Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Lời kết

08/03/201109:59(Xem: 7391)
42. Lời kết

VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng

PHẦN IV


Lời kết

Phần dịch thuật kinh văn đến đây là hết nhưng chúng tôi hy vọng quý vị nghe, xem bộ kinh nầy thì bao nhiêu tư tưởng điên đảo cũng theo đó mà tan biến. Con người khổ vì chạy theo hình sắc, tham dục như tham ăn, tham ngủ, tham danh, tham lợi, tham tiền, tham sắc…bây giờ theo lời Phật dạy cố gắng buông bỏ thì cuộc đời sẽ an vui tự tại. Nghe kinh bát nhã thì phải gắng luyện và nung nấu chí nguyện của mình cũng sắc bén như kim cương vậy. Muốn cho trí tuệ trong sáng như kim cương, chúng ta phải cố gắng hành trì diệu lý bát nhã, như người được của báu để phụng hành hết sức mình hầu đạt đến bờ bên kia của trí tuệ bát nhã nầy.

Cốt tủy của tâm kinh là chúng ta phải hành thâm bát nhã và chiếu kiến để thấy cho được ngũ uẩn giai không. Hành thâm theo ý Phật là phải thực hành một cách thâm sâu, rộng lớn ý nghĩa sâu xa của “ngũ uẩn là không” chớ không phải chỉ nghe hay biết mà thôi. Nói thế có nghĩa là phải biết chắc không còn hồ nghi là thân nầy không thật. Thân thể, tay chân, máu me, tâm thức…của chúng ta chẳng qua chỉ là kết quả của hiện tượng duyên khởi gán ghép mà thôi. Thân của chúng ta là do sự kết tập của hàng ngàn, hàng vạn nguyên tố tạo thành. Hiện tại chúng ta sống là vì duyên đang kết. Mai sau khi duyên tan rã thì chúng ta ra đi. Vật chất nào sẽ trở về với vật chất ấy. Chủng tử của nghiệp sẽ kết với biết bao nhân duyên mới dựa theo nghiệp lực mà đưa chúng ta đi tái sinh nếu chúng ta vẫn còn lẩn quẩn trong lục đạo luân hồi. Chẳng những thấy, biết mình là không thật vẫn chưa đủ, mà còn phải thấy, biết người và vũ trụ là không thật. Vì thế Phật mới dạy đời là huyễn hóa và thế gian giả tạm là vậy. Nếu chúng ta thực hành thâm sâu tức là ứng dụng ý nghĩa sâu sắc của tâm kinh vào trong từng ý niệm, từng hoàn cảnh, tùng phút, từng ngày trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ không còn phiền não khổ đau.

Khi đã thực hành sâu xa rộng lớn câu ngũ uẩn giai không nầy thì chúng ta không còn bất mãn, bất bình hay bất ý trong cuộc sống nầy. Đời nầy không thật thì cố bám víu vào nó để làm gì? Có cung phụng, sơn son thép vàng thì thân nầy là của thế gian rồi một ngày nào đó cũng sẽ trả lại cho thế gian mà thôi. Thực hành như thế thì làm gì còn khổ ách?

Biết thân là không thật, là huyễn hóa, thay vì cả đời chỉ tận tụy làm lợi ích cho mình để tạo nghiệp mà phải chịu quả báo đời đời. Bây giờ chúng ta quay lại cố gắng làm lợi ích cho chúng sinh thì lòng từ bi nẩy nở và trí tuệ sẽ phát sinh để giúp chúng ta đi thong dong trên con đường chánh đạo. Thay vì sống với cái tâm vọng tưởng chạy theo tham cầu ái dục, chúng ta sống với cái tự tánh thanh tịnh bản nhiên để biến vị kỷ thành vị tha, biến phiền não thành Bồ-đề và biến sinh tử thành Niết bàn thì cho dù sống ở đâu chúng ta cũng có Bồ-đề và bất cứ lúc nào chúng ta cũng có Niết bàn cả.

Con người thấy sự vô thường của sinh, lão, bệnh, tử và của vạn vật vũ trụ nên tâm mới bất tịnh, không an và đau khổ. Vâng, đời là vô thường, vô ngã. Nói thế là vì chúng ta nhìn thế gian của pháp hữu vi bằng nhục nhãn, bằng vọng thức mê lầm thì thấy đời là thật. Cái mà chúng ta tin chắc là thật thì thật ra nó chỉ là giả tướng tức là cái ”Tướng” bên ngoài của nhân sinh vũ trụ mà thôi. Còn bên trong cái giả tướng không thật ấy ngầm chứa cái bản thể chân như, không tăng, không giảm, không dơ, không sạch là cái thế giới vô vi thanh tịnh bất biến ngàn đời. Nếu dùng trí tuệ bát nhã thì con người sẽ thấy được cái thế giới vô vi thanh tịnh nầy bằng cách sống với cái tự tánh chân thật của mình.

Vì thế nếu chúng sinh biết sống với tự tánh thanh tịnh bản nhiên thì họ đang sống với chơn tâm, với Phật tính và với tâm Phật của mình. Nếu thực hành sâu xa như vậy là chúng ta đã mở rộng cánh cửa giải thoát để sống trong an vui tự tại trong thế giới của Thường-Lạc-Ngã-Tịnh. Đây chính là Niết bàn cao quý tột đỉnh của đạo Phật mà Đức Thế Tôn gọi là Vô Thượng Niết Bàn.

Cổ nhân có câu:”Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Bá Nha ngày xưa khi gảy đàn bên sông Hàn Dương trong một đêm trăng thu thanh vắng, giữa cảnh trí hoang vu đã linh cảm có người nghe lén tiếng đàn của mình nên đàn đứt dây. Chung Tử Kỳ khi lắng nghe tiếng đàn đã lãnh hội được ý nhạc của Bá Nha lúc thì vòi vọi như núi cao, lúc thì cuồn cuộn như lưu thủy. Hai người sau đó đã trở nên đôi bạn tri âm và kết nghĩa anh em mặc dù một người là quan Thượng Đại Phu cao sang quyền quý của triều Tống, còn một người chỉ là một tiều phu mộc mạc nghèo nàn ở chốn sơn lâm. Khi chia tay, họ đã hẹn ước sẽ gặp lại nhau nơi đây, ngày nầy năm tới. Đúng hẹn, Bá Nha trở lại thì Chung Tử Kỳ đã ra người thiên cổ. Vô cùng xúc động, Bá Nha đến bên mộ Tử Kỳ khóc than thảm thiết, gảy một bản đàn để truy điệu người quá cố, rồi đập nát cây đàn và thề không bao giờ đàn nữa vì đã hết người tri âm rồi.

Nhất tâm, nhất trí để tự độ cho mình cũng chưa đủ mà còn phải giúp người cùng đến chỗ giác ngộ thì tất cả những người học Phật như chúng ta cũng là đồng thanh tương ứng và đồng khí tương cầu vậy.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lê Sỹ Minh Tùng

Hồi Hướng:

Chúng sanh vô-biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô-tận thệ nguyện đoạn;
Pháp môn vô-lượng thệ nguyện học.
Phật-đạo vô-thượng thệ nguyện thành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567