Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duy Thức Tam Thập Tụng

07/04/201121:04(Xem: 12203)
Duy Thức Tam Thập Tụng
Duy Thuc Tam Thap Tung_Le Hong Son



Chương 1.


            TỔNG QUAN DUY THỨC TÔNG

      Duy Thức Tam Thập Tụng (ba mươi bài tụng Duy Thức) là luận điển cơ bản của Tông Duy Thức. Tông Duy Thức dựa vào luận điển này mà thành lập. Lý do cần giảng ba mươi bài tụng là vì sự thành lập và truyền thừa Tông Duy Thức từ đây mà ra. Tông Duy Thức của Trung Quốc bắt đầu từ học phái Du Già Hạnh của Phật Giáo đại thừa Ấn Độ. Nhưng khi đã nói đến học phái Du Già Hạnh không thể không tìm hiểu học phái Trung Quán. Xin lần lượt trình bày như sau:

  1.        I.            Phái Trung Quán và Du Già của Phật Giáo Đại Thừa ở Ấn Độ.

      Đại thừa Phật Giáo ở Ấn Độ phát khởi vào cuối thế kỷ thứ nhất (dương lịch). Bồ tát Long Thọ sống từ giữa thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ thứ hai. Ngài là người Bà La Môn ở nam Ấn Độ, từ nhỏ theo truyền thống giáo dục của Bà La Môn, sau quy y Phật Giáo. Lúc ấy, kinh điển Đại Thừa đã lưu hành ở nam Ấn Độ, Ngài để tâm học tập, nhưng không thỏa mãn. Theo truyền thuyết, khi ấy, Ngài đi đến bắc Ấn Độ, ở khu vực núi Tuyết Sơn, một tỳ kheo già giữ một số kinh điển Đại Thừa, hoặc tại nơi tu họp của Long Tộc có nhiều kinh điển Đại Thừa, nhờ vậy, lý luận Đại Thừa của Ngài đã được bổ khuyết. Ngài trở về nam Ấn Độ, thì tư tưởng Bát Nhã, lúc đó, đã có tổ chức, lưu hành và hệ thống triết học Không Tông của Duyên Khởi Tánh Không đã hoàn thành.

      Nguyên nhân Ngài Long Thọ xuất hiện, lúc ấy trào lưu tư tưởng ở Ấn Độ; một mặt ngoại đạo cho các pháp thật có hoặc thường, hoặc đoạn; một mặt Tiểu Thừa Hữu Bộ cho là ngã không pháp hữu với tư tưởng: “pháp thể hằng hữu, tam thế thật hữu”. Vì muốn phá tà hiển chánh, Bồ tát Long Thọ dựa vào lý luận căn bản tư tưởng duyên khởi của Đức Phật và tư tưởng Bát Nhã đương thời, làm ra rất nhiều luận điển nhằm bác bỏ tà thuyết. Tư tưởng này xuất hiện ở Luận Trung Quán, với bài kệ bát bất như sau:

pdf

Duy Thức Tam Thập Tụng , Vu Lăng Ba giảng, Việt dịch Lê Hồng Sơn




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2012(Xem: 388)
Tu hành Duy thức là đạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉ là vọng tưởng không thật.
13/03/2012(Xem: 415)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
12/03/2012(Xem: 544)
Duy Thức tông, y cứ vào kinh, nói: Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức. Chúng ta hãy lấy một ví dụ cụ thể và đơn giản. Tôi đang thấy một cây dừa. Tại sao nói cây dừa này là do thức biến? Trước hết là năm thức của giác quan (tiền ngũ thức). Nhãn thức do sự tiếp xúc, tương tác của căn (giác quan mắt) và trần (đối tượng hiện diện của con mắt) mà sanh khởi. Đây là một liên hệ duyên sanh. Căn trần thức là một bộ ba duyên sanh, nương dựa vào nhau mà có. Thiếu một cái thì chẳng thành cái gì, một cái biến đổi thì hai cái kia biến đổi theo. Nhãn thức như thế này của tôi là do nhãn căn (con mắt) được cấu tạo theo kiểu người mà có, và trần (đối tượng để thấy và được thấy) cũng tùy thuộc vào nhãn căn của tôi. Trần là trần của một loại nhãn căn nào đó, không có một cái trần khách quan tuyệt đối. Như cây dừa, con chó chỉ thấy có hai màu đen trắng, con rắn thì thấy bằng hơi nóng (như chúng ta nhìn qua ống dòm hồng ngoại tuyến, con dơi thì thấy bằng sóng điện như ra đa…­). Giác quan mắt
15/01/2012(Xem: 4702)
Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hailà ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong támphần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần củatâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn... Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
13/01/2012(Xem: 3933)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cáitôi" không thật. "Cáitôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục khôngngừng của mỗi cá nhân – những thời khắc thay đổi [liên tục] của kinhnghiệm. Nói cách khác, những thời điểmcủa những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta đi theo từ thời khắc này đến thờikhắc khác theo luật nhân quả hành trạng (nhân như thế nào cho quả như thế nào)... Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
14/09/2011(Xem: 4961)
(窺基, Kigi, 632-682): sơ tổ của Pháp Tướng Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Trường An (長安), Kinh Triệu (京兆) nhà Đường, họ là Úy Trì (尉遲), tự Hồng Đạo (洪道), còn được gọi là Linh Cơ (靈基), Thừa Cơ (乘基), Đại Thừa Cơ (大乘基), Cơ Pháp Sư (基法師), tục xưng là Từ Ân Đại Sư (慈恩大師), Từ Ân Pháp Sư (慈恩法師) và tông phái của ông được gọi là Từ Ân Tông (慈恩宗). Ông có tướng mạo khôi ngô, bẩm tánh thông tuệ, xuất gia lúc 15 tuổi, phụng sắc chỉ nhà vua làm đệ tử của Huyền Trang
25/01/2011(Xem: 7598)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
31/10/2010(Xem: 502)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
27/09/2010(Xem: 4780)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
23/09/2010(Xem: 4972)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567