Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa

31/10/201917:59(Xem: 4625)
Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa

KINH LĂNG GIÀ

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

MỤC 6:

THUYẾT TƯỚNG

TÔNG THÔNG:

 

2). TƯỚNG VỌNG TƯỞNG

     CHẲNG THẬT:

 

     Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết tướng vọng tưởng chẳng thật. Vọng tưởng đã chẳng thật, do đâu mà sanh khởi? Pháp gì gọi là vọng tưởng chẳng thật? Ở trong pháp nào có vọng tưởng chẳng thật?

     Đức Phật bảo Đại Huệ:

- Lành thay, lành thay! Ngươi khéo hỏi Như Lai những nghĩa như thế, là thương xót tất cả Trời, Người thế gian, khiến họ được nhiều lợi ích và nhiều an lạc. Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

     Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:

- Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.

     Đức Phật bảo Đại Huệ:

- Mỗi mỗi nghĩa lý là mỗi mỗi vọng tưởng chấp trước chẳng thật, dó đó sanh khởi vọng tưởng. Đại Huệ! Người chẳng biết tự tâm hiện lượng, đọa kiến chấp hữu và vô, chấp trước năng nhiếp sở nhiếp, tăng trưởng kiến chấp của ngoại đạo. Do tập khí vọng tưởng, chấp trước đủ thứ nghĩa lý của ngoại đạo, đối với pháp Tâm (1), Tâm số (2) vọng tưởng chấp trước, cho là chỗ nhân duyên sanh khởi của ngã và ngã sở.

     Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Nếu mỗi mỗi nghĩa lý mỗi mỗi chẳng thật, do tập khí vọng tưởng, chấp trước những pháp tâm và tâm số mà sanh khởi kiến chấp ngã và ngã sở. Thế Tôn! Nếu như thế thì mỗi mỗi tướng nghĩa của ngoại đạo, đọa tướng hữu và vô, lìa tướng thấy, lìa tánh phi tánh. Thế Tôn! Đệ Nhất Nghĩa cũng thế, lìa tướng nhân căn lượng (3) thí dụ phân biệt. Thế Tôn! Tại sao chỉ có một chỗ nghĩa vọng tưởng chẳng thật của ngoại đạo thì mỗi mỗi tánh vọng tưởng chấp trước sanh, mà chấp trước chỗ Đệ Nhất Nghĩa thì vọng tưởng bất sanh? Nói một sanh (ngoại đạo), một bất sanh (Phật), há chẳng phải Thế Tôn thuyết tà Nhân Luận ư?

     Đức Phật bảo Đại Huệ:

- Chẳng phải vọng tưởng một sanh một bất sanh. Tại sao? Vì bậc Thánh vọng tưởng hữu vô bất sanh, nên ngoài hiện tánh phi tánh, do giác được tự tâm hiện lượng mà vọng tưởng bất sanh. Đại Huệ! Ta nói mỗi tướng vọng tưởng tự tâm của phàm phu, vì trước kia đã tạo nghiệp chấp trước phân biệt, nên mỗi mỗi tánh tướng vọng tưởng sanh. Nay muốn khiến phàm phu ngộ pháp vốn Vô Sanh, phải lìa kiến chấp ngã và ngã sở, lìa kiến chấp vọng tưởng năm pháp tự tánh, thì thân tâm chuyển biến, thấu rõ cảnh giới Cứu Cánh Nhất Thiết Địa của Như Lai tự giác, do nhân duyên này nên ta nói vọng tưởng từ chấp trước mỗi nghĩa chẳng thật mà sanh. Nếu ngộ nghĩa như thật thì chẳng sanh, mà được giải thoát mỗi mỗi vọng tưởng của tự tâm.

 

GIẢI NGHĨA:

(1) Pháp Tâm: Gồm Tâm và Tâm sở như sau:
1. TÂM:S: citta, hṛdaya, vijñāna; Thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, có nhiều nghĩa:
1- Tâm được xem đồng nghĩa với Mạt-na (s: manas) và Ý Thức (s: vijñāna), Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm trí.
2- Trong luận A-tì-đạt-ma câu-xá, tâm được xem như một thể riêng biệt, trên thể đó thế giới hiện tượng xuất hiện.
3- Trong Duy thức tông, tâm được xem là A-lại-da thức (s: ālayavijñāna), là Tạng thức, gốc của tất cả mọi hiện tượng tâm trí. Theo quan điểm này, thì toàn bộ vũ trụ này chính là ”tâm thanh tịnh” của thực tại tối thượng và là ”vô thuỷ vô minh” của mọi hiện tượng nhị nguyên.
Tâm là Tâm pháp, là các hiện tượng tâm lý vnhận thức (Duy Thức Học gọi là TÂM VƯƠNG), gồm có 8 THỨC: Nhãn thức (Mắt thấy biết cảnh vật), Nhĩ thức (Tai nghe biết âm thanh), Tị thức (Mũi ngửi biết mùi hương), Thiệt thức (Lưỡi nếm biết vị), Thân thức (Thân xúc chạm biết cảm giác), Ý thức (Thức thứ 6: ý biết các cảm tưỏng và ảnh tượng),  Mạt-na thức (Thức thứ 7: mang vào và mang ra tin tức, suy lường chấp ngã), A-lại-da thức (Thức thứ 8: giữ gìn chủng tử và phát hiện ra vạn pháp).

2. TÂM S:
Tâm Sở: (S, P: cetasika): Còn gọi là Tâm Sở Hữu Pháp (s: caitta-dharma), là những yếu tố phụ thuộc vào tâm, gắn liền với một nhận thức (s: vijñāna). Nhận thức đây cũng được gọi là Tâm Vương (s: citta-rāja), là hoạt động tâm thức chủ yếu đang sinh khởi và khởi lên đồng thời với nhận thức đó, có thể gọi là bản đồ tâm lý của con người.
     Mọi sự sống dưới “Ngũ Uẩn” (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) thì A-tì-đạt-ma của Thượng toạ bộ đề cập 3 khía cạnh, nói đến sự Hiện Hữu (s: bhava) là: Tâm (citta), Tâm Sở (cetasika) và Sắc (rūpa).

-Tâm Sở gồm Thụ (vedanā), Tưởng (saṃjñā) và 50 Hành (saṃskāra), cộng là 52 Tâm Sở; trong đó, 25 có Tính cao cả (thiện và trung tính), 14 là Bất thiện (akuśala), 13 Bất định, tuỳ thuộc vào tâm (thức) mà chúng tương ưng.
     Trong Duy thức tông, phân biệt 51 loại tâm sở, Đại sư Vô Trước (asaṅga) phân chia 51 Tâm Sở thành sáu loại trong Đại thừa A-tì-đạt-ma luận (abhidharmasamu-ccaya) gồm:      

I: 5 Biến hành tâm sở (sarvatraga), năm loại tâm pháp lúc nào cũng hiện hành cùng với một tâm vương, gồm có: 1. Xúc (sparśa), 2. Tác ý (manaskāra), 3. Thụ (vedanā): cảm nhận, 4. Tưởng (saṃjñā): nh, 5. Tư (cetanā): suy nghĩ.
II: 5 Biệt cảnh tâm sở (viniyata) năm loại tâm pháp xác định ngoại cảnh: 1. Dục (chanda), 2. Thắng giải (adhimokṣa) hiểu rõ ràng, 3. Niệm (smṛti), 4. Định (samādhi), 5. Huệ (prajñā) biết nương theo cảnh khác nhau mà sinh khởi.
III: 11 Thiện tâm sở (kuśala): 1. Tín (śraddhā), 2. Tàm (hrī): thẹn khi lỗi, 3. Quý (apatrāpya): hổ khi kém, 4. Vô tham (a-lobha), 5. Vô sân (adveṣa), 6. Vô si (amoha), 7. Tinh tn (vīrya), 8. Khinh an (praśrabdhi), 9. Bất phóng dật (apramāda), 10. Xả (upekśā): bình đẳng, 11. Bất hại (avihiṃsā).
IV: 6 Căn bản phiền não tâm sở (mū-lakleśa): 1. Tham (rāga), 2. Hận (pratigha), 3. Mạn (māna): tự phụ, 4. Vô minh (avidyā), 5. Nghi (vicikit-sā), 6. Kiến (dṛṣṭi) cũng được gọi là Ác kiến gồm: Thân kiến (satkāyadṛṣṭi): chấp ta, Biên kiến (tagrĂhadṛṣṭi): chấp một bên, Tà kiến (mith-yādṛṣṭi) chấp sai, Kiến thủ kiến (dṛṣṭiparā-marśa): chấp 3 thứ trên, Giới cấm thủ kiến (śīlavrata-pa-rāmarśa): hành 3 thứ trên.
V: 20 Tuỳ phiền não tâm sở
(upakleśa): 1. Phẫn (krodha): c
ộc cằn; 2. Hận (upanāha): uất ức, 3. Phú (mrakṣa): che dấu, đạo đức giả, 4. Não (pradāśa): phiền nhiễu; 5. Tật (īrṣyā): ganh ghét, 6. Xan (mātsarya): ích kỉ; 7. Siểm (māyā): gièm siểm, 8. Cuống (śāṭhya): gian lừa; 9. Kiêu (mada): không phục tùng, 10. Ác (vihiṃsā), 11. Vô tàm (āhrīkya): không t thẹn khi có lỗi, 12. Vô quý (anapa-trāpya, anapatrapā): không biết xấuhổ khi kém người, 13. Hôn trầm (styāna): tâm chìm đắm, lừ đừ, 14. Trạo cử (auddhatya): không yên, 15. Bất tín (āśraddhyā), 16. Giải đãi (kausīdya): biếng nhác, 17. Phóng dật (pramāda), 18. Thất niệm (muṣitasmṛtitā): quên, 19. Tán loạn (vikṣepa), 20. Bất chính tri (asaṃ-prajanya): hiểu biết sai.
VI: 4 Bất định tâm sở (aniyata), bất định bởi vì các tâm sở này thay đổi giá trị tuỳ theo các tâm vương, gồm: 1. Hối (kaukṛtya): hối hận, 2. Miên (middha): gục ngủ, 3. Tầm (vitarka): suy nghĩ nông cạn, 4. Tứ (vicāra), suy nghĩ sâu xa.

Tóm lại PHÁP TÂM gồm TÂM và TÂM S:TÂM là tâm vương, gồm tám thứ thức là tám tâm vương, chấp cho là ta (ngã); TÂM S gồm năm mươi mốt thứ cho là cái của ta (ngã sở), như tham, sân, si v.v....

(3) Căn lượng: Căn nguyên đánh giá nhận thức đối tượng.

(4) Tâm lượng:Là tâm suy lường, so đo phân biệt nọ kia.

 

     Đoạn 2, Mục 6, Quyển 3 này, Bồ Tát Đại Huệ thắc mắc do đâu vọng tưởng chẳng thật sinh khởi, pháp gì gọi là vọng tưởng chẳng thật, ở trong pháp nào có vọng tưởng chẳng thật? thỉnh Phật thuyết tướng vọng tưởng chẳng thật. Đức Phật bảo vì Ngài thương xót tất cả Trời, Người thế gian, khiến họ được nhiều lợi ích và an lạc nên giảng rõ điều này là mỗi nghĩa lý, mỗi chấp trước chẳng thật, là sinh khởi vọng tưởng.

     Đức Phật bảo Bồ Tát Đại Huệ rằng: “Mỗi mỗi nghĩa lý là mỗi mỗi vọng tưởng chấp trước chẳng thật, dó đó sanh khởi vọng tưởng. Đại Huệ! Người chẳng biết tự tâm hiện lượng, đọa kiến chấp hữu và vô, chấp trước năng nhiếp sở nhiếp, tăng trưởng kiến chấp của ngoại đạo. Do tập khí vọng tưởng, chấp trước đủ thứ nghĩa lý của ngoại đạo, đối với pháp Tâm (1), Tâm số (2) vọng tưởng chấp trước, cho là chỗ nhân duyên sanh khởi của ngã và ngã sở”.

Nghĩa là người chẳng biếttâm nhận biết chưa suy xét đã nhận thức đối tượng (tự tâm hiện lượng), rơi vào (đọa) chấp thật (kiến chấp) Có và Không, chấp thật thụ nhận và chỗ thu nhận (năng nhiếp sở nhiếp), là tăng trưởng kiến chấp của ngoại đạo. Do thói quen (tập khí) vọng tưởng, chấp thật đủ thứ nghĩa lý, đối với tâm của tám thức (pháp Tâm) và 51 tâm sở vọng tưởng chấp thật, là chỗ nhân duyên sinh khởi cái ta và cái của ta (ngã và ngã sở).

     Bồ Tát Đại Huệ lại hỏi đại ý rằng: Nếu mỗi nghĩa lý chẳng thật, do tập khí vọng tưởng, chấp trước những pháp tâm và tâm sở mà sinh khởi chấp thật ta và cái của ta (ngã và ngã sở), như thế thì mỗi tướng nghĩa của ngoại đạo rơi vào (đọa) tướng Có và Không, nên phải lìa tướng thấy, lìa ý niệm một bản tính cố hữu là một nhận thức sai lầm (tánh phi tánh). Chân lý tuyệt đối (Đệ Nhất Nghĩa) cũng thế, lìa tướng nhân duyên (nhân), lià Sáu Căn (căn), lìa đo lường phân biệt (lượng). Tại sao chỉ có một chỗ nghĩa vọng tưởng chẳng thật của ngoại đạo thì mỗi tánh vọng tưởng chấp thật sinh, mà chấp trước chỗ Đệ Nhất Nghĩa thì vọng tưởng không sinh, nên nói một đằng sinh (ngoại đạo), một đằng không sinh (Phật), như  thế chẳng phải Thế Tôn thuyết tà Nhân Luận sao?

     Đức Phật giảng rằng: “- Chẳng phải vọng tưởng một sanh một bất sanh. Tại sao? Vì bậc Thánh vọng tưởng hữu vô bất sanh, nên ngoài hiện tánh phi tánh, do giác được tự tâm hiện lượng mà vọng tưởng bất sanh”. Nghĩa làchẳng phải với ý một bên sinh vọng tưởng một bên không sinh, mà bậc Thánh không sinh vọng tưởng Có Không vì ngoài hiện tượng ý niệm một bản tính cố hữu là một nhân thức sai lầm (tánh phi tánh), do biết (giác) đượctâm nhận biết chưa suy xét đã nhận thức đối tượng (tự tâm hiện lượng) mà vọng tưởng không sinh.

     Đức Phật giảng tiếp: “Ta nói mỗi tướng vọng tưởng tự tâm của phàm phu, vì trước kia đã tạo nghiệp chấp trước phân biệt, nên mỗi mỗi tánh tướng vọng tưởng sanh. Nay muốn khiến phàm phu ngộ pháp vốn Vô Sanh, phải lìa kiến chấp ngã và ngã sở, lìa kiến chấp vọng tưởng năm pháp tự tánh, thì thân tâm chuyển biến, thấu rõ cảnh giới Cứu Cánh Nhất Thiết Địa của Như Lai tự giác, do nhân duyên này nên ta nói vọng tưởng từ chấp trước mỗi nghĩa chẳng thật mà sanh. Nếu ngộ nghĩa như thật thì chẳng sanh, mà được giải thoát mỗi mỗi vọng tưởng của tự tâm”.

     Nghĩa là mỗi tướng vọng tưởng tự tâm của phàm phu, vì trước kia đã tạo nghiệp chấp trước phân biệt, nên các tính tướng vọng tưởng sinh. Nay muốn khiến phàm phu ngộ pháp vốn Vô Sinh, phải lìa chấp thật ta và cái của ta (ngã và ngã sở), lìa chấp thật vọng tưởngTướng, Danh, Phân biệt, Chính trí, Như như (lìa năm pháp tự tánh), thì thân tâm chuyển biến, thấu rõ cảnh giới tính biết thường hằng soi sáng (Tri kiến Phật), trí Phật biết tất cả, biết cùng tột (Cứu Cánh Nhất Thiết Địa) của Như Lai tự giác. Do nhân duyên này nên nói vọng tưởng từ chấp trước mỗi nghĩa chẳng thật mà sinh; nếu ngộ nghĩa như thật thì chẳng sinh, mà được giải thoát vọng tưởng của tự tâm.

 

3). KỆ TƯỚNG VỌNG TƯỞNG:

 

(Còn tiếp)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]