Thắng Man sư tử hống, chính là mộttrong 15 danh hiệu mà đức Phật nêu lên để đặt cho kinh này.
Thông thường, trong các kinh điển, thành ngữ «sưtử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ý nghĩa như sau:[1]
1. Quyết định thuyết: lời nói chắc thật đúng vớiviệc làm. Kinh Thế gian, kinh số 137 thuộc bộ Trung A hàm[2] nói: «Đức Như Lai, kể từ đêm thành đạoVô thượngchính giác cho đến đêm nhập vô dư Niết-bàn, trong khoảng trung gianđó, những gì được nói chính từ miệng Như Lai, những gì được đối đáp bởi chínhNhư Lai, những điều ấy tất cả đều chắc thật, không trống rỗng, đúng như thực,không điên đảo; nói về Như Lai cũng là nói về sư tử vậy.»
2. Vô úy thuyết: nói mà không hề do dự, sợ hãi;nói với sự xác tín, kiên quyết. Khi Tôn giả Xá-lợi-phất ca ngợi đức Phậtrằng: «Trongquá khứ, trong tương lai, cũng như trong hiện tại, không thể có một (…) ai tốithắng hơn đức Thế Tôn…»; thì bấy giờ đức Thế Tôn ấn chứng rằng lời nói của tôn giảXá-lợi-phất thật sự là tiếng nói không sợ hãi, là tiếng rống của sư tử.[3]
3. Như thuyết tu hành: tu tập đúng như nhữngđiều đã được giảng dạy. Tất cả những thực hành chân chính, đúng với Chính pháp;sự giảng dạy về những điều thực hành ấy được gọi là «Sư tử hống». Thí dụ, khiđức Phật bác bỏ các lối tu khổ hạnh và chỉ ra con đường chân chính, thiết thực hơncác khổ hạnh ấy cho các người Ưu-đàm-bà-la, thì đấy là lúc Ngài đang nóibằngtiếng rống của sư tử, và do đó kinh được đặt tên là Ưu-đàm-bà-la sư tử hống.[4]
Trong các kinh điển Đại thừa, từ «sư tử hống»thường được dùng để chỉ cho tiếng nói của đại trí. Vì tiếng nói ấy làm chấnđộng những ai có căn tính thấp kém, như đàn nai run sợ khi nghe tiếng rống củasư tử.
Ở đây, Thắng Man Phu nhân, đối trước Phật, mà cóthể tự mình phát khởi chí nguyện Đại thừa và cũng tự mình nói lên tư tưởng sâu sắccủa Đại thừa, nói một cách không sợ hãi, không do dự. Cho nên, những điều Phunhân nói cũng được gọi là «sư tử hống».
---------------
[1]Cát Tạng, ThắngMan bảo khốt,Đại 34, tr. 3a18, dẫn Phức pháp sư, giải thích theokinh Tư ích: Tư Ích Phạm thiên sở vấn kinh,Cưu-ma-la-thập dịch, Đại 15 (No 586).
[2] Đại2, tr. 645tt. Tham chiếu Pāli: A, iv.23.
[3]Trường, kinhsố 18, «Tự hoan hỷ», Đại 1, tr. 76. Tham chiếu Pāli: D.28 Sampadānīya.
[4]Pāli: D.25 Udumbarika-sīhanāda; Trường, kinh số 8, «Tán-đà-na», Đại 1, tr. 47.Cf. Trung, kinh số 104, «Ưu-đàm-sa-la»,Đại 1, tr. 591.