Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con xin tắm Phật trong con

22/05/202407:28(Xem: 1599)
Con xin tắm Phật trong con


thich tanh tue

Namo Sakya Muni Buddha

Cảm niệm mùa Phật Đản

Ngày Khánh đản của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni từ ngàn năm nay đã trở thành ngày truyền thống trong niềm kính ngưỡng của những người con Phật.

“Nhạc trời trỗi dậy khắp muôn nơi
Hoa nở chim ca ý dị thường
Rộn ràng ưu đàm phơi nắng hạ
Vườn lâm hoa diệu gió say hương”

Lặng yên đứng giữa sân chùa vào ban sớm, tận hưởng chút hương xuân còn vương lại đâu đây lòng tôi lại háo hức, hân hoan khi một mùa Phật Đản sắp về. Ngày đức Phật Đản sinh luôn diễn ra vào lúc đất trời giao thoa giữa hai mùa xuân – hạ, khi vạn vật đang không ngừng nảy mầm, căng tràn nhựa sống. Thật không sai khi nói đức Phật thị hiện xuống nơi trần gian để truyền đi ngọn lửa yêu thương bất diệt và đem lại bình an cho muôn loài.

Ngày Khánh đản của đức Phật Thích Ca là một sự kiện trọng đại, một dấu mốc thiêng liêng với mỗi người con Phật. Khác với tất cả những vị giáo chủ của các tôn giáo có mặt trên thế giới, đức Phật không bao giờ tự phong thánh cho nhân cách hoàn hảo trác tuyệt của mình. Đức Phật luôn chối bỏ ngôi vị thần quyền mà chúng sinh vì lòng kính ngưỡng dâng gán lên cuộc đời Ngài.

Từ khi còn ở trong hoàng cung, đức Phật đã luôn trầm tư suy nghĩ về những cảnh sinh - già - bệnh - chết của kiếp sống con người. Ngài ăn không ngon, ngủ không yên khi nhìn thấy nỗi khổ đau của chúng sinh đang chìm đắm trong dục lạc, si ái. Ngài không màng đến những thú vui xa hoa, sung sướng cho riêng mình nơi cung son, gác vàng khi nhân loại đang quờ quạng trong đêm trường vô minh tăm tối.

Rõ ràng địa vị cao sang đối với Ngài không quan trọng bằng sự giác ngộ, tấm lòng từ bi và hạnh nguyện phổ độ chúng sinh.
Kinh Nikàya có ghi: “Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”.

Vào ngày đức Phật xuất hiện giữa cõi nhân gian, Ngài đã mang đến một tinh thần nhân văn vô cùng sâu sắc. Ngài sinh ra không phải dưới hình tướng của một vị thần, từ trên không bay xuống hay ẩn hiện giữa làn sương mờ ảo. Đức Phật Đản sinh giữa cuộc đời này trong hiện tướng của một con người. Một con người bằng xương bằng thịt, cũng bị chi phối bởi quy luật nhân quả và là một con người với đầy đủ những xúc cảm trần thế: giàu lòng yêu thương và trái tim trắc ẩn.

Đức Phật đã lấy chính cuộc đời mình để thân giáo, khai thị cho chúng sinh bằng tất cả những gì chân thực nhất.

Những lời dạy của đức Phật luôn khởi nguồn từ chính cõi đời ngũ trược đầy khổ đau này, Ngài lấy chuyện đời lồng vào trong đạo làm chúng nhẹ nhàng hòa vào trong dòng chảy của cuộc sống. Không cưỡng ép, không phô trương, không giả dối. Đây là những điều cốt tủy đã được đúc nên bởi một con người đã quyết định sinh ra ngay giữa lục đạo luân hồi, đầy nỗi khổ niềm đau. Thế nhưng những điều xấu xa ấy không thể làm nhiễm ô, vấy bẩn một nhân cách hoàn hảo, trác tuyệt.

Đức Thế Tôn tựa như bông sen, sinh ra trong bùn nhưng chẳng nhuốm màu bùn. Bông sen trắng tinh ánh hồng ầy cứ rực rỡ khoe sắc, nở bung giữa đất trời. Ngài sinh ra và sống không chỉ như một loài hoa mà còn hiện thân là một nhân vật lịch sử.
Đức Phật Đản sinh giữa cuộc đời, trước hết là vì con người, cho con người. Hiện thân thân giáo của đức Phật chính là hiện thân hình bóng trung thực nhất của con người.

Ngài gợi nhắc cho nhân loại biết rằng đã là con người thì ai cũng có Phật tính, ai cũng có đủ khả năng để trở thành một nhân cách tuyệt hảo và đạt quả vị tối thượng như Ngài.

Đức Phật Thích Ca đã thành tựu Chính Đẳng Chính Giác trong cõi đời này và chỉ cho chúng sinh con đường thoát khỏi bến mê, vượt ra khỏi khổ đau sinh tử. Cả cuộc đời Ngài là bài học sống động về đức hạnh, nhân cách và là người lái đò không ngủ của mọi sinh linh.

Kinh A Hàm đã tán thán sự kiện Đản sinh hi hữu, vi diệu của đức Phật:
“Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, của đại quang, của đại minh, là sự xuất hiện thù thắng của sự chứng ngộ vô ngại giải, là sự chứng đạt các giới và các giới sai biệt, là sự chứng ngộ và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, A La Hán, người ấy là ai? Này các Tỳ kheo, chính là Như Lai, bậc A La Hán”.

“Bảy đóa sen vàng nâng gót tịnh
Ba ngàn thế giới đón Như Lai”

Hôm nay đây, chúng ta đón mừng ngày Phật Đản sinh như một lẽ sống mới. Lẽ sống đó như dòng nước thanh lương, tưới mát tâm thức của chúng ta, từ một chúng sinh đang lạc hướng, mông lung trong bóng tối vô minh tìm ra ánh sáng chân lý, từ sự chán nản điêu linh của kiếp nhân sinh chuyển sang niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng, cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Đón mừng niềm vui Khánh đản của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, lòng chúng con trào dâng hạnh phúc, tràn ngập niềm biết ơn trước sự hi sinh và tình thương yêu bất diệt của Ngài với muôn loài chúng sinh. Chúng con luôn nhớ về sự hiện diện của đức Phật ở khắp muôn nơi, mong cho ánh sáng của Ngài làm tan hắc ám vô minh, phá vỡ mọi sợ hãi và hận thù, đem lại an vui và hòa bình cho nhân loại.

Đêm tối sắp hết, sao Mai lấp lánh báo hiệu rạng đông sắp tới, một ngày sắp bắt đầu. Tuy biết một ngày chỉ là một khoảng ngắn ngủi trong thời gian vô tận nhưng ngày Rằm tháng Tư đã đánh dấu một bước tiến chắc chắn của nhân loại hướng về con đường Giác ngộ và Giải thoát.
Một vị Phật đã thành, nhiều vị Phật sẽ thành!

“Vui thay Phật ra đời
Vui thay Pháp được giảng
Vui thay Tăng hòa hợp
Hòa hợp tu vui thay”
(Kinh Pháp Cú)

TẮM PHẬT TRONG CON!

.. Con xin tắm Phật trong con
Lặng nhìn nghiệp chướng theo dòng nước trôi
Tâm là gốc tạo luân hồi
Tâm là nhân của thảnh thơi Niết bàn.

Nguyện người ba nghiệp tịnh an
Nguyện thân tâm được nhẹ nhàng xả buông
Xin làm giọt nước nhành dương
Xóa mờ tam độc, tình thương gọi về..

Con xin phát nguyện bồ đề
Sống trong chánh niệm cần kề bản môn
Tâm thành đảnh lễ Thế Tôn
Nhân ngày Phật Đản tri ơn đức Người .

Thắp trên môi một nụ cười
“ Pháp môn tắm Phật “ trọn đời nhớ ghi !

(Th Như Nhiên)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9427)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8143)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 13668)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 5425)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
27/01/2013(Xem: 6397)
Hôm nay, nhân mùa Phật Đản, quý phật tử đạo tràng Trúc Lâm Sen Trắng Đà Nẵng trở về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tu tập hai ngày một đêm. Đêm rồi quý vị đã được tụng kinh, ngồi thiền. Khuya nay quý vị cũng đã ngồi thiền rồi và mới tụng kinh Lễ Phật Đản xong. Bây giờ đến thời sinh hoạt đạo lý. Ngày lễ Phật Đản, chúng ta cúng dường Đức Phật theo mấy cách? Kỷ niệm mừng ngày Đức Phật giáng sanh, chúng ta có rất nhiều cách để cúng dường lên Ngài. Cụ thể, trong Kinh dạy chúng ta có ba cách cúng dường.
26/12/2012(Xem: 6240)
Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
14/12/2012(Xem: 7629)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
06/11/2012(Xem: 5434)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
19/06/2012(Xem: 7535)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
10/05/2012(Xem: 5188)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh như một hoàng tử của bộ tộc Thích Ca ở Ấn độ. Ngài đã giác ngộ và thành đạo ở tuổi 36 và nhập niết bàn ở tuổi 81. Có 3 sự kiện trọng đại xảy ra cùng một ngày hơn 2.500 về trước, mà hôm nay chúng ta kỷ niệm đại lễ Tam hiệp của mùa Vesak.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]