Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Hương (thơ)

18/07/201108:17(Xem: 7577)
Chùa Hương (thơ)
chuahuonglehoi_1
Chùa Hương

* Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa.


Hôm nay đi Chùa Hương,

Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.

Khăn nhỏ, đuôi gà cao,

Em đeo giải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới,
Tay cầm nón quai thao.

Me cười: "Thầy nó trông!

Chân đi đôi giép cong,
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?"

Em tuy mới mười lăm

Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.

Nhưng em chưa lấy ai,

Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai).

Em đi cùng với me.

Me em ngồi cáng tre,
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.

Thầy me ra đi đò,

Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chẩy
Đưa cánh buồm lô nhô.

Mơ xa lại nghĩ gần,

Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân.

Người đâu thanh lạ thường!

Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương?

Chàng ngồi bên me em,

Me hỏi chuyện làm quen:
"Thưa thầy đi chùa ạ?
Thuyền đông, trời ôi, chen!"

Chàng thưa: "Vâng thuyền đông!"

Rồi ngắm trời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.

Dòng sông nước đục lờ.

Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen: "Hay! Hay quá!"
Em nghe rồi ngẩn ngơ.

Thuyền đi. Bến Đục qua.

Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói:
"Nam vô AĐi Đà!"

Réo rắt suối đưa quanh.

Ven bờ, ngọn núi xanh,
Nhịp cầu xa nho nhỏ.
Cảnh đẹp gần như tranh.

Sau núi Oản, Gà, Xôi,

Bao nhiêu con khỉ ngồi.
Tới núi con Voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.

Chùa lấp sau rừng cây.

(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.

Em đi, chàng theo sau.

Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giầu.

Thầy me đến điện thờ,

Trầm hương khói tỏa mờ.
Hương như là sao lạc,
Lớp sóng người lô nhô.

Chen vào thật lắm công.

Thầy me em lễ xong,
Quay về nhà ngang bảo:
"Mai mới vào chùa trong."

Chàng hai má đỏ hồng

Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
"Mai ta vào chùa trong!"

Đêm hôm ấy em mừng.

Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.

Em mơ, em yêu đời!

Mơ nhiều... Viết thế thôi!
Kẻo ai mà xem thấy,
Nhìn em đến nực cười!

Em chưa tỉnh giấc nồng,

Mây núi đã pha hồng.
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.

Đường mây đá cheo veo,

Hoa đỏ, tím, vàng leo.
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.

Me bảo: "Đường còn lâu,

Cứ vừa đi ta cầu
Quan-Thế-Âm bồ-tát
Là tha hồ đi mau!"

Em ư? Em không cầu,

Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu).

Khi qua chùa Giải-oan,

Trông thấy bức tường ngang,
Chàng đưa tay lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.

Tấm tắc thầy khen: "Hay!

Chữ đẹp như rồng bay."
(Bài thơ này em nhớ,
Nên chả chép vào đây).

Ô! Chùa trong đây rồi!

Động thắm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.

Me vui mừng hả hê:

"Tặc! Con đường mà ghê!"
Thầy kêu: "Mau lên nhé!
Chiều hôm nay ta về."

Em nghe bỗng rụng rời

Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoảng ngày vui qua rồi!

Làn gió thổi hây hây,

Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở.
Chàng ôi, chàng có hay?

Đường đây kia lên trời,

Ta bước tựa vai cười.
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!

Ngun ngút khói hương vàng

Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Trời, Phật
Sao cho em lấy chàng.

[ 6-1934]

Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938)

Thi sĩ sinh ngày thứ bảy, 12 tháng 12 năm 1914 (nhằm ngày 25-10 năm Giáp Dần) tại Hà Nội. Là con trai thứ của văn hào Nguyễn Văn Vĩnh và là em của nhà thơ Nguyễn Giang. Ông theo học trường trung học Albert Sarraut. Sau khi đậu tú tài ông học luật trong một thời gian cùng với thi sĩ Phạm Huy Thông. Vào 7 giờ sáng ngày 19-11-1938 (nhằm ngày 28-9 năm Nhâm Dần) ông qua đời tại bệnh viện ở Hà Nội vì bệnh thương hàn, hưởng thọ 24 tuổi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2022(Xem: 5450)
Cảm ơn nắng ấm giữa Đông Cảm ơn hoa nở giữa lòng tuyết rơi Cảm ơn mây trắng giữa trời Cho ta có bạn giữa đời lang thang. Cảm ơn Thầy Mẹ cưu mang Dầu trong nghịch cảnh chẳng than một lời Cảm ơn Thầy Tổ một đời Cho ta “huệ mạng” thấm lời Thầy khuyên
31/10/2022(Xem: 2919)
Mẹ ơi, Mùa thu lá vàng rơi Là ngày con mất Mẹ Hôm nay ngày giỗ Mẹ Lòng con buồn đơn côi Bao năm rồi hả Mẹ? Từ độ con xa nhà Mắt Mẹ nhìn thật xa Mong con về từng bữa
30/10/2022(Xem: 4531)
Đọc hết 237 trang thơ trong tập thơ Vạt Nắng Phù Hư của Thầy Thiện Trí, tôi thấy đâu đó có những bài thơ phảng phát của Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana, Thiền của Ngài Hoàng Bá, Thiền của Thiền Sư Thanh Từ và kể cả Thiền Sư Nhất Hạnh nữa; nên Thầy mới viết rằng: “Tâm yên mọi chốn đều yên Tâm buồn ngồi giữa cõi tiên cũng buồn” Sao mà nó ná ná như tinh thần trong Bông Hồng Cài Áo mà Thiền Sư Nhất Hạnh có viết một đoạn rằng:”Nếu bạn không vừa ý thì dẫu cho có làm đến Ngọc Hoàng Thượng Đế bạn cũng chẳng vừa lòng…”.
29/10/2022(Xem: 3434)
Rồi đến ngày mai tôi ra đi Để lại sau lưng những thứ gì? Niềm thương còn dở, bao vụng dại… Ai nhớ người xa, mắt hoen mi? Hội ngộ - chia ly chuyện tất nhiên Lưu luyến mà chi, chỉ thêm phiền Các pháp hữu vi đều huyễn giả Hiện hữu chỉ là gá tạm duyên.
27/10/2022(Xem: 4014)
Mùa "đại dịch" không được phép đi đâu cả, ra vườn xới đất trồng mấy dây bầu. Tiết trời đã sang xuân, vài loài hoa đầu mùa đang nở rộ. Nghỉ tay ngồi bên thềm sân, bỗng dưng chợt nhớ đến một bài thơ say của thi hào Lý Bạch. Cách nay lâu lắm, đã hơn 12 thế kỷ, có một thi hào say khướt giữa một mùa xuân. Tuy không biết uống rượu thế nhưng dường như tôi cũng say, say cái hơi men của một thi nhân thời Đường và cả sự đảo điên của thế sự. Bài thơ mang tựa là "Xuân nhật túy khởi ngôn chí" (春日醉起言志 ), có nghĩa là "Ngày xuân chợt tỉnh giấc trong lúc quá chén, tự nói lên những cảm nghĩ của mình".
23/10/2022(Xem: 3379)
Nay đã thấy càng vướng nhiều quan hệ Những buộc ràng trách nhiệm gắn chặt thêm Không còn tự do thưởng thức tĩnh lặng êm đềm Nên nội tâm đã bắt đầu mệt mỏi!
20/10/2022(Xem: 4603)
CHÚT TÌNH THÔI Từ phố thị, ta đi về trầm mặc. Nghe triền non chim hót điệu vô tranh. Nhìn đá lặng, dòng sông xưa vẫn chảy. Ta yêu đời vì biển mặn non xanh. Đời là vậy, mà tình ta vẫn vậy, Chút tình chung trang trải giữa tang hồ. Ấm lữ khách giữa chiều đông quạnh quẽ. Mát nhân sinh giữa nắng hạ điêu tàn. Quá khứ đi rồi, tương lai ảo mị, Hiện tại nào làm bến đỗ thời gian. Chút tình thôi, xin ai đừng vắt cạn. Để sông xưa còn mãi với trăng ngàn! Thích Thái Hòa
19/10/2022(Xem: 11564)
Kệ Tụng Giảng Giải 554 Câu Chú Lăng Nghiêm Ht Thích Tuyên Hóa Vạn Phật Thánh Thành Mỹ Quốc
04/10/2022(Xem: 5872)
Nhả mây thơ mộng chút niềm bâng khuâng Kíp nhìn ra gót hài vân Sương giăng kỷ niệm tần ngần sớm mai Có ai đếm một hóa hai Đôi câu tương đắc ngắn dài tặng nhau Lang thang suốt cuộc biển dâu Chỉ ngần ấy một nhiệm mầu mênh mang!
02/10/2022(Xem: 4516)
“Hữu Xạ Tự Nhiên Hương„ là một thành ngữ rất quen thuộc của người Việt Nam để nói về mùi hương xuất phát từ bất cứ đâu, từ hoa lá cây cỏ hay bất cứ cái gì, hễ thơm thì tự nhiên sẽ lan tỏa. Còn nghĩa bóng chỉ về người hay sự vật để nói về người có tài, đức, không cần phô trương khoe khoang, với thời gian cũng được nhiều người biết đến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]