Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1

16/12/201016:12(Xem: 9219)
Phần 1

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần Một

Bây giờ giảithích về tên kinh. Bài mà chúng ta học hay quyển kinh chúng ta học đây là doNgài Cưu La Ma Thập. Tuy rằng trong ba nhà dịch đều có nổi tiếng. Nhất là nhưNgài Huyền Trang đó, sau này rất nổi tiếng. Nhưng mà xét ra, ba bản dịch đó đốichiếu lại, hầu hết từ trước đến giờ, những nhà học Phật đều lấy bản dịch củaNgài Cưu La Ma Thập làm định bản. Tức là cái bản quyết định hơn. Còn những bảnkia thì không bì kịp. Bởi vậy cho nên bây giờ chúgn ta học là chọ cái bản củaNgài Cưu La Ma Thập. Bản của Ngài Cưu La Ma Thập có hai tên: một tên là “Duy MaCật Sở Thuyết Kinh”. Còn một tên khác là “Bất khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh”. Bâygiờ tôi tuần tự giải thích hai tên đó cho quí vị hiểu.

Bây giờ tênthứ nhất là “Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh”. Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy MaCật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là VôCấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch. Danh: Thường thường chúng ta nói làtên, nhưng mà ở đây không có nghĩa là tên, cái tên trong sạch thì nó vô nghĩa.Bởi vì chữ danh ở đây nó nằm ở trong mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyênmà cái phần thức, thức là duyên gì? Danh sắc. Như vậy chữ Danh và Sắc đó. Danhlà tinh thần, là tâm, sắc là vật chất. Như vậy thì chữ danh là chỉ cho phầntâm, phần tinh thần. Tịnh Danh có nghĩa là cái tâm thanh tịnh, tâm trong sạch.Vì sao? Bởi vì Ngài Duy Ma Cật là một con người, một ông Trưởng giả giàu có,thê thiếp đầy nhà. Tiền bạc, tôi tớ đầy đủ mà ông không dính, không mắc trongdanh, trong lợi, trong tài, trong sắc. Vì vậy mà nói tâm ông trong sạch. Vì vậymà gọi là Tịnh Danh. Còn Vô Cấu là dịch ngược lại. Vô Cấu là không có nhơ,không nhớp tức là trong sạch chớ gì. Cho nên hai cái tên đó nó không có khácnhau. Nhưng mà lấy cái tên Duy Ma Cật mà giảng đó, quí vị thấy có khi nó cũnghơi quá. Bởi vì thường thường cái tên của người, không nhất thiết là đúng vớicái nghĩa của cuộc sống con người đó.

Tôi thí dụ:Như bây giờ có một người nào đó, họ đặt tên là Hữu Phước nhưng mà họ nghèo cháyda. Như vậy cái tên đó và cái cuộc sống đó, nó có giống nhau không? Thì thiếu gì,mình thấy có nhiều người tên đẹp vô cùng, mà tới nhìn họ thì thấy không có gìđẹp hết. Như vậy thì cái tên chỉ để mà gọi thôi, chớ không nhất thiết cái tên đónó lại mang đầy đủ ý nghĩa cuộc sống con người ấy. Đó là trường hợp thứnhất.

Trường hợpthứ hai, có ai đó đặt tên, muốn cho con mình đẹp thì đặt tên làm sao. Như muốncho người ta nghe tên tưởng nó là quí là đẹp. Thí dụ đặt tên cho gái là BạchHoa. Tức là hoa trắng. Nhưng mà nó lại đen thùi. Như vậy thì đứa con da đen màđặt tên là Bạch Hoa. Mình nghe Bạch Hoa thì mình tưởng đâu người đó trắng lắm,phải không? Nhưng mà họ đen rồi sao? Như vậy cái tên nó không phải là nhất thiếthết cái ý nghĩa của họ, phải không?

Nhưng mà ởđây tôi sở dĩ giảng ý nghĩa là đứng về mặt lý của các vị Bồ tát. Bởi vì thườngthường trong Kinh Đại Thừa có cái tánh cách ý nghĩa về tâm lý nhiều hơn.

Thí dụ: Nhưtrong kinh Viên Giác. Mỗi một vị Bồ Tát đứng ra hỏi phần nào đó, thì cái phầnđó mang tên vị Bồ Tát đó. Mà chính phẩm đó nói đúng ý nghĩa của cái tên đó. Thídụ như tên Ngài Viên Giác. Bồ tát Viên Giác thì cái phẩm đó nói về Viên Giác.Như vậy thì mỗi cái tên của Bồ Tát nó mang theo cái ý nghĩa, hành động của cácNgài cho nên mình giảng chữ Tịnh Danh của Ngài Duy Ma Cật đây là giảng theo ýnghĩa của Bồ Tát. Chớ còn thực tế, cuộc sống không phải tên nào cũng có ý nghĩanhư vậy, phải không? Có những tên nó rất là đẹp, mà con người nó không có đẹpgì hết, phải không? Có tên rất là tầm thường mà con người đẹp. Thì cái đó nókhông có cố định. Như vậy tôi giảng cho quí vị hiểu cái ý nghĩa đó.

Rồi tới chỗkhác, cũng tên kinh này là “Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh”. Bất Khả Tư NghìGiải Thoát Kinh nghĩa là làm sao? Tức là sự giải thoát không thể nghĩbàn.

Bây giờ tôithí dụ như vầy để mình biết ý nghĩa của bộ kinh. Thí dụ như có người họmuốn dứt hết những nhiễm ô trần tục. Cho nên ngày xưa họ giàu có sang trọng. Bâygiờ họ bỏ hết tất cả sự nghiệp tài sản, vợ đẹp, con yêu gì bỏ hết để đi tu. Khivào chùa thì họ một bề thanh tịnh tu hành, không còn có ước mơ những dục lạcthế gian nữa. Cũng không còn dính mắc những dục lạc thế gian nữa. Những vị đógiải thoát mình dễ hiểu không? Cái giải thoát đó dễ hiểu quá. Nghĩa là ổng gỡổng bỏ hết rồi, cho nên tới đây ông là hoàn toàn thanh tịnh. Còn ngược lại nhưông Duy Ma Cật, ổng ở trong nhà làm trưởng giả, vợ con đầy đàn, tiền của cả khođụn, đầy cả kho đụn. Mà nói giải thoát thì làm sao tin nổi, phải không? cái giảithoát đó khó mà tin nổi. Bởi vì có vợ có con, rồi tiền của, rồi tôi tớ, đủ hếtnhư vậy mà làm sao nói ổng giải thoát. Như vậy chính ông Duy Ma Cật ở trong cáicảnh đầy dẫy những nhiễm ô đó mà ổng không dính mắc. Thì cái giải thoát đó cóthể nghĩ bàn được không? Bởi vậy cho nên nói rằng giải thoát không thể nghĩbàn. Đó là trường hợp ông Duy Ma Cật. Chính kinh này diễn tả cái giải thoát đóđó. Ông ở trong hoàn cảnh như vậy mà tâm ông không dính không nhiễm. Mà ông làmtất cả Phật sự không chướng không ngại. Cho nên cái giải thoát đó gọi là giảithoát bất khả tư nghì. Như vậy quí vị mới thấy ý nghĩa của bộ kinh một phần.Đây tôi cũng nói đơn giản chớ không nói hết.

Rồi kế đónữa, Kinh Duy Ma Cật này có liên hệ đến Thiền tông khá nhiều. Bởi vì kinh này,chúng ta nhớ đọc sách thiền, một vị nào mà ngộ lý thiền từ kinh Duy Ma Cật, quívị nhớ không? Chính Ngài Thiền Sư Huyền Giác. Ngài nghiên cứu kinh Duy Ma Cật,Ngài phát ngộ. Khi ngộ rồi, thì Huyền Sắc đến, nói chuyện với Ngài thì thấy rõràng cái hiểu của Ngài đúng như cái hiểu của chư Tổ, không có khác. Bởi vậy mớixúi dục Ngài đi đến Lục Tổ, để nhờ Lục Tổ ấn chứng cho. Rồi chính Ngài khi đếnLục Tổ học thêm nhiều ít? Chỉ là qua câu chuyện đối đáp thì được Lục Tổ ấnchứng rằng: Ờ! Đúng rồi, cái hiểu của ông đúng như thật. Không có sai chạy.Ngang đó thì Ngài trở về, chớ không có học hỏi gì thêm hết.

Như vậy đểthấy rằng cái tinh thần giải thoát của Ngài đã sẵn đủ. Chớ không phải do tớiLục Tổ Ngài mới chỉ dạy cho rồi mới giải thoát sau. Hay là ngộ đạo sau cái ngộcủa Ngài là ngộ là ngộ từ kinh Duy Ma Cật này. Bởi vậy cho nên kinh Duy Ma Cậtcũng có ảnh hưởng lớn trong giới tu thiền của chúng ta. Vì vậy mà học nó cũngcó cái tầm vóc như học những sách Thiền vậy. Đó là tôi nói tổng quát rồi, bâygiờ đi tới chánh văn.

Yï nghĩa phẩmkinh này. Phẩm này tên là Phẩm Phật Quốc thứ nhất. Hồi nãy tôi đã giảng tênkinh và người dịch rồi. Bây giờ nói về tên phẩm. Phàm trong những bộ kinh màphẩm đầu đều là phẩm Tự. Tự tức là lời tựa đó. Nhưng mà đây lại không để phẩm Tự,mà lại để là phẩm Phật Quốc. Lý đáng cái phẩm này phải có chia ra hai phần:Phần thứ nhất là nói về Tựa. Phần thứ hai mới nói về Phật Quốc.

Phần thứ nhấtnói tựa tức là chỉ cho từ “Như Thị Ngã Văn” cho tới tất cả đều câu hội”. Rồibắt đầu Phật thuyết pháp đó. Đó là phần tựa. Vì đó là phần chung. Kể diễn tảtrong hội. Nhưng mà ở đây lại không nói phần tựa đó, mà lại nói Phật Quốc. Thìcoi như đã khỏa lấp phần tựa rồi. Như vậy thì có ý nghĩa gì? Bởi vì Ngài Cưu LaMa Thập, Ngài thấy rằng trong toàn bộ kinh Duy Ma Cật đều lấy cái chủ đích là“Thanh tịnh cõi Phật”. Chủ đích là thanh tịnh cõi Phật, mà muốn thanh tịnh cõiPhật thì phải y cứ nơi tâm chúng sinh. Bởi vậy nên muốn có cõi Phật thanh tịnh làquả, thì tâm chúng sinh là nhân. Có cái tâm thanh tịnh thì mới có cái cõi Phậtthanh tịnh. Nếu tâm chưa thanh tịnh thì không thể nào có cõi Phật thanh tịnhđược. Bởi vậy nên từ đầu chí cuối bộ kinh đều nhằm thẳng cái mục đích đó. Nghĩalà tâm tịnh thì cõi Phật mới tịnh.

Như vậy phẩmPhật Quốc này có thể là tổng quát toàn bộ kinh. Cho nên không còn nói tựa riêngcủa nó mà nói phần chung cho toàn bộ. Vì vậy mà Ngài không có để tên cái phẩmtựa mà để tên phẩm Phật Quốc. Đoạn sau lời hỏi của các vị Bồ Tát đó sẽ hiển bàycái lý này. Tôi nói đại khái cho quí vị biết về ý nghĩa của cái phẩm. Bây giờbắt đầu vô trong chữ nghĩa. Ráng dò chữ Hán lại kỹ kỹ một chút.

Tôi nghe nhưvầy một hôm Phật ở rừng Tỳ Gia Ly, vườn cây Am La, cùng với chúng đại Tỳ Kheotám ngàn người chung hội. Bồ Tát có Ba vạn hai ngàn đều là bậc thiên hạ được biết.Chúng sở tri thức đó tức là thiên hạ đều nghe đều biết. Cái trí huệ lớn bổnhạnh thiệt thảy đều thành tựu.

Đây là diễntả cái khả năng, cái đức độ của các vị Bồ Tát đó.

Do cái oaithần của chư Phật mà dựng lập nên. Các vị đó là cái thành để hộ pháp và thọ trìchánh pháp. Các vị Bồ Tát đó hay rống tiếng rống của Sư Tử. Cái danh tiếng củacác Ngài nó đồn đãi khắp mười phương. Các Ngài làm bạn không đợi chúng thỉnh,mà để an ủi họ. (Chúng nhơn bất thỉnh hữu di an chi. Nghĩa là mọi người khôngthỉnh mà vẫn làm bạn để an ủi cho họ). Và nối tiếp Tam Bảo. Hay khiến không códứt hàng phục các ma quái và chế ngự chúng ngoại đạo”.

Đó là tôigiảng lần đoạn này trước cho quí vị thấy. Đây là tán thán công đức của ba muônhai ngàn bị Bồ Tát. Ba muôn hai ngàn vị Bồ Tát có mặt trong hội này đều lànhững vị có đầy đủ công đức như ở đây kể. Nhưng mà cái điều mình thấy, các nơiluôn luôn kiết tập thì để nói rằng có 1250 vị Tỳ Kheo, phải không? Theo Phậthay là câu hội. Còn ở đây nói có được bao nhiêu. Có 8.000 người câu hội màkhông kể tên ai hết. Mà chỉ kể các vị Bồ Tát thôi. Như vậy để thấy cái bản kinhnày không có đề cao Tỳ Kheo, mà là đề cao Bồ Tát. Bồ Tát ở đây là Bồ Tát tạigia, phải không? Đó là đặc điểm mà mình thấy. Những vị Bồ Tát đó trong nhữngđặt điểm nêu lên cho chúng ta thấy.

Trước hếtnhững vị Bồ Tát này là những người mà tất cả thiên hạ ai cũng nghe cũng biết.Trí Tuệ các Ngài rộng lớn. Các hạnh của các Ngài đều thành tựu. Các Ngài nhờ đãđượcc chư Phật lâu đời dựng lập nên. Các vị Bồ Tát này là cái thành hộ pháp.Tức là ủng hộ chánh pháp. Rồi cũng thọ trì chánh pháp. Rồi các Ngài hay giảngdạy. Rồi danh tiếng các Ngài đồn khắp mười phương. Cái câu hay nhất là các Ngàilàm bạn không đợi thỉnh mời, phải không? Mình bây giờ muốn giảng thì sao? Có aimời mình mới giảng. Như vậy mình chỉ là bạn khi nào có kẻ mời. Còn các Ngài làmbạn mà không đợi thỉnh mời. Đó là để nói lên cái tâm của Bồ Tát. Khi thấy cầnlàm lợi ích cho chúng sinh thì lăn xả vào mà làm. Chớ không phải đợi mời, đợithỉnh.

Rồi các Ngàicó cái khả năng để mà nối nắm Tam bảo. Duy trì tam bảo, hàng phục ngoại ma...Tức là ma quái và ngoại đạo.

Thảy đã thanhtịnh hằng lìa Cái Triền. Chữ cái là ngũ cái. Triền là Thập Triền. Tâm thường antrụ trong cái vô ngại giải thoát. nào là Niệm, Định, Tổng Trì, Biện tài khôngdứt.

Bốn cái đó làchỉ cho khả năng của các Ngài. Niệm nè, Định nè, Tổng trì: Tổng trì tức là gồmhết, nhớ hết. Biện tài tức là cái tài biện luận. Đó là mấy phần riêng. Rồi bâygiờ tới Lục Độ. Nào là:

Bố thí, Trìgiới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ và cái sức phương tiện không cócái gì chẳng đủ. Hay là nói đều đầy đủ.

Chữ Vô Bấtcắt nghĩa đầy đủ là “Đều”. Vô là “Không”. Bất là “Chẳng”. Không chẳng nghĩa làlàm sao? Vô Bất Cụ Túc: Không chẳng đầy đủ. Nghĩa là đều đầy đủ. Nhớ mấy cáichữ đó.

Đều hông cósở đắc, không có khởi pháp nhẫn.

Câu này quívị nghe, “Đến”, Chữ đó là “Đến”. Đãi là “Đến”. Là “Kịp” đó. Đến được cái vô sởđắc, không khởi pháp nhẫn. Như mình bây giờ do tâm ý mình còn sân si nhiều, aiđộng tới mình nổi giận. Mà muốn tu thì phải làm sao? Phải đè cơn giận xuống. Đècơn giận xuống gọi là gì? Là nhẫn. Nhẫn là nhịn đó. Như vậy nhờ nhẫn mà mìnhmới tu. Chớ còn người ta nói tới mà mình không nhẫn thì sao? Tức nhiên mình dễsân si lắm, phải không? Nhưng mà tại sao ở đây các Ngài không có nhẫn. Khôngkhởi pháp nhẫn. Bởi vì tham sân si không còn. Mà không còn gì khởi nhẫn. Chonên mình tưởng mình nhẫn hay đó là mình tu hay, phải không? Nhẫn hay đó là tạisân nhiều. Sân nhiều cho nên phải nhẫn nhiều.

Còn người hếtsân nrồi còn gì phải nhẫn. Vì vậy cho nên nói vô sở đắc. Bởi vô sở đắc rồi thìcòn gì mà nhẫn nhục.

Đã hay tùythuận chuyển bánh xe bất thối. Khéo hiểu các tướng hay là tướng các pháp. Biếtđược cái căn của chúng sinh. Che đậy tức là che mát các đại chúng được vô sởquí.

Mấy chỗ đóphải nhớ cho kỹ.

Công đức trítuệ, lấy công đức trí tuệ để mà tu nơi tâm. Còn lấy cái tướng hảo mà trangnghiêm nơi sắc thân làm đệ nhất. Bỏ hết các đồ trang sức ở thế gian.

Ơí chỗ nàyquí vị thấy có cái lạ nữa. Câu nói lấy công đức trí tuệ mà tu ở đây, thì cái đódễ hiểu rồi. Còn nói lấy cái tướng hảo, tức là tướng tốt để mà trang nghiêmthân. Vì vậy sắc thân là bậc nhất. Rồi xả bỏ các đồ trang sức ở thế gian.Thường thường ở thế gian người ta nói có trang sức thì mới đẹp. Bây giờ bỏ hết đồtrang sức thì làm sao mà đẹp. Nói là trang nghiêm cái thân, thân tốt đẹp. Muốntrang nghiêm thân thì phải có các đồ trang sức chớ, phải không? Mà tại saotrang nghiêm thân tốt đẹp lại bỏ các đồ trang sức? Là bởi thế này. Thường thườngchúng ta muốn cho thân đẹp cho nên mới dùng những món đồ trang sức để cho nótăng cái vẻ đẹp. Mà đồ trang sức là cái bên ngoài, cái phương tiện bênngoài.

Còn với Bồtát này thì lấy ba hai tướng tốt của Phật đó, để mà trang nghiêm thân. Ba haitướng tốt đều do công tu mà ra, phải không? Cái công tu hành mà được. Cho nênmuốn trang nghiêm thân thì lấy công đức tu hành để cho thân có đủ tướng tốt.Chớ không phải mượn cái món đồ ở ngoài trang sức cho thân đẹp. Nó khác với mìnhbây giờ.

Bởi vì trongba mươi hai tướng tốt của Phật, Phật nói mỗi tướng đều do công tu của Ngài. Tỷdụ như tướng lưỡi rộng dài là do Ngài tu cái hạnh không nói dối, phải không? còncái trái tai dài, là sống dai, là do Ngài tu cái hạnh không giết hại chúngsanh... Mỗi cái tướng tốt đều là công hạnh tu của Ngài mà được.

Như vậy thìmuốn được tướng tốt đó thì phải tu những công hạnh đó được. Lấy cái đó để trangsức thân mình, chớ không có mượn những đồ trang sức hoa hòe ở bên ngoài. Nhưvậy mới hiểu rằng các Ngài bỏ hết những đồ trang sức ở thế gian là vậyđó.

Cái tướng tốtcủa các Ngài nó cao và xa, vượt cả núi Tu Di. Các Ngài tin sâu và kiên cố vínhư là Kim Cương. Cái pháp bảo này khắp soi như là mưa nước cam lồ. Ơí trongchúng nói pháp cách vi diệu đệ nhất. Các Ngài ở trong chúng nói pháp vi diệu đệnhất. Các Ngài thâm nhập được lý duyên khởi và đoạn các tà kiến. Không có mắckẹt hai bên có và không, và không còn những tập khí thừa. Diễn pháp không có sợví như là con Sư tử rống. Những lời nói của các Ngài giảng nói ra như là tiếngsấm vang. Không có lượng và đã quá cái hạn lượng.

Bởi vì cáitiếng của Ngài giảng nó vang xa. Nó không có giới hạn. Nó quá cái hạnlượng.

Nhóm họp cácpháp bảo rộng như biển.

chữ “Như hảiđạo sư” đó. Tức là ông thầy dẫn đường như biển thì nghe nó khó hiểu. Bởi vìpháp của Phật nói ra, tùy bệnh mà cho thuốc. Cho nên chúng sinh bệnh nhiều, cácpháp Phật cũng nhiều. Gom hết những pháp đó thì nó rộng như biển. Mà pháp đó làcái hướng để dìu dắt chúng sinh ra khỏi bể khổ. Cho nên nói là đạo sư. Vì vậymà nói là nhóm họp các pháp bảo rộng lớn như biển. Nó là phương tiện dìu dắtchúng sanh như bậc thầy.

Thấu suốtđược các pháp thâm diệu, cái nghĩa thâm diệu của các pháp. Khéo biết cái chỗqua lại của chúng sanh. Hay là khéo biết cái chỗ qua lại và tâm sở hành củachúng sinh. Gần bậc Phật vô đẳng đẳng, tự tại huệ, thập lực, tứ vô quí, thậpbát bất cộng.

Vì các vị BồTát này là thường gần gũi Phật. Phật là bậc vô đẳng đẳng, được tự tại huệ, đượcThập Lực, được Tứ Vô Sở Quí, được Thập Bát Bất Cộng.

Các vị Bồ Tátnày đã đóng cửa tất cả các đường ác mà sanh trong ngũ thú để hiện thânkia.

Câu này cómâu thuẩn không. Nói các Ngài đã đóng cửa tất cả đường ác. Mà đã đóng cửa cácđường ác. Tại sao lại hiện sanh trong ngũ thú. Hiện thân sanh trong ngũ thú làsao? Nếu đóng cửa các đường ác rồi thì đâu có bị sanh trong ngũ thú. Tại saođóng cửa đường ác mà lại hiện thân trong ngũ thú. Thì đây để thấy rằng, đóngcửa các đường ác là cái nghiệp để tạo sinh trong các cõi ác, cõi xấu đó nókhông còn nữa. Các Ngài không còn nghiệp để sanh trong tam giới. Hay là tronglục đạo. Nhưng mà các Ngài lại vì lòng đại bi mà thệ nguyện sanh trong lục đạođể giáo hóa chúng sinh. Bởi vậy cho nên đóng hết các cửa trong các đường ácnhưng mà vẫn hiện thân sanh ở trong ngũ thú, đó là cái chỗ này. Sanh trong ngũthú để làm gì?

Vì làm ôngthầy thuốc. Vua thầy thuốc hay ông thầy thuốc lớn, khéo trị lành bệnh cho chúngsanh. Nó hợp với bệnh mà cho thuốc, khiến đều được lành bệnh. Các ngài vô lượngcông đức thảy đều thành tựu. Vô lượng cõi Phật thảy đều trang nghiêm thanhtịnh. Ai mà thấy hay nghe được các Ngài đều có lợi ích. Vô bất mong ích đó. đềucó lợi ích. Những việc làm của các Ngài đều không có luống uổng. Như thế tất cảcông đức thảy đều đầy đủ.

Như vậy thìtán thán công đức của những vị đó rất đầy đủ.

Tên của cácNgài là Bồ Tát Đẳng Quán, Bồ Tát Bất Đẳng Quán... cho đến sau chót là Bồ TátVăn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử. Như thế... ba muôn hai ngàn người.

Tức là bamuôn hai ngàn vị Bồ Tát câu hội.

Lại có mộtmuôn vị Phạm Thiên, Phạm Thiên Vương, Thi Khí... từ ở tứ thiên hạ khác mà đếnchỗ Phật và để nghe pháp. Lại có một muôn hai ngàn Thiên Đế cũng từ ở tứ thiênhạ khác đến, ngồi ở trong hội, cùng những vị đại oai lực, chư Thiên, Long,,Thần, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà thảyđều ngồi trong hội. Những vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đều đếnngồi ở trong hội.

Khi ấy Phậtcùng chúng vô lượng trăm ngàn cung kính vây quanh mà vì nói pháp. Thí như ngọnnúi Tu Di lớn nó hiển hiện ở trong biển cả. Làm An Sử chúng bảo như tòa.

Tức là Ngàingồi trên cái tòa An sử. Tức là ngồi yên đó. ngài ngồi yên trên tòa Sưtử.

Các thứ báu,bảy báu đó che hết tất cả các Đại chúng mới đến. Tức là Ngài ngồi trên tòa Sưtử bảy báu thì hào quang sáng của Ngài phủ hết, trùm hết các đại chúng.

Như vậy đoạnnày tánh cách là tựa, là dẫn. Cái buổi mà Phật sắp thuyết pháp đây. Có những aitụ hội về để dự trong buổi này. Số người dự, kể ra cho chúng ta biết. Và buổi họpđó ở tại chỗ nào... như vậy đó là tánh cách tựa. Còn chưa nói gì tới giáo lý.Bây giờ đọc tiếp tới phần giáo lý.

Khi ấy ởthành Tỳ Da Ly có những ông Trưởng Giả.

Cái chữ “Tử”này, thiên hạ cứ mắc kẹt. Trưởng giả tử là cho ông trưởng giả phải không? Cònnếu nói Khổng Tử là con ông Khổng Tử phải không? Lão Tử là con ông Lão Tử phảikhông? Chữ “Tử” không phải nghĩa là “Con” không. Mà còn có nghĩa là“Ông”.

Tức là cónhững ông Trưởng giả tên là Bảo Tích nè, cùng với 500 ông Trưởng giả đều mangcái lọng bảy báu đến chỗ Phật. Đầu mặt lễ chân Phật. Mỗi vị lấy cái lọng của mìnhmà dâng lên cúng dường Phật. Phật dùng oai lực khiến cho các lọng báu hợp lạithành một cái lọng, để che khắp cả tam thiên đại thiên thế giới. Mà những tướngrộng dài của thế giới này thảy đều hiện ở trong. Lại cái tam thiên đại thiênthế giới này, các núi Tu Di, núi Vân, núi Tuyết, núi Mục Chân Lân Đà, núi Ma HạMục Lân Đà, núi Hương, núi Bảo, núi Kim, núi Hắc, núi Thiết Vi, núi Đại ThiếtVi. Rồi biển cả sông ngòi, các dòng suối và mặt trời, mặt trăng, tinh tú, thiêncung, long cung, cung của các vị tôn thần. Thảy đều hiện cái lọng báu ấy. Lạichư Phật ở mười phương, chư Phật đang nói pháp, cũng đều hiện ở trong núi ấy.Trong cái lọng báu ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]