Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sứ điệp của Hội đồng Tòa thánh đặc trách Đối thoại Liên tôn gửi Chúc mừng Đại lễ Vesak PL. 2564

10/04/202014:59(Xem: 4072)
Sứ điệp của Hội đồng Tòa thánh đặc trách Đối thoại Liên tôn gửi Chúc mừng Đại lễ Vesak PL. 2564

Phat Dan Sanh_2020
Sứ điệp của Hội đồng Tòa thánh đặc trách Đối thoại Liên tôn gửi Chúc mừng Đại lễ Vesak PL. 2564

 

Thành phố Vatican

 

Quý Đạo hữu Phật tử thân mến,

 

Thay mặt Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại Liên tôn, chúng tôi xin chân thành gửi lời chào và lời chúc phúc cát tường đến với quý đạo hữu Phật tử và tất cả các cộng đồng Phật giáo trên khắp thế giới trong dịp quý đạo hữu Phật tử kính mừng Đại lễ Vesak PL. 2564 (2020). Trong 24 năm qua, Hội đồng Tòa thánh về Đối thoại Liên tôn vẫn gửi lời chào đến quý đạo hữu Phật tử trọng dịp đại hoan hỷ này. Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm của sứ điệp truyền thống này, chúng tôi muốn làm mới lại mối tương quan tình đạo hữu và hợp tác của chúng tôi với các truyền thống khác mà quý đạo hữu Phật tử là đại diện.

 

Năm nay, chúng tôi muốn cùng với quý đạo hữu Phật tử suy tư về chủ đề: “Phật tử và Kitô hữu: Xây dựng một nền văn hóa từ bi và  tình huynh đệ”. Chúng tôi ý thức được giá trị cao quý mà mỗi truyền thống tôn giáo của chúng ta dành cho từ bi tâm và tình huynh đệ trên hành trình tìm về bản tâm, trong sự chứng kiến và trong việc chúng ta phục vụ một nhân loại và một hành tinh, cả hai đều bị tổn thương.

 

Tài liệu về tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và cùng chung sống khẳng định rằng: “những giáo lý chân thực của các tôn giáo mời gọi chúng ta luôn gắn kết với các giá trị của hòa bình; bảo trọng các giá trị của sự hiểu biết lẫn nhau, của tình huynh đệ nhân loại cùng chung sống hài hòa”. Vào buổi trưa ngày 21-11-2019, đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa Đức Tăng thống Phật giáo Vương quốc Thái Lan Somdet Phra Ariyavongsagatanana IX và Đức Giáo hoàng Francis tại chùa Ratchabophit Sathit Maha Simaram (Bangkok), Đức Giáo hoàng đã bày tỏ rằng, “chúng ta có thể phát triển và cùng chung sống với nhau như “tình láng giềng thân thiện”. Chúng ta có thể thúc đẩy các tín đồ hai tôn giáo cùng phát triển các sáng kiến từ bi, bác ái mới, có khả năng tạo ra và nhân rộng các sáng kiến thực tế trên hành trình huynh đệ, đặc biệt là đối với những nghèo khó và vì ngôi nhà chung của chúng ta đã bị ngược đãi quá nhiều. Như thế, chúng ta sẽ đóng góp vào việc xây dựng một nền văn hóa từ bi, bác ái, tình huynh đệ và gặp gỡ, ở đây cũng như tại những nơi khác trên thế giới”. (x. Chuyến viếng thăm Đức Tăng thống Phật giáo Vương quốc Thái Lan, Bangkok, ngày 21/11/2019).

 

Đại lễ Vesak khiến chúng ta hồi tưởng rằng, Thái tử Sĩ Đạt Ta đã thế phát và từ bỏ cung vàng điện ngọc, vinh hoa phú quý để ra đi tìm ánh đạo vàng từ bi trí tuệ. Ngài đã đổi y phục bằng lụa Bennares lấy chiếc áo cà sa đơn giản của một vị Sa môn. Cử chỉ cao quý của Ngài khiến chúng ta nhớ đến thánh Phanxicô Assisi: ông cắt tóc và đánh đổi bộ trang phục đẹp lấy chiếc áo choàng đơn sơ của một hành khất vì ông muốn đi theo Chúa Giêsu, Đấng “đã hủy mình ra không, mang lấy thân phận của người tôi tớ” (Phi-líp 2, 7) và “không có nơi gối đầu” (Matthew 8, 20). Tấm gương của các ngài, và những ai theo dấu chân các ngài, truyền cảm hứng cho chúng ta về một lối sống siêu thoát bằng cách đặc trọng tâm vào những gì quan trọng nhất. Như thế, chúng ta có thể tự do cống hiến nhiều hơn cho việc thúc đẩy một nền văn hóa từ bi, bác ái và huynh đệ để giảm thiểu những khổ đau của con người và sinh thái.

 

Mọi thứ đều liên quan. Sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau đưa chúng ta trở lại chủ đề Từ bi tâm và tình huynh đệ. Với tinh thần tri ân về tình đạo hữu của quý Phật tử, chúng tôi khiêm tốn xin quý đạo hữu Phật tử đồng hành và trợ giúp những bạn hữu Kitô giáo của quý đạo hữu Phật tử trong việc thúc đẩy từ bi tâm và tình huynh đệ trong thế giới ngày nay. Khi quý đạo hữu Phật tử và Kitô hữu học hỏi lẫn nhau làm sao để ngày thêm ý thức từ bi, bác ái hơn, có thể chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương cách hợp tác để biến sự kết nối của chúng ta thành một nguồn phúc lạc cho mọi sinh linh và cho hành tinh này, là ngôi nhà chung của chúng ta.

 

Chúng tôi nghĩ rằng để đảm bảo cho tình liên đới phổ quát của chúng ta được tiếp tục, chúng ta cần có một hành trình chia sẻ trong quá trình giáo dục. Nhằm đạt được mục tiêu này, một sự kiện quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 10 năm 2020 với chủ đề “Tái cấu trúc Hiệp ước toàn cầu về Giáo dục”. “Cuộc hội ngộ này sẽ khơi dậy lên sự dấn thân của người trẻ và với các thế hệ trẻ, bằng cách canh tân niềm say mê về một nền giáo dục cởi mở hơn và toàn diện hơn, có khả năng kiên nhẫn lắng nghe, đối thoại mang tính xây dựng và hiểu biết lẫn nhau” (Đức Giáo hoàng Phanxicô, Sứ điệp nhân dịp Hiệp ước toàn cầu về giáo dục, ngày 12 tháng 9 năm 2019). Chúng tôi mời quý đạo hữu Phật tử hợp tác với mọi người để thúc đẩy sáng kiến này, theo cách cá nhân và trong cộng đồng của quý đạo hữu Phật tử, để đóng góp vào một nền nhân bản mới. Chúng tôi rất hoan hỷ khi thấy quý đạo hữu Phật tử và Kitô hữu đang dựa trên các giá trị bền vững và hợp tác với nhau để hóa giải các nguyên nhân gây ra những căn bệnh xã hội ở nhiều nơi trên thế giới.

 

Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Virus Corona và cho những ai chăm sóc họ. Chúng ta hãy khuyến khích các tín đồ của hai tôn giáo chúng ta sống khoảnh khắc khó khăn này với niềm hy vọng, từ bi và bác ái.

 

Quý đạo hữu Phật tử thân mến, trên tinh thần hữu nghị và hợp tác này, một lần nữa chúng tôi chúc quý đạo hữu Phật tử một đại lễ Vesak vô lượng an lạc.

 

Hồng y Miguel Ángel Ayuso Guixot, MCCJ Chủ tịch 

Kodithuwakku K. Indunil J. Thư ký

 

(Nguồn: Bollettino - Vatican)

Thích Vân Phong dịch

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9447)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8158)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 13683)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 5434)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
27/01/2013(Xem: 6401)
Hôm nay, nhân mùa Phật Đản, quý phật tử đạo tràng Trúc Lâm Sen Trắng Đà Nẵng trở về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tu tập hai ngày một đêm. Đêm rồi quý vị đã được tụng kinh, ngồi thiền. Khuya nay quý vị cũng đã ngồi thiền rồi và mới tụng kinh Lễ Phật Đản xong. Bây giờ đến thời sinh hoạt đạo lý. Ngày lễ Phật Đản, chúng ta cúng dường Đức Phật theo mấy cách? Kỷ niệm mừng ngày Đức Phật giáng sanh, chúng ta có rất nhiều cách để cúng dường lên Ngài. Cụ thể, trong Kinh dạy chúng ta có ba cách cúng dường.
26/12/2012(Xem: 6241)
Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
14/12/2012(Xem: 7633)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
06/11/2012(Xem: 5438)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
19/06/2012(Xem: 7544)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
10/05/2012(Xem: 5195)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh như một hoàng tử của bộ tộc Thích Ca ở Ấn độ. Ngài đã giác ngộ và thành đạo ở tuổi 36 và nhập niết bàn ở tuổi 81. Có 3 sự kiện trọng đại xảy ra cùng một ngày hơn 2.500 về trước, mà hôm nay chúng ta kỷ niệm đại lễ Tam hiệp của mùa Vesak.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]