Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông điệp sự ra đời của Phật

17/05/201114:04(Xem: 4866)
Thông điệp sự ra đời của Phật

THÔNG ĐIỆP SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT

Thích Thông Huệ

Vào ngày trăng tròn cách đây trên 25 thế kỷ, có một bậc vĩ nhân xuất hiện ở đời. Đó là Thái Tử Sĩ Đạt Ta, sau thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni

Ngài sinh vào cung vua Tịnh Phạn, năm 563 trước Tây Lịch. Cuộc đời Ngài từ lúc sinh cho tới lúc nhập diệt là một cuộc đời hết sức đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Ngài đã đi vào quá khứ, nhưng đức tính và trí tuệ của Ngài vẫn còn mãi với con người và cuộc đời. Hôm nay là ngày Phật đản chúng ta cần ôn lại một đôi điều trong các kinh điển Phật giáo để hiểu được ý nghĩa sự ra đời của Đức Từ Phụ, nguyện noi gương Ngài luôn tinh tấn trên bước đường tự lợi tự tha. Theo truyền thuyết khi sinh ra đi được bảy bước, mỗi bước có hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài đọc bài kệ như sau:

Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử

Tạm dịch :

Trên trời và dưới trời
Chỉ có Ta trên hết
Tất cả trong thế gian
Đều sinh lão bệnh tử

Những hình ảnh trên đây mang nhiều ý nghĩa rất thâm sâu. Vì sao Thái Tử Sĩ Đạt Ta đi bảy bước mà không nhiều hoặc ít hơn? Con số bảy nói lên điều gì? Về mặt thời gian, người ta thường cho là có ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Về không gian thì có bốn phương chính Đông, Tây, Nam, Bắc. Những quan niệm về thời gian và không gian, thật ra chỉ là con đẻ của vọng tưởng, không phải lẽ thật. Cho nên hình ảnh Thái tử đi bảy bước tượng trưng Ngài đã siêu vượt được thời gian và không gian, không còn bị ràng buộc trong những qui ước tương đối của con người.

Về hoa sen, tất cả Phật tử đều biết một đặc điểm rất tuyệt vời của nó, là mọc từ bùn nhơ mà vươn lên rồi tỏa hương thơm ngát. Hoa sen ở trong bùn mà không bị lấm bùn, không bị bùn nhơ làm ô nhiễm.

"Giữa đống rác nhơ bẩn
Nơi ấy hoa sen nở
Làm đẹp ý mọi người…"

Thái tử cũng thế, sinh vào chốn trần lao để làm lợi ích cho chúng sanh nhưng không bị vướng mắc, nhiễm nhơ bởi bùn lầy ngũ dục . Bài kệ bốn câu Ngài đọc đã làm một số người hiểu lầm. Đạo Phật là đạo vô ngã, tại sao vị giaó chủ lại đề cao cái "ta" của mình quá đáng như thế? Nếu đọc kỹ hai câu sau, chúng ta mới thấy cái ý nghĩa uyên áo trong đó. Tất cả chúng sinh không ai thoát được bốn điều khổ não là sinh, già, bệnh, chết, dù ở cõi chư Thiên (trên trời) hay cõi người (dưới trời). Chỉ riêng "ta" là trên hết, vì "ta" đã thoát được sự ràng buộc này. Thử hỏi tất cả những hình tướng của thế gian, cái gì không chịu sự chi phối của lý vô thường? Có sanh thì có diệt, có hình tướng thì phải có huỷ hoại, dù là thân hình có 38 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Thái Tử. Vì thế cái "ta" ở đây dứt khoát không phải là cái ngã hữu hình hữu hoại của Ngài, mà chính là cái "Chơn ngã". Đó là chơn tâm, Phật tánh, là bản tâm thanh tịnh, là Phật tri kiến, là tâm viên giác, là bản lai diện mục… Nó còn vô số tên vì bản chất nó không có tên. Nó không có hình tướng nên không thể bị hủy diệt. Nó trùm khắp vạn hữu nên siêu việt cả không gian và thời gian. Tất cả mọi hàm linh đều có cái ngã này, không ai hơn không ai kém, Phật đã nhận ra và sống viên mãn với nó nên Ngài thành Phật, còn chúng ta vì quên nó nên cứ mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi.

Hiểu được những điều này, chúng ta thấy mình được đôi phần an ủi. Nếu chúng ta ngồi trong tư thế thiền toạ, tâm an định không bị vọng tưởng lôi dẫn thì rõ ràng ngay lúc ấy chúng ta cũng ngồi trên toà sen. Nếu chúng ta đi từng bước thiền hành, tâm an trú trong giờ phút hiện tại mà không duyên theo các pháp, thì mỗi bước đi của chúng ta cũng có hoa sen nâng chân. Và nếu chúng ta luôn luôn tinh tấn, gội rửa dần từng lớp bụi ngũ dục, ở trong cuộc đời mà không bị nhiễm ô theo trần cảnh, thì một lúc nào đó, ánh trực giác đột nhiên bừng lên, bóng tối vô minh từ bao đời kiếp sẽ bị xua tan không còn dấu tích.

Trong kinh A Hàm có câu:

"Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người". Vì sao Đức Phật gọi là "một chúng sinh"? Ở đây ta phải hiểu chữ "chúng sinh" theo nghĩa, các hình tướng do nhiều pháp hợp lại mà thành. Như vậy, thân tướng của Đức Phật, dù vẻ đẹp và tướng tốt, cũng là do tứ đại giả hợp mà thành, cũng bất tịnh và vô thường như mọi người. Do đó Ngài cũng là con người, là chúng sinh; nhưng khác với chúng ta ở chỗ, Ngài là một con người phi thường, một chúng sinh duy nhất. Bởi vì Ngài là một chúng sinh duy nhất không còn tham sân si, không còn lậu hoặc phiền não. Bởi vì Ngài là một con người tuy sinh ra nơi chốn trần lao, nhưng tự tại với tất cả mọi cám dỗ của ngũ dục lục trần. Sự xuất hiện của Đức Phật nhằm mục đích cao cả, là vì lợi ích và hạnh phúc của chư Thiên và loài Người. Cuộc đời Ngài là tấm gương sáng chói về sự quên mình, để đem lại an lạc và chỉ bày chân lý tối thượng cho chúng sinh.

Kinh Pháp Cú –193, Phật dạy :"Khó gắp được Như Lai, không phải đâu cũng có. Chỗ nào Phật đản sinh nơi đó tất an lạc". Nếu cho rằng Như Lai là Đức Phật có 32 tướng tốt, gọi là Như Lai xuất thế, thì quả thật rất khó gặp. Đức Phật Tích Ca ở Ấn Độ đã nhập diệt trên 2500 năm, đến nay chúng ta vẫn chưa thấy có một vị Phật nào khác ra đời. Nhưng nếu hiểu theo tinh thần kinh Kim Cang, Như Lai tức không từ đâu đến cũng không đi về đâu, nghĩa là phi sắc phi tướng, vô hình vô vật, thì khi chúng ta toạ thiền, tâm lặng lẽ mà hằng tri, thì ấy Như Lai đã hiện tiền. Một niệm tỉnh giác thì Đức Phật ra đời, vì Phật là Giác. Một niệm điên đảo chạy theo trần cảnh thì Đức Phật nhập diệt. Khi Như Lai tự tâm đản sinh, nghĩa là lúc tâm an định sáng suốt, thì rõ ràng nơi ấy tức khắc được an lạc.

Trong kinh Pháp Cú – 182: "Được sinh ra làm người đã là khó. Được sống lại càng khó hơn. Được nghe chánh pháp là khó. Được gặp Đức Phật ra đời là rất khó." Quả thật ,được làm thân người là khó, vì thế giới loài người gồm 4 châu nhân gian, còn các cõi khác như địa ngục, ngạ quỷ,… Nhưng cái khó ở đây là khó phát tâm tu hành, vì thường thì ở những nơi quá sung sướng (như cõi trời) hoặc quá khổ sở (như địa ngục), chúng sinh ít có điều kiện được nhắc nhở để tiến tu. Còn cõi người thì không quá sung sướng mà cũng không quá khổ cực, nhiều khi gặp những thăng trầm trong cuộc sống hay đau khổ mất mát, đó là những cơ hội để con người thấy rõ lý vô thường hay lý nhân quả, từ đó nguyện đi theo con đường Đức Phật dạy.

Trong bốn cái khó ở trên, được gặp Phật ra đời là khó nhất. Trong một thế giới không bao giờ có hai vị Phật xuất hiện đồng thời. Chỉ khi nào giáo pháp của vị Phật trước đã hết lưu truyền, thì vị Phật sau mới ra đời. Hiện nay, dù trong thời mạt pháp, chúng ta không tận mắt thấy được ứng hóa thân của Phật, nhưng chúng ta vẫn còn nghe chánh pháp, vẫn còn chiêm ngưỡng được dung nhan của Ngài qua hình tượng. Cho nên, nếu có ai tự xưng là Phật, giảng pháp cho người người khác, hoặc phao tin sắp có hội Long Hoa, Phật Di Lặc ra đời… thì đó là những lời dối trá, mê hoặc người đời, nhằm phục vụ cho một ý đồ đen tối nào đó. Sự thị hiện của ứng hóa thân Phật trên cõi đời là một sự kiện hiếm gặp, là điều vị tằng hữu (chưa từng có). Nhưng chúng ta có khi nào tự hỏi, Ngài xuất hiện trên đời để làm gì? Trong kinh pháp hoa, Phật dạy: "Chư Phật xuất hiện ở đời chỉ vì một đai sự nhân duyên: Khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến". Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác. Từ đó sẽ nhận ra và hằng sống được với Phật tánh của chính mình một cách viên mãn.

Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập 1, Phật dạy rằng: "Này các Tỳ kheo! Thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác thường đã bị chặt đứt. Khi thân của Như Lai còn tồn tại, thì chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung, thì chư Thiên và loài người không thể thấy được". Khi Đức Phật còn tại thế, thân 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Ngài là một điều kiện tốt để dễ gần và dễ giáo hoá những chúng sinh căn cơ thấp kém. Vì chìu uốn theo tánh dục của chúng sinh nên Ngài phải thị hiện sắc thân như thế. Nhưng dù thân ấy còn tồn tại, mà cái nghiệp lực thúc đẩy thọ lãnh thân sau đã không còn. Chính lòng ái dục đã tạo dòng nghiệp lực khiến đưa đến một đời sống khác, với chánh báo và y báo tương ưng. Ứng hoá thân của Phật, vì có hình tướng nên chư Thiên và loài Người có thể thấy được. Khi thân ấy đã hoại, Đức Phật trở về với pháp thân vô tướng nên không ai có thể thấy được Ngài. Tất cả chúng ta đều có pháp thân vô tướng như thế, vấn đề ở chỗ chúng ta có nhận ra không và tu hành cách nào để có thể sống được với nó, niêm mật từng phút giây.

Chúng ta đã xét qua ý nghĩa về sự đản sinh của Đức Phật, để thấy rõ rằng sự xuất hiện của Thế Tôn, vị giáo chủ của chúng ta, là một việc hy hữu ở đời. Cứ mỗi lần mùa Khánh đản đến, người Phật tử về chùa, nghe quý thầy nhắc lại về cuộc đời và những đức tính cao đẹp của Ngài, chúng ta mới biết rằng Ngài đã trải qua vô lưọng kiếp tu hành, cuối cùng mới thị hiện là Thái tử Sĩ Đạt Ta ở Ấn Độ, sau thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Ngài là một bậc vĩ nhân, đã để lại một hình ảnh không bao giờ phai mờ trong lòng những người con Phật khắp năm châu bốn biển. Vì cuộc đời Ngài quá vĩ đại và đẹp đẽ, nên từ xưa đến nay, biết bao người đã dùng mọi hình thức văn hoá để ca tụng cái toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ của Ngài. Biết bao người đã nguyện noi gương Ngài, quên mình để phụng sự chúng sinh, hy sinh hạnh phúc riêng tư để lo cho hạnh phúc của nhiều người. Những sứ giả của Như Lai đã mang thông điệp của Đức Phật đi vào cuộc đời, làm cho con người hiểu được bản chất của kiếp sống là vô thường, là đau khổ, từ đó thúc giục con người sớm theo lời dạy của Ngài tu hành để được giác ngộ và giải thoát.

Hôm nay, một lần nữa kỷ niệm ngày Phật Đản, chúng ta đem hết tâm thành quy ngưỡng và đảnh lễ Ngài. Chúng ta thấy mình rất có phước duyên nên mới được làm người, được thấm nhuần dòng sữa pháp, được chư Tăng Ni hướng dẫn tu hành, được làm bạn đạo cùng những người hiền thiện. Chúng ta nguyện nhớ mãi hình ảnh Ngài bước trên hoa sen khi mới ra đời, để noi gương Ngài cũng bước từng bước an lạc thảnh thơi trên những bất ổn của cuộc sống. Thân ngũ uẩn của chúng ta tuy ở trần thế, nhưng phải biết vươn lên không để bùn nhơ của ngũ dục làm ô nhiễm. Từ đó chúng ta sẽ góp phần thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc đời, khiến mọi người cũng được an lạc và hạnh phúc. Đây là cách duy nhất để đền đáp ơn khó của Đức Bổn Sư vô cùng quý kính của chúng ta.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5474)
Chúng ta kỷ niệm đại lễ Phật Đản, tức là chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày ra đời của Đấng Thích Ca Mâu Ni, Đức từ phụ của chúng ta. Ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong cõi Diêm Phù Đề này có những ý nghĩa trọng đại và sâu xa như sau...
10/04/2013(Xem: 9277)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8043)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
08/04/2013(Xem: 13472)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 5396)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
27/01/2013(Xem: 6390)
Hôm nay, nhân mùa Phật Đản, quý phật tử đạo tràng Trúc Lâm Sen Trắng Đà Nẵng trở về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tu tập hai ngày một đêm. Đêm rồi quý vị đã được tụng kinh, ngồi thiền. Khuya nay quý vị cũng đã ngồi thiền rồi và mới tụng kinh Lễ Phật Đản xong. Bây giờ đến thời sinh hoạt đạo lý. Ngày lễ Phật Đản, chúng ta cúng dường Đức Phật theo mấy cách? Kỷ niệm mừng ngày Đức Phật giáng sanh, chúng ta có rất nhiều cách để cúng dường lên Ngài. Cụ thể, trong Kinh dạy chúng ta có ba cách cúng dường.
26/12/2012(Xem: 6229)
Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
14/12/2012(Xem: 7605)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
06/11/2012(Xem: 5430)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
19/06/2012(Xem: 7478)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]