là:  Hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, bất động vô vi, tưởng thọ diêt vô vi, chân như vô vi.

Vô ngã; sơ lược có 2 thứ: Bổ đặc già la vô ngã (chúng sanh vô ngã); Pháp vô ngã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 20868)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
16/11/2013(Xem: 16543)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giả là Bồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664), gồm 100 quyển (ĐTK/ĐCTT, Tập 30, N0 1579, trang 279 – 882A). Đây là một trong ba Bộ Luận thuộc loại đồ sộ bậc nhất hiện có trong Hán Tạng (*), là một trong những tác phẩm căn bản nhất của Tông Duy Thức – Pháp Tướng, là một trong các Bộ Luận nổi tiếng nhất của Phật giáo Bắc truyền thuyết minh quảng diễn rất đầy đủ về Địa Bồ tát, với những quá trình nhận thức, hành trì, tu tập chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng của Bồ tát Đại thừa.
10/04/2013(Xem: 5018)
Sinh ra và lớn lên trong thế gian này, chúng ta đã mang theo mình những hành động từ quá khứ để nhận lấy những kết quả trong đời sống hiện tại, rồi mất đi và tiếp tục thu thập hành trang cho đời sống vị lai.
08/04/2013(Xem: 12806)
Muôn sự muôn vật từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Muôn sự muôn vật là gì mà lại từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu? Kia sông nọ núi, dây người đó vật, kìa nhà kìa xe v.v...
04/12/2012(Xem: 715)
Đại sư Ấn Thuận là một học giả tân học cực kỳ uyên bác. Những khảo cứu của Ngài rất được các nhà nghiên cứu xem trọng. Tác phẩm “Duy thức học thám nguyên” là một cuốn sách tìm hiểu rất kỹ về nguồn gốc của Duy thức trong kinh điển Nguyên thuỷ mà xưa nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nó chỉ là một môn học độc lập của hệ Phật giáo phát triển, không dính dáng gì đến kinh điển thời kỳ đầu. Sách được chuyển sang Việt ngữ đã lâu, nhưng chưa có điều kiện để in ấn và phát hành. Suối nguồn xin lần lượt đăng tải để giới thiệu cùng bạn đọc.
21/11/2012(Xem: 4242)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp.
19/11/2012(Xem: 11776)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
19/11/2012(Xem: 8307)
Nhân minh học là gì? Môn học này của Phật giáo ở phương Tây thường gọi là logic học hay là Luận lý học. Viện sĩ Nga Th.Scherbatsky, trong bản dịch Anh ngữ cuốn "Nyaya bindu" của Luận sư Ấn Ðộ Dharmakirti (Pháp Xứng) cũng dịch đầu đề cuốn sách là "A short treatise of logic" tức "Một bộ luận ngắn về logic".
05/04/2012(Xem: 4517)
Chính là con người có một cảm nhận đáng giá về cái "tôi" và đồng hành một cách tự nhiên từ cảm nhận ấy mà chúng ta muốn theo đuổi hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau. Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cải gì hơn nữa. Những chúng sinh khác cũng mong ước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau, thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy. Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thân và người khác? Có một sự khác biệt lớn lao con số, nếu không phải là bản chất. Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng. Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinh khác là vô hạn.
13/03/2012(Xem: 404)
Tu hành Duy thức là đạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉ là vọng tưởng không thật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567