Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14-Ly Tướng Tịch Diệt

24/10/201008:48(Xem: 8938)
14-Ly Tướng Tịch Diệt

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN14

ÂM:

LY TƯỚNG TỊCH DIỆT.

Nhĩ thời Tu-bồ-đề văn thuyết thị kinh, thâm giải nghĩa thú, thế lệ bikhấp, nhi bạch Phật ngôn: Hy hữu Thế Tôn! Phật thuyết như thị thậm thâm kinhđiển, ngã tùng tích lai sở đắc tuệ nhãn, vị tằng đắc văn như thị chi kinh. Thế Tôn!Nhược phục hữu nhân đắc văn thị kinh, tín tâm thanh tịnh tắc sanh thật tướng,đương tri thị nhân thành tựu đệ nhất hy hữu công đức. Thế Tôn! Thị thật tướnggiả tức thị phi tướng, thị cố Như Lai thuyết danh thật tướng. Thế Tôn! Ngã kimđắc văn như thị kinh điển, tín giải thọ trì, bất túc vi nan. Nhược đương laithế, hậu ngũ bách tuế, kỳ hữu chúng sanh đắc văn thị kinh, tín giải thọ trì,thị nhân tắc vi đệ nhất hy hữu. Hà dĩ cố? Thử nhân vô ngã tướng, vô nhân tướng,vô chúng sanh tướng,vô thọ giả tướng. Sở dĩ giả hà? Ngã tướng tức thị phitướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức thị phi tướng. Hà dĩ cố?Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật.

Phật cáo Tu-bồ-đề: Như thị, như thị! Nhược phục hữu nhân đắc văn thị kinhbất kinh, bất bố, bất úy, đương tri thị nhân, thậm vi hy hữu! Hà dĩ cố?Tu-bồ-đề! Như Lai thuyết đệ nhất ba-la-mật, tức phi đệ nhất ba-la-mật, thị danhđệ nhất ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Nhẫn nhục ba-la-mật, Như Lai thuyết phi nhẫn nhụcba-la-mật thị danh nhẫn nhục ba-la-mật. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Như ngã tích viCa-lợi vương cát tiệt thân thể, ngã ư nhĩ thời vô ngã tướng, vô nhân tướng, vôchúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Hà dĩ cố? Ngã ư vãng tích tiết tiết chigiải thời, nhược hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng,ưng sanh sân hận. Tu-bồ-đề! Hựu niệm quá khứ, ư ngũ bách thế tác nhẫn nhục tiênnhân, ư nhĩsở thế vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giảtướng. Thị cố, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ưng ly nhất thiết tướng phát A-nậu-đa-latam-miệu tam-bồ-đề tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vịxúcpháp sanh tâm, ưng sanh vô sở trụ tâm. Nhược tâm hữu trụ , tắc vi phi trụ. Thị cố�Phật thuyết Bồ-tát tâm bất ưng trụ sắc bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát vị lợi ích nhấtthiết chúng sanh, ưng như thị bố thí. Như Laithuyết nhất thiết chư tướng tứcthị phi tướng hựu thuyết nhất thiết chúng sanh tức phi chúng sanh. Tu-bồ-đề!Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dịngữ giả. Tu-bồ-đề! Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thật vô hư. Tu-bồ-đề! NhượcBồ-tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí như nhân nhập ám tắc vô sở kiến. NhượcBồ-tát tâm bất trụ pháp nhi hành bố thí như nhân hữu mục, nhật quang minhchiếu, kiến chủng chủng sắc. Tu-bồ-đề! Ðương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử,thiện nữ nhân năng ư thử kinh thọ trì độc tụng tức vi Như Lai dĩ Phật trí tuệ,tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân giai đắc thành tựu vô lượng vô biên côngđức.

DỊCH:

LÌA TƯỚNG TỊCH DIỆT.

Khi ấy ngài Tu-bồ-đề nghe Phật nói kinh này, hiểu sâu được nghĩa thú, rơilệ dầm dề bạch Phật rằng: Ðức Thế Tôn! Rất ít có. Phật nói kinh điển sâu xa nhưthế, con từ trước đến giờ đã được tuệ nhãn mà chưa từng được nghe kinh như thế.Bạch Thế Tôn! Nếu lại có người được nghe kinh này, lòng tin thanh tịnh ắt sanhthật tướng, nên biết người ấy thành tựu được công đức ít có bậc nhất. Bạch Thế Tôn!Thật tướng ấy tức không phải tướng, thế nên Như Lai nói tên là thật tướng.

Bạch Thế Tôn! Nay con được nghe kinh điển như thế, tin hiểu thọ trì khôngđủ làm khó. Nếu đời sau, khoảng năm trăm năm về sau, lúc đó có những chúng sanhđược nghe kinh này, tin hiểu thọ trì, người ấy ắt là ít có bậc nhất. Vì cớ sao?Vì người này không tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Vìcớ sao? Vì tướng ngã tức không phải tướng, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướngthọ giả tức không phải tướng. Vì sao? Vì lìa tất cả tướng tức gọi là chư Phật.

Phật bảo Tu-bồ-đề: Ðúng thế, đúng thế! Nếu lại có người đượcnghe kinh này, không kinh, không hãi, không sợ, nên biết người ấy rất là ít có.Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề! Như Lai nói đệ nhất ba-la-mật tức không phải đệ nhấtba-la-mật ấy gọi là đệ nhất ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Nhẫn nhục ba-la-mật, Như Lainói không phải nhẫn nhục ba-la-mật ấy gọi là nhẫn nhục ba-la-mật. Vì cớ sao?Này Tu-bồ-đề như thuở xưa ta bị vua Ca-lợi (Kali) cắt đứt thân thể, ta khi ấykhông có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Vì cớ sao? Tathuở xưa khi thân thể bị cắt ra từng phần nếu còn tướng ngã, tướng nhân, tướngchúng sanh, tướng thọ giả, lẽ nên sanh sân hận. Tu-bồ-đề! Lại nhớ thuở quá khứnăm trăm đời, ta làm tiên nhân nhẫn nhục, vào thuở ấy không có tướng ngã, tướngnhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Thế nên, Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên lìa tất cảtướng mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng nên trụ sắc sanh tâm,chẳng nên trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, nên sanh tâm không chỗ trụ. Nếutâm có trụ ắt là không phải trụ. Thế nên Phật nói tâm Bồ-tát không nên trụ sắcmà bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát vì lợi ích tất cả chúng sanh nên như thế mà bố thí.Như Lai nói tất cả các tướng tức là không phải tướng, lại nói tất cả chúng sanhtức không phảichúng sanh.

Này Tu-bồ-đề! Như Lai nói lời chân, lời thật, lời như, lời không dối, lờichẳng khác. Này Tu-bồ-đề! Như Lai được pháp, pháp này không thật, không hư.Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát tâm trụ nơi pháp mà làm việc bố thí thì như người vào trongtối ắt không thể thấy. Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì nhưngười có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc. NàyTu-bồ-đề! Ở đời sau nếu có người thiện nam, thiện nữ hay ở trong kinh này thọtrì đọc tụng ắt là Như Lai dùng trí tuệ Phật ắt biết người ấy, ắt thấy người ấyđều được thành tựu vô lượng vô biên công đức.

GIẢNG:

Trong phần trước, quí vị thấy đức Phật đã phân giải rõ ràng. NgàiTu-bồ-đề nghe Phật nói, hiểu sâu được nghĩa thú của kinh, Ngài rơi lệ dầm dề.Ngài rơi lệ dầm dề là tại sao? Có phải vì Ngài tủi thân không? Ðây là Ngài lãnhhội được tức Ngài ngộ đạo. Thường người nào nghe kinh hay đọc kinh đến chỗ mìnhhiểu tự nhiên sung sướng liền cười, hoặc cảm động liền khóc. Khóc và cười đềunói lên chủng duyên sẵn có với kinh đó, vì mình có duyên với chỗ mình đã lãnhhội, thành ra khóc và cười là hai trạng thái của sự ngộ đạo. Khi được ngộ thìhoặc có người cười ha hả, hoặc có người khóc sướt mướt. Ở đây ngài Tu-bồ-đềnghe Phật nói đến chỗ này, lãnh hội được nghĩa thú nên Ngài khóc. Cũng như ngàiKhuê Phong Tông Mật khi đọc kinh Viên Giác rồi cũng khóc. Ðó là cái khóc lãnh hộichớ không phải cái khóc buồn tủi chi hết. Hiểu như thế thì khi nào đọc kinh đếnchỗ hiểu rồi, quí vị có những trạng thái như vậy thì biết mình lãnh hội được phầnnào trong chỗ đó.

Sau khi lãnh hội được nghĩa thú sâu xa, ngài Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn!Thật là ít có. Phật nói kinh điển sâu xa như vậy, con từ trước đến giờ đã đượctuệ nhãn, tức là chứng A-la-hán, mà chưa từng được nghe kinh như thế. Qua lờicủa ngài Tu-bồ-đề quí vị thấy chúng ta còn nhục nhãn mà được nghe thì thật làphước vô lượng vô biên. Ngài đã được tuệ nhãn mà chưa từng được nghe, đến bấygiờ mới được nghe, còn chúng ta còn nhục nhãn, còn phàm phu mà được nghe thìthật là quí vô cùng.

Ngài Tu-bồ-đề nói tiếp: Bạch Thế Tôn, nếu có người được nghe kinh này,lòng tin thanh tịnh, ắt sanh thật tướng. Người nghe kinh này mà tin mộtcách đúng đắn trong sạch, người đó sanh thật tướng. Thật tướng là gì? Thậttướng tức là phi tướng. Có chỗ khác nói thật tướng tức là vô tướng. Tướng khônglà đối với tướng có, có đối với không, thành ra cái có là giả thì cái không làđối đãi, nên cũng không thật. Danh từ có không là đối đãi không thật, còn thậttướng không thuộc tướng không và tướng có nên nói là vô tướng. Nó không nằmtrong tướng có tướng không, nó là tánh giác không có tướng mạo, thế nên nóithật tướng không phải tướng. Người nào tin được kinh này một cách trong sạchthì người đó sanh thật tướng. Tại sao? Vì chúng ta tin được kinh này một cáchđúng đắn thì chúng ta không còn chấp ngã là thật, không chấp nhân là thật,không chấp cảnh là thật. Tất cả đều không thật. Chúng ta dùng trí tuệ đó nhìntất cả pháp nên không bị các pháp lôi, không bị các pháp làm mình loạn, do đótướng chân thật tức cái tâm thể chân thật hiển lộ nên gọi là sanh thật tướng.Người được như thế thì thành tựu được công đức mà trần gian này rất ít có. Tuynhiên khi nói thật tướng, Ngài sợ chúng ta chấp danh từ thật tướng là thật, nênNgài thưa: Bạch Thế Tôn thật tướng đó tức không phải tướng, thế nên Như Lainói tên là thật tướng.

Ðến đây thương cho người sau, Ngài thưa: Nay con được nghe kinh điển nàyrồi tin hiểu thọ trì không đủ làm khó. Tại sao? Vì Ngài đã có tuệ nhãn nên nghecao hơn một chút nữa cũng nhận hiểu, ngộ và ứng dụng tu. Còn sau khi Phật nhập Niết-bànkhoảng năm trăm năm, khi đó có những chúng sanh được nghe kinh này, tin hiểuthọ trì, người ấy ắt là ít có bậc nhất. Nếu sau Phật Niết-bàn năm trăm năm, còntrong thời tượng pháp, người nghe kinh này, tin hiểu, thọ trì thì gọi là đệnhất ít có. Hiện nay chúng ta sau đến hơn hai ngàn năm, vào đời mạt pháp, nghekinh tin hiểu thì gọi là ít có thứ mấy? Tức là không biết dùng thứ mấy để tínhnữa! Ðiều này cho thấy rằng tất cả chúng ta ở vào thời sau Phật thật xa mà đượcnghe kinh rồi hiểu, ứng dụng tu thì thật quí vô kể, không còn dùng ngôn từ nàonói cho xứng. Vậy còn ai tủi thân là hiện nay mình mới tu thì đã trễ rồi không?Chúng ta được nghe, được thọ trì, như vậy là đại phước rồi, quí vô cùng rồi,chỉ có điều nghe mà không chịu hiểu, không thọ trì, đó mới đáng buồn thôi. Nếunghe, tin hiểu thọ trì thì không có gì đáng buồn cả.

Ngài Tu-bồ-đề liền đặt câu hỏi tiếp: cớ sao? Vì người nàykhông còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả.Tại sao?Vì khi nhận được kinh này tức là sống với trí tuệ Bát-nhã; đã sống với trí tuệBát-nhã thì đâu còn thấy có mình thật, người thật. Nếu nghe, hiểu mà còn thấymình thật, người thật, đó là hiểu ngoài da, đó là chưa thật hiểu. Bởi vì kinhnày nói ngã tướng không thật, nhân tướng không thật., tất cả tướng đều khôngthật, nếu thấy có mình thật thì đâu hiểu kinh. Thế nên người tin hiểu thọ trìkinh này thì bốn tướng không còn, bốn tướng không còn tức là bậc Thánh rồi.Người đó công đức rất là hy hữu. Vì cớ sao? Vì tướng ngã tức không phảitướng, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức không phải tướng,nhữngtướng đó đều hư giả không thật. Vì cớ sao? Vì lìa tất cả tướng, ấy gọi làchư Phật. Câu này xác định một điều hết sức quan trọng. Ngài giải thích:Tướng ngã không phải tướng, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tất cảtướng này đều không phải tướng, mà không phải tướng thì chúng ta đừng dính mắc,đừng chấp, do đó chúng ta lìa được tất cả tướng, ấy gọi là chư Phật. Lìa tất cảtướng, đó là Phật. Dễ hay khó? Chịu khó lìa các tướng thì được. Nếu còn thấy cómình thật thì chưa lìa. Vì chưa lìa nên không phải là Phật. Tất cả tướng, tướngmình, tướng người v.v. đều là hư giả, đã là giả thì có cái nào nên chấp đâu.Không chấp đó là sanh tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức là Phật. Tráilại, nếu còn chấp, đó là chúng sanh, thế nên nói lìa tất cả tướng tức gọi làchư Phật. Vì tất cả tướng là giả dối, chấp cái giả đó là mê, biết giả dối khôngchấp, đó là giác, giác tức là Phật. Thật là đơn giản, nhưng vì tập quán lâu đờinên thành khó. Ngồi suy nghĩ ai không biết mình là giả. Thân là một túi đồ dơbên trong chứa máu v.v. bên ngoài là da thịt, da thì kỳ cọ ra đất bợn, máu chảyra thì có mùi tanh, trong thân chỗ nào hư đem cắt bỏ ra thì hôi thúi. Vậy mà cứnói nó thật là mình, không phải mê muội là gì? Vì cứ mê lầm chấp thật nên làmchúng sanh kiếp kiếp. Bây giờ biết nó là giả, biết mình giả, thì biết ngườicũng giả, do đó các tướng chúng sanh, thọ giả. cũng đều giả, tất cả sự vật cótướng cũng là giả thì không còn bám vào các tướng. Không bám tức là ly, ly tứclà giác. Thật là đơn giản! Chấp thì mê, lìa thì giác, thế nên nói lìa các tướngđó là Phật. Thật là gần! Ðang nắm là chúng sanh, buông ra là Phật. Tại saokhông biết buông bỏ? Không biết ma lực nào cứ bắt chúng ta nắm mà không chịubuông. Biết buông bỏ là Phật, đâu có gì khó, vậy mà cứ nắm giữ để làm chúngsanh rồi chịu luân hồi sanh tử. Thật là mê muội làm sao!

Ngài Tu-bồ-đề nói xong, đức Phật khen ngợi: Ðúng thế, đúng thế, đúng nhưlời ông nói, lìa tất cả tướng là chư Phật. Nếu lại có người được nghe kinhnày không kinh, không hãi, không sợ nên biết người ấy rất là ít có. Trongđoạn trước ngài Tu-bồ-đề nói: Nghe kinh này, thọ trì đọc tụng là ít có. Ðến đâyPhật hạ thấp xuống một tầng nữa: Nghe kinh này không kinh, không hãi, không sợcũng rất là ít có. Vì như trong đoạn trước có ví dụ đem của báu đầy dẫy thếgiới bố thí cũng không bằng trì kinh này, đem thân mạng bằng số cát sông Hằngbố thí cũng không bằng trì kinh này, nghe vậy ai mà không kinh không sợ? Chúngta nghe, hiểu, không kinh, không sợ cũng là việc ít có.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, Như Lai nói đệ nhất ba-la-mật tức không phải đệnhất ba-la-mật ấygọi là đệ nhất ba-la-mật.Ba-la-mật nghĩa là đến bờ kia hay nghĩa là cứukính. Cái cứu kính bậc nhất không phải là cứu kính bậc nhất, bởi vì lập ra cáicứu kính đó cũng là ngôn thuyết. Cứu kính tức là tuyệt đối, nhưng lập cái tuyệtđối cũng là đối với cái tương đối mà lập, nên cũng là hư giả không thật, chỉtùy theo thế gian mà lập thôi, ấy gọi là cứu kính bậc nhất.

Tu-bồ-đề, nhẫn nhục ba-la-mật, Như Lai nói không phải nhẫn nhục ba-la-mậtấy gọi là nhẫn nhục ba-la-mật. Trong lục độ, bố thí, trì giới, nhẫn nhục,tinh tấn, thiền định, trí tuệ, đức Phật nói đến nhẫn nhục ba-la-mật tức là nhẫnnhục cứu kính. Nhẫn nhục cứu kính không phải nhẫn nhục cứu kính, vì trong sựnhẫn nhục còn sức chịu đựng của thân và tâm, mà thân tâm là tướng giả cho nên sứcchịu đựng đó cũng là cái tướng của duyên hợp chớ không thật; dù sự chịu đựng đóđến tột đỉnh cũng vẫn là tướng duyên hợp hư giả, chỉ theo thế gian tạm gọi lànhẫn nhục cứu kính.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, như ta thuở xưa bị vua Ca-lợi cắt đứt thân thể,ta khi ấy không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Vìcớ sao? Thuở trước khi thân bị cắt đứt từng phần nếu ta còn tướng ngã, tướngnhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì nên sanh sân hận! Ðức Phật dẫn rằng: Thuở xưa, có một lầnđức Phật tu hạnh nhẫn nhục, khi vua Ca-lợi đến hỏi: Ngài thật tu hạnh nhẫn nhụckhông? Ngài đáp: Tôi thật tu hạnh nhẫn nhục. Nhà vua liền lấy gươm cắt từngmảnh thịt của Ngài rồi hỏi: Ngài có giận tôi không? Ngài nói: Ta không giận.Phật bảo nếu Ngài còn thấy tướng ngã, tướng nhân thì khi thân bị cắt đứt từngphần, làm sao không giận được. Như chúng ta hiện nay, đừng nói là cắt thịt, giảsử có ai nhổ sợi tóc, sợi râu chúng ta có giận không? Hẳn là giận. Tại sao? Vìtướng ngã lớn quá nên động tới là giận, còn Ngài vì không còn tướng ngã nên cắtthịt cũng không giận. Thế nên người hay sân là ngã to lắm, động tới thân mìnhcũng sân, động tới tên, tới danh dự mình cũng nổi sân.

Lại nữa, Tu-bồ-đề, ta nhớ thuở quá khứ năm trăm đời làm vị tiên nhân nhẫnnhục, khi ấy không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả.Thế nên Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên lìa tất cả tướng mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳngChánh giác, chẳng nên trụ sắc sanh tâm, chẳng nên trụ thanh hương vị xúc phápsanh tâm, nên sanh tâm không chỗ trụ. Nếu tâm có trụ ắt là không phải trụ. Thếnên Phật nói tâm Bồ-tát không nên trụ sắc mà bố thí. Ðến đây đức Phật chỉ cho chúng ta thấyrõ nếu còn trụ nơi ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì còn sân hận, sự nhẫn nhụckhông đến chỗ cứu kính. Ngài nói rằng: Chẳng những trong một đời Ngài đã từngnhẫn nhục, mà cả năm trăm đời Ngài nhẫn nhục đến chỗ cứu kính là do Ngài không cóbốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Vì thế Ngài khuyên tất cả các vịBồ-tát nên lìa tất cả tướng mà phát tâm cầu thành Phật. Kể cả chúng ta bây giờkhi tu cũng nên tập lìa tất cả tướng. Phát tâm cầu thành Phật thì phải lìa tấtcả tướng. Muốn lìa tất cả tướng thì phải làm sao? Không nên trụ tức không nênkẹt nơi sắc sanh tâm bồ-đề, không kẹt nơi thanh hương vị xúc pháp sanh tâmbồ-đề, nên sanh tâm không chỗ trụ, vì còn có chỗ trụ tức là còn kẹt. Tôi thườngthí dụ như trên bàn có bao kiếng, có ly, đồng hồ v.v. năm, bảy vật, nếu tay tôinắm vật này thì tôi mắc kẹt vật này. Khi tay tôi nắm vật là tôi động hay là tôitrụ? Chấp là một hình tướng bám chặt, bám chặt tức là động chớ đâu phải an trụ.Thế nên trong năm, bảy vật ở trên bàn, tôi không nắm một vật nào thì đó mới làan. An trụ như thế mới gọi là tâm bồ-đề. Trái lại, nếu còn bám vào một vật thìtâm còn đang động, động tức là sanh diệt, đâu phải bồ-đề. Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác là tâm bồ-đề viên mãn, mà tâm bồ-đề viên mãn là không dính bất cứ một cáinào. Thế nên đối với cáctướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả hay đối với tất cảpháp sắc thanh hương vị xúc pháp, chúng ta không dính một cái nào thì tâm khôngdính mắc, đó là tâm bồ-đề. Muốn cầu bồ-đề thì phải phát tâm đó, còn nếu tâmduyên theo bất cứ một cái nào cũng không phải là bồ-đề. Như thế quí vị thấy khóhay dễ? Nó có sẵn nơi chúng ta, chỉ không dính tức là không duyên theo cái nào,không kẹt với cái nào thì đó là tâm bồ-đề, không có gì xa lạ cả. Vì thế mà đứcPhật khuyên các vị Bồ-tát, tâm không nên trụ sắc bố thí v.v. tức là không nênbám vào sắc mà phải buông xả.

Bồ-tát vì lợi ích tất cả chúng sanh nên như thế mà bố thí. Vì làm lợi ích chotất cả chúng sanh nên không bám vào một hình tướng nào, hoặc đừng bám vào ngã,nhân, chúng sanh, thọ giả hoặc đừng bám vào sắc thanh hương vị xúc pháp, đó mớilà người chân thật lợi ích cho chúng sanh.

Như Lai nói tất cả tướng tức không phải tướng. Phật xác định rằngtất cả tướng đều là duyên hợp hư giả, nên đều không phải tướng. Lại nói tấtcả chúng sanh tức không phải chúng sanh, vì chúng sanh cũng là hư giả. Cáctướng chỉ cho sắc thanh hương vị xúc pháp, chúng sanh chỉ cho ngã nhân chúng sanhthọ giả. Như vậy cả hai đều hư giả. Hiện nay chúng ta đang kẹt ở chỗ nào? Trongthì ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, ngoài thì sắc thanh hương vị xúc pháp, chỉhai cái đó thôi, mà cả hai Phật đều xác nhận là giả. Cả hai đều giả mà chúng tacứ dính mắc hoài nên làm chúng sanh đờ�i đời.Thử hỏi chừng nào thành Phật, quívị trả lời xem? Chừng nào lìa hết các tướng thì thành Phật, còn khi chưa lìathì chưa thành Phật. Như vậy ai trả lời câu "Chừng nào thành Phật"cho quí vị? Mỗi người phải tự trả lời. Nếu buông được phân nửa thì được phânnửa thành Phật, nếu buông được trọn vẹn thì tin chắc phải thành Phật trọn vẹn.

Này Tu-bồ-đề, Như Lai nói lời chân, lời thật, lời như, lời chẳng dối, lờichẳng khác. Phật xác định rằng lời Ngài nói là chân thật, là như như,là không dối, không khác để cho chúng ta đủ niềm tin, chớ nhiều khi nghe Phậtnói chúng ta còn ngờ vự�c. Phật xác nhận lời Ngài là chân thật v.v. như vậychúng ta chịutin chưa? Lòng từ bi của Phật thật là vô cùng, nói đúng lẽthật rồi mà còn sợ chúng ta không chịu tin nên phải xác nhận lời Ngài là chânthật v.v.

Ngài bảo tiếp: Này Tu-bồ-đề, Như Lai được pháp, pháp này không thật,không hư.Vì pháp Phậtđược không kẹt ở hai bên. Nói hư, nóithật là nói hai bên, mà pháp Phật được là thoát tất cả đối đãi cho nên nói khôngthật, không hư.

Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát tâm trụ nơi pháp mà làm việc bố thí thì nhưngười vào trong tối ắt không thể thấy, nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bốthí như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi thấy được các thứ hìnhsắc. Trong đoạnnày đức Phật nói về hiệu dụng của người làm lợi ích chúng sanh. Nếu chúng talàm lợi ích chúng sanh mà còn kẹt trong cái chấ�p tướng ngã và pháp thì, tuylàm việc phước mà như người có mắt vào nhà tối, tuy có mắt nhưng nào có thấygì! Còn người làm lợi ích chúng sanh mà không chấp tướng thì như người có mắtsáng lại được ánh sáng mặt trời chiếu soi, người đó thấy tất cả không có nghingờ, làm đến đâu thì sáng đến đấy.

Này Tu-bồ-đề, ở đời sau nếu có người thiện nam, thiện nữ hay ở trong kinhnày thọ trì đọc tụng, ắt là Như Lai dùng trí tuệ Phật ắt biết người ấy, ắt thấyngười ấy đều được thành tựu vô lượng vô biên công đức. Ðức Phật xác nhận mộtlần nữa: Về sau nếu người nào hoặc là nam, hoặc là nữ, đối với kinh Kim Cang màthọ trì, đọc tụng thì Phật dùng trí tuệ Phật thấy rõ người này và biết rõ ngườinày sẽ thành tựu công đức vô lượng vô biên không một chút nghi ngờ. Quí vị muốnđược công đức vô lượng vô biên hay không? Nếu muốn được công đức vô lượng vôbiên thì y theo lời Phật dạy mà ứng dụng tu, mà thọ trì, nhất định công đứckhông thể kể hết. Như vậy quí vị thấy công đức nào là tối thượng? Công đức củanhững việc làm bằng hình thức ở bên ngoài với công đức thọ trì kinh Kim Cang,công đức nào tối thượng? Nên rán chọn cái tối thượng mà làm cho xứng công củamình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]