Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới Thiệu Kinh Thắng Man

30/09/201008:41(Xem: 4789)
Giới Thiệu Kinh Thắng Man

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

I. TƯTƯỞNG CHỦ ĐẠO

«Phật tính bình đẳng trong tất cả chúng sinh,» hiểu đượcđiều này bằng những suy luận của lý trí không phải là khó, nhưng hiểu bằng tấtcả tâm nguyện và chí hướng cao cả, để rồi nỗ lực dũng mãnh, kiên quyết mà thànhtựu, thì ngay cả đến những bậc thiện trí của thế gian nhiều khi cũng phải phânvân. Cho nên, để minh họa ý nghĩa này một cách sống động và thâm thiết, kinh Pháphoađã hình dung Tôn giả Xá-lợi-phất như là biểu tượng cho sự tương phản giữatâm tư vĩ đại của bậc thượng trí với những giới hạn khắt khe của thực tếsinhhoạt. Sau khi chứng đạt địa vị Thánh giả cao tột trên thế gian, mà đối với sự chứngđạt của mình và đối với cảnh giới bất khả tư nghì của đấng Đại Giác vẫn khôngkhỏi hoài nghi, Tôn giả đã tự trách căn tính thấp kém của mình: «Hỡi ôi,cùng ởtrong các pháp vô lậu, ta đã để cho lừa dối bằng những tâm tư xấu. Cho nên, đờivị lai ta sẽ không diễn thuyết Pháp tối thượng trong ba cõi.[1]»

«Hỡi ôi đáng trách thay! Tại sao tự lừa dối?» Đólà Tôn giả tự thống trách tại sao truớc đây không gieo trồng hạt giống Đại thừachí thượng để có thể thành tựu những phẩm tính cao thượng, siêu việt củaNhưLai, để có thể có đủ khả năng giáo hoá của đức Như Lai.

Thực sự, như kinh điển đã chỉ rõ, chí nguyện Đạithừa mặc dù được coi là tối thượng tối đại về kết quả thành tựu nhưng nhânduyên để thành tựu nó thì hết sức đơn giản: «Những ai đã từng một lần xưng ‹Nammô Phật› trong các tháp miều thờ xá-lợi; tất cả những người ấy, dù chỉ một lầnvới tâm tán loạn, đều đã thành tựu trí giác vô thượng này.»[2]

Sự kiện càng đơn giản bao nhiêu càng khó nhậnthức bấy nhiêu. Cho nên, khi Đức Phật quyết định tuyên bố đạo lý nhất thừa rằng:«Và Ta nói như vầy: tất cả các pháp này vốn thường hằng vắng lặng, bản lai tịchtĩnh. Phật tử sau khi đã thực hành đầy đủ, đời sau sẽ thành Phật,»[3] thì sự kiện đó được coi là một biến cố vĩđại.

Và đây cũng là một biến cố vĩ đại, khi Thắng ManPhu nhân phát khởi chí nguyện Đại thừa. Chí nguyện ấy là mong học hỏi vàthấutriệt vô lượng vô biên Phật pháp; và không chỉ có thế, chí nguyện của Phu nhâncòn hướng đến những thực hành cao cả, tự mình gánh vác trách nhiệm lớn lao, sẵnsàng xả bỏ thân mạng vì sự tồn tại của Chính pháp và vì ích lợi của tất cảchúng sinh. Nơi đây không còn giới hạn vấn đề mà người ta nói là thường tìnhnhi nữ hay chí khí trượng phu nữa.

Chúng ta như người cùng tử,[4] bao nhiêu năm lưu lạc, sống trong đóirách bơ vơ. Nhưng khi gặp lại cha già trong khung cảnh sang cả thì khôngthểtin tưởng quyền thừa kế gia sản của mình, mà chỉ khư khư ôm chặt lấy mặccảmthấp kém bần cùng, chỉ bằng lòng làm một kẻ tôi tớ hèn mọn. Cho đến khi nàocùng tử ấy nhận ra rằng đó thực sự là người cha già mà mình bị thất lạc từ lâu,chỉ khi ấy mới có chí hướng tiếp nối sự nghiệp lớn lao ấy. Các vị thượngtôntrưởng lão trong hàng Thanh văn như ngài Tu-bồ-đề, Ma-ha Ca-diếp, Ma-haCa-chiên-diên, Ma-ha Mục-kiền-liên đã tự so sánh như vậy, sau khi các ngài đượcđức Phật khai thị cho biết thế nào là con chân thật của Như Lai, hóa sinh từtrong lòng Chính pháp. Tự xác nhận mình là người con chân thật của Như Lai, tứccũng đồng thời tự xác nhận sứ mạng tiếp nối sự nghiệp Như Lai của mình, đó cũngchính là trường hợp của Thắng Man Phu nhân. Và cũng là trường hợp cho tất cảnhững ai thấu triệt một cách sâu sắc rằng mình là một Phật tử.

Cho nên, như chúng ta sẽ thấy trong chương cuốicùng của kinhThắng Mannày, chí nguyện Đại thừa mặc dù là chí nguyệncao cả, thậm chí bậc đại trượng phu không thể dễ dàng đảm đương, nhưng chínguyện ấy thật cũng vô cùng đơn giản, thậm chí trẻ thơ bảy tuổi cũng có thểhiểu và cũng có thể phát hiện bằng hành động cụ thể.

II.THỰC TIỄN HÀNH ĐỘNG

Thiện Tài đồng tử,[5] sau khi đã phát khởi chí nguyện đại thừa,lại mong thực hiện cụ thể chí nguyện ấy, bèn thưa với Bồ tát Văn-thù rằng: «Nhưcõi đất lớn không hề dao động, khi mang gánh nặng bằng sức mạnh đại bi, như khotàng trí tuệ nuôi dưỡng thế gian, mong con bước lên cỗ xe tối thượng nhưvậy.»[6]

Bồ tát Văn-thù bây giờ quay lại với tất cả dángđiệu trầm hùng của con voi chúa,[7] quán sát và tán thán Thiện Tài đồng tử:«Lành thay, lành thay! Thiện nam tử, ngươi đã phát tâm vô thượng chánh giác, lạicòn mong mỏi gần gũi các thiện tri thức để học hỏi Bồ tát hạnh…»

Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyếtthực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tửđang vươnmình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa. «Sư tử tầnthân, tượng vương hồi thị», là thành ngữ mô tả tất cả cung cách uy mãnh của chínguyện Đại thừa và hành vi thực tiễn của chí nguyện ấy. Nhân cách vĩ đạikhôngdo nơi địa vị cao trọng của một thiên tử hay vương phi, hay những gì tương tợ,mà chính do bởi chí nguyện và thực tiễn hành động. Thắng Man Phu nhân không phảichỉ điển hình cao cả của một nữ Phật tử, mà còn là điễn hình cho sự địnhgiátuyệt đối về khả năng hướng thượng của bất cứ chúng sinh nào.

Sau khi đã phát khởi chí nguyện Đại thừa nhưvậy, Thắng Man Phu nhân lại tiếp đến nêu rõ những thực tiễn hành động của Bồtát đạo mà người nữ có thể thực hiện được. Đây là vấn đề liên hệ đến căntínhdị biệt trong các môi trường thực hành Bồ tát đạo.

Cùng đi trong một Nhất thừa đạo, cùng hướng đếnmột lý tưởng Phật đạo duy nhất, nói một cách tổng quát, cùng tuyệt đối bìnhđẳng về Phật tính, nhưng giới hạn căn tính của chúng sinh vốn sai biệt bấtđồng. Vì vậy, Bồ tát đạo không chỉ có một. Thiện Tài đồng tử điển hình cho giớithanh niên trí thức, thực hành Bồ tát đạo bằng sự thân cận thiện tri thức đểhọc hỏi không hề biết mệt mỏi. Duy-ma-cật điển hình cho cư sĩ lão thành,thểhiện Bồ tát đạo bằng du hí tam muội, với đời sống phóng khoáng, thong dongkhông hề câu nệ hình danh sắc tướng. Cũng vậy, Thắng Man Phu nhân điển hình chophụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung.Môitrường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc với bổn phận tôn kính bậctrưởng thượng, yêu mến những người thấp hơn, cho đến những sinh hoạt trong cộngđồng xã hội, biết săn sóc những người côi cút, biết làm vơi nỗi khổ và tăng niềmvui cho mọi người. Như trong lời phát thệ của Phu nhân đã nói rõ: «Khôngvìriêng mình mà thực hành bốn nhiếp sự.» Bồ tát hướng đến Phật đạo không chỉ vìthành tựu cứu cánh của riêng mình, mà trong sự nghiệp cứu cánh chung đó của mọithế gian có sự tham dự xây dựng của mình. Cho nên, Bồ tát không đến để phá hủynhững gì thế gian đang có và đang ước vọng: Tài sản, tình yêu, hạnh phúc… nhưngđến để dựng lại những gì đang sụp đổ, nối kết những gì bị đứt lìa. Xuất hiệnhay thác sinh trong hình tướng phụ nữ thì Bồ tát hành động đúng theo thiên chứccủa nữ giới. Thành tựu thiên chức ấy trong chí nguyện Đại thừa tức là thành tựutrọn vẹn Bồ tát đạo. Bởi vì, do căn tính dị biệt, có những hàng chúng sinh cầnđược giáo hóa bằng hình tướng Phật, hình tướng Thanh văn hay hình tướng Đại Phạmthiên, hình tướng đại thần, tỳ-kheo, cư sĩ, thì cũng có những hàng chúngsinhcần được giáo hoá bằng hình tướng phụ nữ, cho đến hình tướng đồng nữ. Cho nêncũng như chí nguyện Đại thừa cao cả mà cũng đơn giản, thì cũng vậy, sự thựchành Bồ tát đạo rất khó khăn mà cũng rất giản dị. Nói rằng khó, thì hànhđộngtung hoa của một thiên nữ, thậm chí Tôn giả Xá-lợi-phất cũng không hiểu hết.[8] Nói rằng giản dị, thì cho đến việc connít vọc cát mà chơi cũng có thể thành Phật.[9]

III. SỞ HỌC BAO LA

Tư tưởng chỉ đạo của kinh Thắng Manđượcđặt căn bản trên thuyết Như Lai tạng, cũng đồng với kinh Lăng-già,NhưLai tạng, Bất tăng bất giảm, Vô thượng y; vàĐại thừa khởitín luận, Phật tính luận. Như Lai là biểu tượng của nhân cáchtuyệtđối giải thoát. Thức tính của chúng sinh do bị nhiễm ô bởi cáu bợn phiềnnãocho nên không phát huy được những công năng siêu việt của Phật tính sẵn có, vàdo bởi nhận thức sâu sắc rằng chính thức tính ô nhiễm của chúng ta, cái thứctính luôn luôn thúc đẩy chúng ta chạy đuổi theo dục vọng hư huyễn bên ngoài nhưcon dê khát đuổi theo ráng nắng trên cánh đồng xuân, chính thức tính ấy là NhưLai tạng, là tự tính thanh tịnh sẵn có, tin vào sự tin và hiểu ấy, Phật đạo dù caoxa nhưng không phải là điều không thể ước vọng, và Bồ tát đạo dù nhiều khó nhọcnhưng không phải là không thể thực hành được. Đó là do sự học hỏi và hiểu biết màđưa đến tin tưởng và thực hành. Sự thực hành càng kiên cố, sự tin và hiểu lạicàng sâu và càng cao xa. Cả hai khía cạnh ấy, tri và hành, như hai bánh xe củacỗ xe lớn chở chúng ta và tất cả tiến về Phật đạo tối thượng.

Để có thể đạt đến nền tảng vững chắc của tintưởng và hiểu biết sâu xa về Như Lai tạng, về tự tính thanh tịnh ấy, ThắngMankhởi đi từ nhận định về thực trạng sinh tử. Đó cũng là khởi điểmcủatất cả Phật pháp dù là với Thanh văn thừa hay Bồ tát thừa. Không những thế, đócòn là khởi điểm của tất cả mọi tin tưởng và hiểu biết của thế gian. NhưĐứcPhật có nói: «Vì sợ hãi mà người ta tìm đến quy y với thần cây…»[10] Người ta sợ hãi gì? Sợ đủ thứ, và hìnhthức đe dọa có thay đổi tuỳ theo thời đại. Trong thời kỳ mông muội bán khai,con người sợ sấm, sợ bão, sợ mọi hiện tượng thiên nhiên. Ngày nay người ta sợtai nạn giao thông, sợ khủng bố, sợ bom nguyên tử… nhưng nguồn gốc của mọi sợhãi ấy phát xuất từ nỗi sợ hãi muôn thuở của con người; đó là sợ sống vàsợchết. Hàng Thanh văn do nhận rõ thực chất của đời sống, biết rằng «nhữnggì cósinh tất có diệt» cho nên các vị ấy sống tu tập nương theo đức Như Lai, cho đếnkhi biết rõ và tự tuyên bố rằng: «Sự sinh của ta đã dứt, …, không còn thọ sinhđời sau nữa.» Bồ tát cũng khởi từ nhận định về thực chất hư ảo ấy của đời sống,nhưng nhận định với một tầm nhìn phổ biến. Bồ tát phát hiện hai hình thái củasinh tử; đó là phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử. Nếu sự sống và sựchếtđược nhận định qua tính cách tồn tại và hủy diệt của sắc thân này, dù trong đờinày hay đời sau, sự kiện đó được gọi là phần đoạn sinh tử. Hàng Thanh văn vớinỗ lực giải quyết nỗi sợ hãi về sống chết qua tính chất vô thường của sắc thânnày, do đó chỉ tu tập đối trị các ô nhiễm mặt ngoài, tức những tham dục,sânhận, các kết sử, các ràng buộc, chúng lôi cuốn chúng sinh vào những cuồng dạiđể đưa đến hậu quả là thân và tâm bị bức rức, bị đốt cháy, khổ não. Bồ tát nhậnđịnh thêm rằng, cái gì che lấp chân tính của chúng sinh để không cho thấy rõkhả năng siêu việt ngay trong chính mình, khiến chúng sinh có căn tính thấp kémkhông tự mình đảm nhận sứ mạng cao cả của Như Lai? Đó chính là phần vô minh nhỏnhiệm chưa bị dứt trừ. Như con gà còn nằm trong trứng, chưa đập vỡ được võtrứng để chui ra.

Theo ý nghĩa cơ bản, do bị vô minh che lấp,chúng ta không thể thấy được biên tế của sự sống và sự chết; không chỉ là sốngchết trong một thời gian kỳ hạn nào đó, mà là sống chết trong từng khoảnh khắcsát-na, và cứ như vậy, sống chết liên tục tiếp nối nhau từ vô thủy đến vô cùng.Đó gọi là biến dịch sinh tử, nhỏ nhiệm, sâu kín khó thấy, khó biết, so với phầnđoạn sinh tử.

Theo ý nghĩa rộng hơn, vô minh như là bức màntối ngăn che không cho chúng ta nhận thấy rõ những mối quan hệ mật thiếtgiữamình và thế giới; không cho nhận thức được lý tính duyên khởi trùng trùng vôtận, được ví dụ như là mối quan hệ trong màng lưới kết bằng Đế thanh minh châu.Do thế, do bị võ trứng vô minh ngăn che ta và thế giới, không thấy rõ nỗi khổcủa ta đây là nỗi khổ toàn diện; không có sự khác biệt và cách biệt giữacái cábiệt và toàn thể ấy. Những ai chỉ mới tìm thấy cái hạnh phúc cá biệt củamình,chưa tìm thấy hạnh phúc chung bao la của toàn thể, thì hạnh phúc ấy chưaphảilà cuối cùng. Cũng thế, nếu thoát khỏi nỗi khổ sống chết cá biệt của mình, chỉliên hệ đến sự còn và mất của bản thân do bốn đại giả hợp này, đó chưa phải làgiải thoát trọn vẹn.

Sau khi thấu rõ thực chất của đời sống, biết rõtính chất vô thường của sắc thân, không còn bám chặt vào những sở hữu hưảotrên thế gian, và do đó diệt trừ sự sợ hãi về phần đoạn sinh tử, nhưng vì vôminh chưa được diệt trừ trọn vẹn, Bồ tát nhận thấy vẫn còn một nỗi sợ hãi sâuthẳm không lường được, sợ hãi về biến dịch sinh tử. Chỉ khi nào đạt đượcđịa vịvô úy của Như Lai, bấy giờ mới có thể nói là đạt đến tịnh lạc tuyệt đối.

Như vậy, Thanh văn hiểu Khổ, đoạn Tập, chứngDiệt và Tu đạo; cũng vậy, Bồ tát học hiểu Phật pháp trên cơ sở bốn Thánhđế.Nhưng, với tính chất không giới hạn của biến dịch sinh tử, Khổ đế của Bồtát làthực trạng đời sống vô biên. Khổ đế vô biên, cho nên nguyên nhân đưa đếnsự khổhay Tập đế cũng vô biên, và do đó, tịnh lạc diệt khổ và con đường tu tậpdẫnđến diệt khổ cũng vô biên. Bồ tát học tập Vô biên Thánh đế, cho nên sở học ấy thựcsự bao la không cùng tận.

GIẢITHÍCH ĐỀ KINH

Trong đoạn cuối của kinh, đức Phật có đề ra tất cả 15 têngọi khác nhau cuả kinh này. Nhưng đề kinh thông dụng hiện tại tổng hợp tất cảcác tên gọi khác nhau ấy. Dưới đây chúng ta sẽ giải thích chi tiết.

I. THẮNGMAN

Có hai khía cạnh cần được thấu hiểu trong danhhiệu này đối với tiêu đề tổng quát của toàn bản kinh.

a. Khía cạnh thực tế. Bởi vì nội dungchính yếu của toàn bộ kinh là những điều được nói ra do bởi Thắng Man Phu nhân.

b. Khía cạnh tượng trưng. Như đã thấy ởtiết thứ nhất của chương giới thiệu tổng quát này, Thắng Man Phu nhân lànhân cáchtượng trưng cho tinh thần tuyệt đối bình đẳng của Đại thừa, là thiên chức làmmẹ của Bồ tát. Bồ tát không phải là con đường dành riêng cho các hàng Thánh giảxuất thế, các bậc đại trượng phu, lại cũng không phải chỉ riêng biệt chomộthạng người đặc biệt nào, mà bởi vì Phật tính vốn bình đẳng nơi tất cả chúngsinh cho nên chí nguyện và trách nhiệm Đại thừa vẫn có thể được đảm trách trọnvẹn bởi cốt cách của một nữ Phật tử. Với thiên chức làm mẹ, Bồ tát ôm trọn cảthế gian vào trong tấm lòng bao dung trời biển của mình. Thắng Manlà bảngchỉ dẫn các phương pháp nuôi lớn thánh thai của Bồ tát, mở rộng tình mẹ bao lacủa Bồ tát, do thế không phải riêng biệt dành cho phụ nữ, mà là một khíacạnhtrong muôn vàn khía cạnh thực tiển của Bồ tát đạo.

Như thế, ở đây chúng ta có nhân cách ThắngManvà nguyên lý Thắng Mantrong tiêu đề kinh.

Về tiểu sử của Thắng Man Phu nhân, hiện chúng tabiết rất ít, ngoại trừ những điểm chính như được nói trong phần mở đầu củakinh. Các tài liệu trong điển tích Phật giáo Trung hoa hiện có cũng không nóigì nhiều hơn những điều mà kinh này nói. Như vậy, chúng ta biết một cáchvắntắt về thân thế của Phu nhân như sau: Phu nhân là con gái của vua Ba-tư-nặc vàMạt-lị Phu nhân, là vương phi của vua Hữu Xứng.

Ba-tư-nặc và Mạt-lị Phu nhân là hai vị tại giađệ tử danh tiếng của đức Thích Tôn. Nhà vua có một đức tin thuần khiết, vữngmạnh trong giáo pháp của Phật. Điều này được đề cập rất nhiều trong các kinhđiển, nhất là kinh điển nguyên thủy. Kinh «Pháp trang nghiêm»[11] ghi chép sự bày tỏ của vua về những niềmtin trong sáng của chính mình đối với các phẩm tính tuyệt vời của đức Như Lai,về Chính pháp được Như Lai khéo giảng thuyết, và về đoàn thể Tăng chúng sốnghòa thuận, vui tươi, khéo tu tập dưới sự hướng dẫn của đức Như Lai. Trong mộtđoạn kinh khác thuộc Tương ưng bộ[12] có ghi rằng, vào một lúc nọnhà vua đếnviếng Phật và cũng ngay lúc ấy cung nhân đến báo tin Mạt-lị Phu nhân vừasinhmột công chúa. Vua tỏ ý không vui về tin này, vì nhà vua thích con trai hơn.Nhưng đức Phật giảng giải rằng trong nhiều trường hợp con gái vẫn xứng đáng hơncon trai. Bản kinh của chúng ta cố nhiên có chung ý hướng này.

Tài liệu kinh điển Pāli chỉ cho biết vua vàhoàng hậu Mạt-lị có một người con gái nhưng không thấy nói rõ tên. Tài liệu Pālicũng cho biết nhà vua có một vị công chúa tên gọi là Vajirī hay Vajirakumāri(Kim Cang vương đồng nữ) về sau được gã cho vua A-xà-thế nước Ma-kiệt-đà. Nhưngcác tài liệu này không chỉ rõ Vajirī là con gái của vị vương phi nào.

Thắng Man là tên gọi được dịch từ tiếng Phạn.Tên gọi này, theo [13] của Cát Tạng, tiếng Phạn gọi là«thất-lị-ma-la».[14] Nhưng theo Khuy Cơ [15] thì tiếng Phạn của tên gọi ấy được gọilà «mạt-lị-thất-la».[16] Cả hai đều có cùng ý nghĩa: Cát tườnghoa man tràng hoa của sự tốt đẹp, thánh thiện, hay đỉnh đầu có kết trànghoa. Thuậtký của Khuy Cơ cũng giải thích rằng, sở dĩ có tên như vậy, vì mẹ là Mạt-lịnên con gái được gọi là Mạt-lị-thất-la.

II.SƯ TỬ HỐNG

Thắng Man sư tử hống, chính là mộttrong 15 danh hiệu mà đức Phật nêu lên để đặt cho kinh này.

Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sưtử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:[17]

1. Quyết định thuyết: lời nói chắc thật đúng vớiviệc làm. Kinh Thế gian, kinh số 137 thuộc bộ Trung A hàm[18] nói: «Đức Như Lai, kể từ đêm thành đạoVô thượngchính giác cho đến đêm nhập vô dư Niết-bàn, trong khoảng trung gianđó, những gì được nói chính từ miệng Như Lai, những gì được đối đáp bởi chínhNhư Lai, những điều ấy tất cả đều chắc thật, không trống rỗng, đúng như thực,không điên đảo; nói về Như Lai cũng là nói về sư tử vậy.»

2. Vô úy thuyết: nói mà không hề do dự, sợ hãi;nói với sự xác tín, kiên quyết. Khi Tôn giả Xá-lợi-phất ca ngợi đức Phậtrằng: «Trongquá khứ, trong tương lai, cũng như trong hiện tại, không thể có một (…) ai tốithắng hơn đức Thế Tôn…»; thì bấy giờ đức Thế Tôn ấn chứng rằng lời nói của tôn giảXá-lợi-phất thật sự là tiếng nói không sợ hãi, là tiếng rống của sư tử.[19]

3. Như thuyết tu hành: tu tập đúng như nhữngđiều đã được giảng dạy. Tất cả những thực hành chân chính, đúng với Chính pháp;sự giảng dạy về những điều thực hành ấy được gọi là «Sư tử hống». Thí dụ, khiđức Phật bác bỏ các lối tu khổ hạnh và chỉ ra con đường chân chính, thiết thực hơncác khổ hạnh ấy cho các người Ưu-đàm-bà-la, thì đấy là lúc Ngài đang nóibằngtiếng rống của sư tử, và do đó kinh được đặt tên là Ưu-đàm-bà-la sư tử hống.[20]

Trong các kinh điển Đại thừa, từ «sư tử hống»thường được dùng để chỉ cho tiếng nói của đại trí. Vì tiếng nói ấy làm chấnđộng những ai có căn tính thấp kém, như đàn nai run sợ khi nghe tiếng rống củasư tử.

Ở đây, Thắng Man Phu nhân, đối trước Phật, mà cóthể tự mình phát khởi chí nguyện Đại thừa và cũng tự mình nói lên tư tưởng sâu sắccủa Đại thừa, nói một cách không sợ hãi, không do dự. Cho nên, những điều Phunhân nói cũng được gọi là «sư tử hống».

III. NHẤT THỪA

«Nhất thừa» cũng là đề mục của chương v trongphần sau. Đây là tư tưởng căn bản của toàn bộ kinh. Nói là «Nhất thừa» cũng đồngnghĩa như được nói trong kinh Pháp hoa, theo đó, giáo pháp của đức ThíchTôn được nói ra chỉ hướng đến một mục đích duy nhất, là dẫn dắt tất cả chúngsinh đến nơi giải thoát và giác ngộ như Ngài. Cho nên, giáo pháp ấy chỉ gồm cómột thừa duy nhất, tức Phật thừa, chứ không có hai, cũng không có ba. Như đềkinh chỉ rõ, ở Thắng Man, Nhất thừa đi liền với Đại phương tiện. Đó là, từNhất thừa, với đại phương tiện, mà các thừa khác được dẫn xuất, và do đạiphương tiện mà Phật thừa được chỉ điểm và được hướng đến.

IV.ĐẠI PHƯƠNG TIỆN

Phương tiện cũng thường nói là «phương tiệnquyền xảo», của sự khéo léo của khả năng thuyết giáo, hướng dẫn thích hợp tùytheo căn tính mỗi chúng sinh để đưa đến địa vị của Phật thừa.

Bồ tát đạo được thực hành trên một nền tảng songđối, đó là đại trí và đại bi hay đại hạnh. Với đại trí, Bồ tát học tập quán sátđể nhìn thấu suốt bản tính chân thực của vạn hữu, nghĩa là học hỏi vô biên Phậtpháp, không bao giờ biết mệt mỏi nhàm chán. Nhưng Bồ tát đạo không phải là conđường mong cầu lợi ích riêng cho mình, mà hướng đến sự giải thoát và giác ngộcủa hết thảy chúng sinh. Do đó, song song với sự học tập và quán sát để thànhtựu đại trí, Bồ tát cũng phát khởi tâm nguyện đại bi. Tâm nguyện ấy, nếukhôngdo phương tiện trí thì không thể thành tựu được. Bởi vì sự thành tựu đạitrí,tức thành tựu nhất thiết trí, thấy rõ chân tướng của vạn hữu, Bồ tát thấy rằngthế giới này xuất hiện như hình ảnh của chiêm bao, như bóng dáng trong nắngquái, như bọt nước, như làn chớp, vân vân, và sự thành tựu ấy có thể dẫnđến tưtưởng nhàm chán thế gian, thúc đẩy ước vọng từ bỏ thế gian để một mình thủchứng Niết-bàn. Cho nên, sau khi đã chứng đạt đến trí tuệ thực chứng tính khôngcủa thế giới, Bồ tát tu tập để phát hiện phương tiện trí. Với phương tiện trí,nghĩa là khả năng sử dụng phương tiện khéo léo, Bồ tát thấy mặc dù thế gian vốntrống rỗng, không thực chất, nhưng do nhân duyên, các pháp cùng tương quan màhiện khởi. Do hiểu biết sâu xa nguyên lý duyên khởi như vậy, Bồ tát không hềnhàm chán thế gian mà chứng nhập Niết-bàn không sinh không diệt.

Ở đây, trong đề mục của kinh Thắng Mannày,«Nhất thừa» chỉ cho trí tuệ như thật, hay thật trí, và «Đại phương tiện»chỉcho phương tiện trí như đã nói trên. Gọi là «đại», với ý nghĩa phổ biến và baoquát, bởi vì mặc dù duy nhất chỉ có «một thừa» nhưng đức Phật đã khéo léo hướngdẫn chúng sinh đến đó qua ba thừa khác nhau; cho nên «đại phương tiện» có nghĩalà cái phương tiện thiện xảo của «một thừa» bao quát tất cả các thừa.

V.PHƯƠNG QUẢNG KINH

Trước hết, cũng nên để ý rằng trong Thắng Manbảo khốtcủa Cát Tạng và Thắng Man nghĩa kýcủa Tuệ Viễn «phương quảng»được giải thích là «đại phương quảng.» Theo đề kinh cho bản dịch củaCầu-na-bạt-đà-la hiện lưu truyền thì gọi là Thắng Man sư tử hống nhấtthừa đạiphương tiện phương quảng kinh.

«Phương quảng»,[21] các nơi khác cũng gọi là Quảng kinh,Quảng giải, Quảng bác hay Phương đẳng, một trong 9 bộ loại thánh điển,[22] theo phân loại nguyên thủy, hay mộttrong 12 bộ loại,[23] theo phân loại hậu kỳ. Ý nghĩa của nókhông được giải thích nhất trí giữa các truyền thống của Phật giáo phương Namvà phương Bắc, và Đại thừa. Theo truyền thống Đại thừa, như được giải thíchtrong kinh Đại thừa niết bàn,[24] sở dĩ gọi là kinh điển phương đẳng, vì ýnghĩa của nó rộng lớn như hư không. Hoặc theo giải thích của Đại thừaa-tì-đạt-ma tập luận: «Phương quảng là gì? Là tất cả những ngôn thuyết cóliên hệ đến Bồ tát tạng. Như tên gọi Phương quảng; cũng gọi là Quảng phá; cũnggọi là Vô tỷ. Do ý nghĩa nào mà được gọi là phương quảng? Vì là chỗ sở yđể cóthể đem lại lợi ích và an lạc cho chúng sinh; tuyên thuyết một cách rộngrãipháp sâu thẳm. Do ý nghĩa gì mà gọi là quảng phá? Vì là khả năng phá hủymộtcách rộng rãi tất cả chướng ngại. Do ý nghĩa nào mà gọi là vô tỷ? Vì không cópháp nào có thể so sánh bằng.»[25] Mặt khác, theo giải thích của luận Đạitríđộ,[26] thì tất cả các kinh điển đại thừa đều cóthể được gọi là phương quảng, như Bát-nhãhay Pháp hoa, v.v…

Như vậy, Thắng Mansở dĩ được gọi làPhương quảng kinh do nội dung bao hàm rộng lớn của nó. Giáo pháp này được gọilà nguồn xuất sinh của tất cả các Thừa, và bao trùm tất cả các Thừa.

Nói theo tổng quát, phương quảng thường dùng đểchỉ chung cho tất cả kinh điển Đại thừa. Cho nên Thắng Man sở dĩ được gọi làphương quảng, vì nó là bản kinh thuộc Đại thừa.

Tổng kết, chúng ta có danh hiệu đầy đủ của bảnkinh này như sau: Thắng Man sư tử hống nhất thừa đại phương tiện (đại)phương quảng kinh,[27] ý nghĩa muốn nói rằng: Đây là kinh thuộcĐại thừa giáo, nói lên ý nghĩa Nhất thừa và Đại phương tiện, hay Đại phươngtiện của Nhất thừa, được thuyết bởi Thắng Man Phu nhân, như tiếng rống của consư tử không hề khiếp sợ, không hề do dự.


[1] (Đại 9, tr. 10c23). Cf. Saddh, tr. 45: aho'smi parivañcitu pāpacittais tulyesu dharmesu anāsravesu yan nāma traidhātukiagradharmam na deśayisyāmi anāgate' dhve. Pháp hoa, phẩm iii «Thí dụ.»

[2]Saddh,tr.375: namo' stu buddhāya krtaikavāram yehītadā dhātudharesu tesu/ viksiptacittair api ekavāram te sarvī prāptā imamagrabhodhim. Cf, Pháp hoa, phẩmii «Phương tiện» (Đại 9, tr. 9a7).

[3]Saddh, tr.3311: evam ca bhāsāmy ahu nityanirvrtāādipraśāntā imi sarvadharmāh/ caryām ca so pūriya buddhaputro anāgate' dhvānijino bhavisyati. Cf. Pháphoa, tr.8b26: «chư pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng. Phật tử hành đạo dĩ,lai thế đắc tác Phật.»

[4]Pháp hoa,phẩm iv, «Tín giải» (Đại 9, tr. 16b25). Cf. Saddh.,tr. 72ff.

[5] Skt. Sudhana-śresthidāraka.

[6] Cf. Ganda,tr. 4523: tan mahāmahitalācalopamamkarunavegabalabhāravāhitam/ jñāna- saṃpajagatopajīvitam agrayānam abhirohayāhi me.Cf. Hoa nghiêm (Thật), q. 62, phẩm Nhậppháp giới, Đại 10 tr.333b21; Hoa nghiêm (Bát),Đại 10, T.293, tr. 678c19; Hoa nghiêm (Phật),Đại 9 tr. 689a18.

[7]nāgavalokitenāvalokya, Ganda., 46.

[8]Duy-ma-cật, phẩm vii. «Quán chúng sinh»;Đại 14, tr.547c

[9]Pháp hoa,phẩm ii. «Phương tiện,» Đại 9, tr. 9a5.

[10]Dh.l88: bahum ve saranam yanti, pabbatāni vanānica / ārāmarukkhacetyāni, manussā bhayatajjitā.

[11]Trung (kinhsố 213), «Pháp trang nghiêm » (Đại 2, tr.795tt). Cf. Pāli: M.89 Dhammacetiya.

[12]Pāli,S. i.83.

[13]Đại 37, tr. 2b24.

[14] Skt. Śrīmāla.

[15]Khuy Cơ, Thànhduy thức luận thuật ký, Đại 43, tr. 536b6.

[16]Skt. Mālya-śrī.

[17]Cát Tạng, ThắngMan bảo khốt,Đại 34, tr. 3a18, dẫn Phức pháp sư, giải thích theokinh Tư ích: Tư Ích Phạm thiên sở vấn kinh,Cưu-ma-la-thập dịch, Đại 15 (No 586).

[18] Đại2, tr. 645tt. Tham chiếu Pāli: A, iv.23.

[19]Trường, kinhsố 18, «Tự hoan hỷ», Đại 1, tr. 76. Tham chiếu Pāli: D.28 Sampadānīya.

[20]Pāli: D.25 Udumbarika-sīhanāda; Trường, kinh số 8, «Tán-đà-na», Đại 1, tr. 47.Cf. Trung, kinh số 104, «Ưu-đàm-sa-la»,Đại 1, tr. 591.

[21]Skt. vaipulya,hay mahā-vaipulya. Pāli: vedalla.

[22]Hán: cửu bộ kinh (Skt. navāngaśāsana). Danh sách liệt kê theo Saddh, tr. 307: sũtrānibhāsāmi tathaiva gāthā itivrttakam jātakam adbhutam ca nidāna aupamyaśataiś cacitrair geyam ca bhāsāmi tathopadeśān, Hán (Pháphoa, Đại 9, tr. 7c25): tu-đa-la, già-đà, bản sự, bản sanh, vị tằng hữu,nhân duyên, thí dụ, kỳ-dạ, ưu-ba-đề-xá. Pāli: sutta(tu-đa-la, hay khế kinh), geyya (kỳ-dạ,ứng tụng hay kệ tụng), veyyakārana (thọký), gāthā (phúng tụng, hay thể ngâmvịnh), udāna (tự thuyết, hay kệ cảmhứng), itivuttaka (như thị ngữ), jātaka (bản sanh, hay chuyện tiền thân), vedalla (phương quảng, hay quảng giải), abbhutadhamma (pháp vị tằng hữu).

[23]Thập nhị bộ kinh, hay thập nhị phần giáo(Skt. dvādaśānga-buddhavacana): tu-đa-la(sūtra), kỳ-dạ (geyya),thọ ký (vyākarana), phúng tụng (gāthā), ưu-đà-na (udāna),nhân duyên (nidāna), thí dụ (avadāna), như thị ngữ (itivrttaka),bản sanh (jātaka), phương quảng (vaipulya), vị tằng hữu (adbhutadharma),luận nghị (upadeśa).

[24]Đại bát-niết-bànkinh, q.14, Đại 12, tr. 684a8.

[25] Đại31, tr. 686b16.

[26]quyển 33, Đại 25, tr. 34a4.

[27]Tên kinh được dẫn chứng bởi Śiks,tr. 27: Śrīmālāsimha-nādasūtra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567