Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trọn bộ sách: Kinh Phổ Môn Giải Nghĩa

24/08/201618:51(Xem: 9783)
Trọn bộ sách: Kinh Phổ Môn Giải Nghĩa

Kinh Pho Mon Giang Giai_Cu Si Toan Khong

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

     Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn gọi tắt là Kinh Phổ Môn, Kinh này thường được nhiều người tụng niệm để cầu mong được tai qua nạn khỏi trong lúc đối diện với những hoàn cảnh khó khăn khổ não, thập tử nhất sinh, không có chỗ nào bám víu, để nhờ ơn cứu vớt ra khỏi khổ ải tai họa của cuộc đời. Cầu xin như vậy cũng tốt nhưng không đúng như Đức Phật muốn, ý Ngài là cung kính lễ bái Chư Phật và Chư đại Bồ Tát chỉ là sự tôn trọng quy phục biết ơn các Ngài đã đem giáo lý cao cả qúy báu chỉ dạy cho chúng ta. Chúng ta đảnh lễ các Ngài để cầu mong được các Ngài soi sáng cho chúng ta hiểu thấu trong việc học hỏi, hầu theo đó hành trì kiên cố để đạt giải thoát khỏi mọi phiền não khổ đau của cuộc đời; đó mới là đúng ý của Đức Phật.

     Cũng vì nhiều người hiểu Kinh Phổ Môn là Kinh cầu nguyện, cầu an, cầu cho được tai qua nạn khỏi, cầu cho được buôn may bán đắt, được cái này việc kia, như ăn cắp khỏi bị bắt v.v… Cầu xin như vậy là không đúng ý các Ngài mà nhiều người không hiểu, không biết; họ muốn cúng lễ các Ngài để cầu xin những việc đi ngược lại nhân quả nghiệp báo, thì dù các Ngài có đầy đủ quyền uy và lòng đại từ bi, cũng chẳng bao giờ các Ngài chấp thuận. Các Ngài muốn rằng mọi chúng sinh đều làm việc lành tránh làm việc ác, làm việc lành thì không cần cầu xin mà việc may mắn tốt đẹp vẫn đến; tránh làm ác sẽ không có nhân xấu do đó không có qủa khổ. Nếu vừa khẩn cầu van xin, vừa làm đủ thứ việc hư tật xấu như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, tham sân si, kiêu mạn, tật đố, ganh tỵ v.v… thì muôn đời không ra khỏi khổ.

      Vì thấy có nhiều người hiểu lầm, nên chúng tôi, mặc dù tài nông sức cạn, cũng cố gắng tìm hiểu ý Đức Phật dạy trong kinh Phổ Môn này, để viết ra những điều giải thích hầu trình bày ý nghĩa thật mà Kinh Phổ Môn muốn nói. Để sự giải nghĩa được rõ ràng mạch lạc, và sự theo dõi của độc giả được dễ dàng, chúng tôi mạn phép chia Kinh này ra làm 12 đoạn, mỗi đoạn là một Kinh Văn có tên theo nội dung của đoạn Kinh. Sau chót, mặc dù cố gắng trong việc giải thích và trình bày, nhưng còn có khiếm khuyết, xin qúy vị Thiện Tri Thức chỉ cho, tác giả xin chân thành đa tạ vô cùng.

NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Cali. USA, Phật Lịch năm 2560, ngày 24-6-2016

Toàn Không Đỗ Đăng Tiến

MỤC LỤC
Lời Dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  trang số: 5
Giải Nghĩa Đề Kinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  7
Giải Nghĩa Kinh Văn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  9
Kinh Văn 1: Nhân duyên có tên Quán Thế Âm . . . . . 9
Kinh Văn 2: Oai thần lớn của Quán Thế Âm . . . . .  18
Kinh Văn 3: Người tham sân niệm Quán Thế Âm. . 30
Kinh Văn 4: 62 ức BỒ Tát = Bồ Tát Quán Thế Âm. .37
Kinh Văn 5: Dùng vô số thân để độ chúng sinh . . .  43
Kinh Văn 6: Cúng dường chuỗi ngọc . . . . . . . . . . . 53
Kinh Văn 7: Kệ hỏi Phật về Quán Thế Âm . . . . . .   58
Kinh Văn 8: Kệ Do niệm khỏi tai họa . . . . . . . . . . .  63
Kinh văn 9: Kệ Do niệm khỏi tai họa (tiếp) . . . . . . . 74
Kinh Văn 10: Quán Thế Âm cứu khổ 10 phương. .  84
Kinh Văn 11: Chớ nghi, phải hết lòng kính lễ . . . . . 93
Kinh Văn 12: Công đức vô lượng của Kinh . . . . . .  97
Phương danh Phật tử phát tâm công đức in sách   99
Sơ lược về tác giả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  100


pdf-icon

Ý kiến bạn đọc
15/12/201900:49
Khách
Cho đệ tử xin bản kinh phổ môn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]