Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-Chánh Tín Hy Hữu

24/10/201008:38(Xem: 8392)
06-Chánh Tín Hy Hữu

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN6

ÂM:

CHÁNH TÍN HY HỮU.

Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Phảhữu chúng sanh, đắc văn như thị ngôn thuyết, chương cú, sanh thật tín phủ? Phậtcáo Tu-bồ-đề: Mạc tác thị thuyết. Như Lai diệt hậu, hậu ngũ bách tuế, hữu trìgiới tu phước giả, ư thử chương cú năng sanh tín tâm, dĩ thử vi thật, đương trithị nhân bất ư nhất Phật, nhị Phật, tam tứ ngũ Phật nhi chủng thiện căn, dĩ ưvô lượng thiên vạn Phật sở, chủng chư thiện căn. Văn thị chương cú, nãi chínhất niệm sanh tịnh tín giả, Tu-bồ-đề, Như Lai tất tri, tất kiến thị chư chúngsanh đắc như thị vô lượng phước đức. Hà dĩ cố? Thị chư chúng sanh vô phục ngãtướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giảtướng, vô pháp tướng diệc vô phipháp tướng. Hà dĩ cố? Thị chư chúng sanh, nhược tâm thủ tướng tắc vi trước ngã,nhân, chúng sanh, thọ giả. Nhược thủ pháp tướng tức trước ngã, nhân, chúngsanh, thọ giả. Hà dĩ cố? Nhược thủ phi pháp tướng tức trước ngã nhân chúng sanhthọ giả. Thị cố bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp. Dĩ thị nghĩa cố, NhưLai thường thuyết: Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, phápthượng ưng xả, hà huống phi pháp.

DỊCH:

CHÁNH TÍN ÍT CO.٠

(Người tin đúng rất ítcó).

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, vả lại có chúng sanh đượcnghe những lời nói và chương cú như thế, sanh lòng tin chân thật chăng? Phậtbảo Tu-bồ-đề: Chớ nói như thế. Sau khi Như Lai diệt độ, sau khoảng năm trămnăm, có người giữ giới, tu phước, đối với những chương cú này hay sanh lòng tincho đây là thật, nên biết người ấy không phải ở nơi một đức Phật, hai đức Phật,ba, bốn, năm đức Phật gieo trồng căn lành mà đã ở chỗ vô lượng ngàn muôn đứcPhật gieo trồng căn lành. Người nghe chương cú này cho đến một niệm sanh lòngtin thanh tịnh, này Tu-bồ-đề, Như Lai ắt biết, ắt thấy các chúng sanh ấy đượcvô lượng phước đức như thế. Vì cớ sao? Vì các chúng sanh ấy không còn có tướngngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, không có tướng pháp cũngkhông tướng phi pháp. Vì cớ sao? Vì nếu các chúng sanh ấy, tâm còn chấp tướng làcòn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu còn chấp tướng pháp tức còn chấpngã nhân chúng sanh thọ giả. Vì cớ sao? Nếu còn chấp tướng phi pháp tức cònchấp ngã nhân chúng sanh thọ giả. Thế nên không nên chấp pháp, không nên chấp phipháp. Bởi do nghĩa ấy, Như Lai thường nói: Tỳ-kheo các ông nên biết, ta nóipháp ví dụ như chiếc bè, pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp.

GIẢNG:

Trong đoạn này đức Phật dạy thêm: Người nào nghe kinh này sanh niềm tinthì người đó đã có những duyên lành như thế nào. Trước tiên do ngài Tu-bồ-đềgợi ý, Ngài hỏi Phật rằng: Có những chúng sanh nào được nghe chương cú này sanhlòng tin chân thật chăng? Những chúng sanh nghe Phật nói những lời� như thế, họcó tin chăng? Ðức Phật xác nhận: Sau khi Phật nhập Niết-bàn khoảng năm trăm nămcó những người biết giữ giới, biết tu phước, ngay nơi kinhKim Cang, họ sanhniềm tin cho là thật, là đúng thì nên biết người đó không phải chỉ gieo trồngcăn lành ở một, hai, ba, bốn, năm Ðức Phật mà đã gieo trồng căn lành ở chỗ ngànmuôn đức Phật rồi. Qua lời xác định của đức Phật, quí vị kiểm lại xem mình đãgieo trồng căn lành bao lâu? Nơi bao nhiêu đức Phật?

Ðức Phật xác nhận là nếu ngay những lời Phật dạy mà người nào tin quảquyết đó là thật thì người đó đã gieo trồng căn lành ở chỗ vô lượng ngàn muônđức Phật rồi! Như vậy chúng ta có tủi thân là mình mới phát tâm tu hay không? Haylà chúng ta đã gieo trồng căn lành nơi nhiều chư Phật, nhưng tại chúng ta tuhành lôi thôi nên bây giờ còn sót lại đây? Hiện nay nếu chúng ta cố gắng tunữa, dần dần sẽ có ngày mình đến, chớ không có căn lành thì nghe kinh này khôngtin nổi. Ngày nay chúng ta nghe mà tin được và quả quyết là Phật nói đúng chânlý, đủ niềm tin là đã có căn lành từ lâu rồi. Song đã gieo trồng căn lành ởnhiều đời chư Phật mà còn lang thang ở đây, thật đáng tủi hổ quá phải không?Tuy nhiên chúng ta cũng có chút hãnh diện là đã có căn lành chớ không phải mìnhlà con số không, mà đã có căn lành rồi nếu quyết chí tu, chúng ta có thể tiếnđược chớ không đến nỗi phải lui sụt. Do tin như thế, chúng ta có thể cố gắngtiến tới.

Tiếp theo đức Phật hạ thấp xuống một tầng nữa. Ngài bảo: Giả sử như cónhững người nghe lời dạy đây, chỉ sanh một niệm, một niệm thôi, một niệm tintrong sạch thì người đó sẽ được Phật thấy biết chắc chắn người đó được công đứcvô lượng. Ðó là cái thấy biết của Phật như thế chớ không phải Ngài nói suông.Quí vị có được một niệm tin trong sạch chưa? Nghe lời dạy như vậy mà được mộtniệm tin trong sạch đã là công đức vô lượng rồi. Vì cớ sao? Vì những chúng sanhđó không còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Tại sao?Vì một niệm tin trong sạch là tin rằng nếu chúng ta còn một niệm tức là còn mộtchúng sanh chưa độ được. Vậy là còn ngã, còn nhân, còn chúng sanh, còn thọ giả.Trái lại nếu tất cả chúng sanh được độ vào vô dư Niết-bàn rồi thì tướng ngã,tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả đâu còn, nên nói không còn nhữngtướng đó.

Ðức Phật lại bảo thêm: Không còn tướng pháp và cũng không còn tướng phipháp nữa. Thường trong nhà Phật nói pháp là đúng pháp, phi pháp là không đúngpháp, cũng như chúng ta nói pháp là phải, phi pháp là quấy, việc phi pháp làviệc tà, việc sai quấy. Pháp và phi pháp, hai tướng đó không còn nữa. Vì cớsao? Nếu tâm còn chấp tướng thì còn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọgiả. Nếu còn chấp tướng pháp thì cũng còn chấp tướng ngã, nhân, chúngsanh, thọ giả. Pháp là phải, nếu còn chấp phải thì cũng còn ngã, nhân, chúngsanh, thọ giả. Thí dụ việc đó là việc phải, tôi làm việc phải hay ai làm việcphải? Hoặc tôi làm hoặc người làm? Nếu có người làm việc phải thì người đối vớimình tức có nhân là có ngã, trái lại có ngã là có nhân. Thế nên chấp cái phảilà thật thì cũng có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả; chấp cái quấy là thật thìcũng có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Vậy chẳng những chúng ta không chấp vàocái tướng của tâm niệm mình mà cũng không nên chấp pháp phải và quấy. Có nhiềukhi mình không chấp các tướng mà chấp điều phải điều quấy là thật. Các tướng làkhông thật còn điều phải quấy có thật hay không? Phải quấy cũng là cái giả địnhcủa một thời thôi. Tùy theo mỗi thời đặt việc này là phải thì chúng ta thấy nóphải, đặt việc kia là quấy thì chúng ta thấy nó quấy, chớ đâu có gì là cố định.Nếu chúng ta chấp có một cái cố định, đó cũng là chấp pháp mà chấp pháp là cũngcòn chấp ngã. Ngã và pháp không tách rời nhau được. Chấp pháp và phi pháp làchấp pháp; chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả là chấp ngã. Hai cái chấp nàydứt sạch thì mới an lành giải thoát. Thế nên trong đoạn sau, đức Phật bảo: Nhưta thường nói Tỳ-kheo các ông nên biết, ta nói pháp ví dụ như chiếcbè, pháp còn nên bỏ huống là phi pháp.

Thí dụ như chúng ta cho những câu chuyện tầm phào ở thế gian là những lờinói bậy, là phi pháp, còn những lời dạy trong kinh sách là lời vàng ngọc đúngpháp. Nhưng chấp phi pháp là thật cũng bệnh, chấp pháp là thật cũng bệnh! Do đóđức Phật dạy rằng: Lời Phật nói dụ như chiếc bè giúp người qua sông. Khi chưaqua khỏi bờ mê thì chiếc bè rất quí, khi nương chiếc bè qua đến bờ giác rồi,chiếc bè có còn giá trị gì nữa không? Trong kinh A-hàm đức Phật ví dụ ở bên nàybờ sông có giặc cướp đuổi hại người, có người chạy tránh giặc cướp, muốn qua bờsông bên kia là chỗ an lành, không tai họa. Bấy giờ họ mới chặt tám cây kếtthành bè (tám cây ví dụ cho Bát chánh đạo) rồi nương chiếc bè qua được bên kiabờ sông. Khi qua đến nơi, người đó bước lên bờ, dĩ nhiên chiếc bè phải bỏ lại. Nhưvậy Bát chánh đạo là pháp của Phật nói mà khi đến bờ giác còn phải bỏ huống nữalà việc phi pháp, điều sai quấy bậy bạ. Song hiện giờ, phi pháp quí vị bỏ được chưa?Như vậy nếu nói với quí vị thì phải nói thế nào? Phi pháp còn chẳng bỏ huống làpháp! Phật thì bảo: Pháp còn phải bỏ huống là phi pháp. Quí vị thì trái lại phipháp, tức là những chuyện nói xằng nói bậy không có nghĩa gì, còn bỏ không đượchuống là pháp, là cái hay, làm sao bỏ nổi! Như vậy chúng ta ngược lại với Phật!

Tóm lại qua đoạn này, trước hết đức Phậtnêu lên người tu hành mà tin đượccác lời Phật nói trong kinhKim Cang là đã gieo trồng căn lành sâu dầy rồi. Ðoạnthứ hai đức Phật bảo rằng đúng ra người tin được kinh này thì phải thấy rõ tấtcả tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả đều không thật. Chẳng những bốn tướngkhông thật mà phải thấy tất cả tướng thế gian đều không thật và tất cả phápphải và không phải cũng đều không thật. Thấy được như vậy người đó mới đúng làtin kinh này một cách chân chánh. Ðây là phá chấp ngã và chấp pháp vì ngã làgiả dối thì pháp cũng là giả dối. Nếu chúng ta biết ngã giả dối nhưng còn chopháp là thật, đó cũng là bệnh. Lời Phật nói chỉ có giá trị khi chúng ta còn mêvà khi chúng ta nhờ lời nói đó thoát khỏi mê lầm rồi thì phải bỏ lời đó đi. Quívị thấy chỉ có Phật mới dám nói như vậy, chớ ở thế gian chưa có ai dám nói nhưthế. Chúng ta thấy rõ giá trị Phật pháp là ở chỗ không để chúng ta kẹt trongmột cái chấp nào. Lời Phật dạy là phương thuốc trị bệnh, bệnh lành thì bỏthuốc. Nghe ngôn ngữ phải biết ứng dụng để tu, chớ không nên bám vào ngôn ngữcho đó là cứu kính, kiếp kiếp đời đời giữ hoài không bỏ thì vô tình chúng ta bị kẹt.

Ðến bờ thì phải bỏ bè, nhưng nếu chưa đến bờ mà vội bỏ bè thì đó là điềuhiểm nguy. Thế nên việc quan trọng là chúng ta phải nhận đúng lẽ thật, phảibiết mình đang ở vị trí nào, mình là người đến bờ hay là người mới sửa soạnbước xuống bè. Nếu vừa sửa soạn bước xuống bè thì rán kiếm dây ràng bè cho chắcđể nhờ nó đưa mình qua sông, còn nếu mình đã đến bờ rồi thì chiếc bè trở thànhvô nghĩa, bỏ nó không chút tiếc nuối. Người học đạo phải sáng suốt như thế, chớđừng lầm lẫn hai vị trí đó, chưa tới bờ mà đã vội bỏ bè, hay đến bờ rồi mà còngiữ chiếc bè; cả hai đều là bệnh, đều lầm lẫn, hiểu vậy là chúng ta hiểu đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]