Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ

24/10/201008:44(Xem: 10668)
10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN10

ÂM:

TRANG NGHIÊM TỊNH ÐỘ.

Phật cáo Tu-bồ-đề: Ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Ðăng Phật sở ư pháphữu sở đắc phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Như Lai tại Nhiên Ðăng Phật sở, ư pháp thật vô sở đắc.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Bồ-tát trang nghiêm Phật độ phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêm Phật độ giả, tức phitrang nghiêm, thị danh trang nghiêm.

- Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát Ma-ha tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm,bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưngvô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Tu-bồ-đề, thí như hữu nhân, thân như Tu-di sơnvương, ư ý vân hà? Thị thân vi đại phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đại, Thế Tôn! Hà dĩcố? Phật thuyết phi thân, thị danh đại thân.

DỊCH:

TRANG NGHIÊM TỊNH ÐỘ.

Phật hỏi Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Như Lai thuở xưa ở chỗ đức Phật NhiênÐăng, đối với pháp, có sở đắc chăng?

- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như Lai ở nơi đức Phật Nhiên Ðăng, đối vớipháp, thật không có sở đắc.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Bồ-tát trang nghiêm cõi Phật chăng?

- Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Trang nghiêm cõi Phật tức khôngphải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm.

- Thế nên Tu-bồ-đề, các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh,không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanhtâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia. Tu-bồ-đề, ví như có người thân to nhưnúi Chúa Tu-di (Sumeru), ý ông nghĩ sao? Thân ấy là lớn chăng? Tu-bồ-đề thưa:Rất lớn, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? Phật nói chẳng phải thân, ấy gọi là thân lớn.

GIẢNG:

Trong đoạn này trước tiên đức Phật hỏi ngài Tu-bồ-đề: Thuở xưa, ở chỗ đứcPhật Nhiên Ðăng, đức Phật có pháp để được chăng? Nếu chúng ta đọc tiền thânPhật thì thấy trong đó Phật kể thuở xưa khi Ngài còn tu Bồ-tát hạnh nơi đứcPhật Nhiên Ðăng (Dipamkara-buddha), do Ngài cúng dường, bố thí nên được đứcPhật Nhiên Ðăng thọ ký sau sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni (Sàkyamuni).Như vậy ở nơi đức Phật Nhiên Ðăng, đức Phật Thích-ca đã được thọ ký thành Phật.Nhưng ngài Tu-bồ-đề thưa: Không, ở chỗ đức Phật Nhiên Ðăng, đức Phật thật khôngcó pháp để được. Quí vị thấy như là phủ nhận việc đức Phật đã nói trước kia,phải không? Nhưng không phải. Như đoạn trước nói nếu A-la-hán thấy được đạoA-la-hán là còn tướng ngã, tướng nhân v.v. Như vậy nếu Phật còn thấy có pháp đểđược thì cũng còn tướng ngã, tướng nhân. mà còn tướng ngã, tướng nhân thì làmsao được thọ ký thành Phật? Thế nên ngài Tu-bồ-đề xác định rằng đức Phật ở chỗPhật Nhiên Ðăng thật không có pháp để được.

Tiếp theo đức Phật hỏi ngài Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao, Bồ-tát có trangnghiêm cõi Phật không? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Không. Vì cớ sao? Trang nghiêmcõi Phật, tức không phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm. Tại saokhông phải trang nghiêm ấy gọi là trang nghiêm? Thường trong các kinh Ðại thừahay nói rằng: Người tu Bồ-tát hạnh nên trang nghiêm cõi Phật hay là trangnghiêm Tịnh độ. Muốn trang nghiêm Tịnh độ thì cõi đó ở đâu và chúng ta làm saotrang nghiêm? Về công hạnh đó, trong kinh nói: Mỗi đức Phật đều có hạnh nguyện.Ví dụ đức Phật Di-đà (Amita) có hạnh nguyện Di-đà, đức Phật Thích-ca có hạnhnguyện Thích-ca, hạnh nguyện đó gọi là để trang nghiêm cõi Phật. Vị nào nguyệnlàm hạnh nhẫn nhục viên mãn thì khi tu hạnh nhẫn nhục trong thế gian này là tạonhân trang nghiêm cõi Phật của vị ấy, hoặc tu hạnh bố thíở cõi này, cũng là nhântrang nghiêm cõi Phật của vị ấy về sau. Thế nên những hạnh đó được viên mãn thìcõi Phật trang nghiêm đẹp đẽ phi thường. Chúng ta tu cái nhân ở đây tốt đẹp baonhiêu thì cõi Phật của mình cũng sang cả tốt đẹp bấy nhiêu. Vậy ngay hiện tạichúng ta hành những hạnh hợp đạo lý, đó là chúng ta trang nghiêm cõi Phật.Chúng ta thử lấy ví dụtrong thế gian: Như có người dự trù năm năm nữa sẽ cấtmột cái nhà đẹp. Khi họ dự định như thế thì từ đó về sau họ phải tích lũy tiền,dự trữ sắt, đá v.v. Họ chuẩn bị những vật liệu tốt đầy đủ cho đến ngày xây nhà,đến lúc ấy họ mới thực hiện được một cái nhà đẹp. Như vậy khi chúng ta chuẩn bịnhững vật liệu hoặc tiền bạc tức là chúng ta trang nghiêm cho cái nhà mai sauphải không? Trái lại nếu hiện tại chúng ta không dự trữ cái gì hết, đến khimuốn cất nhà đẹp thì có cất được không?

Trong Phật pháp cũng vậy, khi chư Phật thành Phật rồi, cõi nước các Ngàiđầy đủ công đức vô lượng vô biên là vì khi tu Bồ-tát hạnh các Ngài đã hànhnhững công hạnh, những phước đức để trang nghiêm cõi nước của các Ngài mai sau,đến khi thành Phật thì tất cả đều viên mãn. Như quí vị đọc kinh Di-đà thấytrong kinh diễn tả nơi cõi Cực lạc, cái gì cũng sung mãn, cái gì cũng tốt đẹp,đó là do khi tu hạnh Bồ-tát, đức Di-đà đã nguyện như thế; cho nên mỗi công hạnhcủa Ngài đều hướng về cõi nước của Ngài sau này, đế�n khi viên mãn công hạnhthì được cõi nước trang nghiêm. Ðức Phật muốn khi thành Phật được cõi nướctrang nghiêm thì hiện tại Ngài cũng tập những công hạnh như thế. Vậy Bồ-tát cótrang nghiêm cõi Phật không? Những công hạnh lục độ là trang nghiêm chớ gì?Song ở đây ngài Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn không, vì cớ sao? Trang nghiêm cõiPhật tức không phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm. Bởi vì tất cả cônghạnh của mình đều là tướng hữu vi, mà tướng hữu vi là tướng duyên hợp; đã làtướng duyên hợp thì đâu phải là cố định, là chân thật nên không phải là trangnghiêm, nhưng theo thế tục gọi đó là trang nghiêm. Trên bản chất không phải là trangnghiêm vì là tướng duyên hợp, nhưng trên giả danh đó là trang nghiêm. Nếu thấycó trang nghiêm tức là chấp hành động đó thật, tức phi trí tuệ Bát-nhã. Khôngcó trí tuệ Bát-nhã sao được gọi là Bồ-tát? Vì vậy chúng ta phải thấy rõ thâm ýcủa từng lời kinh, nói trang nghiêm tức không phải trang nghiêm, nếu chúng tathấy thật có trang nghiêm thì cõi Phật của mình là cõi giả dối rồi!

Tiếp đến đức Phật liền nhắc lại một ý, tôi gọi là điệp khúc, tức là nhắclại ý khi Ngài giảng về nghĩa an trụ tâm ở đoạn trước: An trụ tâm là không nêntrụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Ðức Phật bảo: Các Bồ-tát lớn nên như thếmà sanh tâm thanh tịnh. Như thế là sao? Chẳng nên trụ nơi sắc, chẳng nên trụthanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không chỗ trụ mà sanh tâm kia,tứclà đừng kẹt vào sáu trần, đó mới thật là trang nghiêm cõi Phật, mới thật là cứukính của hàng Bồ-tát. Nếu vừa khởi niệm mình làm việc này là trang nghiêm cõiPhật, mình làm việc kia để dành mai sau chẳng hạn thì còn trụ vào sắc, thanh,hương v.v., tức là chưa phải trang nghiêm cõi Phật, chưa phải là Bồ-tát. Thếnên câu không nên kẹt nơi sắc,không kẹt nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, nênkhông chỗ kẹt mà sanh tâm kia, tức là không có chỗ trụ mới đúng là cái tâm thanhtịnh chân thật, bất sanh bất diệt.

Phật dạy tiếp: Này Tu-bồ-đề, như có người thân như núi chúa Tu-di, thânấy lớn chăng? Quí vị thấy chỉ cần nói về kích thước của một cây cột hay là củamột vật gì tương đối hơi lớn như cái nhà chẳng hạn thì thân mình có bằng một câycột không? Chưa bằng. Thân mình có bằng cái nhà không? Cũng không bằng. Thườngtrong kinh nói núi Tu-di là ngọn núi lớn nhất có bốn châu thiên hạ ở chungquanh như Nam Thiệm bộ châu (Jambudvipa) - chỗ chúng ta ở - Bắc Câu Lô châu(Uttara-kuru) v.v. Vậy núi Tu-di khoảng bao lớn? Có người thân lớn bằng núichúa Tu-di chớ không phải núi Tu-di thường. Giả sử có người thân bằng Núi LớnVũng Tàu này thì quí vị tưởng tượng người đó như thế nào? Họ nặng nề, họ đi tớiđâu thì chết thiên hạ tới đó, không có đường sá nào họ đi được phải không? Nếubằng núi chúa Tu di thì quá sức to không thể tưởng tượng. Khi Phật hỏi: Ý ôngnghĩ sao, thân đó lớn chăng, ngài Tu-bồ-đề liền thưa: Bạch Thế Tôn rất lớn. Khinói rất lớn rồi Ngài liền chuyển trở lại: Phật nói không phải thân, ấy mới gọilà thân lớn. Tại sao? Bởi vì nói thân lớn thì e chúng ta tưởng lầm tướng lớntướng nhỏ là thật, thế nên Ngài liền nói "Không phải thân, ấy gọi là thânlớn". Không phải thân nghĩa là thân đó là tướng duyên hợp không thật, donhiều duyên, nhiều yếu tố hợp thành thì nói là lớn, chớ sự thật nó không thậtcó, nếu chúng ta thấy có thân thật thì nó không phải lớn. Ðiều đó để cho chúngta thấy rằng tất cả những tướng ở thế gian dù tướng thân to lớn cũng là tướngduyên hợp hư giả, mà đã là duyên hợp thì không phải thật lớn, chẳng qua nói lớn nói nhỏ là tùy theogiả danh mà nói thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]