Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 29: Khổ lạc

02/05/201113:07(Xem: 6487)
Phẩm 29: Khổ lạc

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BỐNPHÁP
29.PHẨM KHỔ LẠC

KINHSỐ 1
Nghenhư vậy:

Mộtthời, đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Naycó bốn hạng người xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn?Hoặc có người trước khổ, sau vui; hoặc có người trướcvui sau khổ; hoặc có người trước khổ sau khổ; hoặc cóngười trước vui, sau vui.

«Thếnào là người trước khổ sau vui? Hoặc có một người sinhnhà ti tiện, hoặc dòng sát nhân[170], hoặc giới thợ thuyền,hoặc sinh nhà tà đạo, cùng các giới bần khổ khác, áo cơmkhông đủ. Tuy họ sinh vào những nhà đó, nhưng người kialại không có tà kiến, thấy rằng ‘Có bố thí, có ngườinhận, có đời này, có đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn, cócha, có mẹ, đời có A-la-hán, người lãnh thọ giáo pháp,cũng có quả báo thiện ác.’ Nếu thấy có nhà nào rất giàu,thì họ biết đó nhờ báo đức bố thí, báo không phóng dậtngày xưa. Hoặc họ lại thấy nhà không áo cơm, biết nhữngngười này không tạo đức bố thí thường gặp bần tiện.‘Nay ta lại gặp bần tiện, không có áo cơm, đều do ngàyxưa không tạo phước, mê hoặc người đời, hành pháp phóngdật. Duyên báo ác hạnh này, nay gặp nghèo hèn áo cơm khôngđủ.’ Khi thấy Sa-môn, Bà-la-môn tu pháp thiện, người ấyliền hướng về sám hối, sửa đổi những việc làm xưa.Nếu có của dư, đem chia cho người. Người này sau khi quađời sinh về xứ thiện, lên trời. Nếu sinh cõi người thìlắm tiền nhiều của báu, không thiếu hụt. Hạng ngườinày gọi là trước khổ sau vui.

«Hạngngười nào trước vui sau khổ? Ở đây, hoặc có một ngườisinh vào nhà hào tộc, hoặc dòng sát-lợi, hoặc dòng trưởnggiả, hoặc nhà dòng họ lớn; hoặc sinh vào các nhà giàu sang,áo cơm đầy đủ. Nhưng người đó thường ôm lòng tà kiếntương ưng cùng biên kiến. Họ thấy như vầy, ‘Không cóbố thí, không có người nhận, cũng không có báo đời nàyđời sau, cũng không có cha mẹ, đời không có [655b01] A-la-hán,cũng không có người tác chứng, lại cũng không có báo thiệnác.’ Người đó có những tà kiến như vậy. Khi thấy nhàgiàu sang, họ nghĩ, ‘Người này lâu nay vẫn có của báunày; người nam đã lâu vẫn là người nam, người nữ đãlâu vẫn là người nữ, súc sanh đã lâu vẫn là súc sanh.›Người ấy không thích bố thí, không giữ giới luật. Khithấy sa-môn, bà-la-môn vâng giữ giới, người này nổi sânnhuế nghĩ, ‘Người ấy hư nguỵ, nơi nào sẽ có phướcbáo ứng?’ Người này sau khi qua đời sinh vào trong địangục. Nếu được làm người thì sinh vào nhà bần cùng, khôngcó áo cơm, thân thể loã lồ, cơm áo thiếu thốn. Hạng ngườinày gọi là trước vui sau khổ.

«Hạngngười nào trước khổ sau khổ? Ở đây, có người sinh vàogia đình bần tiện, hoặc dòng sát nhân*, hoặc giới thợthuyền; hoặc sinh vào những gia đình hạ liệt, không có áocơm. Nhưng người này thân ôm tà kiến, cùng tương ưng vớibiên kiến, nên họ thấy như vầy, ‘Không bố thí, khôngcó người nhận, cũng không có báo thiện ác đời này đờisau, cũng không có cha mẹ, đời không A-la-hán.’ Người ấykhông thích bố thí, không vâng giữ giới. Khi thấy sa-môn,bà-la-môn, người ấy liền nổi sân nhuế đối với các bậcHiền thánh. Người này thấy người nghèo thì cho rằng đãvậy từ lâu; thấy người giàu thì cho rằng đã vậy từlâu; thấy cha, xưa đã là cha; thấy mẹ, xưa đã là mẹ. Ngườinày sau khi qua đời sinh vào trong địa ngục. Nếu sinh cõingười thì rất là nghèo hèn, áo cơm không đủ. Hạng ngườinày gọi là trước khổ sau khổ.

«Thếnào là hạng người trước vui sau vui? Ở đây, hoặc có mộtngười sinh vào nhà giàu sang, hoặc dòng sát-lợi, hoặc dòngbà-la-môn, hoặc sinh vào dòng quốc vương, hoặc sinh dòng trưởnggiả, cùng sinh vào gia đình lắm tiền nhiều của. Nơi sinhra không bị thiếu hụt. Người này sinh vào những nhà nhưvậy, nhưng người này lại có chánh kiến không có tà kiến.Họ có cái thấy này: ‹Có bố thí, có người nhận, có đờinày đời sau, đời có sa-môn, bà-la-môn, cũng có báo thiệnác, có cha có mẹ, đời có A-la-hán.’ Người này khi thấygia đình giàu sang lắm tiền nhiều của, liền nghĩ thầm,‘Người này có được là nhờ ngày xưa bố thí.’ Hoặclại thấy nhà nghèo hèn thì nghĩ, ‘Người này trước kiado không bố thí. Nay ta nên tuỳ thời bố thí, [655c01] chớđể sau này sinh nhà nghèo hèn.’ Vì vậy nên người này thườngthích bố thí cho người. Người này nếu thấy sa-môn đạosĩ thì tuỳ thời thăm hỏi sức khỏe, cung cấp y phục, đồăn thức uống, giường nằm, thuốc men trị bệnh; thảy đềubố thí hết. Nếu sau khi mạng chung tất sinh xứ thiện lêntrời. Nếu cõi người tất sinh vào nhà giàu sang, lắm tiềnnhiều của. Hạng người này gọi là trước vui sau vui.»

Bấygiờ, có một Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

«Conthấy chúng sanh đời này trước khổ sau vui; hoặc ở đờinày có chúng sanh trước vui sau khổ; hoặc ở đời này cóchúng sanh trước khổ sau khổ; hoặc có chúng sanh trước vuisau vui.»

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo kia:

«Cónhân duyên này, khiến loài chúng sanh trước khổ sau vui; lạicũng có chúng sanh này trước vui sau khổ; lại cũng có chúngsanh này trước khổ sau khổ; lại cũng có chúng sanh này trướcvui sau vui.»

Tỳ-kheobạch Phật:

«Lạivì nhân duyên gì trước vui sau khổ? Lại vì nhân duyên gìtrước khổ sau vui? Lại vì nhân duyên gì trước khổ sau khổ?Lại vì nhân duyên gì trước vui sau vui?»

ThếTôn bảo:

«Tỳ-kheonên biết, nếu người sống trăm tuổi. Giả sử đúng mườilần mười như vậy, người ấy sống thọ hết đông, hạ,xuân, thu. Này Tỳ kheo, người ấy trong một trăm năm tạocác công đức, rồi một trăm năm tạo các ác nghiệp, tạocác tà kiến. Một thời gian sau, người ấy mùa đông đượcvui, mùa hạ chịu khổ. Nếu trăm năm công đức đầy đủchưa từng bị thiếu; rồi ở trong vòng trăm năm nữa, ngườiấy tạo các tà kiến, tạo hạnh bất thiện; nó trước chịutội kia, sau thọ phước nọ.

“Nếulúc nhỏ làm phước, lúc lớn gây tội, thì đời sau lúc nhỏhưởng phức, lúc lớn chịu tội.

“Nếulúc nhỏ tạo tội, lớn lên cũng tạo tội, thì người ấykhi đời sau trước khổ sau cũng khổ.

“Nếulại lúc nhỏ tạo các công đức, bố thí phân-đàn,[171] (lớnlên cũng tạo các công đức cũng bố thí phân đàn)[172], thìđời sau người ấy trước vui sau cũng vui.

“Nàychư Tỳ-kheo, đó gọi là vì nhân duyên này trước khổ màsau vui, cũng do nhân duyên này trước vui mà sau khổ, cũng donhân duyên này trước khổ sau cũng khổ, cũng do nhân duyênnày trước vui sau cũng vui.”

Tỳ-kheobạch Phật:

“Quảvậy,[173] bạch Thế Tôn, nếu có chúng sanh nào muốn trướcvui mà [656a1] sau cũng vui thì nên hành bố thí để cầu trướcvui sau cũng vui.”

ThếTôn bảo:

“Thậtvậy, Tỳ-kheo, như những lời ông nói. Nếu có chúng sanh nàomuốn thành tựu Niết-bàn, và đạo A-la-hán cho đến Phậtquả thì ở trong đó phải hành bố thí, tạo công đức.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóbốn hạng người xuất hiện ở đời. Những gì là bốn?Hoặc có người thân vui tâm không vui; hoặc có người tâmvui thân không vui; hoặc có người tâm cũng không vui, thâncũng không vui; hoặc có người thân cũng vui tâm cũng vui.

“Nhữngngười nào thân vui tâm không vui? Ở đây, người phàm phutạo phước, đối với bốn sự cúng dường như y phục, đồăn thức uống, giường nằm, thuốc men trị bệnh, không gìthiếu thốn; nhưng không thoát các đường địa ngục, ngạquỉ, súc sanh, cũng lại không thoát khỏi trong ác thú. Đâygọi là người thân vui tâm không vui.

“Nhữngngười nào tâm vui thân không vui? Chỉ những vị A-la-hán khôngtạo công đức. Ở đây, trong bốn sự cúng dường, tự mìnhkhông thể tự lo xong, không bao giờ có được. Chỉ thoátkhỏi các đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Giống nhưTỳ-kheo La-hán Duy Dụ.[174] Đó gọi là người này tâm vuithân không vui.

“Nhữngngười nào thân cũng không vui, tâm cũng không vui? Là ngườiphàm phu không tạo công đức, không thể có được bốn sựcúng dường như y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm,thuốc men trị bệnh, lại không thoát khỏi các đường địangục, ngạ quỉ, súc sanh. Đó gọi là người này thân cũngkhông vui, tâm cũng không vui.

“Nhữngngười nào thân cũng vui, tâm cũng vui? Chỉ cho các A-la-hántạo công đức, bốn sự cúng dường không gì thiếu thốnnhư y phục, đồ ăn thức uống, giường chiếu, thuốc mentrị bệnh. Lại thoát khỏi các đường địa ngục, ngạ quỉ,súc sanh. Đó chính là Tỳ-kheo Thi-ba-la[175].

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là thế gian có bốn hạng người này. Chonên Tỳ-kheo nên cầu phương tiện, như Tỳ-kheo Thi-ba-la.

“CácTỳ-kheo hãy học những điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ Đà, nước Xá-vệ.

[656a29]Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói về bốn phước của Phạm thiên.[176] Sao gọi làbốn? Thiện nam tử, thiện nữ nhân nơi chưa dựng tháp[177],ở nơi đó mà xây tháp. Đó gọi là phước thứ nhất củaPhạm thiên. Lại nữa, thiện nam tử, thiện nữ nhân tu sửachùa cũ. Đó gọi là phước thứ hai của Phạm thiên. Lạinữa, thiện nam tử, thiện nữ nhân tạo sự hòa hợp Thánhchúng. Đó gọi là phước thứ ba của Phạm thiên. Lại nữa,khi Như Lai[178] sắp chuyển pháp luân, chư thiên, người đờikhuyến thỉnh chuyển pháp luân. Đó gọi là phước thứ tưcủa Phạm thiên. Đó gọi là bốn phước của Phạm thiên.”

Lúcbấy giờ, có một Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Phướccủa Phạm thiên rốt ráo là nhiều hay ít?”

ThếTôn bảo:

“Lắngnghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, nay Ta sẽ nói.”

CácTỳ-kheo đáp:

“Kínhvâng.”

ThếTôn bảo:

“CõiDiêm-phù-đề[179] từ Đông Tây, bảy ngàn do tuần, Nam Bắchai vạn một ngàn do tuần, địa hình giống như chiếc xe.Ở trong đó, công đức có được của chúng sanh cũng bằngcông đức của một vị Chuyển luân Thánh vương.

“Lạicó cõi tên Cù-da-ni dọc ngang ba mươi hai vạn dặm, địa hìnhnhư nửa mặt trăng. Các Tỳ-kheo nên biết, công đức củanhân dân trong cõi Diêm-phù-đề và một Chuyển luân Thánhvương so với người ở đó thì chỉ bằng phước của mộtngười thôi.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, Phất-vu-đãi dọc ngang ba mươi sáu vạn dặm,địa hình vuông vức. Nếu tính phước của hai cõi Diêm-phù-đềvà Cù-da-ni thì không bằng phước của một người cõi Phất-vu-đãinày.

“Tỳ-kheonên biết, Uất-đơn-viết, dọc ngang bốn mươi vạn dặm,địa hình giống như mặt trăng tròn. Nếu tính phước củanhân dân trong ba cõi trên thì cũng không bằng phước củamột người ở cõi Uất-đơn-viết.

“Tỳ-kheonên biết, nếu tính phước của nhân dân bốn thiên hạ, khôngbằng đức của Tứ thiên vương. Nếu tính phước nhân dânbốn thiên hạ cùng cõi Tứ thiên vương thì cũng không bằngphước của cõi Tam thập tam thiên. Nếu tính phước của bốnthiên hạ, Tứ thiên vương, cùng Tam thập tam thiên, cũng khôngbằng phước của một vị Thích Đề-hoàn Nhân. Nếu tínhphước của bốn thiên hạ, Tứ thiên vương, Tam thập tam cùngThích Đề-hoàn Nhân, cũng không bằng phước một Diễm thiên.Nếu tính phước bốn thiên hạ, Tứ thiên vương, Tam thậptam, Thích Đề-hoàn Nhân cùng Diễm thiên thì cũng không bằngphước trời Đâu-suất. Nếu tính phước bốn thiên hạ …cho đến phước trời Đâu-suất thì cũng không bằng phướctrời Hóa tự tại. [656c01] Nếu tính phước bốn thiên hạ,cho đến trời Hóa tự tại cũng chẳng bằng phước trờiTha hóa tự tại. Nếu tính phước từ bốn thiên hạ cho đếncõi trời Tha hóa tự tại cũng chẳng bằng phước đức củaPhạm thiên vương.

“Tỳ-kheonên biết, phước của Phạm thiên như vậy. Nếu có thiệnnam tử, thiện nữ nhân nào cầu phước đó, theo đây mà suylường. Cho nên, này Tỳ-kheo, muốn cầu phước Phạm thiên,nên tìm cầu phương tiện để thành tựu công đức này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Chúngsanh có bốn loại thức ăn nuôi lớn chúng sanh.[180] Nhữnggì là bốn? Đó là đoàn thực, hoặc lớn hay nhỏ; xúc thực[181],niệm thực và thức thực. Đây là bốn loại thức ăn.

“Saogọi là đoàn thực? Đoàn thực là như những thức ăn củangười hiện nay, vật để đưa vào miệng có thể ăn. Đógọi là đoàn thực.

“Saogọi là xúc thực*? Xúc thực là chỉ cho y phục, lọng dù,hương hoa, sưởi lửa, dầu thơm hay sự tụ hội với phụnữ, và những thứ khác được xúc chạm[182] bởi thân thể.Đó gọi là xúc thực.

“Saogọi là niệm thực? Tất cả những niệm tưởng, những gìđược niệm tưởng, được tư duy trong ý, những gì đượcnói bởi miệng, hoặc được xúc bởi thân, cùng những phápđược ghi nhớ. Đó gọi là niệm thực.

“Saogọi là thức thực? Những gì được niệm tưởng bởi thức,được nhận biết bởi ý, từ Phạm thiên làm đầu cho đếntrời Phi tưởng phi phi tưởng, dùng thức làm thức ăn. Đógọi là thức thực.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là có bốn loại thức ăn này. Chúng sanhdo bốn loại thức ăn này mà lưu chuyển trong sanh tử, từđời này sang đời khác. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy xảly bốn loại thức ăn này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóbốn loại biện tài.[183] Những gì là bốn? Đó là nghĩa biện,pháp biện, từ biện và ứng biện.

“Saogọi là nghĩa biện? Nghĩa biện là những điều nói ra củangười này hay người kia, hoặc những điều nói ra từ trời,rồng, quỷ thần, [657a01] đều có thể phân biệt ý nghĩacủa chúng. Đó gọi là nghĩa biện.

“Saogọi là pháp biện? Mười hai bộ kinh mà Như Lai nói ra baogồm: Khế kinh, Kỳ dạ, Phúng tụng, Nhân duyên, Thọ ký, Thídụ, Bổn sanh, Bổn sự, Tự thuyết, Phương đẳng, Hiệp tập,Vị tằng hữu, cùng các pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữulậu, pháp vô lậu, các pháp ấy thật không thể biến hoại,được tổng trì. Đó gọi là pháp biện.

“Saogọi là từ biện?[184] Như ở trước chúng sanh, lời nói dàihay ngắn,[185] lời nói nam hay nữ,[186] lời Phật, lời bà-la-môn,thiên long, quỷ thần; những lời được nói bởi A-tu-la, Ca-lưu-la,Chân-đà-la nói cho họ;[187] tùy theo căn nguyên của họ màvì họ thuyết pháp. Đó gọi là từ biện.

“Saogọi là ứng biện? Trong lúc thuyết pháp không có khiếp nhược,không có sợ hãi, hay khiến cho chúng bốn bộ hòa vui. Đógọi là ứng biện.

“NayTa sẽ bảo các ngươi, phải như ông Ma-ha Câu-hy-la.[188] Vìsao vậy? Vì Câu-hy-la có đủ bốn biện tài này, hay vì chúngbốn bộ mà rộng phân biệt giảng nói. Như hôm nay, Ta thấytrong các chúng, được bốn biện tài không có ai hơn đượcCâu-hy-la, như Như Lai có được bốn biện tài này. Này cácTỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tự bốn biện tàinày.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Cóbốn sự trọn không thể nghĩ bàn. Những gì là bốn? Chúngsanh không thể nghĩ bàn, thế giới không thể nghĩ bàn, quốcđộ của loài rồng không thể nghĩ bàn và, cảnh giới Phậtkhông thể nghĩ bàn.[189] Vì sao vậy? Vì không do nơi này đưađến tận diệt Niết-bàn.

“Vìsao chúng sanh không thể nghĩ bàn? Các chúng sanh này từ đâuđến? Đi về đâu? Lại từ đâu sinh khởi? Chết ở đâysẽ sinh về đâu? Chúng sinh không thể nghĩ bàn là như vậy.

“Vìsao thế giới không thể nghĩ bàn? Những người có tà kiếnhoặc cho rằng thế giới đoạn diệt, thế giới chẳng đoạndiệt; thế giới hữu biên, thế giới vô biên; mạng tứclà thân, mạng chẳng phải là thân; thế giới này do Phạmthiên tạo ra, hay các đại quỉ thần tạo ra?”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

[657b01]PhạmThiên tạo nhân dân?

Quỉthần tạo thế gian?

Haythế gian tạo ra quỷ?

Lờinày ai sẽ định?

Bịdục sân trói buộc,

Cảba đều đồng đẳng.

Tâmkhông được tự tại,

Thếtục có tai biến.

“NàyTỳ-kheo, thế gian không thể nghĩ bàn là như vậy.

“Vìsao cảnh giới rồng không thể nghĩ bàn? Mưa này là từ miệngrồng phun ra hay sao? Vì sao vậy? Vì những hạt nước mưa chẳngphải từ miệng rồng phun ra vậy. Vậy thì từ mắt, tai, mũicủa rồng mà ra chăng? Điều này cũng không thể nghĩ bàn.Vì sao vậy? Vì hạt nước mưa không phải là từ mắt, tai,mũi của rồng phun ra mà chỉ là những gì được niệm tưởngtrong ý rồng. Nếu niệm ác, cũng mưa; hay niệm thiện, cũngmưa. Do bản hành mà tạo mưa này. Sở dĩ như vậy, nay trongbụng núi Tu-di lại có trời tên là Đại Lực, biết đượcnhững ý nghĩ của tâm chúng sanh, cũng có thể tạo mưa. Nhưngmưa không ra từ miệng trời kia, hay ra từ mắt, tai, mũi màđều do trời kia có thần lực nên có thể làm mưa. Cũng vậy,Tỳ-kheo, cảnh giới rồng không thể nghĩ bàn.

“Vìsao cảnh giới Phật quốc không thể nghĩ bàn? Thân Như Lailà do cha mẹ tạo ra chăng? Điều này cũng không thể nghĩbàn. Vì sao vậy? Vì thân Như Lai hấp thụ các khí trời, thanhtịnh không cấu uế. Là do người tạo ra chăng? Điều nàycũng không thể nghĩ bàn. Vì sao vậy? Vì vượt qua hành độngcon người. Thân Như Lai là thân Trời[190] chăng? Điều nàycũng không thể nghĩ bàn. Vì sao vậy? Vì thân Như Lai khôngthể tạo tác, chẳng phải chỗ chư thiên với tới. Thọ mạngNhư Lai là ngắn chăng? Điều này cũng không thể nghĩ bàn.Vì sao vậy? Vì Như Lai có bốn thần túc. Như Lai là trườngthọ chăng? Điều này cũng không thể nghĩ bàn. Vì sao vậy?Vì Như Lai xoay vần cùng khắp thế gian, cùng tương ưng vớicác phương tiện thiện xảo, nên thân của Như Lai không thểsuy lường, không thể nói cao nói thấp, âm thanh cũng khôngthể định chuẩn Phạm âm Như Lai. Trí tuệ biện tài củaNhư Lai không thể nghĩ bàn, chẳng phải là chỗ nhân dân sánhbằng. Cảnh giới của Phật không thể nghĩ bàn như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, có bốn trường hợp này không thể nghĩ bàn,chẳng phải là chỗ người thường nghĩ bàn. Nhưng bốn sựnày không có gốc rễ thiện, cũng chẳng do đây mà đượctu phạm hạnh, không đưa đến được chốn an chỉ,[191] [657c01]cho đến không đạt đến chỗ Niết-bàn. Chỉ khiến ngườitâm cuồng mê, ý thác lọan, khởi các nghi kết. Vì sao vậy?

CácTỳ-kheo nên biết, thuở quá khứ lâu xa, trong thành Xá-vệnày có một người bình thường suy nghĩ như vầy, ‘Nay taphải tư duy về thế giới.’ Rồi người kia ra khỏi thànhXá-vệ, ở cạnh một hồ sen, ngồi kiết già tư duy về thếgiới: ‘Thế giới này thành thế nào? Hoại thế nào? Ai tạothế giới này? Chúng sanh này từ đâu đến? Từ đâu xuấthiện? Sinh lúc nào?’ Khi người kia đang trầm tư, ngay lúcđó nó thấy trong ao nước có bốn binh chủng ra vào, nó nghĩthầm, ‘Nay ta tâm cuồng mê, ý thác loạn, điều mà thếgian không có, nay ta thấy có.’ Người kia bèn trở vào thànhXá-vệ, đi trong một ngõ đường nói rằng, ‘Các hiền giảnên biết, điều mà thế giới là không nay tôi thấy có.’

“Bấygiờ, số đông người hỏi người kia, ‘Điều mà thế giớikhông có nay ông thấy nó, là thế nào?’ Người kia trả lờimọi người: ‘Vừa qua, để tư duy rằng thế giới sinh từđâu, tôi ra khỏi thành Xá-vệ, ở bên ao sen, trầm tư rằngthế giới từ đâu đến? Ai tạo ra thế giới này? Các loàichúng sanh này từ đâu đến? Do ai đã sanh ra? Khi mệnh chung,sẽ sanh về chỗ nào? Lúc tôi đang suy nghĩ, ngay lúc đó tôithấy trong ao nước có bốn binh chủng ra vào. Điều mà thếgiới không có nay tôi thấy có.’

“Khiấy, mọi người bảo người kia, ‘Như ông thì thật cuồngngu. Trong ao nước làm sao có thể có bốn binh chủng. Nhữngngười cuồng mê trong thế gian, ông là tối thượng.’

“Chonên, này các Tỳ-kheo, Ta đã từng quán sát nghĩa này rồicho nên bảo các ngươi vậy. Vì sao vậy? Vì đây chẳng làcông đức của gốc thiện, không khiến tu phạm hạnh được,cũng lại dẫn đến được Niết-bàn xứ. Nhưng suy gẫm điềunày, thời khiến con người tâm cuồng, ý thác loạn. Song,các Tỳ-kheo nên biết, người kia thật đã thấy bốn binhchủng. Vì sao vậy? Vì xưa kia chư Thiên và A-tu-la đánh nhau.Lúc đang đánh nhau, chư Thiên đắc thắng, A-tu-la thua trận.Khi ấy, A-tu-la cảm thấy lo sợ, nên hóa thân cực nhỏ chuivào lỗ ngó sen, mắt Phật mới thấy được, ngoài ra chẳngcó ai khác thấy đến.

Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tư duy bốn đế. Vì sao vậy? Vì[658a01] bốn đế này có nghĩa, có lý, khiến tu phạm hạnhđược, hành pháp Sa-môn, đến được Niết-bàn. Vì vậy,các Tỳ-kheo, hãy xả ly các pháp của thế gian này, nên tìmcầu phương tiện tư duy bốn đế.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Saukhi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ Đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo cácTỳ-kheo:

“Cóbốn thứ thần túc.[192] Sao gọi là bốn? Đó là tự tạitam-muội hành tận thần túc, tâm tam-muội hành tận thầntúc, tinh tấn tam-muội hành tận thần túc và, giới tam-muộihành tận thần túc.

“Saogọi là tự tại tam-muội hành tận thần túc[193]? Nghĩa lànhững ai có tam-muội mà tự tại đối với những gì ý muốn,tâm ưa thích, khiến thân thể nhẹ nhàng, có thể ẩn thâncực nhỏ. Đó gọi là thần túc thứ nhất.

“Saogọi là tâm tam-muội hành tận thần túc[194]? Nghĩa là tâmbiết pháp phổ biến khắp mười phương, vách đá đều vượtqua không gì trở ngại. Đó gọi là tâm tam-muội hành tậnthần túc.

“Saogọi là tinh tấn tam-muội hành tận thần túc[195]? Nghĩa làtam-muội này không có lười mỏi, cũng không sợ hãi, có ýdõng mãnh. Đó gọi là tinh tấn tam-muội hành tận thần túc.

“Saogọi là giới tam-muội hành tận thần túc[196]? Những ai cótam-muội này biết những ý nghĩ trong tâm chúng sanh, lúc sanhlúc diệt, thảy đều biết cả; có tâm dục hay không có tâmdục, có tâm sân nhuế hay không có tâm sân nhuế, có tâm ngusi hay không có tâm ngu si, có tâm ganh ghét hay không có tâmganh nghét, có tâm loạn hay không tâm loạn, có tâm hẹp hòihay không có tâm hẹp hòi, có tâm rộng lớn hay không có tâmrộng lớn, có tâm hạn lượng hay không tâm hạn lượng, cótâm định hay không tâm định, có tâm giải thoát hay khôngtâm giải thoát, tất cả đều biết rõ. Đó gọi là giớitam-muội hành tận thần túc.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, có bốn loại thần túc, nếu muốnbiết những ý nghĩ trong tâm của tất cả chúng sanh, hãy tuhành bốn thần túc này.

“CácTỳ-kheo hãy học những điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóbốn pháp sinh khởi ái.[197] Khi Tỳ-kheo sinh khởi ái, nó liềnkhởi. Sao gọi là bốn? Tỳ-kheo do duyên y phục [658b01] nêncó ái sinh khởi; do khất thực nên có ái sinh khởi; do chỗnằm ngồi nên có ái sinh khởi; do thuốc men nên có ái sinhkhởi. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có bốn pháp này sinh khởiái, có chỗ nhiễm đắm.

“Nếutrong đây Tỳ-kheo đắm trước y phục, Ta không nói ngườinày. Vì sao vậy? Vì khi chưa được y, người ấy liền khởisân nhuế, khởi tưởng niệm đắm trước.

“Ởđó Tỳ-kheo đắm trước thức ăn, Ta cũng không nói ngườinày. Vì sao vậy? Vì khi chưa khất thực được, người ấyliền khởi sân nhuế, khởi tưởng niệm đắm trước.

“Ởđó Tỳ-kheo đắm trước chỗ nằm ngồi, Ta cũng không nóingười này. Vì sao vậy? Vì khi chưa được giường chiếu,người ấy liền khởi sân nhuế, khởi tưởng niệm đắmtrước.

“Ởđó Tỳ-kheo đắm trước thuốc men, Ta cũng không nói ngườinày. Vì sao vậy? Vì khi chưa được thuốc men, người ấyliền khởi sân nhuế, khởi tưởng niệm đắm trước.

“Tỳ-kheonên biết, nay Ta sẽ nói hai việc về y phục: đáng thân cận,và không nên thân cận.

“Saogọi là đáng thân cận? Sao gọi là không nên thân? Nếu khiđược y phục, vì quá ái trước y phục nên khởi pháp bấtthiện; đây không nên thân cận. Nếu khi được y phục màkhởi thiện pháp, tâm không ái trước; đây nên thân cận.Nếu khi khất thực mà khởi pháp bất thiện; đây không nênthân cận. Nếu lúc khất thực khởi pháp thiện; đây nênthân cận. Nếu được giường nằm, chỗ ngồi, mà khởi phápbất thiện; đây không nên thân cận. Nếu được giườngnằm, chỗ ngồi, mà khởi pháp thiện; đây cũng nên thân cận.Đối với thuốc men cũng như vậy. Cho nên, này các Tỳ-kheo,nên thân cận pháp thiện, trừ bỏ pháp ác.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy, để cho muốn khiếnđàn-việt thí chủ kia được công đức, hưởng phước vôcùng, được cam lồ tịch diệt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Y phụcđể bố thí,

Thứcăn, chỗ nằm ngồi,

Trongđó chớ khởi ái,

Chẳngsanh các thế giới.

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Naycó bốn con sông lớn, nước từ ao A-nậu-đạt chảy ra.[198]Những gì là bốn? Đó là Hằng-già,[199] Tần-đầu[200], Bà-xoa[201]và Tư-đà[202]. Nước Hằng-già kia phát nguyên từ cửa khẩuNgưu đầu,[203] chảy về hướng Đông. Sông Tân-đầu [658c01]phát nguyên từ cửa khẩu Sư tử,[204] chảy về hướng Nam.Sông Tư-đà phát nguyên từ cửa Tượng khẩu,[205] chảy vềhướng Tây. Sông Bà-xoa phát nguyên từ cửa Mã khẩu,[206]chảy về hướng Bắc. Bấy giờ, nước của bốn con sônglớn sau khi chảy quanh ao A-nậu-đạt, rồi sông Hằng-giàchảy vào biển Đông, sông Tân-đầu chảy vào biển Nam, sôngBà-xoa chảy vào biển Tây, sông Tư-đà chảy vào biển Bắc.Sau khi bốn con sông lớn này chảy vào biển rồi, không còntên gọi trước nữa mà chỉ gọi chung là biển.

“Ởđây cũng vậy, có bốn chủng tánh. Bốn chủng tánh ấy làgì? Đó là sát- lợi, bà-la-môn, trưởng giả và cư sĩ. Ởchỗ Như Lai, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia họcđạo thì, không còn dòng họ cũ nữa mà chỉ gọi là Sa-mônđệ tử Thích-ca. Vì sao vậy? Vì chúng Như Lai cũng như biểnlớn, bốn đế cũng như bốn sông lớn, diệt trừ kết sửkhiến vào thành Niết-bàn vô úy. Cho nên, này các Tỳ-kheo,những ai trong bốn chủng tộc, cạo bỏ râu tóc, với lòngtin kiên cố, xuất gia học đạo, họ sẽ diệt tên họ trướckia, tự gọi là đệ tử Thích-ca. Vì sao vậy? Vì nay Ta chínhlà con của họ Thích-ca, từ dòng họ Thích xuất gia, họcđạo.

“CácTỳ-kheo nên biết, muốn nói về ý nghĩa của con đẻ, phảigọi là Sa-môn con nhà họ Thích. Vì sao vậy? Vì sinh đềutừ Ta sinh ra, từ pháp mà khởi, từ pháp mà thành.[207] Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện để đượclàm con nhà họ Thích.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóbốn loại tâm. Những gì là bốn? Đó là từ, bi, hỷ, xả.Vì sao được gọi là Phạm trụ[208]?

“CácTỳ-kheo nên biết, có Phạm, Đại Phạm tên là Thiên,[209]không ai ngang bằng, không có ai trên hơn, thống lãnh ngàn quốcgiới, cung điện nơi đây gọi là Phạm trụ.

“Tỳ-kheo,thế lực mà bốn Phạm trụ này có được, là có thể quansát hàng nghìn quốc giới này, cho nên được gọi là Phạmtrụ. Cho nên, này các Tỳ-kheo, nếu có Tỳ-kheo nào muốn vượtqua các trời Dục giới mà lên địa vị vô dục, chúng bốnbộ kia nên tìm cầu phương tiện thành tựu bốn Phạm trụnày.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[210]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]