Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi Hóa Kinh Pháp Cú

01/04/202316:54(Xem: 2560)
Thi Hóa Kinh Pháp Cú
thi hoa kinh phap cu-ht minh hieu-2023


Lời Giới Thiệu

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kinh PHÁP CÚ (Dhammapada) còn được biết qua các tên dịch là Lời Phật dạy, Kinh Lời vàng, hay Con đường đến Phật Pháp. Đây là bản Kinh cổ xưa được trích từ Tiểu Bộ Kinh, một trong 5 tạng Kinh của Phật giáo Nguyên Thuỷ (Pali). Tuy là Kinh được dịch từ kinh tạng của Phật giáo Nguyên Thuỷ nhưng lại
được ứng dụng, giảng giải cho tất cả các tự viện Phật giáo và cho tất cả các truyền thống tu học theo Đạo Phật khắp thế giới. Có thể nói đây chính là nét đặc thù của bản Kinh PHÁP CÚ nhỏ bé này.

Chúng tôi sau nhiều năm nghiên cứu, đọc học và giảng giải Kinh Pháp cú này qua nhiều thể loại từ Hán tạng, Pali, được dịch từ văn xuôi, thơ, cú sang Việt ngữ của nhiều dịch giả Việt Nam. Nhưng gần đây chúng tôi thường y cứ theo bản dịch từ văn hệ Pali sang Việt ngữ của Đại lão Hoà Thượng Minh Châu, dịch theo thể loại kệ cú gồm 5 chữ 1 dòng và đa phần mỗi câu Pháp cú gồm 4 dòng (có vài kệ 6, 7 hay 8 dòng nhưng không nhiều lắm). Tổng số gồm 423 câu, 26 phẩm được Hoà Thượng dịch theo sát từng ngữ văn và cấu trúc văn hệ Pali, vì không muốn thế hệ sau sẽ diễn dịch đi xa ý nghĩa chính của văn bản cổ ngữ.

Chúng tôi là hàng hậu học, kém cỏi và sơ bạc trong việc nghiên cứu Kinh tạng Pali, nhưng vì thường dùng để giảng dạy cho Phật tử qua Kinh Pháp cú, có cảm nhận lời Phật dạy thật đơn giản và gần gũi trong đời sống nhân sinh. Như là bài học căn bản đạo đức làm người qua giáo lý duyên khởi và nhân quả nghiệp báo, lại giống như thuở còn thơ khi cắp sách học tiểu học phải thuộc lòng giáo dục công dân và đạo đức căn bản để bước vào đời từ giáo dục học đường. Trong nền triết học và thực tập cao siêu của Phật pháp qua các Kinh điển, chúng tôi chọn phần hiểu biết thấp kém nhất của mình trong lĩnh vực này để phổ thành thơ cho mỗi Phẩm được liên tục âm vận theo thể thơ Lục bát (6 - 8), nhằm giúp cho các Phật tử theo truyền thống Khất sĩ Việt Nam thường hay đọc kinh tiếng Việt qua dạng thơ, văn và cũng để cho các Phật tử nghe giảng được dễ thuộc lòng và dễ hiểu qua thơ đã giải thích thoáng hơn văn bản chính.

Việc Thi hoá Kinh Pháp cú là do sự phát nguyện và thiện tâm nỗ lực của chúng tôi để đáp ứng và giúp cho một nhóm nhỏ Phật tử quý kính Pháp bảo và muốn nghe pháp học tu dễ dàng chứ không nhằm mục đích in ấn hay truyền bá rộng rãi cho đại chúng (nếu có in cũng chỉ nhằm lưu hành nội bộ). Vì xét thấy sự tu học và nghiên cứu yếu kém của mình, cũng như bản thân còn nhiều giới hạn nên chúng tôi viết lời bạt này minh thị và giới thiệu bản Kinh Pháp cú Thi hoá trong Trang nhà của Thiền Viện Minh Quang Úc châu đến với chư Phật tử yêu thích thơ văn, giáo lý và đặc biệt các Phật tử theo truyền thống yêu thích văn thơ bằng Việt ngữ của Khất sĩ. Rất mong đại chúng hoan hỷ liễu tri, tuỳ hỷ sử dụng đọc học, thực tập qua lời dạy sâu xa và
cao quý của Kinh Pháp cú. Những gì yếu kém và sai sót trong khi chuyển kệ 5 chữ thành Thi hoá Lục bát mong đại chúng lượng tình thứ lỗi.

Thành kính đảnh lễ tri ân các bậc Thầy đã giáo dưỡng tuệ mạng cho chúng con. Thành kính đảnh lễ sám hối Hoà Thượng dịch giả Kinh Pháp cú từ Pali sang Việt ngữ về những sự non yếu và sơ sót của chúng con trong việc góp phần tuyên dương cúng dường Pháp bảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]