Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

02/04/202213:12(Xem: 9425)
09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)


Không Chấp bốn tướng.



Bài pháp thoại giải thích kệ 9 của nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đại Trưởng lão HT Thích Trí Thủ biện soạn được TT Thích Nguyên Tạng livestream ngày 1/7/2020 trong mùa đại dịch Covid


Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng, tu nhất thiết thiện pháp tức đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

HÒA: Ngã kim phát nguyện thọ trì tam tụ tịnh giới, sở vị đệ nhị nhiếp thiện pháp giới, nguyện hiện tại tận dĩ vị lai phụng hành nhất thiết thiện. (1 lạy)


XƯỚNG: Dùng tâm không chấp tướng “ngã”, không chấp tướng “nhân”, không chấp tướng “chúng sinh”, không chấp tướng “thọ mạng”, để tu tập tất cả pháp lành, chắc chắn thành tựu quả vị Bồ Đề Vô Thượng.

HÒA: Nay con phát nguyện thọ trì ba nhóm tịnh giới: Nhóm tịnh giới thứ hai là “nhiếp thiện pháp”; con nguyện từ nay cho đến vô tận đời vị lai: luôn tinh tấn làm các việc lành. (1 lạy)

Chúng ta sẽ nghe Thầy giải thích như sau : Chúng đệ tử nếu đã tu theo nghi thức đảnh lễ của Đức Trưởng Lão thì đừng chấp, đừng bám víu tướng Ngã, tướng Nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả mà tu nhất thiết thiện pháp thì chắc chắn sẽ thành tựu quả vị A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề ( Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác ) đây cũng là điểm đến cuối cùng của một hành giả đang trên đường tu tập .

Giảng Sư đã giải thích thật tỉ mĩ cho chúng đệ tử một lần nữa đại ý của chữ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề nghĩa là một khi đạt được quả vị ấy sẽ được vào chỗ Tỳ Lô Tánh Hải ( Bể Tánh Tỳ Lô ) nghĩa là một nơi không sinh, không già, không bịnh, không chết và từ đó thong dong tự tại muốn trụ bất cứ nơi nào rồi tuỳ duyên được mà không vướng chân vào sinh tử luân hồi .

Nếu từ lâu chúng ta vẫn còn lúng túng định nghĩa những chữ này , kính xin mời nghe Thầy giải thích rất dễ hiểu phù hợp với mọi căn cơ
-Ngã là bản thân chúng ta .—
-Nhân là người đối diện với mình
-Chúng sanh là thế giới vạn vật bao gồm loài hữu tình và vô tình
—Thọ giả ( longevity) sự tồn tại của tất cả chúng sanh


Rồi Thầy đi vào chi tiết về Sự để giải thích bốn tướng này …

Không biết tại sao tôi thấy mình đã chấp vào tướng Ngã rất nhiều ….khi nghe Giảng Sư đã định nghĩa Tướng Ngã rằng ….
Chúng ta luôn chấp mình có một bản ngã riêng biệt tồn tại, độc lập để bảo vệ , vun bồi và tăng trưởng và đạp đổ người nào cản chân bước tiến của ta vì cho rằng Ta là một tiểu vũ trụ .

Và cũng chính vì cái ngã này mà chúng ta đã gây ra không biết bao nhiêu là hệ lụy tang thương cho thế gian “
Nghe đến đây tôi giật mình khi nhớ lại ngày còn trẻ thường tự hào kiêu mạn cho cái tướng ngã này …may mà sớm gần gũi Tam Bảo nên đã kịp sửa sai khi vừa đặt chân đến quê hương thứ hai cho đến ngày nay dù chỉ bớt được 30% ….kính nguyện sẽ diệt đến ngày nào đó trong tôi tướng ngã này biến mất ….lý thuyết vậy thôi chứ tôi tin rằng còn phải thực hành còn nhiều kiếp nữa ! Thật tội cho một phàm phu ….


Và thế nào là có Tướng Nhân…
Là mình luôn nhìn thấy người khác tồn tại khác biệt độc lập với chính bản thân mình…chính do sự phân biệt này đã dẫn đến sự tranh chấp, mâu thuẫn
Giảng sư nhấn mạnh đến sự quán xét về tính bình đẳng giữa ta và người khác như Bồ Tát ( xem tất cả chúng sinh như anh chị, Bồ đề quyến thuộc của mình nên không hề có đấu tranh gây gỗ và chính vì thế mà được an lạc vui vẻ hạnh phúc .


Có Tướng chúng sinh vì chúng ta thường nhìn thấy tất cả vạn loại chúng sanh đều khác với mình đâu biết rằng ta cũng có khi thì làm người , hoặc được lên cõi trời hoặc xuống địa ngục khi thì vướng vào ngạ quỷ hoặc phải trải thân đoạ vào súc sanh ….

Nếu biết được NHẤT THIẾT CHÚNG SANH GIAI HỮU PHẬT TÁNH thì có lẽ chẳng còn quan niệm động vật là thực phẩm để nuôi dưỡng cho con người ….Ôi lịch sử đã ghi lại bao nhiêu sự chế biến thực phẩm trên thân xác thú vật một cách tàn độc …và có lẽ đúng như Albert Camus trong một tác phẩm nào đó đã kể lại sự trả thù của chúng ..gây nên bịnh dịch tràn lan …

Có Tướng thọ mạng là tin rằng tất cả chúng sanh đều có sự tồn tại của một thân mạng này và thời gian thọ mạng sẽ chấm dứt theo một chu kỳ nào đó
 

Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi Giảng Sư cho rằng về Lý thì 4 Tướng Ngã, Nhân, Chúng sinh, thọ giả này đều có mặt trong mỗi một bản thân của chúng ta mà điển hình nhất là trong kinh Kim Cương Bát Nhã, (Diamond Sutra) mà Đức Phật đã chỉ dạy cho Ngài Tôn giả Tu Bồ Đề ( Subuti) rằng chỉ khi nào đạt được Trí Tuệ Bát Nhã mầu nhiệm thì sẽ đoạn trừ được mọi khổ đau . Và chỉ dạy làm cách nào để Phá chấp, phá tướng .

Vì Kinh Kim Cương thuộc dạng Pháp Dụ đã lấy ví dụ của Kim Cương ( loại khoáng chất thuộc loại đá quý có độ cứng rất cao và sắt bén vô cùng có thể cắt được nhiều vật khác …


Với tài uyên bác Giảng Sư đã đọc mười danh hiệu của 10 Đại Đệ Tử Phật một cách ngắn gọn để giới thiệu Ngài Tu Bồ Đề là Giải Không Đệ Nhất cốt yếu để đi vào chủ đề “Không chấp bốn tướng “ của bài pháp thoại này trong những tinh yếu cốt lõi của Kinh Kim Cương :

XÁ trí, LIÊN thông, thuyết PHÚ NA,
TU không, CHIÊN luận, ĐẠI đầu đà
A NA LUẬT thiên nhãn, BA LY giới
A NAN đa văn, mật hạnh LA.

VÀ tiếp theo Giảng Sư đọc một đoạn trong kinh Kim Cương với ngụ ý chỉ ra những tinh yếu cốt lõi mà với trí sơ cơ tôi phải đành chép lại những gì đã ghi trong Cẩm nang mình ngày trước …hy vọng đúng với lời giải thích của Giảng Sư . Kính mong được tha thứ cho nếu con có sai phạm .
Theo đó

1- Những vị Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy mà phát cái tâm vô Thượng chính đẳng chính giác tức là tâm cầu Phật quả hay gọi là tâm Bồ đề. Việc phát tâm Bồ đề là rất thực khó, nhưng giữ cho tâm ấy được bất động luôn luôn cũng thực là khó. Bởi vì nếu như các vị Bồ Tát còn chấp vào tứ tướng ấy là: Ngã là cái ta, cái tôi; Nhân là chấp vào cá thể nào đó, hữu tình nào đó sinh ra bỉ thử là có ta có người; Chúng sinh là chấp vào các tướng của muôn loài hữu tình vô tình; Thọ giả là chấp vào tuổi thọ dài ngắn đang sống, nếu còn chấp là còn vọng tưởng, còn vọng tưởng thì là còn mê còn là chúng sinh thì chân tâm Phật tính, hay Niết Bàn diệu tâm, làm sao đạt được, như thế xẽ bị vọng tưởng nôi cuốn trôi lăn trong luân hồi mà thôi.

Bồ tát đối với các tướng ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả đều do tâm trụ hư dối mà ra tức là nhận thấy rõ các pháp do duyên sinh giả lập mà có, nhận biết được tính không của đối tượng mà không trụ vào đó. Độ sinh mà còn thấy mình hay độ, chúng sinh được độ tức còn phân biệt chấp tướng, chưa phải là tâm Bát-nhã ly tướng độ sinh. Vì chấp là vọng tưởng chưa có tâm bình đẳng,

2- Đức Phật chỉ cho Bồ Tát thấy tất cả các sự vật hiện tượng trên đời đều là hư vọng, giả tạm không có thật. trong phần thứ 5 kinh văn nói: “Ông Tu Bồ Đề, ý ông như thế nào, có thể thấy Như Lai ở nơi thân tướng chăng? không thể, thưa Thế Tôn không thể dùng thân tướng để thấy được Như Lai. Bởi vì Như Lai từng  dạy thân tướng tức chẳng phải thân tướng. Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề; tất cả những gì có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai”.

Có thể nói đây là cốt lõi của tư tưởng kinh Kim Cương: 凡所有相皆是虛妄, 若見諸相非相, 卽見如來 - (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai). Đức Phật có tam thân, đức Phật Thích ca thị hiện ở sa bà này, nơi thành Ca Tỳ La Vệ là Thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da… với 8 tướng thành đạo, đầy đủ 32 tướng tốt, 19 tuổi xuất gia tầm đạo, 30 tuổi thành đạo, 49 (45) thuyết pháp độ sinh. Đây là Báo thân Phật mà thôi, đã có tướng tức là phải có sinh lão bệnh tử, và 80 tuổi ngài thị hiện nhập Niết bàn. Như vậy nếu chấp tướng thì đâu còn thấy đức Như Lai nữa. Nhưng Như Lai là:從無所來, 亦無所去是名如來 - (Tòng vô sở lai, diệc vô sở khứ thị danh Như Lai) nghĩa là Như Lai, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu, đây là chỉ cho Pháp thân Phật vậy. Bằng con mắt Phàm thì thấy đức Phật đã nhập diệt, đó là cái nhìn về sắc thân. Nhưng Pháp Thân thì lại thường trụ bất diệt luôn luôn hiện hữu đầy ở khắp tam thiên đại thiên thế giới đó là cái Phật tâm, chân tâm vậy.
Thầy đã dựa vào mệnh đề câu cú mà Đức Phật đã chỉ ra Tất cả vạn pháp đều ở dạng Tánh Không như sau để áp dụng cho Chùa , bản thân , xe
Nào mời chúng ta bắt chước Đức Phật với mệnh đề câu cú này nhé “CÁI GỌI LÀ CHÚNG SINH, chẳng phải là chúng sinh, MÀ TẠM GỌI LÀ CHÚNG SINH VẬY”

-Cái gọi là Chùa, chẳng phải là Chùa, mà tạm gọi là Chùa vậy .
-Thân chúng ta đây, chẳng phải là Thân , mà tạm gọi là Thân vậy .

Thế mới biết kệ 9 này quá cao siêu vì đã đem lời dạy về 4 Tướng trong kinh Kim Càn ( một bộ kinh cho hàng thượng căn ) …nhưng ….lần đầu tiên trong đời học kinh hôm nay điều tôi rất thích thú nhất khi được biết sau này các nhà chú giải đã khám phá có sự sai sót khi phiên dịch thay vì Ngã Tưởng lại dịch thành Ngã Tướng vì thiếu một nét thôi …vì chữ viết của người Hoa là chữ tượng hình nên …
nếu là chữ Tướng thì chỉ có = chữ mộc + chữ mục

Nhưng đúng ra phải là chữ Tưởng vì = chữ mộc + chữ mục + chữ tâm nằm phía dưới thêm nữa .
Kính đa tạ Giảng Sư đã vẽ và phân tích …( cái gì sai mà lập đi lập lại lâu ngày cũng thành chân lý)
Còn điều cuối cùng về “Tu nhất thiết thiện pháp tức A Nậu đa la tam miệu Tam Bồ Đề “ thì Giảng Sư lại nhắc đến bài thơ của một thiền sư khi chưa ngộ được yếu chỉ của kinh Pháp Hoa “ CHƯ PHÁP TÙNG BẢN LAI, THƯỜNG TỰ TỊCH DIỆT TƯỚNG “ để rồi một ngày kia khi nghe chim hoàng anh hót và nhìn hoa mai nở bên vườn chùa, nên đã ghép vào 2 câu thơ nữa thành một bài thơ độc đáo :

“Chư pháp Tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo bách hoá khai
Hoàng anh đề liễu thượng 

Lời kết :
Kính tri ân Giảng Sư đã ban cho thính chúng một bài pháp quá tuyệt vời với một trình độ tuy cao nhưng với sự kiên nhẫn dẫn dắt và với sự quảng kiến đa văn của Giảng Sư , chúng con đã khắc ghi lời nhắn nhủ rất thắm thiết đầy đạo tình rằng “ Đại Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ đã đem lời kệ thứ 9 vào nghi thức là muốn chúng ta hãy biết rằng mọi thứ vạn pháp trên đời đều là TẠM GỌI đừng nên cố chấp nữa …”

Mọi Phật Tử hãy thu xếp cuộc đời lại cho gọn gàng hơn, buông hết những phiền não để ly được 4 Tướng ( ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng) hay 4 TƯỞNG ( ngã tưởng, nhân tưởng, chúng sanh tưởng và thọ giả tưởng ) để có được 3 chữ LY SANH HỶ .

Kính đa tạ 3 chữ vàng mà Giảng Sư luôn muốn trao tặng cho chúng đệ tử nhưng qua bài pháp thoại này con còn học thêm rằng …một niềm vui hay một hỷ lạc nào muốn kéo dài mãi vẫn là còn chấp vào Thọ giả tưởng đấy nhé.

Kính chúc Giảng Sư được mọi an lành và tịnh lạc trong mỗi sát na và mỗi mỗi bài pháp thoại của Giảng Sư đều đánh thức tâm linh của thính chúng một cách sâu sắc như mỗi lời kệ trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ vậy ?

Kính trân trọng

Kính đảnh lễ Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ
Kệ 9 trong nghi thức …ẩn chứa tiềm tàng
Lời dạy Đức Phật trong mệnh đề câu cú…
….CÁI TẠM GỌI của thế gian
Giúp chúng con thấy được 4 Tướng là hư giả

Kính đa tạ Giảng Sư …
…hiểu là 4 TƯỞNG đều được cả
Nếu còn chấp là còn vọng tưởng …còn mê
Bao giờ có Trí Tuệ Bát Nhã hết phiền não nhiêu khê
Sẽ thong dong tuỳ duyên trong Tỳ Lô Tánh Hải

Kính tri ân Giảng Sư …
kính nguyện xin tự độ trước bằng… tinh tấn mãi
Diệt trừ bản ngã …không đố kỵ ganh đua
Không vướng mắc Danh Lợi nhung gấm se sua
Sẽ thu thúc lục căn để tri túc biết đủ !!!
Và ghi nhớ “Ly Sanh Hỷ “ cùng Phật mệnh đề tam cú !!!!

Ngã kim phát nguyện thọ trì tam tụ tịnh giới, sở vị đệ nhị nhiếp thiện pháp giới, nguyện hiện tại tận dĩ vị lai phụng hành nhất thiết thiện.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Huệ Hương



***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]