Pháp Thể Nhập Tri Kiến Phật Kinh Pháp Hoa
Nguồn: Phổ Nguyệt
Yếu Chỉ của kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay thường gọi là Pháp Hoa là muốn nêu lên hoài bảo của Phật là Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật. Theo bản dịch chánh văn của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh ghi trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải của Thiền Sư Thích Thanh Từ, chúng tôi chỉ nêu trích ra một phần có liên hệ đến cốt tủy của kinh. Những phẩm tựa trình bày phần tổng quát hiện tượng và bản thể vũ trụ pháp giới. Phẩm hai đến phẩm mười, Phật chỉ rõ sự thấy biết của Ngài. Phẩm mười một đến hai mươi hai, Phật dạy pháp thị ngộ Phật Tri Kiến, chỗ thâm áo để tu hành. Phẩm hai mươi ba đến hai mươi tám, Phật chỉ cách thể nhập Phật Tri Kiến. Tuy vậy, chúng tôi chỉ nêu lên cốt tủy của kinh ở phần ngộ nhập Tri Kiến Phật, một phương pháp nắm bắt thực tướng hay tánh giác có sẳn nơi mỗi người.
"Từ phẩm Hiện Bảo Tháp tới phẩm hai mươi hai, Phật chỉ rõ tánh giác hằng soi sáng mà không hình tướng nên khó chỉ khó nhận. Giống như không khí tối cần thiết cho lẽ sống của sinh vật. Vì vậy Phật mượn những hình ảnh biểu trưng để chỉ cho chúng ta ngầm nhận ra Tri Kiến Phật. Nên phẩm Hiện Bảo Tháp, phẩm Đề Bà Đạt Đa...nêu ra những hình ảnh biểu trưng cho Tri Kiến Phật có sẵn muôn thuở không mất ở nơi mỗi người, khi người tin nhận thì nó hiện tiền. Ở đây mang tính cách giải bày nêu ra phần khai, thị, ngộ, nhập, kỳ thật toàn bộ kinh đều chỉ cho mọi người nhận ra nơi thân năm uẩn này có sẵn Tri Kiến Phật 'c6t chớ không có nơi nào khác."
Sau khi Phật chỉ rõ sư thấy biết Ngài với khai mờ qua những phẩm Tựa, Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Gỉai, Thọ Ký... thì phẩm Hiện Bảo Tháp là bắt đầu tthị ngộ Tri Kiến Phật. Tri Kiến Phật, là Phật Tánh hay Tánh Giác. Chúng ta cần biết kết cấu của Tâm, từ đó phân biệt được thế nào là Tâm Thức (Giác Thức), Tâm Trí (Giác Trí) và Giác Trí Tuệ. Giác Trí tuệ còn gọi là Tánh Giác hay Tri Kiến Phật.
I. Kết Cấu của Tâm Thức
Rất cần thiết khi phân biệt Thức và Trí, quan trọng hơn nữa khi nhận biết thế nào là Vọng Tâm và Chân Tâm. Chúng ta cần biết rõ ràng cách thức cấu kết của Tâm Trí để thực hành đúng các pháp môn của Phật, nhất là ngồi Thiền. Do đó, sự phân biệt Cảm Giác (Sensation), Giác Thức (Perception hay Consciousness) Giác Trí (Cognition) và Giác Trí Tuệ (Pure Cognition) hay Tri Kiến Phật là cần thiết.
a). Nhận Diện (Sensation).
Ngủ giác quan là phương tiện tiếp xúc với trần cảnh để nhận diện ảnh hay hay bóng dáng của trần cảnh. Đó là chúng ta cảm giác được hình ảnh của sự vật qua ngũ giác quan mà thôi. Thí dụ, khi ta thấy con bò là thấy hình ảnh con bò ở võng mạc cuả mắt mà thôi. Đó là CẢM GIÁC. Nhắc lại, (Về thị giác) khi ta nhìn con bò, hình ảnh con bò hội tụ ở võng mạc của mắt, truyền dẩn bởi thị giác thần kinh lên não, lức đó ta mới nhận diện được hình ảnh con bò. Khi có thời gian thì sự vật chạy dài trong không gian, với ảnh ta vừa thấy đó không còn là ảnh thật nữa (Sắc tức thị không: Sắc lập tức (Một sát na) biến thành không thật nữa. Hể có thời gian thì có không gian. Sự vật huyễn hóa theo thời gian và ảnh không còn thật trong không gian. Vậy, khi nhận diện được hình ảnh (thấy), ấn tượng chấn động lực(nghe), không khí hay hơi (ngửi), ấn tượng kích thích (nếm), hình ảnh tiếp giáp của da hay cơ thể (xúc) là thể không của đối tượng qua tiền ngũ căn. Thí dụ, như thị giác, sự vật chiếm cứ trong không gian (hư không) một dung thể không: sự vật và dung thể không của nó khắng khít nhau như một, thì thể không của nó là hình ảnh sự vật được hội tụ ở võng mạc mắt khi mắt nhìn sự vật. Do đó khi thấy sự vật cụ thể ở trong không gian là thấy hình ảnh của nó ở võng mạc của mắt mà thôi.
b). Nhận Thức (Perception).
Khi chúng ta cảm giác hình ảnh sự vật thì lúc đó chúng ta mới nhận biết được (perceive) tên sự vật. Sự vật có tên mà ta nhận thức đó là GIÁC TH¬¬ƯC (hay Tâm Thức: Consciousness hay Perception) chạy dài theo thời gian. Khi nhận thức ngay niệm đầu một sát na và không có kéo dài thời gian nữa là ta có giác thức nguyên sơ (niệm đầu) hay là chơn thức (pure perception or true consciousness). Hình ảnh con bò là thể không được nhận thức bởi tâm trí (tâm trí cũng cùng thể không.) Tâm và vật đồng thể không, nên sự nhận thức mới thành hình. Lục căn phối hợp với lục trần (thể không) sanh ra lục thức. Lục thức không có thực thể, Phật gọi là lục tặc, vì thức là nghiệp. Dòng tâm thức luôn trôi chảy không ngừng nghỉ. Nó không có khởi điểm cũng như kết thúc và nó dính nhiều pháp trần làm cho dòng tâm thức luôn ô nhiễm và vẩn đục.
c). Tri Thức (Cognition).
Trong đời sống hằng ngày, ta thường nhận thức sự vật bằng ngũ giác quan. Khi ta tri nhận (cognize) sự vật đã nhận thức, ta có tri thức (Cognition). Trong quá trình tri nhận sự vật trong hiện tại (Với cảm giác), quá khứ hay tương lai (với ý thức), cả ba thời chúng ta tri nhận được sự vật mới có GIÁC TRÍ (hay Tâm Trí). Giác Trí nầy là Tư Tưởng, Suy Nghĩ, Lý Luận v.v. theo thời gian. Nó là sự lập lại của tâm thức hay tri nhận các thức nên nó tạo ra nghiệp thức. Nên ta có thể gọi là tâm duyên ý mã vì tư tưởng chúng ta lúc nào cũng ẩn hiện trong tâm trí từng giây từng phút liên tục, chỉ trừ có những động lực khác hay pháp môn có khả năng chận dừng được vọng tưởng đó.
c).Giác Trí Tuệ hay Tri Kiến Phật (Pure Cognition).
Trong kinh Pháp Hoa Phật dạy thị nhập Tri Kiến Phật hay thực hành Giác Trí Tuệ đề được thành Phật đạo. Thực ra Tri Kiến Phật là Tánh Giác có thể thực hiện trong tứ oai nghi. Vậy Tánh Giác là tri nhận đầu nguồn của Giác Trí và xa lìa nó ngay. Nói rõ hơn là khi chúng ta nhận thức niệm đầu của Cảm Giác (Sensation) để có Giác Thức nguyên sơ (Pure Perception hay first consciousness), lập tức tri nhận Giác Thức nguyên sơ ấy để được Giác Trí (Cognition là Giác Trí có thời gian) và xa lìa giác trí ngay mới có Giác Trí Tuệ hay Tri Kiến Phật (Vô thời gian). Vì Tri Kiến Phật là Tri Thức Nguyên Thủy (Pure Cognition) của Chân Trí (Vô thời không). Thí dụ, chúng ta thấy con voi là giác thức hay tâm thức, vì thấy hình ảnh đối tượng hay con vật trước (Cảm Giác) rồi nhận thức (perceive) con vật đó là con voi (hay biết được là con voi, biết nầy thấy biết của căn, luôn luôn đi kèm theo cảm giác, nên thấy con voi, biết tên đối tượng là cái thức hay tâm thức hay giác thức. Nên thức là thực tại duyên khởi hay giả danh mà thôi). Rồi chúng ta tri nhận (dùng ý trí) giác thức ấy để có giác trí. V853?y khi chúng ta nhận thức niệm đầu của con voi (thấy biết con voi đầu tiên) là ta có giác thức nguyên sơ, lập tức ta tri nhận (Hay Biết: Cognize chớ không phải là perceive) giác thức nguyên sơ ấy để Tri Kiến Phật và phải xa lìa cái biết ấy nữa thì mới có Tánh Giác toàn diện.
II. Cốt Tủy của Kinh Pháp Hoa
a). Phần Thị Ngộ Tri Kiến Phật
Từ phẩm Trì tới phẩm Chúc Lụy, Phật dạy: nam nữ bình đẳng có Thật Tánh như nhau. Muốn được an an lạc hạnh, thì an trụ nơi bón pháp: 1) "Hành xứ". Nếu vị đại Bồ Tát an trụ nơi nhẫn nhục hòa dịu, khéo thuận mà không vụt chạc, lòng cũng chẳng kinh sợ, lại ở nơi pháp không phân biệt mà quán tướng như thật của các pháp cũng chẳng vin theo, chẳng phân biệt, đó gọi là chỗ "Hành xứ" của Bồ Tát. 2) Trụ "Thân cận xứ" là chẳng gần gủi kẻ chơi việc hung hiểm hạng người tăng thượng mạn v.v...phải thấu suốt nhân quả, giới luật phải nghiêm minh. Vị đại Bồ Tát quán sát "Nhứt thiết pháp không như thiệt tướng" chẳng điên đảo, chẳng động, chẳng thói, chẳng chuyển, như hư không. 3) Lại chẳng nên hí luận các pháp có chỗ tranh cải. Phải ở nơi tát cả chúng sanh, khởi tưởng đdại bi.. Với tất cả chúng sanh đều bình đẳng nói pháp. Vì thuận thuận theo pháp nên chẳng nói nhiều, chẳng nói ít, nhẫn đến người rất ưa pháp cũng chẳng vì nói nhiều. 4). Hành giả tri kinh Pháp Hoa tại gia hay xuất gia sanh lòng tứ lớn, còn hàng Bồ tát sanh lòng bi lớn. Kinh pháp Hoa này là tạng bí mật, của các đức Phật Như Lai vì kinh Pháp hoa là chỉ Tri Kiến Phật nên chỉ cho người rất khó, vì nó không có tướng mạo, vượt ngoài ngôn ngữ. Song nó hằng hiện hữu nơi mỗi người, là tạng Như Lai. Khi căn lành tròn đủ, sạch hết các ma chướng lúc đó mới thấy được tạng bí mật này. Vì (Tùng địa dũng xuất) cái thấy biết của chính mình (Trí Vô Sư), chứ không phải Trí Hữu Sư, là Trí do mình học hỏi, tức là cái mình Biết tự nhiên của mỗi người. Đó lả Như Lai Thọ Lượng, cái không sanh không diệt, có sẳn nơi mọi người, thường hằng, nên công đức không thể nghĩ bàn, tùy theo công đức trì kinh và truyền bá kinh Pháp Hoa mà được sáu căn thanh tịnh do trở về sống với Tri Kiến Phật, thanh tịnh trong sáng, mới được công đức như vậy. Không thể Phân Biệt Công Đức, vì ngưới trì kinh Pháp Hoa là trở về sống với Pháp thân không hình tướng không sanh không diệt, nên công đức không thể nghĩ bàn. Bồ Tát đều có tâm bình đẳng giáo hóa, không chối bỏ người nào kẻ chống đối cũng như người mến thương. Như vậy, Bồ Tát Thường Bất khinh trì kinh và truyền bá kinh Pháp Hoa rất đơn giản nhưng hợp với lý kinh, nên lợi ích không thể lường. Như Lai Thần Lực, có đ0ủ thần thông vượt hẳn sức người, là Tri Kiến Phật có sẳn nơi mỗi người chúng sanh. Nếu ai biết quay lại sống với Tri Kiến Phật nơi mình thì sẽ được diệu dụng không thể nghĩ bàn. Tới đây Phật dặn dò (chúc lụy) đệ ba theo lời dạy của Phật, khi được chỉ cho biết thị ngộ Tri Kiến Phật rồi thì phải thực hành.
b). Phần Thể Nhập Tri Kiến Phật
Phần Thể Nhập Tri Kiến Phật, thiết tưởng cần đến kỷ thuật hay phương pháp thực hành để nắm bắt Tri Kiến Phật. Thật vậy, sau khi được Phật Khai (Chỉ Cho Biết kinh nghiệm của Ngài), Thị Ngộ (Dạy chỗ thâm áo để tu hành hay những đặc điểm của Tri Kiến Phật hay Tánh Giác), và pháp Thể Nhập Tri Kiến Phật, tức pháp công phu. Khi chúng sanh hiểu rõ pháp học, đối với tha nhân (lợi tha, giác tha), đối với mình (tự lợi, tự giác) bằng giới luật nghiêm minh, thì pháp hành kinh Pháp Hoa mới đạt cứu cánh là thành Phật đạo. Trước hết phải coi thường thân tứ đại (Sắc uẩn), phá thọ ấm (là hai phẩm Dược Vương Bồ Tát Bởn Sự và Diệu Âm Bồ Tát), đến tưởng ấm là phẩm Phổ Môn. Tưởng ấm là nguồn gốc của khổ đau, vọng niệm tư tưởng. Phá tưởng ấm bằng cách xoay lại tánh nghe của mình. Khi xoay lại nghe tánh nghe của mình, thì mọi niệm tưởng dừng, khi niệm tưởng dừng thì kinh sợ hết, thì khổ đau không còn. Nên Bồ Tát Quán Thế Âm cứu cho chúng sanh hết khổ. Vậy khi nghe một âm thanh, ta biết có tánh nghe, tức là khi nghe một âm thanh ta xoay lại nghe (biết) tánh nghe (nhĩ thức) của mình, tức Nhập được Tri Kiến Phật. Tuy nhiên muốn giữ được thâm tâm và Bồ Đề tâm hay là duy trì Tri kiến Phật bền lâu, hành giả nên tiếp tục đọc tâm chú để tránh kẻ hở cho tưởng thức xen vào. Tâm chú Đà La Ni tức khi đọc chú ta Biết có niệm chú. Đó là phá hành ấm. Hoặc giả khi thể nhập Tri Kiến Phật rồi, là lúc xa lìa Tri Kiến đó và tiếp tục nghe lại tánh nghe khác. "Hành trình thể nhập tri kiến Phật là sự miên mật Thắp sáng hiện hữu trong từng khoảnh khắc của từng tánh nghe( Tâm Thức), sống tĩnh giác với sự xoay chiều về Tâm Trí và Vô Thời Gian." Cuối cùng phá luôn thức ấm tức là chuyển thức thành trí hay giác trí, mà phải vượt khỏi thời gian để thể nhập Tri Kiến Phật và miên mật thắp sáng Tri Kiến Phật mãi.
III. Kết Luận
Thể nhập được Tri Kiến Phật là vượt khỏi thời không làm cho tâm thức trở thành tâm trí, trong sáng thanh thản tức là giải thoát khổ đau nhân quả luân hồi. Hành giả đã vượt qua mọi chướng ngại, mà phần lợi tha chưa được viên mãn. Vì vậy mà phải khởi lòng từ làm lợi ích chúng sanh bằng cách lao mình vào trong cảnh khổ đau, chỗ khó khăn, hiểm trở, để giáo hóa cho chúng sanh được giác ngộ. Như Bồ Tát Phổ Hiền với hạnh nguyện lớn đi giáo hóa chúng sanh, tức là Sai Biệt Trí thấy được căn cơ sai biệt của chúng sanh, giáo hóa đúng trình độ của họ sớm được thức tĩnh, tiến tu không lui sụt. Khi công hạnh tự giác và giác tha được viên mãn thì thành tựu quả Phật. Vậy khi hành giả nắm vững lý kinh Pháp Hoa , thấy rõ pháp tu, rồi y cứ đó mà tu hành. Thể Nhập Tri Kiến Phật, giữ được Thâm Tâm chí đến Bồ Đề Tâm là vượt khỏi thời không là giác ngộ Niết Bàn.
* Nhận Thức niệm đầu của Cảm Giác thành Chơn Thức. Tri nhận Chơn thức ấy để được Giác Trí và xa lìa (Vô thời gian)Giác Trí đó để có Giác Trí Tuệ hay Tri Kiến Phật.
* Nghe lại (Biết) tánh Nghe của mình là Thể Nhập Tri Kiến Phật (Vô thời gian bằng Tâm Chú Đà La Ni).
* Nắm bắt thực tướng của vạn hữu (Thể Nhập Tri Kiến Phật) là sự vượt khỏi thời không làm cho Tâm trở nên trong sáng thanh thản, tức là giải thoát khổ đau, nhân quả, luân hồi.
Tham Khảo
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải. Thiền Sư Thích Thanh Từ, xuất bản Phật Lịch 2542 - 1998.