Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 91

28/11/201113:14(Xem: 12093)
Tuyển tập 91

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - 91

(Từ bài số 901 đến số 910)

01.Một cuộc taophùng 901

02.Thương về YếnPhi 902

03.Một cõi mênhmông 903

04.Đốt tâmnguyền 904

05.Nhớ ThiềuNguyên 905

06.Nhớ về HuyềnTrân 906

07.Núp bóng sânchùa 907

08.Khôn nhà dạichợ 908

09.Cái nỗi Ta Bà 909

10.Trường giangmặc tử 910

Một Cuộc Tao Phùng

Tháng 12 – 2007

Tôi đến đây, đất thần kinh cổkính

Thăm cố đô, chỉ một túi trênvai

Phương trời xa đã muôn vạndặm dài

Tôi vẫn bước giữa ngàn trùngthiên lý

Con đường nào, là đường vềcủa ý

Con đường nào, khơi độngnhững nguồn cơn

Cùng bước đi nhìn vết tíchhao mòn

Nghe xào xạc lâng lâng hồnsông núi

Cuộc nhân thế, mộng sầu rungtrái chín

Đeo đỉnh đầu, một mái trắngbụi bay

Thoáng tâm tư lành lạnh gióheo may

Đêm thao thức sao mờ trôngbóng nguyệt

Trong tối tăm, chỉ mong vànhtrăng khuyết

Vắt lưng trời le lói ánh ngànrơi

Vẫn lóe lên chút loáng bạctuyệt vời

Kinh đô đã trầm buồn vơi thếkỷ

Trường Tiền hỡi, có buồnkhông Bến Ngự

Nam Giao ơi, ai hát khúc tìnhtang

Lá me bay, còn rơi rụng bênđàng

Dòng Hương Giang, câu hò chưaước vẹn

Thuyền ai đó, hãy dừng chânmột chuyến

Ghé vô bờ, khách đợi bến sôngxưa

Rồi một mai trời nghiêng nắngđổ mưa

Đất kinh kỳ trầm buồn bao cổkính.

Thương về Yến Phi

Tháng 12 – 2007

YếnPhi em hỡi đâu rồi

Ai nghe tiếng nói tiếng cườiYến Phi

Mầmnon đang độ xuân thì

Hiến thân Đạo Pháp cũng vìlầm mê

Trảiqua sóng gió nhiêu khê

Còn đây, một mái ước thề ngheem

Dù cho ai nhớ ai quên

Nhưng em còn đó, bên thềm thùy dương

Dù cho gió bụi mù sương

Nhưng em còn đó, bên đường nhớ ghi

Yến Phi, em hỡi Yến Phi

Thì thầm biển nhớ cũng vì tên em

Ráng chiều đỡ bóng hoàng hôn

Màn đêm buông xuống vẫn còn trăng soi

Xa xa gió gọi lưng đồi

Trùng khơi sóng vỗ ngỏ lời mến thương

Yến Phi còn đó bên đường

Bờ lau cát trắng thùy dương nhớ người.

Một cõi mênh mông

Tháng 12 –2007

Mộng hải hồ, trùng khơi sóng vỗ

Nghe chạnh lòng, một cõi mênh mông

Vi vu gió gọi ngàn thông

Mai sau rêu phủ thả dòng hoang sơ

Kìa ai đứng đó trơ vơ

Núi cao biển rộng sóng xô xạc xào

Quê người văn vật giương cao

Quê mình vá đắp bọt bèo ngửa nghiêng

Quê người phố xá công viên

Quê mình trăng ngủ, sao đêm mịt mờ

Quê người phố thị rợp cờ

Quê mình èo uột dại khờ hồn đau

Quê người sắc thắm thêm màu

Quê mình đêm tối, canh thâu chưa tàn

Quê người phố thị thênh thang

Quê mình trúc ngã bên hàng tre xanh

Quêngười thư thả an lành

Quê mình nặng trĩu treo mànhngàn cân

Quêngười ngất ngưởng cao ngần

Quê mình cúi mặt cơ cần đắngcay

Quêngười đêm cũng như ngày

Quê mình chưa sáng đã dàyhoàng hôn

Nhìn trông nước nước non non

Gia gia quốc quốc gọi hồn ainghe !

Đốt tâm nguyền

Tháng 12 – 2007

Sao lại gọi truyền đăng tụcdiệm

Sao lại gọi kế thế truyềnthừa

Trước Bảo Tháp nghe lòng xaoxuyến

Đốt tâm nguyền ra sức dựngxây

Không làm gì ô danh cổ đức

Không làm gì hoen ố thiền môn

Tăng Ni hỡi tin yêu dấn bước

Tay đan tay gìn giữ sắt son

Một đảnh lễ dặn lòng ghi nhớ

Tấm thân này không bội ân sư

Có như thế mới nên đảnh lễ

Nếu không thì bẩn áo Như Lai

Nâu sồng một mảnh đeo vai

Đạo - đời, hai gánh đường dàidặm soi

Nếu không, uổng phí một đời

Lại đem sương bạc mà phơinắng chiều

Thà không khoác áo nâu sồng

Chứ không làm nhơ chiếc áo

Thà không Thích Tử đeo dòng

Chứ không nương nhờ cơm cháo

Thân mang, tay xách, vai gồng

Tâm tư tôi luyện nức lòngchưa thôi.

Nhớ Thiều Nguyên

Tháng 12 – 2007

ThiềuNguyên, thế núi lưng đồi

Quang Huyền, đại thụ một đờiđộc cư

Trămnăm một kiếp gần dư

Sử vàng rạng nét tư nghì đanthanh

Tịchliêu bóng cả buông mành

Mấy vòng kềm tỏa đoạn đànhruột đau

Đếnđây, da thấm thịt thau

Phong sương tuế nguyệt, sắcmàu thời gian

Đếnđây, một mảnh quan san

Thiều Nguyên trầm mịch, mâyngàn bay bay

Đếnđây, chưa thỏa lòng này

Đôi bờ mi đọng, cay cay giọtnồng

Xíchxiềng phù thế đeo gông

Nhân danh, giả tướng, tréotròng trần lao

Trùngdương, bọt sóng ba đào

Trường Sơn, gió bụi xạc xàobờ lau

Tangthương vùi lấp biển dâu

Dòng sông cách trở nhịp cầulại qua

ThiềuNguyên, đứng ngó xa xa

Vị non, vị nước, vị gia khắclòng

Nhìnthôi, thỏa chút hoài mong

Sương đêm thấm lạnh, chờ hongnắng chiều

Hoànghôn rải bóng cô liêu

Thiều Nguyên, ôi ! nhớ thươngnhiều Thiều Nguyên.

Nhớ về Huyền Trân

Tháng 12 – 2007

Viếng thăm Đền Huyền TrânCông Chúa

Nhớ Châu Ô, Châu Lý, xa xưa

Báo ân cha, nâng khăn sửa túi

Báo ân nhà, một thuở can qua

Nhìn sắc thể cành vàng lángọc

Ngẫm nhớ câu, cây quế giữarừng

Núi thăm thẳm đèo heo hút gió

Thắp sao mờ, đếm nỗi chung –riêng

Phận nữ nhi, đem thân mở nước

Lại kết giao hai mối an hòa

Bắc nhịp cầu xuyên Namthẳng tắp

Vững sơn hà, dễ được thế ư

Thắp nén hương dâng lên CôngChúa

Hiển thánh linh phưởng phấtđâu đây

Người sống với sử vàng muônthuở

Tên Huyền Trân mãi mãi khôngphai

Thật xứng danh anh thư nướcViệt

Thật xứng danh công chúa nhàTrần

Vì việc lớn băng qua tiểutiết

Áng mây nào, ai vẽ phù vân

Bồng Nga đeo mảnh tơ hồng

Phong sương tuế nguyệt nonsông nước nầy

Hoàng hôn gác mái bờ tây

Thuyền du biển lộng hoa laytrăng ngàn

Trùng dương sóng vỗ mênh mang

Còn đây dấu nét son vàngHuyền Trân.

Núp bóng sân chùa

Tháng 11 – 2007

Hỡiai núp bóng sân chùa

Nâu sồng, áo vải có thừa haykhông

Đừngđem quẳng gánh dòng sông

Khác chi bèo bọt bềnh bồngtrôi đi

Đạotâm, đạo lực, vô nghì

Ngược dòng sinh tử có chingại ngần

Saođem phủ lớp phong trần

Kìa xem cát bụi phù vân khácgì

Dọcđường sỏi đá ai vì

Chông gai ai gánh, ai vì choai

Thươngkhông áo ngắn lưng dài

Co đầu rút cổ leo đài rongrêu

Xưanay, rác rưới lều bều

Bức tranh nhân ảnh còn trêulòng người

Hôhô, mắt nhắm, miệng cười

Miễn đeo hoang tưởng cuộc đờicủa ta

Bôi son, phết gấm lụa là

Ỡm ờ câm ngọng, núp nhà Như Lai

Tung hê, thưa Cụ, thưa Ngài

Một mai rớt xuống tuyền đài khóc thương

Ngoài đời đã lắm ma vương

Trong đạo không thiếu những phường ác ma

Lạithan nghiệt ngã ta bà

Dấn thân phụng sự mới làtrượng phu !

“Khôn nhà, dại chợ”

Tháng 12 – 2007

Nhớcâu “dại chợ khôn nhà”

Ra đường khép nép, về nhàhuênh hoang

Dẫmđi trên những lối mòn

Thau chì lổm ngổm, vàng sonlụn tàn

Miễn sao ai gánh ai mang

Đừng ai đục đẽo ngai vàng của tôi

Chỗ tôi, không thể ai ngồi

Ô dù o bế, kệ tôi, mắc gì

Điểm trang cốt cách phương phi

Cân đai, áo mão làm vì dễ coi

Tiền hô, hậu ủng, leo ngôi

Thưa Ngài, thưa cụ, co vòi, khép re

Rađường, mắt nhắm, tai be

Về nhà, vênh váo làm Nghètrượng phu

Téptôm rút cổ ao tù

Tường thành cố hủ che dù đóngkhung

Thượngtôn, hạ đạp bung xung

Trung ngôn, nghịch nhĩ, lùngbùng mang tai

Chuangoa, thở vắn than dài

Không ai, bị ép bị nài màthôi

Cáimàng chè chuối nếp xôi

Đã quá cũ rích, mà lôi rahoài

Khônnhà, dại chợ, một đời !

Cái nỗi Ta Bà

Tháng 12 –2007

“Dò sông dò biển dễ dò

Nào ai lấy thước mà đo lòng người”

“Ở sao cho vừa lòng người

Ở rộng người cười, ở hẹp người chê”

Đi vào tận chốn sơn khê

Còn nghe những nỗi ê chề trần gian

Huống chi giữa chợ giữa đàng

Cái chuyện thiên hạ ngập tràn đường đi

Chuyện hay chuyện đẹp nói chi

Chuyện xấu chuyện gỡ cấp kỳ lan nhanh

Ôhay, miệng thế không phanh

Luận bàn, đàm tiếu loanhquanh tỏ bày

Cùnhây cám trấu cối xay

Cù nhưa thóc gạo suốt ngàychưa xong

Thờigiờ để trống uổng không

Ngồi lê đôi mách đỡ buồn chưayên

Lân la, nhổm dậy đi liền

Có khi cao hứng mà quên về nhà

Nhân thời nhân thế kêu ca

Xót thay cái nỗi ta bà đáng thương

Khenai gạn lọc tinh tường

Không mang rác rưới, khôngvương sình lầy

Khenai nói thiệt lời ngay

Không thêm không bớt, đẹpthay cuộc đời

Khicần, mới nói đôi lời

Khi không, chẳng nói nhữnglời bung xung

Cầnchi, quét sạch lá rừng

Cần chi, khuyên gió, gió đừngrung cây !!!

Trường giang mặc tử

Tháng 12 – 2007

Cam tuyền bên bờ suối

Trang trải đức thanh lương

Gieo cam lộ cành dương

Giữa trần ai thống khổ

Mưa nguồn xanh cây lá

Pháp nhũ thấm ân sâu

Hạnh phúc và khổ đau

Hai con đường đố kỵ

Nhưng biết nhìn thật kỹ

Vốn là một không hai

Khi tỉnh giấc mê dài

Muôn sông ra đại hải

Nhân sinh đừng ái ngại

Hãy nhìn kia rùa mù

Đừng sống mãi ao tù

Đeo gông cùm nghiệt ngã

Dẫm đi trên sỏi đá

Bước qua mọi chông gai

Đâu không có hoa cài

Trên đường muôn vạn lối

Ta nằm yên đánh giấc

Rung động cả thiên thu

Sóng biếc vỗ đôi bờ

Sông trường giang mặc tử.

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2024(Xem: 830)
Nhòa AN sống khổ mãi trông đời, Sáng lặng, thêm AN trải khắp trời. Hoa thắm đẹp nào …AN cảnh rộn, Cõi huyền AN chẳng… lạc niềm rơi. Hòa cùng thế tỉnh duyên AN pháp, Chứng rõ thời AN phận nhẹ người. Tà kiến khó AN trao chánh niệm Ngà thân hiển nét rạng AN cười
17/01/2024(Xem: 1195)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1755)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1285)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 722)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
07/01/2024(Xem: 21292)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
03/01/2024(Xem: 1148)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1372)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1392)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 1733)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567