Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Đại Thừa 100 Pháp

30/03/201521:56(Xem: 9305)
Luận Đại Thừa 100 Pháp
Luan Dai Thua 100 phap_Le Hong Son





LỜI NGƯỜI DỊCH

 

     Như lịch sử bộ phái cho biết Bồ tát Vô Trước và em là Bồ tát Thế Thân sáng lập Du Già Hành Tông tức Duy Thức Tông ở Trung Hoa, trước có học Không Luận của Bồ tát Long Thọ. Bốn thế kỷ sau, ngài Huyền Trang đến Ấn Độ (năm 629) cũng theo học Du Già Hành Tông với pháp sư Giới Hiền tại đại học Na Lan Đa.

     Như vậy, Duy Thức Học là tông triển khai Không Luận về mặt pháp tướng của vạn vật. Mà với lý duyên khởi, vạn vật chưa bao giờ “là”, nhưng luôn luôn “không là”. Chúng chỉ hiện hữu theo quy luật duyên sinh, nên có bản chất là Không hay là Không Tính. Nghĩa là vạn vật không có tự ngã vì không có tự tính. Sự hiện hữu ấy hoàn toàn lệ thuộc và liên hệ với trùng trùng nhân duyên khác. Trong những hiện tượng ấy thì Tâm Vương (có 8) và Tâm Sở (có 100) là hai mặt biểu hiện của vạn pháp. Hay Tâm Sở là nội dung của Tâm Vương, nên không hiểu tâm sở thì không biết được hoạt dụng của tâm vương. Từ đó, việc học kỹ 100 pháp là việc người học Phật không thể thiếu.

     Hơn nữa, biết rõ 100 pháp là bước đầu đã biết cách tu tâm, vì nó cho ta biết nguyên do, hành tướng, kết quả của bất cứ tâm sở nào đang vận hành trong ta. Nó cũng cho ta biết tại sao đức Phật dùng pháp ấy để đối trị với phiền não ấy. Vấn đề còn lại là chúng ta có ra sức thực hành theo lời dạy của Phật hay không. Đó cũng là trọng tâm giáo pháp của đức Thế Tôn đặt cơ sở trên tự tu, tự chứng và tự nguyện, phi giáo điều.

     Với suy tư như vậy, tôi cố gắng dịch quyển Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Nghiên Cứu của cư sĩ Giản Kim Võ soạn thuật do Phật Giáo Liên Xã, thành phố Đài Trung ấn tống.

     Sau khi đức Thế Tôn thị tịch 900 năm, Bồ tát Thế Thân, ở Ấn Độ, làm ra Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn và tam tạng pháp sư Huyền Trang, đời Đường Thái Tông (năm 648) dịch từ Phạn văn sang Hán văn. Đối với người học Phật ở Việt Nam, từ xưa đến nay, luận này là sách căn bản nghiên cứu Tông Duy Thức cho tăng, ni sinh trong các trường Phật học.

     Dù rất cố gắng trong lúc chuyển ngữ, chắc không tránh khỏi sơ suất, xin người đọc góp ý cho để in lại lần sau được tốt hơn. Vô cùng cảm tạ.

                                                            Gò Vấp, 2-9-2013

                                                            Lê Hồng Sơn

                                                            Kính

 

 

 

 

 

 

 

LỜI TỰA

 

Khoảng 900 năm, sau khi Phật nhập diệt, ở Ấn Độ, Bồ tát Thiên Thân làm ra luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn. Luận này được tổ thứ nhất của tông Duy Thức, ở Trung Quốc là Đại sư Huyền Tráng dịch từ Phạn ra Hán vào năm 22 (648) niên hiệu Trinh Quán, đời Đường Thái Tông. Các bậc cổ đức như: Hám Sơn đời Minh, Quảng Ích dùng luận này hướng dẫn Phật tử vào đạo. Bước đầu đi vào pháp Phật, bằng luận này với ngôn từ đơn giản mà ý nghĩa phong phú, văn chương dễ hiểu mà nghĩa lý tinh tường. Do vậy, Ân sư đại lão Tuyết Lư mới chỉ định luận này làm tài liệu giảng dạy Phật học tại Đài Trung Liên Xã. Ân sư khi còn trẻ đã đảm nhiệm giáo thọ sư dạy Phật pháp cho các hàng Phật tử. Về sau giao cho đệ tử tiếp nối công việc hoằng dương, không hề ngơi nghỉ, trong ba, bốn mươi năm.

Những người hậu học, vâng theo lời dạy của ân sư. Vào những khóa mùa Đông hay mùa Hè, giảng dạy môn tri thức với giáo trình Bách Pháp do sư biên soạn. Nội dung giáo trình có tham cứu các chú thích và giảng nghĩa của quý thầy Khuy Cơ, Phổ Quang, Ngẫu Ích, Quảng Ích, Minh Dục và cư sĩ Đường Đại Viên, cùng với các vị ấy thương xác mọi vấn đề có liên quan. Thời gian thấm thoát trôi qua, ngẫm lại đã 10 năm hơn, chỉnh lý mới hoàn thành được như thế này.


 

 

 


Đức Thế Tôn nói: Tất cả pháp vô ngã. Tất cả pháp là những gì? Tại sao là vô ngã?

Tất cả pháp, nói vắn tắt, có năm thứ: (1) Tâm pháp, (2) Tâm sở hữu pháp, (3) Sắc pháp, (4) Tâm bất tương ưng hành, (5) Vô vi pháp. Vì tất cả rất tối thắng, nên cùng tương ưng với năm pháp này. Hai là bóng dáng đươc biểu hiện. Ba là ngôi vị khác nhau. Bốn là được thị hiện rõ ràng. Theo đúng thứ tự như thế.

Thứ nhất: Tâm pháp.

Sơ lược có tám thứ:

 Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức, A lại da thức.

Thứ hai: Tâm sở hữu pháp.

Sơ lược có 51 thứ, chia ra sáu vị:

5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện, 6 phiền não, 20 tùy phiền não, 4 bất định.

1) Năm biến hành là: Tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư.

2) Năm biệt cảnh là: Dục, thắng giải, niệm, định, huệ.

3) Mười một thiện là: Tín, tinh tấn, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.

4) Sáu phiền não là: Tham, sân, mạn, vô minh, nghi, bất chánh kiến.

5) Hai mươi tùy phiền não là: phẩn, hận, não, phú, cuống, siểm, kiêu, hại, tật, xan, vô tàm, vô quý, bất tín, giải đãi, phóng dật, hôn trầm, trạo cử, thất niệm, bất chánh tri, tán loạn.

6) Bốn bất định là: Thụy miên,  tác ác, tầm, tứ.

Thứ ba: Sắc pháp.

Sơ lược có 11 thứ: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp xứ sở nhiếp sắc (sắc thuộc pháp xứ).

Thứ tư: Tâm bất tương ưng hành pháp.

     Sơ lược có 24 thứ: Đắc, mạng căn, chủng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng báo, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ứng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, hòa hợp tánh, bất hòa hợp tánh.

Thứ năm: vô vi pháp.

     Sơ lược có 6 thứ là:  Hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, bất động vô vi, tưởng thọ diêt vô vi, chân như vô vi.

Vô ngã; sơ lược có 2 thứ: Bổ đặc già la vô ngã (chúng sanh vô ngã); Pháp vô ngã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2012(Xem: 629)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
12/03/2012(Xem: 696)
Duy Thức tông, y cứ vào kinh, nói: Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức. Chúng ta hãy lấy một ví dụ cụ thể và đơn giản. Tôi đang thấy một cây dừa. Tại sao nói cây dừa này là do thức biến? Trước hết là năm thức của giác quan (tiền ngũ thức). Nhãn thức do sự tiếp xúc, tương tác của căn (giác quan mắt) và trần (đối tượng hiện diện của con mắt) mà sanh khởi. Đây là một liên hệ duyên sanh. Căn trần thức là một bộ ba duyên sanh, nương dựa vào nhau mà có. Thiếu một cái thì chẳng thành cái gì, một cái biến đổi thì hai cái kia biến đổi theo. Nhãn thức như thế này của tôi là do nhãn căn (con mắt) được cấu tạo theo kiểu người mà có, và trần (đối tượng để thấy và được thấy) cũng tùy thuộc vào nhãn căn của tôi. Trần là trần của một loại nhãn căn nào đó, không có một cái trần khách quan tuyệt đối. Như cây dừa, con chó chỉ thấy có hai màu đen trắng, con rắn thì thấy bằng hơi nóng (như chúng ta nhìn qua ống dòm hồng ngoại tuyến, con dơi thì thấy bằng sóng điện như ra đa…­). Giác quan mắt
15/01/2012(Xem: 5125)
Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hailà ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong támphần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần củatâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn... Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
13/01/2012(Xem: 4576)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cáitôi" không thật. "Cáitôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục khôngngừng của mỗi cá nhân – những thời khắc thay đổi [liên tục] của kinhnghiệm. Nói cách khác, những thời điểmcủa những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta đi theo từ thời khắc này đến thờikhắc khác theo luật nhân quả hành trạng (nhân như thế nào cho quả như thế nào)... Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
14/09/2011(Xem: 5458)
(窺基, Kigi, 632-682): sơ tổ của Pháp Tướng Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Trường An (長安), Kinh Triệu (京兆) nhà Đường, họ là Úy Trì (尉遲), tự Hồng Đạo (洪道), còn được gọi là Linh Cơ (靈基), Thừa Cơ (乘基), Đại Thừa Cơ (大乘基), Cơ Pháp Sư (基法師), tục xưng là Từ Ân Đại Sư (慈恩大師), Từ Ân Pháp Sư (慈恩法師) và tông phái của ông được gọi là Từ Ân Tông (慈恩宗). Ông có tướng mạo khôi ngô, bẩm tánh thông tuệ, xuất gia lúc 15 tuổi, phụng sắc chỉ nhà vua làm đệ tử của Huyền Trang
07/04/2011(Xem: 13475)
Duy Thức Tam Thập Tụng (ba mươi bài tụng Duy Thức) là luận điển cơ bản của Tông Duy Thức. Tông Duy Thức dựa vào luận điển này mà thành lập. Lý do cần giảng ba mươi bài tụng là vì sự thành lập và truyền thừa Tông Duy Thức từ đây mà ra. Tông Duy Thức của Trung Quốc bắt đầu từ học phái Du Già Hạnh của Phật Giáo đại thừa Ấn Độ. Nhưng khi đã nói đến học phái Du Già Hạnh không thể không tìm hiểu học phái Trung Quán. Xin lần lượt trình bày như sau:
25/01/2011(Xem: 9815)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
31/10/2010(Xem: 679)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
27/09/2010(Xem: 5268)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
23/09/2010(Xem: 5452)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]