Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ

25/05/201906:36(Xem: 8028)
Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ

le phat dan 2643 tai thuy sy (1)Phật Đản Sanh 2643
Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ.

Trần Thị Nhật Hưng

 

  

 

   Hằng năm trên khắp thế gian không chỉ ở các nước Á Châu mà ngay cả Âu, Mỹ nơi có cộng đồng tị nạn, vào rằm tháng tư âm lịch, những người con Phật không bao giờ quên Đản sanh của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Tất cả đều ngưỡng vọng về vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây 2643 năm, nơi có một vĩ nhân ra đời để tìm con đường giải thoát cứu nhân loại.

  

   Từ thành phố đến thôn quê, từ chùa lớn đến chùa nhỏ, tuỳ khả năng, hoàn cảnh, đâu đâu mọi người cũng hân hoan tưng bừng tổ chức  để tưởng nhớ Ngài.

  

   Tại Thụy Sĩ, chùa Viên Minh không ngoại lệ. Tuy nhiên năm nay đặc biệt, một năm không như mọi năm. Tất cả đều đổi mới sau hơn hai năm trùng tu sửa chữa từ một nhà hàng ăn để trở thành một ngôi chùa khang trang tươm tất và đã được chính quyền sở tại cấp giấy phép chính thức sinh hoạt.

 

     Giữa một khuôn viên rộng trên sân chùa, điều này thật hiếm hoi trên đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé diện tích chỉ  41.300 cây số vuông. Đó là một phúc duyên may mắn cho cộng đồng Phật tử tại đây để dựng một lều lớn do chính quyền địa phương ủng hộ mới đủ sức chứa số đông Phật tử trên 200 người về tụ tập mừng Đản sanh thay vì phải thuê hội trường xa chùa vừa vất vả vừa tốn kém như mọi năm. Với nhân số tham dự, đối với một nước nhỏ người thưa, sống rải rác đó đây, qui tụ về như thế kể là rất khả quan nếu không muốn nói thật nhiêu khê. Điều đó chứng tỏ lòng tín tâm và ngưỡng vọng của người con Phật về đấng cha lành.

  

   Hôm đó là một ngày thật đẹp, thêm một may mắn nữa, trời không mưa như dự báo thời tiết, chỉ se se lạnh với chút nắng hanh vàng vừa đủ để những chiếc áo dài của quí bà, quí cô, cùng các em thiếu nữ như đàn bướm lượn lờ trước gió.

  

   Từ 09 giờ sáng thứ bảy, anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí trong đồng phục màu áo lam xếp hàng dọc trước cổng lều có treo hàng chữ “ Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản” để đón chào quan khách.

   

  Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một lực lượng trẻ được đào tạo và sinh hoạt Phật giáo từ mấy chục năm tại Thụy Sĩ. Hấp thụ văn hoá và cung cách làm việc phương Tây nên các em làm việc rất khoa học, giỏi giang nhưng vẫn giữ được hồn và nếp sống dân tộc đã trở về chùa sau thời gian dài “mồ côi” không nơi nương tựa ( bấy lâu tự thuê phòng sinh hoạt với nhau). Sự hiện diện của lực lượng GĐPT giúp cho buổi lễ vô cùng trang trọng khởi sắc, đã tạo thêm ấn tượng đẹp cho người bản xứ, nhất là vợ chồng ông bà Regina và Erich Leuenberger, đại diện hội đồng dân biểu của làng Nebikon, nơi chùa đang trực thuộc, cùng với một vài sinh viên, giảng viên đại học Luzern, Zürich đang tìm tòi nghiên cứu về Phật giáo. Niềm ưu ái đó còn khởi nguồn từ non tháng trước khi chùa tổ chức lễ “mở cửa chùa” theo sự yêu cầu và tò mò của, từ các cấp chính quyền đến dân chúng làng Nebikon để được tham quan, muốn biết về “trong chùa có cái gì trong đó„ sau khi chúng ta biến một nhà hàng của họ để trở thành một ngôi chùa khang trang đẹp đẽ cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam về sinh hoạt. Họ đã vô cùng ngạc nhiên lẫn khâm phục về công trình kiến thiết biến những cái hầm tối tăm bừa bãi đồ đạc cũ (Thụy Sĩ vì đất chật nên bất cứ nhà nào dù chung cư vẫn làm nhà hầm đào dưới đất để chứa đồ linh tinh) thành một căn phòng sinh hoạt sáng sủa sạch sẽ, nhiều phòng ngủ tươm tất cho Phật tử ở xa về chùa ngủ qua đêm, một thư viện với nhiều sách báo và đặc biệt nhất là chánh điện với những tôn tượng uy nghi sáng ngời, bài trí hoa đèn thật mỹ thuật đẹp mắt chỉ cần bước vào, chiêm ngưỡng, lòng người cũng rộn lên niềm hân hoan an lạc không tả được. Bên trong đã như vậy, bên ngoài sân chùa với tôn tượng Quan Âm Các ngự trị trên một sân rộng lót gạch sạch sẽ, cảnh quang thông thoáng mát mắt khiến cho người Thụy Sĩ vốn chuộng ngăn nắp rất hài lòng về sự đóng góp và xây dựng tinh thần tôn giáo của cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại địa phương thêm phong phú.

 

      Đối với người Thuỵ Sĩ vốn trung thực, hiền hoà, tuy Phật giáo không phải là tôn giáo của họ, nhưng từ kiếp nào dường như họ đã hấp thụ tinh thần của Kinh Hoa Nghiêm “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản“ (một là tất cả, tất cả là một) nên họ có cái nhìn cảm thông, bao dung, phóng khoáng, cởi mở để hoà nhập và đón nhận niềm vui từ kẻ khác làm niềm vui cho chính mình. Sự an lành của người khác cũng là sự an lành cho chính mình nói riêng và cho dân làng, đất nước của chính họ nói chung. Mình chính là người, người chính là mình trong cộng đồng chung của xã hội. Mọi người cùng sống cho nhau, nỗ lực cho một công việc chung, ai nấy đều quên mình để nghĩ và sống cho kẻ khác, vì kẻ khác đó cũng chính là mình. Đó là lý do, họ không mang tâm phân biệt, trái lại đã ủng hộ hết mình tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt Phật giáo chúng ta điển hình với sự đóng góp từ tinh thần đến vật lực (dựng lều lớn cho chúng ta) qua buổi lễ tổ chức Đản sanh. Đây một phần cũng do sự khéo léo ngoại giao của chùa Viên Minh tạo cơ hội tiếp kiến gần gũi thân thiện với họ. Người ta vẫn bảo “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn” nhưng ra xứ người  “ngôn ngữ (khéo mồm miệng, biết ngoại giao) mới là cửa...cái của tâm hồn” để mở toang cánh cửa...chính, thênh thang bước đến thành công.

  

   Theo như lời của Đại Đức Thích Như Tú nói chuyện trong buổi lễ, tương lai, chùa sẽ mở nhiều khóa tu không chỉ là nơi nương tựa tâm linh cho người Việt Nam mà còn mở rộng cho người bản xứ biết về Phật giáo chúng ta qua các buổi thiền tập. Thật là một điều đáng khích lệ và hoan nghênh vô cùng. Hy vọng sẽ sớm thực hiện vào một ngày không xa.

  

   Trong buổi lễ, ngoài các bài diễn văn, cảm tạ, giới thiệu quan khách...không thể thiếu ở bất cứ tổ chức nào, điều tôi quan tâm ở đây là lễ Tắm Phật. Lễ Tắm Phật để nhắc nhớ chúng ta về truyền thuyết khi Phật ra đời có chín con rồng từ cung trời Phạm Thiên phun nước thơm xuống làm mưa để Tắm Phật (em bé nào mới sinh ra cũng cần tắm đó mà. Và Phật được tắm đặc biệt như vậy đó). Còn bây giờ chúng ta tắm Phật không có nghĩa là tắm cho Phật được sạch sẽ mát mẻ mà ý nghĩa sâu xa của nó là chính tắm gội nội tâm của mỗi chúng ta, tắm để gột rửa bụi phiền não hiển lộ chân tâm để chúng ta tự nhìn lại chính mình biết sám hối và tẩy rửa những tội lỗi trong năm chúng ta đã tạo ra. Có chùa còn giảng rằng, khi cầm gáo nước, dù tắm bên vai phải của Đức Phật tượng trưng gặp điều ưng ý thuận duyên cũng như khi tắm bên vai trái coi như gặp nghịch cảnh lòng ta vẫn thản nhiên, bình tâm đón nhận. Do vậy, khi đối diện với Đức Phật, chúng ta tâm niệm như đứng trước nội tâm chúng ta, và cầu nguyện ý tốt nên phát huy, và niệm xấu thì nay xin chừa! Dội nước cho bao tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến cuốn đi để hiển lộ Phật tánh “nhân chi sơ, tính bổn thiện„ đạo lý trong Tam Tự Kinh, bắt nguồn từ tư tưởng của đức Khổng Tử, về sau được Mạnh Tử, đệ tử của Ngài truyền đạt rộng rãi.

 

    Tiếp nối của buổi lễ, sau những nghi thức hành chánh, thả bong bóng bay, dùng trưa,... lúc 14 giờ mở màn chương trình văn nghệ do anh em GĐPT Thiện Trí cùng Phật tử chùa Viên Minh đảm nhiệm. Dù các nghệ sĩ, diễn viên đều là “cây nhà lá vườn„ nhưng cũng đóng góp nhiều tiết mục múa, ca thật đặc sắc tạo cho buổi lễ vui nhộn, gần gũi, thân thiện, ấm cúng. Chương trình văn nghệ kết thúc lúc 15 giờ 30 phút, thời gian sau đó là Karaoke cho đến 17 giờ theo qui định.

  

    Nhìn chung buổi lễ thật thành công đem lại cho mọi người niềm an lạc, hạnh phúc. Điều này có được, chúng ta cũng nên tán thán công đức của anh em sửa chùa cùng các chị trong ban trai soạn “có thực mới vực được đạo„ của chùa Viên Minh đã kiên trì trong suốt hơn hai năm qua tình nguyện bỏ công lẫn của và thời gian, không nệ hà vất vả, vượt mọi khó khăn để có ngôi phạm vũ khang trang như ngày hôm nay. Và trong buổi lễ này, anh chị em một lần nữa cũng hết mình đóng góp công lao cho mọi công việc lớn nhỏ để phục vụ Tam Bảo đem tới thành công. Chúng ta cũng không quên tán thán đồng bào Phật tử các nơi đã bỏ thời gian đến tham dự, vì sự hiện diện của Phật tử thì việc sửa chùa, tạo chùa cũng như mọi tổ chức mới có giá trị. Đó là tinh thần trong Kinh Hoa Nghiêm. Có người thì có ta. Một là tất cả, tất cả chính là một.

   Riêng tôi, trong chương trình, tôi cho sẽ toàn hảo hơn, nếu thêm một tiếng thuyết giảng truyền tải giáo lý của Đức Phật để Phật tử hiểu đạo hơn. Vì có hiểu, có tin thì Bồ Đề Tâm mới kiên cố, tín tâm càng tăng trưởng. Hy vọng những năm tới ổn định tổ chức đưa vào nề nếp sẽ không thiếu mục quan trọng này. Vì là năm đầu với bề bộn công việc sau khi tu bổ chùa, việc thiếu sót là điều hiển nhiên. Kính mong Quí Phật tử hoan hỉ cho.

 Thân chúc các bạn dồi dào sức khỏe và an lạc trong mùa Phật Đản 2643 của năm 2019 này.

 

Thân chào các bạn.

  

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

pdf-iconXem nội dung (file pdf)

Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ_Trần Thị Nhật Hưng



le phat dan 2643 tai thuy sy (1)le phat dan 2643 tai thuy sy (1)le phat dan 2643 tai thuy sy (2)le phat dan 2643 tai thuy sy (2)le phat dan 2643 tai thuy sy (3)le phat dan 2643 tai thuy sy (3)le phat dan 2643 tai thuy sy (4)le phat dan 2643 tai thuy sy (5)le phat dan 2643 tai thuy sy (6)le phat dan 2643 tai thuy sy (7)le phat dan 2643 tai thuy sy (8)le phat dan 2643 tai thuy sy (9)le phat dan 2643 tai thuy sy (10)le phat dan 2643 tai thuy sy (11)le phat dan 2643 tai thuy sy (12)le phat dan 2643 tai thuy sy (13)le phat dan 2643 tai thuy sy (14)le phat dan 2643 tai thuy sy (15)le phat dan 2643 tai thuy sy (16)le phat dan 2643 tai thuy sy (17)le phat dan 2643 tai thuy sy (18)le phat dan 2643 tai thuy sy (19)le phat dan 2643 tai thuy sy (20)le phat dan 2643 tai thuy sy (21)le phat dan 2643 tai thuy sy (22)le phat dan 2643 tai thuy sy (23)le phat dan 2643 tai thuy sy (24)le phat dan 2643 tai thuy sy (25)le phat dan 2643 tai thuy sy (26)le phat dan 2643 tai thuy sy (27)le phat dan 2643 tai thuy sy (28)
pdf-icon
Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ_Trần Thị Nhật Hưng








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9437)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8155)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 13682)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 5433)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
27/01/2013(Xem: 6399)
Hôm nay, nhân mùa Phật Đản, quý phật tử đạo tràng Trúc Lâm Sen Trắng Đà Nẵng trở về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tu tập hai ngày một đêm. Đêm rồi quý vị đã được tụng kinh, ngồi thiền. Khuya nay quý vị cũng đã ngồi thiền rồi và mới tụng kinh Lễ Phật Đản xong. Bây giờ đến thời sinh hoạt đạo lý. Ngày lễ Phật Đản, chúng ta cúng dường Đức Phật theo mấy cách? Kỷ niệm mừng ngày Đức Phật giáng sanh, chúng ta có rất nhiều cách để cúng dường lên Ngài. Cụ thể, trong Kinh dạy chúng ta có ba cách cúng dường.
26/12/2012(Xem: 6240)
Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
14/12/2012(Xem: 7631)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
06/11/2012(Xem: 5435)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
19/06/2012(Xem: 7541)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
10/05/2012(Xem: 5191)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh như một hoàng tử của bộ tộc Thích Ca ở Ấn độ. Ngài đã giác ngộ và thành đạo ở tuổi 36 và nhập niết bàn ở tuổi 81. Có 3 sự kiện trọng đại xảy ra cùng một ngày hơn 2.500 về trước, mà hôm nay chúng ta kỷ niệm đại lễ Tam hiệp của mùa Vesak.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]