Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 15: Hữu vô

02/05/201113:07(Xem: 7291)
Phẩm 15: Hữu vô

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

HAIPHÁP
15.PHẨMHỮU VÔ

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nênbiết, có hai kiến này. Thế nào là hai? Đó là hữu kiến,vô kiến.[1] Các Sa-môn, Bà-la-môn nào đã tập, đã đọc tụngở nơi hai kiến chấp này, mà trọn không hề theo pháp đó,không như thật biết; thì nên biết đó không phải là Sa-môn,Bà-la-môn. Với Sa-môn thì phạm pháp Sa-môn, với Bà-la-mônthì phạm pháp Bà-la-môn. Các Sa-môn, Bà-la-môn này không baogiờ tự thân tác chứng mà tự an trú.[2]

“CácSa-môn, Bà-la-môn nào đã tập, đã đọc tụng ở nơi hai kiếnchấp này, mà đáng xả thì biêt xả, như thật biết, thìđó là Sa-môn trì hạnh Sa-môn; là Bà-la-môn biết hạnh Sa-môn,tự thân tác chứng mà tự an trú, và biết như thật rằng,‘Sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, không còn tái sinhđời sau nữa.’

“Chonên, này các Tỳ-kheo, đối với hai kiến này không nên tậphành, không nên đọc tụng, nên lìa bỏ tất cả. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, [577b01] rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai kiến này. Thế nào là hai kiến? Đó là hữu kiến, vôkiến. Thế nào là hữu kiến? Thấy dục có thật; thấy sắccó thật; thấy vô sắc có thật[3]. Thế nào là thấy dụccó thật? Đó là năm dục. Năm dục là những gì? Sắc đượcthấy bởi mắt, rất khả ái, rất khả niệm mà người đờitôn thờ chưa từng lìa bỏ. Thanh được nghe bởi tai, hươngđược ngữi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, mượtláng được xúc chạm bởi thân, pháp được nhận biết bởiý. Đó là hữu kiến.

“Thếnào là vô kiến? Thấy có thường, thấy vô thường; thấycó đoạn diệt, thấy không đoạn diệt; thấy có biên, thấykhông biên; thấy có thân, thấy không thân; thấy có mạng,thấy không mạng; thấy thân khác, thấy mạng khác. Sáu mươihai kiến này gọi là vô kiến, và cũng chẳng phải là chânkiến. Đó gọi là vô kiến.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy xả bỏ hai kiến này. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3[4]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai thí này. Những gì là hai? Pháp thí, tài thí. Trên hếttrong bố thí, không gì hơn pháp thí.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, thường nên học pháp thí. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4[5]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai nghiệp này. Thế nào là hai nghiệp? Có pháp nghiệp, cótài nghiệp.[6] Trên hết trong nghiệp, không gì hơn pháp nghiệp.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, nên học pháp nghiệp, không học tàinghiệp. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5[7]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai ân này. Thế nào là hai? Pháp ân, tài ân.[8] Trên hết trongân, không gì hơn pháp ân.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, nên tu hành pháp ân. Như vậy, này các[577c01] Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có hai tướng để nhận diện mạo. Những gì là hai? Ởđây, với người ngu những việc không thể làm xong mà vẫnlàm, những việc làm sắp xong thì chán bỏ.[9] Này các Tỳ-kheo,đó gọi là người ngu có hai thứ tướng mạo.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có hai tướng để nhận diện mạo.Những gì là hai? Ở đây, với người trí những việc khôngthể làm xong được thì không làm, những việc làm sắp xong,cũng không chán bỏ.

“Chonên, này các Tỷ-kheo, hãy gạt bỏ hai tướng của ngườingu; hãy nương hai tướng của người trí mà tu hành. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai pháp này, mà bên trong tự tư duy, và chuyên tinh nhất ýlễ kính Như Lai. Thế nào là hai pháp? Một là trí tuệ, hailà diệt tận. Tỳ-kheo, đó gọi là bên trong tự tư duy, vàchuyên tinh nhất ý lễ kính Như Lai. Như vậy, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai pháp này, bên trong tự tư duy, và chuyên tinh nhất ý kínhlễ pháp bảo, hay kính lễ thần miếu Như Lai. [10] Thế nàolà hai pháp? Có lực, có vô úy. Tỳ-kheo, đó gọi là có haipháp này, bên trong tự tư duy, và chuyên tinh nhất ý lễ kínhpháp bảo, hay thần miếu Như Lai. Như vậy, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai pháp này, bên trong tự tư duy, và chuyên tinh nhất ý kínhlễ chùa Như Lai. [11] Thế nào là hai pháp? Như Lai không đồngđẳng với người thế gian. Như Lai có đại từ, đại bi,[578a01] thương tưởng mười phương. Tỳ-kheo, đó gọi làcó hai pháp này, bên trong tự tư duy, và chuyên tinh một ýlễ kính chùa Như Lai. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai nhân, hai duyên khởi lên chánh kiến. Những gì là hai? Nhậnpháp giáo hóa, bên trong tư duy chỉ quán.[12] Tỳ-kheo, đó gọilà có hai nhân, hai duyên này khởi lên chánh kiến. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

Kệtóm tắt:

Haikiến, và hai thí

Kẻngu có hai tướng,

Lễpháp, miếu Như Lai,

Chánhkiến, kinh sau cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]