Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Tri

05/09/202116:48(Xem: 5441)
Vô Tri

Vô tri

Vô là không. Tri là hiểu biết. Vô tri là không hiểu biết. Người vô tri không có khả năng suy nghĩ, xem xét, giải quyết đúng vấn đề. Người vô tri không biết bản chất vô thường, khổ, không, vô ngã của cuộc sống. Người vô tri là người không có chánh tư duy.

Theo giáo lý đạo Phật, con người được tạo thành bởi ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức). Sắc là phần thân, phần sinh lý (trong phần tiếng anh của trang điện tử www.legacy.suttacentral.net/lzh/sa3 quý thầy dịch sắc là bodily form). Thọ là cảm giác. Tưởng là tri giác. Hành là những hiện tượng tâm lý phát khởi bao gồm vui, buồn, giận, ghen, thương, ghét. Thức là nơi cất giữ những cảm thọ và tri giác. Bởi Thức có chức năng cất giữ nên thức còn gọi là tàng thức.

Trong Kinh Pháp Cú[1], Phật dạy tư duy và nhận thức của người vô tri luôn hướng về ái dục; vì vô tri đôi khi chính mình tự che lấp sự thật. Vô tri đi liền với tà kiến. Chỉ có tuệ giác chân thực, tức là phải có chánh tư duy mới có khả năng phân biệt và thấy rõ được bản chất vô thường, khổ, không, vô ngã, từ đó giúp ta có khả năng ly dục, đoạn trừ khổ não.

Tư tưởng ỷ dâm dục

Tự phú vô sở kiến

Duy tuệ phân biệt kiến

Năng đoạn ý căn nguyên

思  想  猗  婬  欲

自  覆  無  所  見

唯  慧  分  別  見

能  斷  意  根  原

Trong Kinh Tạp A Hàm[2]  Phật dạy cách thức đoạn trừ khổ não để có được cuộc sống an vui như sau:

 “Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục thì không thể đoạn trừ khổ não,

           “Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, thì không thể đoạn trừ khổ não.

 “Này các Tỳ-kheo, đối với sắc, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.

“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành và thức, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.”

(於色不知、不明、不斷、不離欲,則不能斷苦。如是受、想、行、識,不知、不明、不斷、不離欲,則不能斷苦,

Ư sắc bất tri, bất minh, bất minh, bất ly dục, tắc bất năng đoạn khổ. Như thị, thọ tưởng, hành thức bất tri, bất minh, bất minh, bất ly dục, tắc bất năng đoạn khổ.

於色若知、若明、若斷、若離欲,則能斷苦;如是受、想、行、識,若知、若明、若斷、若離欲,則能堪任斷苦。

Ư sắc nhược tri, nhược minh, nhược ly dục, tắc năng đoạn khổ. Như thị, thọ tưởng, hành thức nhược tri, nhược minh, nhược ly dục, tắc năng đoạn khổ).

 

Là con cháu của Phật, vâng theo lời của Phật, mỗi người cần phải thực hành chánh kiến, chánh tư duy để từ đó có được có tri giác về vô thường, khổ, không, vô ngã của vạn vật mà không còn tham đắm vào sắc dục. Tri giác giúp người tu có khả năng đoạn trừ khổ đau.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bến Tre, ngày 02 tháng 09 năm 2021

                           Hoàng Phước Đại – Đồng An

 





phat thuyet phap



Dưới đây là bài Kinh
Vô tri trong Tạp A Hàm Kinh

 

VÔ TRI [3]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục thì không thể đoạn trừ khổ não.

“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, thì không thể đoạn trừ khổ não.

“Này các Tỳ-kheo, đối với sắc, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.

“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành và thức, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

 

 



[1] Phẩm thú 32, Phẩm Ái Dục, Kinh Pháp Cú

[2] Tạng Càn Long, tập 51, trang 397

[3] https://legacy.suttacentral.net/lzh/sa3


Phat thuyet phap


Vô tri ( tiếp theo)


Trong Kinh Tạp A Hàm có 2 bản Kinh Phật dạy về tác hại của sự không hiểu biết, không nắm rõ (不知、不明, Bất tri, Bất minh). Thật ra, trong Kinh văn không có chữ Vô mà có chữ Bất (不知、不明, Bất tri, Bất minh).

Sự khác nhau của hai bản Kinh dạy về Vô tri .

Bản kinh thứ nhất: Phật dạy đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà vị Tỳ-kheo không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, thì không thể đoạn trừ khổ não. Ngược lại, đối với sắc, đối với thọ, tưởng, hành, thức, vị Tỳ-kheo nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.

Ở Bản kinh thứ hai ngoài nội dung như bản Kinh thứ nhất Kinh văn có thêm nội dung sanh, lão , bệnh, tử.

Phật dạy như sau: Người vô tri nếu không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát, thì không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, lão , bệnh, tử. Ngược lại vị Tỳ-kheo nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, lão , bệnh, tử.

Người thực hành chánh kiến, chánh tư duy hiểu rõ bản chất vô thường, khổ, không, vô ngã của cuộc sống. Hiểu được Ái dục buộc mình phải gánh chịu khổ đau, ái dục làm cho mình bị vướng mắc vào cuộc sống trần tục. Dứt khoát người có chánh kiến, chánh tư duy sẽ đoạn tận, sẽ ly dục. Trong Kinh Pháp Cú[1], Phật dạy những khổ đau, vướng mắc do ái dục gây ra như sau:

Dĩ vi ái nhẫn khổ

Tham dục trước thế gian

Ưu hoạn nhật dạ trưởng

Diên như mạn thảo sanh

以  為  愛  忍  苦

貪  欲  著  世  間

憂  患  日  夜  長

莚  如  蔓  草  生

Ái dục buộc mình phải gánh chịu khổ đau, ái dục làm cho mình bị vướng mắc vào cuộc sống trần tục, lo lắng về Sanh, lão , bệnh, tử (生、老、病、死) . Bởi người vô tri không thấy được quy luật vô thường. Vô thường làm cho người ta lo lắng sợ hãi. Phật dạy chỉ khi nào người tu học hành trì được chánh kiến, chánh tư duy hiểu rõ được vô thường, khi đó mới được qua mọi sợ hãi, sanh, lão , bệnh, tử (則能越生, 老, 病, 死怖 – tắc năng sanh lão bệnh tử bố). Đó là trạng thái niết bàn. Bởi  Niết bàn sự vắng lặng của mọi sợ hãi sanh, lão , bệnh, tử. Hinh tượng Bồ Tát Phật Quán Thế Âm uy nghi giữa sóng gió biển khơi cũng có ý nghĩa như thể. Nhờ có  chánh kiến, chánh tư duy hiểu rõ được vô thường, mà Bồ tát Quán chánh kiến Thế Âm có thể mỉm cười cỡi trên sóng sinh tử mà đi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bến Tre, ngày 02 tháng 09 năm 2021

                           Hoàng Phước Đại – Đồng An

 





Phat thuyet phap-1



Dưới đây là bài Kinh Vô tri ( 2 ) trong Tạp A Hàm Kinh

 

 

KINH 4. VÔ TRI (2)


Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát, thì không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không lìa tham dục, tâm không giải thoát, thì sẽ không thể nào vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

“Tỳ-kheo, đối với sắc nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì sẽ vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

“Này các Tỳ-kheo, người nào nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.

“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu người nào nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, lìa tham dục, tâm giải thoát, thì sẽ vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

 



[1] Phẩm thú 32, Phẩm Ái Dục, Kinh Pháp Cú





facebook-1
***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]