Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 03. Kinh Đại Không giải nghĩa

22/08/201820:41(Xem: 3331)
Bài 03. Kinh Đại Không giải nghĩa

KINH

ĐẠI KHÔNG
(Mahàsunnata sutta)

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

 

6- AN TRÚ KHI SUY TẦM:

 

-- Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi an trú với sự an trú này, tâm hướng đến suy tầm (vitakka), vị ấy suy nghĩ: "Đối với những suy tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm lyly tham, đoạn diệtan tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là dục tầm, sân tầm, hại tầm, ta sẽ không suy nghĩ các loại suy tầm ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy

 

     Nghĩa là nếu vị ấy đang an định tâm thức trong an định nội ngoại không này, tâm vị ấy hướng đến TÌM HIỂU (suy tầm), vị ấy suy nghĩ: "Đối với những tìm hiểu hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích giải thoát, không đưa đến dứt bỏ năm dục (yếm ly), xa lià khát vọng thèm muốn (ly tham), đoạn diệtan tịnh, trí tuệ, giác ngộ, Niết-bàn. Ví dụ như tìm hiểu về sắc đẹp, hoặc tìm hiểu về ca hát (dục tầm), hoặc tìm hiểu lời nói châm chọc nói ác (giận tầm), hoặc tìm hiểu cách lập công (hại tầm); ta sẽ không nghĩ đến các loại suy tìm ấy". Vị ấy nhận biết rõ ràng như vậy. 

 

-- Nhưng này Ananda, đối với những suy tầm này, thuộc bậc Thánh, có khả năng cầu tiến, hướng dẫn đến sự đoạn trừ hoàn toàn đau khổ, như là ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, vị ấy nghĩ: "Ta sẽ suy tư các loại suy tầm này". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

     Nghĩa là đối với những suy tìm thuộc bậc Thánh, có khả năng cầu tiến, hướng dẫn người suy nghĩ các suy tìm ấy đến sự đoạn trừ đau khổ; như là tìm cách dứt bỏ tham dục (ly dục tầm), làm sao không giận hờn (vô sân tầm), làm sao chng lo buồn (bất não tầm), vị ấy nghĩ: "Ta sẽ nghĩ đến các loại suy tìm này". Vị ấy nhận biết rõ ràng như vậy.

 

 

6. NĂM DỤC

TRƯỞNG DƯỠNG:

 

1- ĐỐI VỚI SÁU THỨC:

 

-- Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ýliên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức; các hương do mũi nhận thức; các vị do lưỡi nhận thức; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ýliên h đến dục, hấp dẫn. Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. 

 

     Nghĩa là có NĂM DỤC nuôi lớn lên (trưởng dưỡng) này, đó là: 

- Các sắc do mắt thấy biết (nhận thức), dễ thương (khả ái), đáng vui mừng (khả hỷ), được sung sướng (khả lạc), hợp ý (khả ý)liên hệ đến dục, rất hấp dẫn, đáng yêu.

- Các tiếng do tai nghe biết; các hương do mũi ngửi biết; các vị do lưỡi nếm biết; các xúc do thân tiếp xúc biết, dễ thương, đáng vui mừng, được sung sướng, hợp ý, liên h đến dục, rất hấp dẫn, đáng thưởng thức.

     Đó là năm dục nuôi lớn lên. 

 

Từ đây Tỷ-kheo cần phải thường thường quán sát tự tâm như sau: "Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành gì với xứ (ayatana) này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng". Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: "Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng...". Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Dục ái (chandaraga) này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, chưa đoạn diệt được". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

 

     Nghĩa là từ đây vị ấy cần phải thường xuyên quán sát tâm mình như sau: "Trong tâm ta, có khởi lên tác ý (tâm hành) gì với tham dục (xứ) này hay tham dục (xứ) khác của năm dục nuôi lớn lên (năm dục trưởng dưỡng)". Nếu vị ấy trong khi quán sát như vậy, biết rõ (tuệ tri) rằng: "Trong tâm ta, có khởi lên tác ý với tham dục này hay tham dục khác của năm dục nuôi lớn lên, như mắt thấy hình ảnh đẹp đã vui thích, hoặc tai nghe nói đùa cợt đã vui cười, hoặc mũi ngửi mùi thơm đã khoan khoái, hoặc miệng ăn thấy món ăn hợp ý đã ăn nhiều hơn, hoặc thân bị trầy sướt chảy máu đã than đau, hoặc ý đã nghĩ nhớ một trong những sự việc kể trên, v.v…". Sự kiện là như vậy, vị ấy biết rõ như sau: "Dục ái mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý nghĩ nhớ này đối với năm dục nuôi lớn lên đối với ta, chưa đoạn diệt được". Vị ấy nhận biết rõ ràng như vậy.

 

-- Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: "Trong tâm ta, không có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng..." Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Dục tham này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, đã được đoạn diệt". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

 

     Nghĩa là nếu vị ấy trong khi quán sát như vậy, biết rõ rằng: "Trong tâm ta, không có khởi lên tác ý (tâm hành) với tham dục (xứ) này hay tham dục (xứ) khác của năm dục nuôi lớn lên (trưởng dưỡng), như mắt thấy hình ảnh đẹp đã không vui thích, hoặc tai nghe nói đùa cợt đã không vui cười, hoặc mũi ngửi mùi thơm đã không vui khoái cảm, hoặc miệng ăn thấy món ăn hợp ý đã không ăn nhiều hơn, hoặc thân bị trầy sướt chảy máu đã không than đau, hoặc ý đã không nghĩ nhớ một trong những sự việc kể trên, v.v…" Sự kiện là như vậy, vị ấy biết rõ như sau: "Dục ái mắt thấy hoặc tai nghe hoặc mũi ngửi hoặc lưỡi nếm hoặc thân xúc chạm hoặc ý nghĩ nhớ đối với năm dục nuôi lớn lên đối với ta, đã được đoạn diệt”. Vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

 

2- ĐỐI VỚI 5 THỦ UẨN:

 

-- Này Ananda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ-kheo cần phải đoạn tận chúng, khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Đây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Đây là tưởng... Đây là hành... Đây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức. 

 

     Nghĩa là có năm sự cầm giữ (thủ) sâu kín (uẩn), đó là sắc, thụ, tưởng, hành, thức; vị Tăng cần phải đoạn tận chúng, khi vị ấy quán sát sự sinh diệt của những thứ này như sau:

1- Đây là hình dạng dung mạo (sắc), do nghiệp thức cộng với vô minh, ái dục cha mẹ mà có, lại do năm dục nuôi lớn (sự tập khởi) hình dạng dung mạo; nhưng nó là giả có, không thật, biến đổi vô thường, nên sẽ chấm dứt (sự đoạn diệt) hình dạng dung mạo.

 

2- Đây là cảm xúc (thụ), do tiếp xúc sinh khởi cảm xúc, không tiếp xúc thì không có cảm xúc; như mắt không thấy hình ảnh, tai không nghe tiếng, mũi không ngửi mùi…, thì không biết đẹp xấu, hay dở, thơm hôi, nên chúng sẽ đoạn diệt.

 

3- Đây là nghĩ nhớ (tưởng), do dính mắc hình dạng, dính mắc cảm xúc sinh khởi nghĩ nhớ, khi dứt dính mắc hình dạng cảm xúc thì hết nghĩ nhớ. Như thích viên kim cương đẹp, hoặc ưa một món ăn ngon, nên thường nghĩ nhớ tới những thứ yêu thích ấy; khi không còn dính mắc thì dứt nghĩ nhớ.

 

4- Đây là tác ý làm (hành), do ý muốn sinh khởi tác ý làm, khi dứt bỏ ý muốn thì không còn tác ý làm gì cả; ví như khi không có ý muốn đi du lịch, thì không phải mua vé máy bay…

 

5- Đây là nhận biết (thức), do căn tiếp xúc trần sinh khởi nhận biết, khi căn không tiếp xúc trần thì dứt sự nhận biết; ví như mắt không tiếp xúc hình dạng thì không có cái thấy biết đẹp xấu của nhãn thức… 

 

Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmimmano) (khởi lên) đối với năm thủ uẩnngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. 

 

     Nghĩa là trong khi vị ấy an định tâm thức không dao động (an trú), theo quán sát sự sinh diệt của năm sự cầm giữ sâu kín (năm thủ uẩn) này; nếu có sự chấp cái ta (ngã mạn) nào khởi lên đối với năm sự cầm giữ sâu kín, ví dụ như có người khen ta giỏi ta đẹp chẳng hạn. Nếu ta đồng ý chấp nhận lời khen, tức là “ngã mạn”, thì sự việc ấy liền cần được diệt trừ (đoạn tận), vì cái đẹp cái giỏi chẳng phải là ta, chẳng phải là của ta, chúng chỉ là duyên giả có, không thật, ảo huyển, là không. Sự kiện là như vậy, vị ấy biết rõ (tuệ tri) như sau: "Phàm có sự chấp cái ta nào đối với năm cầm giữ sâu kín khởi lên nơi ta, ta đã diệt trừ sạch sẽ (đoạn tận) sự chấp ấy". Vị ấy nhận biết rõ ràng như vậy. 

 

2). PHÁP HIỀN THÁNH:

 

(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]