Văn học Sanskrit qua bản kinh Lăng Già
Sinh viên: Nguyễn Quý Hoàng
Chương 1 Dẫn nhập
1. Ý nghĩa đề tài & lí do chọn
Kinh Lăng Già - laṅkāvatārasūtra là một trong những bộ kinh có tầm quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa, vì chứa đựng những học thuyết về Như Lai Tạng, A Lại Da Thức, và cả văn học Phật Giáo Thiền. Yếu chỉ kinh Lăng Già là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của các tôn giáo khác, và chỉ rõ cảnh giới chứng ngộ của người tu Phật. Nghĩa lý kinh văn rất thâm sâu , khó hiểu. Và có nhiều cách để hiểu về ý nghĩa, và nguồn gốc của nó.
Như vậy có thể thấy rằng bản kinh đã thể hiện 2 lĩnh vực quan trọng là tâm lý triết học Duy thức lẫn tâm linh siêu thoát trong Thiền định, mà nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, đó cũng là lí do người viết chọn bản kinh này làm đề tài nghiên cứu dưới góc độ văn học Sanskrit.
2. Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu
Người viết qua bài nghiên cứu này chỉ muốn trình bày nội dung kinh Lăng Già dưới khía cạnh văn học Sanskrit.
Phương pháp chính là so sánh, phân tích, tổng hợp lý thuyết thông qua dòng lịch sử của văn học Sanskrit và tìm cách ứng dụng nó vào đời sống hàng ngày
Chương 2 Giới thiệu về văn học Sanskrist Phật giáo
1. Sự hình thành và phát triển
Tiếng Sanskrit là ngôn ngữ cổ nhất trong họ ngôn ngữ của người Aryan Ấn Độ, một chi nhánh của họ ngôn ngữ Indo-Iranian thuộc ngữ hệ Ấn Âu trong đó bao gồm nhiều ngôn ngữ của các nước Châu Âu như Anh, La Tinh và Hy Lạp….tất cả đều được phát triển một dạng “ Ngôn ngữ Ấn Âu nguyên thủy”. Như vậy, tiếng Sanskrit được xem là mẫu tự cổ xưa nhất để ghi ngôn ngữ Ấn Âu.
Khoảng đầu thế kỷ thứ 2 tr. CN, Văn học Sanskrit Phật giáo thuần tuý bắt đầu xuất hiện mà rõ nét nhất là trong sự ly giáo của Giáo đoàn Phật giáo. Trừ 3 Đại hội kiết tập Tam tạng giáo điển đầu, có lẽ phải kể đến Đại hội kết tập lần thứ 4 được tổ chức tại Kāśmīra (Kế Tân, tức Pakistan ngày nay) chừng hậu bán của thế kỷ thứ I sau CN dưới sự chủ trì của ngài Vasumitra (Thế Hữu) dưới sự ủng hộ của vua Kaniska (Ca-nị-sắc-ca), mà nó không được đề cập trong biên niên sử của Ceylon; vì Theravādins (những người theo Thượng Toạ Bộ) đã không tham dự và không chấp nhận Đại hội này. Tiếc rằng Luận Tạng của những trường phái khác đã bị thất lạc, ngoại trừ những bài văn bản hiện còn được duy trì ở Tích Lan, Trung Hoa và Tây Tạng là những Luận Tạng của phái Theravāda (Thượng Toạ Bộ) và Śarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ).
Những trường phái từ Tiểu thừa dần dần phát triển thành mahāsāṅghika (Đại Chúng Bộ) và từ đây nó được đánh dấu bằng mốc lịch sử của sự manh nha và xuất hiện của Phật giáo Đại thừa chừng thế kỷ thứ I trước CN và thế kỷ thứ I sau CN. Trong thời kỳ đầu vì sự phát triển mạnh của những đoàn truyền giáo từ Ấn đến các nước lân cận khác nhau, cho nên Sanskrit được dịch ra thành một vài thứ tiếng khác nhau, như: Tây Tạng và Trung Hoa.
Thế nhưng, sự xuất hiện của Sanskrit Phật giáo tại Ấn Độ chính là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của Phật giáo Đại thừa; vì nó đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới, chuyển mình và thoát xác ra khỏi khung sườn cứng nhắc của những gì được xem như là “khuynh hướng bảo thủ và cực đoan”.
2. Tầm quan trọng của văn học Sanskrit
Việc nghiên cứu văn học Phạn ngữ Sanskrit hầu như không thể thiếu đối với sự tiến hóa của tín ngưỡng và triết học, MacDonelle cho rằng : “ Người Ấn Độ là sự phân chia duy nhất của gia đình Ấn Âu mà gia đình này đã sáng lập nên 1 tín ngưỡng dân tộc to lớn- đạo Bà La Môn, và 1 tín ngưỡng vĩ đại của thế giới- đạo Phật, trong lúc tất cả các phần còn lại, cách xa việc thay thế nguồn gốc trên trái đất này, đã từ lâu chấp nhận 1 niềm tin ngoại lai (foreign faith). Hơn nữa người Ấn Độ đã phát triển nhiều hệ thống triết học 1 cách độc lập mà những hệ thống triết học này gánh vác sự chứng minh của khả năng suy đoán cao”
Việc nghiên cứu nền văn học Sanskrit giúp cho các nhà sử học hiểu được lịch sử cuộc sống tinh thần của người Ấn Độ kéo dài trên 3000 năm mà trong quá khứ nó còn gây ảnh hưởng khác thường vào đời sống tinh thần của các dân tộc khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn quốc, Tích Lan…
Sau cùng, nền văn học này giúp cho người nghiên cứu hiểu rõ các bản kinh Phật có nguồn gốc từ loại ngôn ngữ này.
3. Nội dung
Để ghi chép lại những lời dạy của đức Thế Tôn, Tam tạng (Skt: Tripiṭaka) đã được kiết tập trong ba Đại hội đầu tiên. Tam tạng (Skt: Tripiṭaka) gồm Kinh (Sutra), Luật (Vinaya) và Luận (Abhidharma). Từ đó, nó được truyền bá và trở nên phổ biến khắp nơi. Tam tạng Pali là nền tảng quan trọng để đối chiếu hoặc nghiên cứu khi bàn luận về, hoặc so sánh với giáo điển của Phật giáo Đại thừa và cũng đã cung cấp nhiều phương thức tu tập, thiết thực và phổ biến nhất.
Văn học Luật tạng
Văn học Luật Tạng Saṅskrit có lẽ được cứ vào thời điểm ly giáo của Giáo đoàn Phật giáo. Không những về tư tưởng văn học mà còn về quá trình phát triển Luật Tạng của những trường phái nổi bật như Sarvāstivāda, Lokottaravāda làm cơ sở chuyển tiếp từ Hīnayāna đến Mahāyāna xuyên qua cửa ngỏ và nhịp cầu của Mahāsaṅghikā.
Tác phẩm tiêu biểu trong văn học luật tạng là Mahāvastu (Đại Sự_the Book of the Great Events) và Mūlasarvāstivādavinaya (Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Luật)
Văn học kinh tạng
Trong lịch sử Văn học Kinh Tạng Sanskrit Phật giáo, nhiều tác phẩm đã có mặt từ thế kỷ thứ I tr. CN; và có thể là sớm hơn. Còn những tác phẩm khác lần lượt xuất hiện từ thế kỷ thứ I sau CN cho đến những thế kỷ kế tiếp sau đó.
Kinh điển Đại thừa hiện còn bằng Sanskrit, theo Nepál, thì chỉ còn chín kinh, mà chúng được mệnh danh là Vaipulya-sūtras (những kinh Phương Đẳng/Quảng), gồm:
- Aṣṭasāhasrikā-prajñā-pāramitā (Tiểu Phẩm Bát Nhã),
- Saddharma-puṇḍarīka-sūtra (Kinh Pháp Hoa),
- Lalitavistara-sūtra (Kinh Đại Trang Nghiêm),
- Laṅkāvatāra hay Saddharmalaṅkāvatāra-sūtra (Kinh Lăng Già)
- Suvarṇa-prabhāsa-sūtra (Kinh Kim Quang Minh),
- Gaṇḍavyūhasūtra hay Avataṃsaka-sūtra (Kinh Hoa Nghiêm),
- Tathāgata-guṇajñāna-sūtra (Kinh Như Lai Bí Mật Tạng),
- Samādhirāja-sūtra (Kinh Thiền-định Vương)
- Daśabhūmīśvara-sūtra (Kinh Thập Địa)
Văn học Luận tạng
Sự ra đời của Abhidharma đã đánh dấu một thời kỳ cực thịnh của Phật giáo, sau khi đức Thế Tôn nhập Niết-bàn chừng vài thế kỷ. Luận có nghĩa là thích đối pháp, tức hiển thị rõ cái bổn ý của giáo pháp, cần có sự gia tâm để phân biệt đến những ý nghĩa của kinh điển đã nói và chỉnh lý hoặc liễu giải rốt ráo nghĩa lý ấy. Ngoài ra, Luận cũng chỉ cho sự luận nghị, tức nhờ vào vấn đáp để hiển dương giáo nghĩa.
Các tác phẩm trong luận tạng rất nhiều nhưng tiêu biểu có thể đề cập đến Buddhacarita (Phật Sở Hành Tán), Mūlamadhyamaka-kārika (Trung Quán Luận), Biện Trung Biện Luận (Madhyānta-vibhāga).
Chương 3 Tổng quan về kinh Lăng già
1. Tên kinh & Nguồn gốc và cách dàn ý
Tên bản kinh
Căn cứ trên ngôn ngữ thì Kinh Lăng Già có tựa đề đầy đủ là “Àrya saddharma Lànkàvatàra nàma mahayana sutram” (Kinh Đại thừa gọi là đi vào Thánh giáo Lăng Già). Theo chữ Lankà (Lăng Già) nghĩa là tên một hòn Đảo phía Nam Ấn Độ. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì đó là đảo Ceylon (Tích Lan) và hiện nay là Sri-Lanka. Nếu đứng ở vị trí lịch sử, thì nơi này đã diễn ra một cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Bồ tát Đại Huệ (Mahàmati), đại biểu tối cao của tất cả chư vị Bồ tát nơi chúng hội lúc bấy giờ. Mặt khác căn cứ trên mặt địa lý và có tính cách biểu tượng hơn, đó là núi Lăng Già nằm ở vùng biển phía Nam, chỗ ở của loài La Sát (Rakshasa). Chúa của loài này thỉnh Đức Phật lên đỉnh núi để thuyết pháp nên lấy địa danh này đặt tên Kinh. Vả lại, đảo Lăng Già là một hải đảo rất cao nằm chơi vơi giữa biển không có lối vào, nên người trần không thể đến tham dự, chỉ có Đức Phật và những vị có thần thông mới đến được.
Nội dung hoàn cảnh chúng hội của Kinh Lăng Già nhằm biểu thị cho thế giới tâm linh thuần tịnh giữa biển thức lao xao. Thính chúng được tham dự là những vị Bồ tát đã an trú thanh tịnh tâm, và được nghe Đức Phật dạy về giáo lý Như Lai Tạng. Như vậy, “dù hiểu theo hoàn cảnh địa lý hay tính cách biểu thị thì Lăng già và nội dung truyền đạt của Kinh thì khá hiện thực hơn là những kinh như Bát Nhã hay Hoa Nghiêm”.
Lăng Già là một bộ kinh có rất nhiều vấn đề cơ bản của phần giáo thuộc Đại thừa, thậm chí những luận thuyết của ngoại đạo cũng được đề cập khá nhiều ở đây. Tuy nhiên, khuynh hướng phát triển tư tưởng của bộ kinh thì luôn luôn đi theo một trật tự mang tính cách chủ đạo từ đầu cho đến cuối. Đó là những phạm trù căn bản của tư tưởng Không, Pháp thân, Niết Bàn, Như Lai Tạng, và A-lại-da thức.
Nguồn gốc
Khi nghiên cứu vào bản kinh đã cho thấy còn rất nhiều phần rời rạc không trùng khớp về nội dung lẫn chương mục . Lăng Già cũng như nhiều bộ kinh Đại thừa khác, được hình thành rất chậm so với các bộ Nikaya và Ahàm. Niên đại của bản kinh, theo D.T. Suzuki và M. Winternitz, thì xuất hiện trước 433 sau CN, thời kì này chính là giai đoạn phát triển mạnh nhất và có tiếng tăm lừng lẫy nhất trong lịch sử Phật giáo Đại thừa.
Cách dàn ý
Cách dàn ý này dựa vào bản dịch Lăng Già Đại thừa kinh đầu tiên từ nguyên bản Sankskrit sang tiếng Anh của Daisetz Teitaro Suzuki và do tỳ kheo Thích Chơn Thiện và cư sĩ Trần Tuấn Mẫn dịch sang tiếng Việt.
Sách gồm 9 chương và được kết bằng một bài tổng kệ
Chương 1- Chúa thành Lăng Già xin được chỉ dạy
Chương 2- Sự tập hợp tất cả các Pháp
Chương 3- Về vô thường
Chương 4- Về sự hiểu biết ngay liền (trực giác)
Chương 5- Sự suy diễn về tính chất thường và vô thường của Như Lai tính
Chương 6- Sát na chuyển
Chương 7- Về sự biến hóa
Chương 8- Về sự ăn thịt
Chương 9- Các mật chú Đà La Ni (dharanis)
Tổng kệ (Sagathakam)
2. Dịch giả
A. Những nhà phiên dịch Trung Hoa
Kinh Lăng Già có 4 bản dịch từ phạn văn (Sanskrit) sang Hán văn trong khoảng thời gian gần 300 năm, từ 420 đến 704, nhưng bản gốc Sanskrit và một bản dịch đã bị thất lạc chỉ còn lại 3 bản dịch sau:
- Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh gồm bốn quyển do Ngài Gunabhadra (Cầu-na-bạt-đà-la) dịch vào khoảng 443 TL. Vì gồm bốn quyển nên cũng được gọi là “ Tứ quyển Lăng Già”.
- Nhập Lăng Già Kinh , mười quyển do Ngài Bodhiruci (Bồ-đề-lưu-chi) dịch khoảng 513 T.L, cũng còn gọi là “ Thập quyển Lăng Già”.
- Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh , bảy quyển, do Ngài Sikshànanda (Thực-xoa-nan-đà) dịch vào khoảng 700-704 T.L, cũng còn được gọi là “ Thất quyển Lăng Già”.
Trong 3 bản trên thì bản đang phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay là Tống dịch do ngài Tam Tạng Sa Môn Gunabhadra -Cầu Na Bạt Đà La (người Thiên Trúc) dịch.
B. Những nhà phiên dịch Việt
Phần Việt dịch hiện có những bản:
- Sư Bà Diệu Không dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1970).
- H.T. Thích Thanh Từ dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1975).
- Tỳ kheo Thích Chơn Thiện và cư sĩ Trần tuấn Mẫn dịch từ nguyên tác Anh ngữ của ngài Daisetz Teitaro Suzuki (1992), tái bản năm 2005
- H.T. Thích Duy Lực dịch bản của ngài Tam Tạng Sa Môn Cầu Bạt Đà La (1994).
- Tuệ khai cư sĩ dịch dịch Nhập Lâng Già kinh theo bản Hán dịch của Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi Đời Nguyên Ngụy, tỳ kheo Thích Đổng Minh chứng nghĩa tại Chùa Hải Đức.
- Ni Sư Thích nữ Trí Hải phụng dịch theo bản Đường dịch của ngài Thật Xoa Nan Đà, cùng tham khảo các bản Ngụy, Tống dịch và bản Anh ngữ của ngài Suzuki (1969).
-Ngoài ra, tỳ kheo Thích Chơn Thiện cũng dịch từ nguyên bản tiếng Anh tác phẩm nghiên cứu kinh Lăng Già của D.T. Suzuki 1999
3. Ngôn ngữ & thể loại
Kinh thuộc hệ Sanskrit bao gồm 9 chương văn xuôi trộn lẫn với các câu kệ và một chương chỉ toàn văn vần.
Chương 4 Phân tích nội dung kinh Lăng Già
1. Phản ánh thế giới tâm lý triết học Phật giáo
Quan điểm về Duy tâm Duy thức theo kinh Lăng Già
Tâm (citta) cần hiểu ở đây là tâm thức, kinh đã đưa ra tư tưởng ngũ pháp, tam tự tính, nhị vô ngã, Nhị trí, bát thần thức, như lai tạng để triển khai tư tưởng duy tâm.
Ngũ pháp
Tất cả các pháp thuộc hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu đều có thể qui thành năm pháp :
- Tướng : sự vật muôn hình vạn trạng, đều có các hình tướng riêng của nó, gọi là tướng trạng
- Danh : dựa vào các tướng để giả lập ra 1 cái danh
- Phân biệt : dựa vào tướng và danh mà người ta phân biệt được các pháp
- Chánh trí : khi chân tâm xa lìa hư vọng
- Như như : do chánh trí mà chứng được tâm cảnh vắng lặng
Tam tự tính gồm
- Vọng tưởng tự tính : cái tự tính của danh tướng đều do vọng tưởng mà có
- Duyên khởi tự tính : các pháp hữu vi do nhân duyên mà thành nên không có tự tính
- Thành tự tính : chân tâm vốn thanh tịnh, còn gọi là chân như, niết bàn
Nhị vô ngã
Gồm nhân vô ngã và pháp vô ngã.
Nhân vô ngã là nói đến con người là một hợp thể của ngũ uẩn, nên gọi là vô ngã.
Pháp vô ngã : các pháp do duyên sinh nên không có cái ngã thực sự.
Nhị trí
Gồm Quan Sát Trí (paravicayabuddhi), Kiến Lập Trí (Pratiskthàpikabuddhi).
- Quan sát trí
Nghĩa là trí tuệ dùng để khảo sát tinh tường các hiện hữu. Trí này tương xứng với Viên thành thật tính. Hẳn nhiên là nó không tuỳ thuộc vào các phạm trù hữu-vô, sinh-diệt, hay thường-đoạn, khứ-lai, và vượt ngoài trí thức phàm tình của con người.
- Kiến lập trí
Rất khác biệt với quan sát trí, kiến lập trí có chức năng xác định, thiết lập những mệnh đề cố định hoặc hữu hoặc vô. Từ đó tự nó nâng chức năng định vị này lên một bậc gọi là lý luận trí. Đó là nguyên tắc lý luận, biện minh về các phán đoán suy lý của thế giới sự vật hiện tượng, với vô số những đặc thù và sắc thái cá biệt. Trí này chính là năng lực điều đình và chi phối cuộc sống của con người. Theo như kinh văn, trí này kiến lập bốn khuynh hướng sau:
• Kiến lập bản sắc cá biệt (Lakshana – tướng).
• Kiến lập luận lý phân tích (Drista – kiến giải).
• Kiến lập hạt nhân tử (hetu – nhân).
• Kiến lập một sắc thể (Bhàva – hữu).
Bát thần thức
Tâm trong Lăng Già, theo ý nghĩa tổng quát là chỉ cho toàn bộ hệ thống hoạt động của bát thức đang vận hành.Trong nghĩa này, tâm gồm một trung tâm là thức thứ 8, Alaida, tự trong bản chất nguyên gốc của nó (tự tính) thì tĩnh lặng, thanh khiết và vượt lên trên cái nhị biên của chủ thể và khách thể. Thế nhưng, ở đây lại xuất hiện một cái gọi là « cảnh giới » hình thành từ « hành động », « hành tác » mà ta quen gọi là nghiệp, và những cơn gió nghiệp này đã thổi vào biển tâm (Chơn Như) làm gợn sóng phân biệt và biến thành 8 thức- nhãn thức (Cakshur-Vijnàna), Nhĩ thức (Srotra-Vijnàna), Tỷ thức (Ghanavijnàna), Thiệt thức (Jihvàvijnàna), Thân thức (Kayavijnàna), Ý thức (Manovijnàna), Mạt na (Manas) và A-lại-da (Alaya) Sự liên kết vận hành của 8 thức tạo thành tâm theo nghĩa tổng quát.
Về chức năng tổng quát của tám thức này có hai chức năng được nhận rõ là:
- Lĩnh Hội (Kayati vijnàna) hay hiện thức.
- Phân Biệt (prativikalpa) hay sự phân biệt thức
Hai chức năng của thức nói trên đều có nguyên nhân gần nhất của nó là tập khí hay huân tập là thức được xem như xấu xa ô nhiễm , cái chức năng đôi này thực ra là một sự phân chia chỉ có tính cách tương đối cũng như sự phân biệt chức năng của từng thức, cụ thể là A-lại-da, mạt na cũng chỉ có tính cách tương đối.
Điều không thể nêu đích xác là do đâu mà hình thành cái chức năng đôi; lĩnh hội và phân biệt ấy? có bốn lý do khiến nhãn thức sanh khởi là:
- Sự chấp chặt một thế giới bên ngoài mà không biết đấy là của chính cái tâm.
- Sự ràng buộc vào hình tướng và tập khí chồng chất từ vô thỉ do những lý luận hư ngụy và quan điểm sai lầm.
- Cái tính chất thế giới tự nội vốn có trong tâm thức.
- Ham muốn các hình sắc và vẻ dáng bề ngoài.
Vì bốn lý do này mà các thức đang chuyển hoá, chuyển tức, quấy động trên thức A-lại-da, mà A-lại-da thì giống như nước lũ. Bốn nguyên nhân khiến cho một thức sanh khởi được nêu như trên khiến chúng ta nhớ đến thức vô minh, khát ái và nhận định rằng: thức sanh khởi gây khổ đau cũng chính là mười hai chi phần duyên khởi sinh khởi gây khổ đau.
Bốn nguyên nhân khiến cho một thức sanh khởi như thế cũng có thể nói các căn thức khác cũng như vậy.
Như lai tạng
Tâm mà Lăng Già chú trọng chính là Alaida, tức căn bản thức hay còn được gọi là Như Lai tạng. Alaida được ví như một cái kho chứa hàng hoá, nó chứa tất cả các tập khí, tư tưởng, tình cảm, ước muốn, hành vi...từ xa xưa của con người một cách không phân biệt. Nó không có hoạt tính tích cực và không mang tính phân biệt nhị nguyên. Nó là đối tượng trong tâm của hành giả để đạt đến tự chứng. Do vậy, về bản chất Duy tâm có nghĩa là chỉ có Alaida, hay Duy tâm là duy Alaida hay như lai tạng vậy.
Học thuyết “Duy tâm” trải suốt Lăng Già cũng không gì khác hơn ngoài chính cái tâm của chúng ta được phóng chiếu và được nhận biết như trải ra bên ngoài là thực.
Do đó, trong phạm vi tâm lý học của kinh Lăng Già, Duy tâm có nghĩa là chỉ có sự vận hành của các thức, Duy tâm chính là Duy thức vậy.
2. Thế giới Thiền học
Đại yếu kinh Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật
Tổ Bồ-đề-đạt-ma sau khi truyền y bát cho Tổ Huệ Khả, Ngài còn trao cho bốn quyển kinh Lăng-già để làm tâm ấn. Cho nên kinh Lăng-già trong nhà Thiền được coi là một bộ kinh để tâm ấn.
Câu: “dĩ tâm vi tông, dĩ vô môn vi pháp môn” của kinh Lăng-già đã nói lên chủ đích của kinh này rồi. “Lấy tâm làm chủ, lấy cửa không làm cửa pháp” là toát yếu toàn thể bộ kinh. Cửa vào của kinh Lăng-già là Trí tuệ Bát-nhã thấy các pháp như huyễn, cứu kính của kinh là nhận ra Bản tâm chân thật. Câu này cũng là tông chỉ của Thiền tông. Chúng ta nghe bài kệ của Bồ-tát Đại Huệ tán thán Phật trong phần Tự:
Thế gian lìa sanh diệt
Ví như hoa hư không
Trí chẳng thấy có, không
Mà khởi tâm đại bi. (a)
Tất cả pháp như huyễn
Xa lìa nơi tâm thức
Trí chẳng thấy có, không
Mà khởi tâm đại bi.(b)
Xa lìa chấp đoạn, thường
Thế gian hằng như mộng
Trí chẳng thấy có, không
Mà khởi tâm đại bi.(c)
Biết nhân, pháp vô ngã
Phiền não và sở tri
Thường thanh tịnh không tướng
Mà khởi tâm đại bi.(d)
Tất cả không Niết-bàn
Không Niết-bàn của Phật
Không có Phật niết-bàn
Xa lìa giác, sở giác
Hoặc có, hoặc không có
Cả hai thảy đều lìa.(e)
Quán Mâu-ni tịch tĩnh
Thế là xa lìa sanh
Ấy gọi là chẳng thủ
Đời này đời sau tịnh (f)
Bốn câu đoạn (a), thấy thế gian này chẳng thật có sanh, chẳng thật có diệt, ví như hoa đốm trong hư không, trí Bát-nhã chẳng kẹt nơi có nơi không mà khởi tâm đại bi.
Bốn câu đoạn (b), thấy tất cả pháp như huyễn, nên xa lìa vọng thức phân biệt, trí Bát-nhã chẳng dính vào có và không, mà khởi tâm đại bi.
Bốn câu đoạn (c) , thấy thế gian như mộng chẳng thật, phá được cái chấp đoạn kiến và thường kiến, trí Bát-nhã chẳng mắc có và không, mà khởi tâm đại bi.
Bốn câu đoạn (d), thấy người vô ngã, pháp vô ngã, nên phiền não chướng và sở tri chướng thường được thanh tịnh không dấy khởi, mà phát tâm đại bi.
Sáu câu đoạn (e), không thấy thật có Niết-bàn thì đâu có Niết-bàn của Phật, cũng không thấy Phật vào Niết-bàn, tức là lìa được chấp có Phật năng giác và Niết-bàn sở giác, tất cả cái chấp hai bên thảy đều lìa.
Bốn câu chót (f), phải nhận ra Pháp thân tịch tĩnh, là xa lìa sanh tử, đó gọi là không chấp, muôn đời được thanh tịnh.
Qua bài kệ, có thể thấy kinh Lăng-già và Thiền tông đã đồng hóa nhau, chủ đích kinh Lăng-già là chủ đích của Thiền tông.
Chương 5 Ảnh hưởng và ứng dụng của bản kinh
1. Đặc điểm kinh lăng Già
D.T. Suzuki đã dựa vào bản Hán dịch Lăng Già đầu tiên của Cầu na Bạt đà la để có một sự nhận xét sau về ưu điểm kinh Lăng Già so với các bản kinh Đại thừa khác :
- Chủ đề nêu lên không được khai triển theo bố cục thông thường như ở hầu hết các bộ kinh khác , toàn bộ là một loại ghi chú dài vắn khác nhau;
- Kinh không đưa ra một phép lạ nào, mà chỉ gồm toàn những tư tưởng triết và đạo uyên áo liên quan đến chủ đề của bộ kinh, rất khó lãnh hội, vì cách phô diễn quá sức tích, và đề tài quá bí ẩn;
- Kinh trình bày theo lối đối thoại diễn ra giữa Phật và bồ tát Đại Huệ, khác với hầu hết các bộ kinh Đại Thừa khác thường có nhiều nhân vật chánh hơn, ngoài Phật ra không kể, là người chủ hội đứng lên lần lượt nói Pháp với từng vị;
- Chót hết, kinh không có một thần chú, mật ngữ nào (đà la ni hoặc mạn đà la) thường được tin là linh ứng. Những điểm đặc thù ấy đủ tạo cho bộ Lăng Già một chỗ đứng độc đáo giữa toàn bộ văn học Đại Thừa.
- Khác với kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm, Hay Viên Giác về sự diễn tả cái vọng tâm hay tâm thức, và cái chân tâm như giác tánh, hay tri kiến phật, v.v..., phương pháp của Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật : đi thẳng vào vùng chân như bản giác mà nắm lấy trí tuệ tánh giác mà thành Phật đạo; đó là một pháp môn đốn ngộ. Theo Cụ Trần Trọng Kim, "Kinh Lăng Ca - trước trực chỉ nhất tâm chân như để làm cho rõ cái nghĩa tam giới duy tâm, - sau chỉ thị nhất tâm sinh diệt để làm cho rõ cái nghĩa vạn pháp duy thức."
2. Ảnh hưởng & ứng dụng của bản kinh
- Duy thức tông (vijñānavāda)
Duy thức tông là một trường phái chính của triết học Đại thừa được hai anh em đại sư Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng lập. Hai vị đại luận sư ấy sống khoảng thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5 sau CN.
A-lại-da thức của vị đại luận sư tập thành Duy thức tông ấy có lẽ là nỗ lực sớm nhất nhằm giải thích thao tác của tâm trí vô thức. Như vậy, có thể thấy giáo pháp trong kinh Lăng Già là nền tảng của Duy thức tông
- Thiền tông Trung Hoa (Dhyāna)
Kinh Lăng Già được sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền cho người đệ tử đầu tiên là Huệ Khả, coi như tâm ấn tối cao của Đạo Thiền. Tuy nhiên, sự khai triển của Thiền Đông Độ (Trung Hoa) cố nhiên không theo con đường vạch ra trong bộ kinh, nghĩa là khuôn theo tư tưởng Ấn Độ; miếng đất Thiền Lăng Già mang sống trồng ở đây không thích hợp để nẩy nở như tại phong thổ nhà. Tuy vẫn được hứng khởi bởi sinh hoạt và tinh thần Như Lai Thiền, Thiền Tông Trung Hoa tạo ra những phương cách hiện thực riêng. Và đó là chỗ thể hiện tất cả năng lực sinh động và thích nghi kì diệu của Thiền vậy.
Các triết gia đã căn cứ vào kinh này để làm nền tảng cho quan điểm hay học thuyết của họ
Tại Ấn Độ, tâm lý triết học Phật giáo đã được Maitreya ( Di Lặc thế kỉ thứ 3 sau công nguyên, Asanga ( Vô Trước, thế kỉ 4 sau CN) đã phát triển đến tột đỉnh của nó
Đại luận sư Mã Minh Asvaghosa với bộ Đại thừa khởi tín luận
- Lăng già tông (laṅkāvatāra)
Cho đến thế kỷ thứ 7, lịch sử Phật giáo Trung Hoa vẫn còn ghi tên một tông phái quan trọng là Lăng Già tông, tông phái này có thể xem như là thiền phái đầu tiên của Thiền học Trung Quốc, dành cho phổ hệ chính thức của dòng Đạt Ma- Huệ Khả mà còn là phong trào nghiên cứu và tôn thờ kinh Lăng Già của thời kì này.
Tuy sau này, không còn thấy tên tông phái này xuất hiện nhưng nếu đi vào nội dung của kinh lục của các danh tăng thì sẽ thấy rằng kinh này vẫn được sử dụng trong nhà Thiền và trong các môn phái khác.
Ứng dụng kinh Lăng Già trong tu tập
Qua 2 chương 3 và 5, người tu tập có thể nhận thức rõ ràng sự vật là vô thường mà xả chấp, càng bớt chấp vào sự vật con người ta sẽ bớt khổ, tam tướng (lakkhana) khổ vô thường và vô ngã là 3 yếu tố mà hành giả phải quán triệt trên con đường đi đến giải thoát.
Chương 8- về sự ăn thịt
Trong chương này, Đức Phật dạy rằng:
“Này Đại Tuệ! Ta quan sát chúng sinh từ vô thỉ đến nay đã quen ăn thịt, tham trước vị thịt, lại giết hại nhau, xa lìa hiền thánh, chịu khổ sinh tử…. Do nhân duyên đó, ta quan sát chúng sinh ăn thịt lẫn nhau thì không ai là chẳng phải người thân! Do tham vị thịt, họ đắp đổi ăn lẫn nhau, thường sinh tâm ác hại, tăng trưởng nghiệp khổ, lưu chuyển trong sinh tử, chẳng được ra khỏi.
Người ăn thịt cắt đứt giống đại từ thì làm sao giải thoát được!
Người tu tập qua bản kinh có thể nhận rõ tác hại của việc ăn thịt mà cố gắng né tránh, giữ giới tránh việc sát sinh càng nhiều càng tốt, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát huy trí tuệ trên cơ sở phát huy giới, định.
Chương 4- Về sự hiểu biết ngay (trực giác), phần nào nói lên yếu chỉ của Thiền tông, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Người tu tập Thiền định nên cố gắng quan sát tâm trong từng giây phút một, ngay trong đời sống hàng ngày để nhận ra vọng tâm ngay khi nó phát khởi, quán sát đến khi giữa người quán sát và vọng tâm hòa làm một, không sai khác, lúc đó cơ may trực nhận chân tâm sẽ hiển lộ.
3. Nhận xét & đánh giá
Nhận xét về các bản dịch
Các nhà phiên dịch Trung Hoa
- Trong 3 bản dịch, “ Tứ quyển”, “Thập quyển” và “ Thất quyển” thì bản “ Thất quyển” của Skisananda ( Thực Xoa Nan Đà) là bản dịch dễ đọc và rất kĩ vì nó được dựa trên bản “ Tứ quyển Lăng Già” và do chính Vũ Hậu chủ trì cho lệnh dịch và đích thân viết tựa, nhưng không hiểu vì sao lại không được chuộng và phổ biến bằng bản “ Tứ quyển Lăng Già?
Qua nghiên cứu, “ Tứ quyển Lăng Già” do Ngài Gunabhadra (Cầu-na-bạt-đà-la) dịch, là một dịch phẩm duy nhất không chia làm nhiều phẩm như 2 bản dịch còn lại, mà chỉ có một phẩm duy nhất với tên “ Nhất thiết Phật ngữ tâm”, điều này đã cho thấy dịch giả đã nhận thức rõ nội dung chủ yếu của bản kinh, đây có thể là lí do bộ kinh này được phổ biến hơn “ Thập quyển” và “ Thất quyển Lăng Già”, nó được sử dụng để “ ấn chứng” và tu học trong Thiền tông Trung Hoa.
Bản dịch Việt ngữ của hòa thượng Thích Thanh Từ từ bản chữ Hán của Gunabhadra (Cầu-na-bạt-đà-la) và bản Anh ngữ của D.T. Suzuki dịch trực tiếp từ bản Sanskrit ( London- George Routlege 1932/1957), qua Việt dịch của tỳ kheo Thích Chơn Thiện có thể được xem là bản dịch tiêu chuẩn.
Về bản kinh
- Có thể thấy rằng, kinh Lăng Già là một trong những bản kinh Đại thừa không hề nói đến phép lạ biến hóa hay các mật ngữ thần chú, mà chủ yếu nói đến cảnh giới tự giác và kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật mà ngài Gunabhadra nhận ra và tóm lược toàn bộ kinh vào chủ đề “ Buddhapravacana Hridayam” ( Nhất thiết Phật ngữ tâm), cũng được xem như là “ Tâm tông”, dẹp bỏ mọi văn tự để trực ngộ Phật tâm và “ không bao giờ trở nên nô lệ của chữ nghĩa kinh điển” ( nadesana ruta patha’ hinive’ satm).
- Đứng về quan điểm lịch sử mà nói thì kinh này có thể không phải do trực tiếp từ kim khẩu của Đức Thế Tôn nói ra và được Ngài A-nan ghi lại. Bộ Kinh có thể do một nhà nghiên cứu Đại thừa viết ra và về sau được đóng góp bởi nhiều tác giả khác cho hoàn chỉnh hơn. Có người cho rằng: Lăng Già là một cuốn sổ tay của một nhà nghiên cứu Đại thừa ghi nhận nhiều vấn đề rời rạc và sau đó được tập hợp lại rồi thêm thắt do nhiều bàn tay khác. Bên cạnh những giáo lý rất cao siêu trác tuyệt, lại có những đoạn tối tăm rời rạc đó là tình trạng tất nhiên của một công trình nghiên cứu gồm nhiều tác giả ở nhiều thời đại khác nhau, cộng thêm với những sai lầm trong sưu tầm sao chép, đó cũng là lí do mà Tô Đông Pha đã nhận xét "Kinh Lăng già ý nghĩa sâu xa u áo, văn tự súc tích mà cổ kính. Người đọc khó lòng chấm câu cho đúng, còn nói gì đến chuyện bỏ văn để được nghĩa, quên nghĩa để ngộ tâm ru?”
- Sự trình bày về Duy tâm trong kinh Lăng Già đã khiến cho nhiều người hiểu lầm Phật Giáo chủ trương hữu ngã. Thật ra Tâm hay Alaida cũng là duyên khởi là vô ngã. Do đó, khi nói tâm, các thức, Alaida, thực ra không có sự khác biệt giữa các thức, tâm và Alaida : « cũng như không có sự khác biệt trong các sóng biển, cũng thế không có sự khác biệt nào trong tâm về các thức » « Tâm, mạt na, mạt na thức được nói đến như là khác nhau do bởi các hiện trạng của chúng, nhưng thực ra, 8 thức không có dấu hiệu định tính cũng không có cái gì được định tính ». Hiểu rõ được vấn đề này là thấy được tự tánh vô ngã của các pháp con đường dẫn đến tự chứng, tự nội hay giác ngộ.
- Kinh Lăng Già nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, từ bỏ mọi hình tướng hiện tượng nhị nguyên để đạt được chân tâm vô phân biệt, đó là cái tâm đã thể chứng được Như Lai Tạng vốn hằng có trong mọi người. Kinh lập lại nhiều lần dụ ngón tay chỉ trăng với ý nghĩa rời bỏ văn tự (bất lập văn tự) mà Thiền tông sử dụng và tuyên bố “ bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, khác hẳn với các giáo phái chú trọng đến học tập kinh điển, do vậy người ta thường gọi Lăng Già tông là thiền tông cũng là một điều dễ hiểu
- Mục đích của kinh Lăng Già là tự chứng thánh trí cảnh giới, cái trạng thái tâm thức trong đó tâm lý sâu kín nhất được hiển bày trực tiếp trong tâm người ta. Lần theo chỉ dẫn của Lăng Già, chúng ta tự khám phá ra tự tâm của mình, tức là chơn tâm. Chúng ta biết, chân tâm có thể nhìn thấy hai mặt : mặt hiện tượng (sinh diệt) và mặt tự tánh (chân như). Hiện tượng từ nơi tự tánh mà có. Hiện tượng và tự tánh không phải là một, không phải là hai.Đó là Alaida. Alaida có nghĩa là hàm chứa và làm phát hiện tất cả các pháp. Đây chính là ý nghĩa « Tam giới Duy tâm ».
- Chủ đề của Kinh Lăng Già là khai thác nội dung của Ngộ, nghĩa là cảnh giới tự giác của đức Phật, và cũng là chân lý tối thượng của Đại Thừa giáo. Nhưng hầu hết các học giả nghiên cứu kinh này đều không mấy quan tâm đến điểm chủ yếu ấy, thường chỉ nhấn mạnh về năm pháp, ba tự tánh của thực tại, tám thức và hai cái không của tự ngã
Chương 6 Kết luận
Kinh Lăng Già có nguồn gốc từ bản Phạn ngữ Sanskrit đã cho thấy 2 nội dung quan trọng là phản ánh thế giới tâm lý triết học Phật giáo và thế giới Thiền học . Các nhà phân tích thường nói rằng Lăng Già là một tổng hợp giữa Bát Nhã (Không tông) và Duy Thức (Hữu tông).
Nếu nói muôn vật KHÔNG, thì kinh Lăng Già thấy có người (chủ thể) và vật (đối tượng), có tám thức tâm vương và năm mươi mốt tâm sở, những tâm lý vui buồn sân hỷ, cho đến các tầng lớp tu chứng Duy Thức là có hay không? Ba cõi từ tâm hiện, muôn pháp chỉ là thức. Thức nào chủ động trong quá trình sanh diệt của vạn hữu? Kinh Lăng Già thiết lập một luận giải vi tế về sự chuyển biến của Thức. Từ Như Lai tạng phát khởi, đầu mối do ý thức duyên pháp trần, pháp trần ấy chỉ là bóng ảnh của tạng thức chớp hiện như hình ảnh trên màn bạc. Khi ý thức bị gió lục trần thổi động thì muôn pháp sinh. Sáu căn vừa động bị mây che. Khi ý thức dừng lặng, đệ thất thức không còn chỗ vin để chấp ngã, đệ bát thức trở lại tánh thanh tịnh bản nhiên. Kinh nói:
Như dòng nước cạn khô
Sóng mòi chẳng khởi đặng
Như thế ý thức diệt
Các thứ thức chẳng sanh.
Quán các pháp tánh không hay thấy rõ Như Lai tạng thanh tịnh bản nhiên, sanh tử Niết-bàn, đến và đi chỉ là vọng khởi, Bát-nhã cùng Duy Thức gặp nhau ở chỗ này.
Người nghiên cứu bản kinh có thể thấy rõ 2 học thuyết vô cùng quan trọng là Duy thức và Thiền tông, có thể vận dụng vào việc tu tập trong đời sống hàng ngày, được như vậy thì mục đích nghiên cứu văn học Sanskrit thông qua kinh tạng cụ thể là kinh Lăng Già trong bài viết này sẽ đạt được và mang một ý nghĩa vô cùng to lớn cho hành giả.
hoangnguyen (hn)
Tài liệu tham khảo
1. Thích Nữ Trí Hải dịch -Kinh Đại thừa Nhập Lăng Già
2. Trần trọng Kim- Lăng Ca kinh tức kinh Lăng già- Tân Việt XB 1964
3. Thích Kiên Định- Lược sử văn học Sanskrit & Hán tạng Phật giáo NXB Thuận Huế 2008
4. D. T Suzuki – Nghiên cứu kinh Lăng Già Tuệ Sỹ dịch
5. D. T Suzuki - Kinh Lăng Già, Thích Chơn Thiện & Trần Tuấn Mẫn dịch
6. Thích Thanh Từ dịch - Kinh Lăng Già tâm ấn (www.quangduc.com/kinhdien)
7. Thích Nguyên Hùng- Chữ Tâm trong kinh Lăng Già (http://chuavanhanh.free.fr/index.php?menu=11&ref=3483)
8. Thích An Định- Học thuyết Duy Tâm qua lăng kính kinh Lăng Già
9. D.T Suzuki – Thiền và kinh Lăng Già, Trúc Thiên dịch
10. Thiền tông với kinh điển Đại thừa ( http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Thien/ThienTongVietNamCuoiTheKy20/)
11. Huỳnh Ngọc Chiến- Suy ngẫm nhỏ từ một bài tựa kinh Lăng Già http://www.thuvienhoasen.org/
12. Macdonell- Lịch sử văn học Phạn ngữ (Tài liệu lưu hành nội bộ của HVPGVN) 2007
13. Macdonell- Lịch sử văn học tiếng Phạn (Tài liệu lưu hành nội bộ của khóa 8 HVPGVN)
14. Minh Châu- Tự học tiếng Phạn, NXB Thông tin 2004
ngocmai:
E hèm, thảo dân không biết gì về PG nhưng thấy các sư phụ bàn luận sôi nổi thì thử nhìn qua khe cửa học lỏm xem sao. Có lẽ kho tàng sách vở về PG thì không một tôn giáo nào đọ được. Vậy bác hoàng có thể cho một bài "nhập môn" về các tàng thư PG được không? Có bao nhiêu loại văn bản gốc- cứ tạm gọi là tài liệu sơ cấp (ngoài các Kinh thì còn có gì nữa không?) Ngoài ra còn rất nhiều các tài liệu nghiên cứu- tạm gọi là thứ cấp. Hiện nay theo bác đánh giá thì giới nghiên cứu đã tìm hiểu hết mọi khía cạnh của PG chưa? Riêng ở VN thì việc nghiên cứu triển khai đến đâu? Tôi được biết có hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng chỉ chuyên nghiên cứu về nghệ thuật trong PG, mà có lẽ cũng chưa thể hết được. Vậy còn các mảng khác thì sao? Theo bác đánh giá thì có bao nhiêu mảng tất cả (tỉ như chúng ta n/c CN Mac-Le thi phải nam được 2 nguyên lý cơ bản, các cặp phạm trù....ấy)
E hèm, thảo dân không biết gì về PG nhưng thấy các sư phụ bàn luận sôi nổi thì thử nhìn qua khe cửa học lỏm xem sao. Có lẽ kho tàng sách vở về PG thì không một tôn giáo nào đọ được. Vậy bác hoàng có thể cho một bài "nhập môn" về các tàng thư PG được không? Có bao nhiêu loại văn bản gốc- cứ tạm gọi là tài liệu sơ cấp (ngoài các Kinh thì còn có gì nữa không?) Ngoài ra còn rất nhiều các tài liệu nghiên cứu- tạm gọi là thứ cấp. Hiện nay theo bác đánh giá thì giới nghiên cứu đã tìm hiểu hết mọi khía cạnh của PG chưa? Riêng ở VN thì việc nghiên cứu triển khai đến đâu? Tôi được biết có hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng chỉ chuyên nghiên cứu về nghệ thuật trong PG, mà có lẽ cũng chưa thể hết được. Vậy còn các mảng khác thì sao? Theo bác đánh giá thì có bao nhiêu mảng tất cả (tỉ như chúng ta n/c CN Mac-Le thi phải nam được 2 nguyên lý cơ bản, các cặp phạm trù....ấy)
hoangnguyen:
@ Bác ngocmai: Đề tài của bác hỏi khá rộng, đòi hỏi 1 quá trình nghiên cứu nghiêm túc và tốn thời gian, hiện nay tôi nghĩ là chưa ai thống kê để trả lời câu hỏi của bác "giới nghiên cứu đã tìm hiểu hết mọi khía cạnh của PG chưa? "
Tôi có thể nói 1 cách khái quát về câu hỏi đầu tiên của bác như sau:
1. Tài liệu sơ cấp (primary data)
Có 2 truyền thống Phật giáo dẫn đến 2 nguồn kinh điển
- PG Nam tông còn được gọi là PG nguyên thủy với tam tạng kinh điển Pali-Kinh tạng; Luật tạng; Luận tạng.
- PG Bắc tông còn được gọi là PG phát triển về tam tạng kinh điển Sanskrit Hán tạng.
Các kinh điển loại này hầu hết đã thất lạc do cuộc xâm lược của Hồi giáo vào đất nước Ấn Độ và chỉ còn lại 9 bộ kinh theo nguyên bản Sanskrit.
- Aṣṭasāhasrikā-prajñā-pāramitā (Tiểu Phẩm Bát Nhã),
- Saddharma-puṇḍarīka-sūtra (Kinh Pháp Hoa),
- Lalitavistara-sūtra (Kinh Đại Trang Nghiêm),
- Laṅkāvatāra hay Saddharmalaṅkāvatāra-sūtra (Kinh Lăng Già)
- Suvarṇa-prabhāsa-sūtra (Kinh Kim Quang Minh),
- Gaṇḍavyūhasūtra hay Avataṃsaka-sūtra (Kinh Hoa Nghiêm),
- Tathāgata-guṇajñāna-sūtra (Kinh Như Lai Bí Mật Tạng),
- Samādhirāja-sūtra (Kinh Thiền-định Vương)
- Daśabhūmīśvara-sūtra (Kinh Thập Địa)
Và đều được phiên dịch sang chữ Hán
So sánh sự tương ứng giữa kinh tạng bắc và nam truyền
1. Bắc truyền 2. Nam truyền ( PG Nam tông)
Trường A Hàm (30) dīrghāgama Trường bộ kinh ( Digha Nikaya) ( 34)
Trung A Hàm (222) mādhyamāgama Trung bộ kinh( Majjhima Nikaya) (152)
Tạp A Hàm (50ph) saṃyuktāgama Tương ưng bộ kinh (Samyyutta Nikaya)(5q)
Tăng nhất A Hàm (51ph) ekottarikāgama Tăng chi bộ kinh ( Anguttara Nikaya) (5q)
Tiểu bộ kinh ( Khuddhaka Nikaya) (15q)
Tất cả các kinh điển sơ cấp theo truyền thống PG bắc tông đều được nằm trong Đại chánh tạng kinh viết bằng chữ Nhật và Hán.
- Hán tạng Đại Chánh gồm có 2.372 bộ kinh, luật và luận, được chia thành 56 tập (Tập 1-55 và 85). Cho đến nay chỉ có vài bộ kinh đã được dịch sang tiếng Anh bởi các nhóm như Hội Dịch kinh Phật (Buddhist Text Translation Society) ở Burlingame, California, Hoa Kỳ; hội Bukkyo Dendo Kyokai ở Tokyo, Nhật Bản; và Trung tâm Dịch thuật và Nghiên cứu Phật giáo Numata (Numata Center for Buddhist Translation and Research) ở Berkeley, California.
- Chi tiết về các tài liệu sơ cấp bác có thể tham khảo thêm ở đây:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_%C4%91i%E1%BB%83n_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%
2. Tài liệu thứ cấp
Thì vô số kể, ko thể thống kê hết được, bác cứ xem bất kì q sách viết về PG mà ko phải là kinh, luật, luận thì đều được coi là tài liệu thứ cấp kể cả các bài viết PG của tôi trong mục này
Bác có thể đọc thêm - Những đóng góp to lớn của các học giả Anh quốc cho nền PG Âu Mỹ để biết được các tác phẩm của tác giả người Anh viết về Phật giáo mà nổi bật là Edward Conze gồm các tác phẩm nổi tiếng như sau:
1. Buddhism, Its Essence and Development (Tinh Hoa và Sự Phát Triển của Phật Giáo), xuất bản lần đầu tiên tại Oxford (Anh quốc) năm 1951, đã tái bản vào những năm 1953, 1957, 1962 và được dịch ra tiếng Pháp (năm 1952), Đức ngữ (1953), tiếng Ý (1955), Hòa Lan (1971), Nhật (1975), Tây Ban Nha (1978 và Việt ngữ do giáo sư Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản tại Sài Gòn 1969.
2. Buddhist Texts Through The Ages (Kinh Điển Phật Giáo qua các Thời Đại) chung soạn với các học giả: bà I.B. Horner; ông D.L. Snellgrove và A. Waley, xuất bản tại Luân Đôn (London) năm 1954; tái bản tại Hoa Kỳ năm 1964, được dịch ra Đức ngữ năm 1957.
3. Selected Sayings From The Perfection of Wisdom (Trích Dịch Kinh Đại Bát Nhã), xuất bản tại London (Anh quốc) năm 1955, tái bản năm 1968, 1975.
4. Buddhist Meditations (Thiền Định Phật Giáo), xuất bản tại London năm 1956, tái bản năm 1959, 1968 và 1972; được dịch ra tiếng Ý “Meditazione Buddhista” ấn hành tại Rome năm 1977.
5. Vajracchedika-Prajnaparamita: Ed. and Transl. with Introduction and Glossary (Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh: Dịch Giải với Lời Giới Thiệu và Bản Kê các Thuật Ngữ), ấn hành tại Rome (nước Ý) năm 1957, tái bản năm 1974.
6. Buddhist Wisdom Books: The Diamond Sutra, The Heart Sutra (Những Bản Kinh Trí Tuệ của Phật Giáo: Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã), xuất bản tại London năm 1958; tái bản năm 1966, 1970, 1972, 1975; dịch ra tiếng Ý, ấn hành tại Rome năm 1976.
7. Astasahasrika Prajnaparamita: Transl. The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Slokas (Kinh Đại Bát Nhã với 8.000 Bài Kệ), xuất bản tại Calcutta (Ấn Độ) năm 1958, tái bản năm 1970.
8. Buddhist Scriptures (Kinh Điển Phật Giáo) xuất bản năm 1959, tái bản năm 1960, 1966, 1968, 1969, 1971, 1973 và 1975; đã dịch ra tiếng Ý “Scriture Buddhiste” ấn hành tại Rome năm 1973.
9. The Praj na paramita Literature (Văn Học Bát Nhã) xuất bản năm 1960, tái bản tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1978.
10. A Short History of Buddhism (Lược Sử Phật Giáo) xuất bản tại Bombay (Ấn Độ) năm 1960, tái bản tại London năm 1979.
11. Buddhist Thought in India (Tư Tưởng Phật Giáo tại Ấn Độ) xuất bản tại London (Anh quốc) và Ann Arbor (Hoa Kỳ) năm 1962.
12. Materials for a Dictionary of the Prajnaparamita Literature (Những Tài Liệu cho cuốn Tự Điển về kinh Đại Bát Nhã), xuất bản tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1967, tái bản năm 1973.
13. Thirty Years of Buddhist Studies (Ba Mươi Năm Nghiên Cứu Phật Giáo), xuất bản tại Oxford (Anh quốc) và South Carolina (Hoa Kỳ) năm 1968.
14. Further Buddhist Studies (Khảo Cứu về Phật Giáo), xuất bản tại Oxford (Anh Quốc) năm 1975.
15. Buddhist Studies (Nghiên Cứu Phật Học) xuất bản tại San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1977.
@ Bác ngocmai: Đề tài của bác hỏi khá rộng, đòi hỏi 1 quá trình nghiên cứu nghiêm túc và tốn thời gian, hiện nay tôi nghĩ là chưa ai thống kê để trả lời câu hỏi của bác "giới nghiên cứu đã tìm hiểu hết mọi khía cạnh của PG chưa? "
Tôi có thể nói 1 cách khái quát về câu hỏi đầu tiên của bác như sau:
1. Tài liệu sơ cấp (primary data)
Có 2 truyền thống Phật giáo dẫn đến 2 nguồn kinh điển
- PG Nam tông còn được gọi là PG nguyên thủy với tam tạng kinh điển Pali-Kinh tạng; Luật tạng; Luận tạng.
- PG Bắc tông còn được gọi là PG phát triển về tam tạng kinh điển Sanskrit Hán tạng.
Các kinh điển loại này hầu hết đã thất lạc do cuộc xâm lược của Hồi giáo vào đất nước Ấn Độ và chỉ còn lại 9 bộ kinh theo nguyên bản Sanskrit.
- Aṣṭasāhasrikā-prajñā-pāramitā (Tiểu Phẩm Bát Nhã),
- Saddharma-puṇḍarīka-sūtra (Kinh Pháp Hoa),
- Lalitavistara-sūtra (Kinh Đại Trang Nghiêm),
- Laṅkāvatāra hay Saddharmalaṅkāvatāra-sūtra (Kinh Lăng Già)
- Suvarṇa-prabhāsa-sūtra (Kinh Kim Quang Minh),
- Gaṇḍavyūhasūtra hay Avataṃsaka-sūtra (Kinh Hoa Nghiêm),
- Tathāgata-guṇajñāna-sūtra (Kinh Như Lai Bí Mật Tạng),
- Samādhirāja-sūtra (Kinh Thiền-định Vương)
- Daśabhūmīśvara-sūtra (Kinh Thập Địa)
Và đều được phiên dịch sang chữ Hán
So sánh sự tương ứng giữa kinh tạng bắc và nam truyền
1. Bắc truyền 2. Nam truyền ( PG Nam tông)
Trường A Hàm (30) dīrghāgama Trường bộ kinh ( Digha Nikaya) ( 34)
Trung A Hàm (222) mādhyamāgama Trung bộ kinh( Majjhima Nikaya) (152)
Tạp A Hàm (50ph) saṃyuktāgama Tương ưng bộ kinh (Samyyutta Nikaya)(5q)
Tăng nhất A Hàm (51ph) ekottarikāgama Tăng chi bộ kinh ( Anguttara Nikaya) (5q)
Tiểu bộ kinh ( Khuddhaka Nikaya) (15q)
Tất cả các kinh điển sơ cấp theo truyền thống PG bắc tông đều được nằm trong Đại chánh tạng kinh viết bằng chữ Nhật và Hán.
- Hán tạng Đại Chánh gồm có 2.372 bộ kinh, luật và luận, được chia thành 56 tập (Tập 1-55 và 85). Cho đến nay chỉ có vài bộ kinh đã được dịch sang tiếng Anh bởi các nhóm như Hội Dịch kinh Phật (Buddhist Text Translation Society) ở Burlingame, California, Hoa Kỳ; hội Bukkyo Dendo Kyokai ở Tokyo, Nhật Bản; và Trung tâm Dịch thuật và Nghiên cứu Phật giáo Numata (Numata Center for Buddhist Translation and Research) ở Berkeley, California.
- Chi tiết về các tài liệu sơ cấp bác có thể tham khảo thêm ở đây:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_%C4%91i%E1%BB%83n_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%
2. Tài liệu thứ cấp
Thì vô số kể, ko thể thống kê hết được, bác cứ xem bất kì q sách viết về PG mà ko phải là kinh, luật, luận thì đều được coi là tài liệu thứ cấp kể cả các bài viết PG của tôi trong mục này
Bác có thể đọc thêm - Những đóng góp to lớn của các học giả Anh quốc cho nền PG Âu Mỹ để biết được các tác phẩm của tác giả người Anh viết về Phật giáo mà nổi bật là Edward Conze gồm các tác phẩm nổi tiếng như sau:
1. Buddhism, Its Essence and Development (Tinh Hoa và Sự Phát Triển của Phật Giáo), xuất bản lần đầu tiên tại Oxford (Anh quốc) năm 1951, đã tái bản vào những năm 1953, 1957, 1962 và được dịch ra tiếng Pháp (năm 1952), Đức ngữ (1953), tiếng Ý (1955), Hòa Lan (1971), Nhật (1975), Tây Ban Nha (1978 và Việt ngữ do giáo sư Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản tại Sài Gòn 1969.
2. Buddhist Texts Through The Ages (Kinh Điển Phật Giáo qua các Thời Đại) chung soạn với các học giả: bà I.B. Horner; ông D.L. Snellgrove và A. Waley, xuất bản tại Luân Đôn (London) năm 1954; tái bản tại Hoa Kỳ năm 1964, được dịch ra Đức ngữ năm 1957.
3. Selected Sayings From The Perfection of Wisdom (Trích Dịch Kinh Đại Bát Nhã), xuất bản tại London (Anh quốc) năm 1955, tái bản năm 1968, 1975.
4. Buddhist Meditations (Thiền Định Phật Giáo), xuất bản tại London năm 1956, tái bản năm 1959, 1968 và 1972; được dịch ra tiếng Ý “Meditazione Buddhista” ấn hành tại Rome năm 1977.
5. Vajracchedika-Prajnaparamita: Ed. and Transl. with Introduction and Glossary (Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh: Dịch Giải với Lời Giới Thiệu và Bản Kê các Thuật Ngữ), ấn hành tại Rome (nước Ý) năm 1957, tái bản năm 1974.
6. Buddhist Wisdom Books: The Diamond Sutra, The Heart Sutra (Những Bản Kinh Trí Tuệ của Phật Giáo: Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã), xuất bản tại London năm 1958; tái bản năm 1966, 1970, 1972, 1975; dịch ra tiếng Ý, ấn hành tại Rome năm 1976.
7. Astasahasrika Prajnaparamita: Transl. The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Slokas (Kinh Đại Bát Nhã với 8.000 Bài Kệ), xuất bản tại Calcutta (Ấn Độ) năm 1958, tái bản năm 1970.
8. Buddhist Scriptures (Kinh Điển Phật Giáo) xuất bản năm 1959, tái bản năm 1960, 1966, 1968, 1969, 1971, 1973 và 1975; đã dịch ra tiếng Ý “Scriture Buddhiste” ấn hành tại Rome năm 1973.
9. The Praj na paramita Literature (Văn Học Bát Nhã) xuất bản năm 1960, tái bản tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1978.
10. A Short History of Buddhism (Lược Sử Phật Giáo) xuất bản tại Bombay (Ấn Độ) năm 1960, tái bản tại London năm 1979.
11. Buddhist Thought in India (Tư Tưởng Phật Giáo tại Ấn Độ) xuất bản tại London (Anh quốc) và Ann Arbor (Hoa Kỳ) năm 1962.
12. Materials for a Dictionary of the Prajnaparamita Literature (Những Tài Liệu cho cuốn Tự Điển về kinh Đại Bát Nhã), xuất bản tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1967, tái bản năm 1973.
13. Thirty Years of Buddhist Studies (Ba Mươi Năm Nghiên Cứu Phật Giáo), xuất bản tại Oxford (Anh quốc) và South Carolina (Hoa Kỳ) năm 1968.
14. Further Buddhist Studies (Khảo Cứu về Phật Giáo), xuất bản tại Oxford (Anh Quốc) năm 1975.
15. Buddhist Studies (Nghiên Cứu Phật Học) xuất bản tại San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1977.
Gửi ý kiến của bạn