Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13-Như Pháp Thọ Trì

24/10/201008:47(Xem: 10813)
13-Như Pháp Thọ Trì

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN13

ÂM:

NHƯ PHÁP THỌ TRÌ.

Nhĩ thời Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ðương hà danh thử kinh, ngãđẳng vân hà phụng trì? Phật cáo Tu-bồ-đề: Thị kinh danh vi Kim Cang Bát-nhãba-la-mật, dĩ thị danh tự nhữ đương phụng trì. Sở dĩ giả hà? Tu-bồ-đề! Phật thuyếtBát-nhã ba-la-mật tức phi Bát-nhã ba-la-mật, thị danh Bát-nhã ba-la-mật.Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai hữu sở thuyết pháp phủ? Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:Thế Tôn! Như Lai vô sở thuyết.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tam thiên đại thiên thế giới, sở hữu vi trần, thịvi đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn!

- Tu-bồ-đề! Chư vi trần, Như Lai thuyết phi vi trần thị danh vi trần. NhưLai thuyết thế giới phi thế giới thị danh thế giới. Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khảdĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩcố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhịtướng.

- Tu-bồ-đề, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, dĩHằng hà sa đẳng thânmạng bố thí, nhược phục hữu nhân ư thử kinh trung nãi chí thọ trì tứ cú kệđẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phước thậm đa.

DỊCH:

ÐÚNG PHÁP THỌ TRÌ.

Khi ấy ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là tên củakinh này, chúng con làm sao phụng trì? Phật bảo Tu-bồ-đề: Kinh này tên là KimCang Bát-nhã Ba-la-mật, do danh tự ấy ông nên phụng trì. Vì cớ sao? NàyTu-bồ-đề, Phật nói Bát-nhãba-la-mật tức không phải Bát-nhã ba-la-mật, ấy gọi làBát-nhã ba-la-mật. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có nói pháp chăng? Tu-bồ-đềbạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, Như Lai không có nói pháp.

- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tam thiên đại thiênthếgiới có bao nhiêuvi trần, ấy là nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều!

- Này Tu-bồ-đề, các vi trần Như Lai nói không phảivitrần, ấy gọi là vitrần. Như Lai nói thế giới không phảithếgiớiấygọilà thế giới. Này Tu-bồ-đề, ýôngnghĩsao? Có thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng?

- Bạch Thế Tôn không vậy! Không thể do ba mươi hai tướng được thấy NhưLai. Vì cớ sao? Như Lai nói ba mươi hai tướng tức không phải ba mươi hai tướngấy gọi là ba mươi hai tướng.

- NàyTu-bồ-đề nếu có người thiện nam, người thiện nữ đem thân mạng nhiềunhư cát sông Hằng để bố thí, hoặc lại có người ở trong kinh này cho đến thọ trìbốn câu kệ v.v. vì người khácnóithìphướcnàyrấtlànhiều.

GIẢNG:

Kinh này tên là Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật.Như tôi đã nói trongđoạn trước Kim Cang là chỉ cho kim cương của thế gian, vì kim cương là chất quívà cứng nhất hay phá hoại mọi kim loại khác mà các thứ khác không phá hoại đượcnó. Trí tuệ Bát-nhã là trí tuệ bất sanh bất diệt hay phá hoại tất cả pháp sanhdiệt của thế gian, hay thấu suốt được tất cả các pháp sanh diệt của thế gian,nên ví dụ trí tuệ đó nhưlà kim cương, do đó nói là Kim Cang Bát-nhã. Trí tuệ đólà trí tuệ cứu kính viên mãn nên nói là ba-la-mật. Như vậy tên kinh này là trítuệ thấu suốt tất cả pháp và trí tuệ đó được tròn đầy, được viên mãn. Vậy ngườiphụng trì phải phụng trì như thế, tức là phải sống được với cái trí tuệ đó mớigọi là phụng trì kinh này hay thọ trì kinh này. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, Phậtnói Bát-nhã ba-la-mật tức không phải Bát-nhã ba-la-mật ấy gọi là Bát-nhãba-la-mật. Khi nói đến Bát-nhã ba-la-mật tức là trí tuệ cứu kính thì khôngphải là trí tuệ cứu kính, bởi vì còn có ngôn thuyết là còn có giả danh giảtướng không phải là thật thể, vì thế nên không phải là Bát-nhã ba-la-mật, nhưngtùy theo thế gian mà lập danh nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật.

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có nói pháp chăng? Tu-bồ-đề bạchPhật rằng: Bạch Thế Tôn, Như Lai không có nói pháp. Quí vị thấy thầy trò nói chuyện nghesao khó hiểu quá! Phật đang giảng kinh mà hỏi Như Lai có thuyết pháp không thìNgài Tu-bồ-đề trả lời rằng Như Lai không có thuyết pháp. Tại sao đang giảngkinh mà nói không có thuyết pháp? Quí vị hẳn nhớ đoạn trước nói còn thấy có sởđắc là còn có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Ở đây nếu còn thấy mình nói kinhthì còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, thế nên nói Phật không nói pháp.

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêuvi trần, ấy là nhiều chăng? Tôi không muốn nói tam thiên đại thiên thế giới equí vị khó hiểu. Quả địa cầu (hay trái đất) có bao nhiêu hạt bụi, bụi nhiềukhông? Quí vị trả lời xem? Ngài Tu-bồ-đề thưa rằng: Bạch Thế Tôn, rất nhiều! -Này Tu-bồ-đề, các vi trần Như Lai nói không phải vi trần, ấy gọi là vi trần.Sao lạ vậy? Vi trần là những hạt bụi rất nhỏ. Trong đoạn trước quí vị thấy đứcPhật hỏi: Thân nhưnúi Tu-di Chúa có lớn chăng? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Rất lớn,nhưng Ngài nói thêm: Không phải thân, ấy gọi là thân lớn. Lớn như núi Tu-di haynhỏ như hạt bụi đức Phật cũng bảo không phải hạt bụi, ấy gọi là hạt bụi. Tạisao? Thường chúng ta cứ nghĩ rằng cái lớn là do duyên hợp còn cái nhỏ như hạtbụi đâu phải do duyên hợp. Chúng ta cứ tưởng những khối đất có là do những hạtbụi hợp lại, hạt bụi là đơn vị cuối cùng của một khối đất, nhưng không ngờ chínhhạt bụi đó cũng chưa phải là cuối cùng nữa. Hiện nay khoa học chứng minh chochúng ta thấy đơn vị nhỏ như hạt bụi vẫn là một hợp thể do các đơn vị khác họp lại.Ngay đến nguyên tử cũng chưa phải là đơn vị cuối cùng. Như thế mới thấy rõ lờiPhật dạy: Phàm những gì có tướng dù nhỏ như hạt bụi cũng đều là tướng duyên hợp.Thế nên ở đây Ngài nói: Vi trần không phải là vi trần ấy mới gọi là vi trần. Vitrần cũng là tướng duyên hợp cho nên chỉ giả danh mà gọi là vi trần, nhưng sựthật nó không phải là một nguyên thể, một đơn vị cuối cùng.

Như Lai nói thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới. Nói thế giới thì dễ hiểu rồi vì nó toquá, thế giới là tướng duyên hợp. Qua hai đoạn này chúng ta thấy rõ, lớn nhưthế giới cũng là tướng duyên hợp không có tự thể, thật nhỏ như vi trần cũng làtướng duyên hợp không tự thể, nên không phải thế giới, vi trần, ấy tạm gọi là thếgiới, là vi trần.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, cóthể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng? Bạch Thế Tôn, không vậy, khôngthể do ba mươi hai tướng được thấy Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai nói ba mươihai tướng tức không phải ba mươi hai tướng, ấy gọi là ba mươi hai tướng.Ban đầu đức Phật nói vi trần, là những đơn vị hợp thành thế giới, rồi Ngài nóiđến thế giới; vi trần là tướng duyên hợp không thật thì thế giới cũng là tướngduyên hợp không thật. Ðến thân Phật có thật hay không? Nhiều khi phân tích bênngoài thì thấy không thật nhưng đến khi trở về mình liền thấy là thật, đó làcái bệnh của phàm phu chúng ta. Thí dụ cái đồng hồ không thật vì mở từng cáichốt, từng bộ phận ra thì không có cái đồng hồ, chúng ta biết nó không thật, nhưngchúng ta đâu có tự mở chúng ta được phải không? Vì vậy cứ thấy mình là thật!Ðức Phật phân tích thế giới vi trần bên ngoài rồi trở về ngay nơi thân Ngài để chỉdạy chúng ta. Ngài hỏi có thể do ba mươi hai tướng thấy Như Lai không? Thườngchúng ta thấy trong sử diễn tả đức Phật có tám mươi vẻ đẹp và ba mươi hai tướngtốt. Nhưng khi đặt câu hỏi: Phải do ba mươi hai tướng tốt mà thấy Như Lai chăngthì ngài Tu-bồ-đề trả lời là không thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai.Tại sao? Vì ba mươi hai tướng không phải ba mươi hai tướng ấy gọi là ba mươihai tướng. Như vậy để chúng ta đừng lầm cho thân này là thật. Phật là tánh giáckhông sanh không diệt, là trí tuệ kim cang không sanh không diệt, còn ba mươihai tướng là tướng sanh diệt. Nếu cho ba mươi hai tướng là Phật thì Phật làsanh diệt rồi, thế nên không thể do ba mươi hai tướng thấy Như Lai. Tại sao? VìNhư Lai nói rằng ba mươi hai tướng không phải ba mươi hai tướng, ấy gọi là bamươi hai tướng. Ba mươi hai tướng là tướng duyên hợp nên nó không có tự thể, nókhông thật nhưng tùy theo giả danh của thế gian, gọi là ba mươi hai tướng. Bamươi hai tướng của Phật còn không có thật thể thì cái thân không có đượcmột tướng tốt nào, không có được một điểm đáng kể của chúng ta có thật đượckhông? Vậy mà chúng ta thấy nó là thật! Thân Phật có tám mươi vẻ đẹp, ba mươihai tướng tốt mà Ngài còn bảo là giả, huống nữa là cái thân xấu xí của chúng tamà là thật được sao? Vậy mà ai cũng chấp nó là thật, cứ bám vào nó rồi vì nótạo không biết bao nhiêu thứ nghiệp.

Này Tu-bồ-đề, nếu có người thiện nam, thiện nữ đem thân mạng nhiều nhưcát sông Hằng để bố thí, hoặc lại có người ở trong kinh này cho đến thọ trì bốncâu kệ v.v. vì người khác nói thì phước này rất là nhiều. Phước này hơn phướccủa người kia, tức là hơn phước của người bố thí thân rất nhiều. Ở đây, quí vịthấy lời dạy của Phật có hệ thống rõ ràng. Trước hết Ngài phân tích thân bamươi hai tướng của Phật là giả, thân Phật là giả thì thân của chúng ta đâu cóthật. Vì không thật nên đem thân này nhiều như cát sông Hằng ra bố thí cũngkhông bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Kim Cang là trí tuệ chân thật, còn thânnày là tướng duyên hợp hư giả, dù đem bao nhiêu thân mạng hư giả cũng khôngsánh được với trí tuệ chân thật. Chúng ta cho thân mạng là của báu tối thượng,nhưng đem bao nhiêu thân mạng hư giả đó ra bố thí cũng không bằng trì bốn câukinh Kim Cang. Ðoạn này chỉ phước của người trì kinh hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]