Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Treo cờ mừng ngày Phật Đản

14/05/201514:26(Xem: 7306)
Treo cờ mừng ngày Phật Đản

          Co Phat Giao 6

TREO CỜ MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN

NHỮNG ƯỚC MƠ ĐÃ GIÀ TRONG HOÀI NIỆM

 

                 Trong cuộc sống con người,  hoài niệm vẫn miên man và tốn tại trong  mỗi ký ức, bất chấp  dòng chảy của từng thân phận lặn ngụp giữa biển khổ trần lao hay đang trong tột đỉnh của vinh quang. Nhưng với ước mơ thì sẽ già đi theo từng vết ma sát nghiệt ngã của thời gian,  mà thời gian thì luôn luôn trung thành với định luật vô thường  sinh diệt. Nhất là những ước mơ đó chưa bao giờ trở thành hiện thực.

 

                  Thế nhưng! Những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực đó  lại luôn tồn tại  và có sức truyền  lưu lâu dài, nó như đánh đố với  những quan niệm, chủ trướng, định kiến của chính  con người.

 

                  Những ước mơ ở đây là những  ước mơ chính đáng chứ không là  loại  ngẫu hứng  thường tình hoặc  hoa văn bóng bầy  để  người cơ hội có thể lợi dụng lập công.

 

                  Chúng ta hãy  nhìn hình ảnh của  người con Phật xứ Huế hơn 50 năm trước tưng bừng treo cờ Phật giáo mừng Phật Đản sanh, dù màu sắc có  chút phai mờ theo thời gian nhưng bức ảnh có tiếng nói mạnh mẽ nhất với khắp mọi nơi, với muôn đời sau, đặc biệt với những  biên địa còn nhọc nhằn  và e thẹn với lá cờ Phật giáo, rằng hãy nhìn vào đấy để nuôi ước mơ đẹp này được sống mãi. Nhờ thế hôm nay xem lại rõ ràng  sức mạnh của bức ảnh này chưa bao giờ già. Hơn nữa từ đó đến nay  người con Phật xứ Huế vẫn hằng năm  đều đặn cung đón và hân hoan mừng ngày Phật đản ra sao hẵn chúng ta đều rõ. (ảnh đính kèm).

 

                    Cũng từ hơn năm mươii năm trước, Phật giáo Sài gòn sáng rực và huy hoàng với một đại lễ Phật Đản  2508 - 1964 có một không hai, cho đến tận hôm nay vẫn chưa  một lần được tái hiện. Như vậy  những hình ảnh Phật Đản huy hoàng năm ấy  rồi cũng sẽ già nua và dần đi vào quên lãng trước  thái độ thờ ơ  cũng như ỷ lại của chúng ta. Cho đến  khi nó chỉ còn lại là một chút xíu ký ức nằm lọt thỏm trong một góc tối  của  thực dụng và om sòm của  những tiếng động cơ thời  vi mạch điện tử. (ảnh đính kèm). Đó chính là hoài niệm, một hoài niễm buồn.

Phat Dan 1964
Đại lễ Phật Đản  2508 - 1964 

 

                     Như có đạo hữu từng  chua xót phát biểu, muốn có được một truyền thống thì không phài một sớm một chiều mà hình thành có được, mà nó phài trải qua nhiểu giai đoạn, nhiểu khó khăn mới hình thành , có đôi khi thời gian đó hơn cả một đời người. Hày nhìn vào các lễ hội truyền thống trong và ngoài nước thì rõ, trăm năm, ngàn năm. Mấy ngàn năm là chuyện bình thường. Ở đây, nhân duyên đã trao tận tay  chúng ta – đáng nói nhất là Phật giáo Sàigòn- nhiểu thuận duyên to lớn, đặc biệt từ sau biến cố Pháp nạn  1963 và lễ Phật đản 2508 – 1964 như vừa nói. Những tưởng về sau, mỗi mùa Phật đản về, mặt sông Sài gòn sẽ tràn ngập ánh hoa đăng, bập bềnh theo sóng nước,  thôi thúc mọi người hướng về ngày đản sanh đức Từ Phụ; rồi nhà nhà treo cờ trước ngõ, góp gió tung ba xua tan những lụy phiền đón chào  Đức Phật ra đời, và sự  háo hức  chờ xem từng  chuyến xe hoa Phật đản  nhẹ nhảng đi vào giấc ngũ trẽ thơ với vô vàn niềm hoan lạc êm dịu và người lớn thì  tiếp tục nuôi giữ lòng tự hào về nơi chớn mình đã quy y  nương theo  thực hành chánh pháp.

 

                            Vậy mà nhiều thế hệ trôi qua  rồi, chúng ta đã làm được gì ngoài đôi ba năm thụt ló từ ngõ hẹp ra đến  nơi ở đậu ăn nhờ, khiến bày bước chân đức Phật sơ sinh chạy theo mệt nghỉ mà không biết đến bao giờ mới có bến đỗ! Nếu từ sau Phật đản  2508-1963 đó về sau người ta đỗ thừa do hoàn cảnh chiến tranh hay Nam Bắc phân ly thì từ au năm 75 đến nay, đặc biệt từ khi có GHPGVN hiện hành, trong khung cảnh an lành thống nhất, PG cả nước hòa hợp mà chúng ta chưa có nỗi một ngày lễ Phật đản  đúng  tầm vóc thì có nên buồn không? Đó là chưa xét đến nhiều hoạt động khác, như diễu hành xe hoa, có quá nhiều lý do được biện minh ngoại trừ lý do “hoàn cảnh chiến tranh” như trước, còn lại thì hẩu hết  tùy tiện nếu không muốn nói là xem nhẹ. Như thế  dễ nhận ra những tác hại  từ sự  xem thường ấy là làm đứt quảng mạch truyền thống xe hoa Phật đản, lòng gnười sẽ dần nguội lạnh và thờ ơ với chính  ước mơ chính đáng  của mình, làm già đi tư duy và tất nhiên sự cằn cỗi , gồ ghề sẽ trãi đều trên mặt bằng công việc hoằng pháp, hóa đạo của các thế hệ mai sau.

 

                             Chỉ mỗi  việc  vận động  tư gia Phật tử treo cờ thôi mà trong văn bản chính thức mỗi năm của Phật giáo thành phố chúng ta chưa hề thấy được sự ân cần và mặn mòi về  việc tưởng cỏn con này.

 

                              Theo hệ thống dọc, mỗi Ban Đại Diện Phật giáo Quận Huyện là một  cơ sở quan trọng  nhất giúp sự quản lý và điều hành các công tác Phật sự  được hanh thông. Ở đây xin chỉ nói việc vận động tư gia Phật tử treo cờ thôi chứ không  nói đến các mặt khác vì đã có  nhiền ban bệ  phân công trách nhiệm rõ ràng. Chưa bao giờ thấy hoặc nghe tin có một Ban Đại Diện nào đó là tốt việc này, thậm chí có lần  nghe tin báo chính quyền  nơi X nơi Z vì chưa nắm rõ sự chỉ đạo từ trên nên ngăn cản Phật tử  treo cờ, có vị bức xúc báo lên Ban Đại Diện  nhờ can thiệp gấp nhưng hỡi ơi! Quý ngài lại trách ngược xuống là có cái việc cỏn con đó mà cũng báo lên, phiền phức quá, người mta còn phải lo  trang hoàng  chùa người ta nữa chớ, tư gia mà ăn thua gì! Phật tử có người vì sợ khôing có ai can thiệp, cộng vào một số thờ ơ và rồi cộng thêm thành phần Phật tử  mừng Phật đản đến chùa ăn chay nữa thì lễ Phật đản tư gia  không muốn treo cờ âu cũng là có nguyên nhân cả thôi.

 

Hơn mười năm về trước chuang tôi rất hoan hỷ và  choáng ngợp với  sự tu học của  cư sĩ Phật tử ở khắp nơi, nhất là với các đạo tràng có tiếng vân tập  với số đông. Cứ tưởng tượng thôi cũng thấy vui vì với số đông ấy, chúng ta cộng trừ  nhân chia  nhiều lý do khác nhau thì vẫn còn lại không ít  số người  biết tỏ lòng hân hoan  ngày Phật đản sanh  bằng cách treo một lá cờ Phật tại tư gia của mình. Bây giờ thì thì hân hoan  ấy chúng tôi rất lấy làm tiếc và thầm trách mình sao quá vội vui mừng đến thế. Đành  trở về cặp mắt nhìn  lâu nay là Phật tử mừng Phật đản chỉ bằng cách đến chùa. lễ Phật và…thọ thực rồi về! (Có không ít vị Phật tử một đạo tràng  đã trả lời rằng  ngày Phật đản biết đi chùa đó là “tích cực” lằm rồi, cần gì bày vẻ ở nhà cho lắm chuyện, chủ yếu là cái tâm!!!) Tương lai Phật giáo mà cụ thể là hình ảnh ngày lễ Phật đản như thế ai có trách nhiệm tạo ra “truyền thống” đó thì không khó tìm ra  lắm .

 

                           Rồi thành phần cư sĩ Phật tử đến chùa ăn chay mừng Phật đản này cũng sẽ già  nua theo thời gian và ký ức hay hoài niệm  cũng sẽ là như thế. Tức là họ sẽ tự hào kể lại cho  cháu con mình nghe rằng Lễ Phật đản vui lắm, hân hoan lắm vì  tới chùa được ăn chay!

 

                           Rất đáng buồn cho ước mơ tốt lành này đã trở nên già nua và sự hoài niệm rồi cũng sẽ dần phai theo năm tháng.

 

 

                                                                                             Dương Như Tâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9456)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8163)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 13688)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 5442)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
27/01/2013(Xem: 6403)
Hôm nay, nhân mùa Phật Đản, quý phật tử đạo tràng Trúc Lâm Sen Trắng Đà Nẵng trở về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tu tập hai ngày một đêm. Đêm rồi quý vị đã được tụng kinh, ngồi thiền. Khuya nay quý vị cũng đã ngồi thiền rồi và mới tụng kinh Lễ Phật Đản xong. Bây giờ đến thời sinh hoạt đạo lý. Ngày lễ Phật Đản, chúng ta cúng dường Đức Phật theo mấy cách? Kỷ niệm mừng ngày Đức Phật giáng sanh, chúng ta có rất nhiều cách để cúng dường lên Ngài. Cụ thể, trong Kinh dạy chúng ta có ba cách cúng dường.
26/12/2012(Xem: 6241)
Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
14/12/2012(Xem: 7635)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
06/11/2012(Xem: 5439)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
19/06/2012(Xem: 7546)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
10/05/2012(Xem: 5196)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh như một hoàng tử của bộ tộc Thích Ca ở Ấn độ. Ngài đã giác ngộ và thành đạo ở tuổi 36 và nhập niết bàn ở tuổi 81. Có 3 sự kiện trọng đại xảy ra cùng một ngày hơn 2.500 về trước, mà hôm nay chúng ta kỷ niệm đại lễ Tam hiệp của mùa Vesak.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]