Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn Mạch Tinh Khôi (sách pdf)

01/04/202219:13(Xem: 5281)
Nguồn Mạch Tinh Khôi (sách pdf)

Nguồn Mạch Tinh Khôi_Thích Bảo Lạc_2009-1Nguồn Mạch Tinh Khôi_Thích Bảo Lạc_2009-284


 

1.HT Bảo Lạc
Tác giả, HT Bảo Lạc

 


Lời nói đầu

Viết văn, làm thơ, ngâm vịnh… đều phải cần năng khiếu và sáng tạo để luyện tay nghề ngày càng tinh vi. hơn. Viết cũng tức là giũa gọt chuốt ngót cho tới lúc bóng bẩy, nhưng đối với tôi lại có cái thú kỳ lạ đã trở thành đam mê; một trong những thú vui tao nhã: đọc sách - viết văn – không thể bỏ được. Mỗi lần ngồi lại bàn viết là thì giờ vận dụng đúng mức không để phí phạm vô ích. Có khi phải viết đi viết lại cho tới lúc đọc thấy ưng ý mới thôi. Hễ bất cứ lúc nào nẩy sinh ý tưởng mới trong đầu là lo viết, kể cả trong giấc ngủ cũng choàng tĩnh thức bật đèn cầm bút ghi vội xuống giấy. Nếu để trôi qua thời gian khác chắc gì còn giữ được ý hay lời đẹp vừa chớm.

Có điều tuổi ngày càng lớn người ta càng ưa thích đọc sách phân tích, bình luận, tâm lý, triết học, duy thức, tánh không… nhiều hơn. Đó là theo quan điểm riêng, không hẳn phản ảnh đúng như sở thích mọi người. Do vậy, ngòi bút cũng như giảm đà không còn văn hoa bóng bẩy như trước mà có độc giả đã nhận xét: “Văn Thầy viết trẻ trung bay bướm khiến người đọc cócảm tưởng tác giả là một nhà văn thường hơn là nhà tu” (Tác phẩm Như Dòng Ý Thức – Nhân sĩ Trần T. H).

 

Tưởng cũng nên đi vào phạm vi chuyên biệt hơn một chút của giới tăng sĩ như lời nhận xét. Những người viết văn, làm thơ không có nhiều do hai yếu tố năng khiếu và tinh thần sáng tạo như đã nêu trên. Năng khiếu cho ta óc tò mò, chịu khó, nhẫn nại, cố gắng học hỏi, bắt chước, đãi lọc, trau chuốt v.v… cốt cho câu văn, tứ thơ gãy gọn, súc tích hàm nhiều khía cạnh khiến người đọc phấn chấn tâm hồn không bị ngắt quảng, ngưng đọng bỏ dỡ nửa chừng. Sáng tạo lại là một “chiêu thức” khác đối với những người có tay nghề chuyên môn như làm vườn, bonsai, kỹ thuật, mỹ thuật v.v… càng thêm tinh vi càng làm cho sản phẩm được nhiều người ưa thích, chiếu cố. Cả hai phần này đều thuộc phạm vi tâm lý nên khó diễn tả cho đúng được.

Tác phẩm này gồm 16 tiết chia thành 3 phần:

Phần I: Sử truyện gồm 5 tiết: Công đức xuất gia (câu chuyện Ngài Thi Lợi Bậc Đề) - Người đệ tử qua công hạnh tu trì (Châu Lợi Bàn Đặc) – Ngài Đạo An đề xướng người xuất gia lấy họ Thích của Phật Tổ làm họ - Sa môn bất kính vương giả - Tuệ Viễn đại sư với Bạch Liên Xã xiển dương pháp môn Tịnh Độ - Lòng hiếu thảo của Thi Ca La Việt hay kinh Lễ sáu phương.

Phần II: Tham cứu gồm 6 tiết: Hạnh bố thí ba la mật hay chuyện công chúa Ba hy sinh móc mắt cứu phụ vương chữa lành chứng bệnh nan y – Qui tắc chọn người xuất gia sao cho thích hợp – Chân hạnh tinh tấn cúng dường nêu bật những gương cúng dường chân thật – Hộ trì chánh pháp – Làm sao tránh bớt lỗi lầm – Nguyên nhân nào không thành tựu.

Phần III: Học hỏi, thuật sự gồm 5 tiết: Pháp vị công đức (Lạc sơn Đại Phật tại Thành Đô – Trung Quốc) – Ân đức bậc đạo sư (tán thán công hành hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma) – Trưởng thành qua câu chuyện sư phụ răn dạy môn đệ - Nhơn hoằng đạo tức người hay làm đạo phát triển; đạo không làm người phát triển – Chú Bell ở chùa, nhắc nhở người xuất gia tuân lời Phật dạy không nuôi dưỡng súc vật.

 

Những chủ đề trên được hình thành qua nhiều khoảng thời gian khác nhau. Thêm một kỷ niệm, trong thời gian gần đây (năm 2007) tờ tạp chí Tâm Giác – Đức Quốc – giới thiệu nhận xét cuốn “Hoa Đàm Ngát Hương”, bài “Phàm Trong Phi Phàm” như sau: “Có những câu chuyện thật thật hư hư làm cho người đọc vừa tin vừa không tin. Đó là những câu chuyện viết về cuộc đời của các bậc chân tu liễu đạo với những hành tun kỳ dị khác thường. Nếu ngày xưa có câu chuyện Hòa Thượng Tế Điên làm say mê người đọc đến nhiều thế hệ, ngày nay cũng có những câu chuyện tương tự như thế, tuy nhiên không ai cũng có thể viết được.” (Tâm Giác số 14 Xuân Đinh Hợi 2007).

 

Nhờ nhiều trợ duyên khiến tác giả phấn khởi tiếp tục hoàn thành tác phẩm “Nguồn Mạch Tinh Khôi” này, mong quí vị cũng tìm được ở đây niềm hỷ lạc khi đọc xong sách, cũng đủ bù lại công thức khuya dậy sớm nắn nót từng câu, từng lời, từng ý sao cho đạt để đáp lại tấm thạnh tình của người hâm mộ.

Ở đây tưởng cần tán dương công đức của các ban: đánh máy, kỹ thuật và ấn tống để hình thành cuốn sách này.

-    Ban đánh máy: Kỹ thuật computer ngày nay đối với việc in ấn quá nhanh gọn, tinh xảo. Người đánh máy chỉ cần ngồi lại bàn phím gõ nhẹ tay là những dòng chữ đủ kiểu hiện rõ trên màn ảnh như sao trời mà không cần lắp ráp chữ vất vả như trước nữa. Đó là sư cô Giác Anh, sư chú Giác Thuần đã tận lực nhiệt thành làm việc như tác phẩm của mình mới có được hình thức tương đối như thế này.

-     Kỹ thuật: Phần này đòi hỏi phải tỉ mỉ, tức là cần người có khiếu mỹ thuật mới đủ tinh tế làm được. Sư cô Giác Anh lo hoàn chỉnh khâu cuối này để tôi duyệt lại một lần chót rồi giao cho nhà in. Qua tới phần này, là đã trải qua một tiến trình dài không tính thời gian được. Nhưng mọi việc chuẩn bị đâu đó xong mà thiếu phần tài chánh cũng là vấn đề nan giải. Vì đã có không ít tác phẩm viết xong, người viết không đủ tài chánh ấn hành, sách đành xếp lại cho vào hộc ngăn kéo mà thôi.

-   Tịnh tài ấn tống: In kinh sách ấn tống cho người đọc hiểu để tu hành đó là pháp thí.

 

“Thí nào bằng pháp thí! Vị nào bằng pháp vị Hỷ nào bằng pháp hỷ Diệt ái hết khổ lụy!”

(Kinh Pháp cú câu 354)

Do quý Phật tử: Chúc Mân, Viên Minh, Quảng Hậu, Diệu Xuân, Diệu Tưởng (hồi hướng HL ĐH Minh Hiền), Tâm Tịnh, gia đình con cháu xin hồi hướng HL Võ Văn Dung PD Chúc Toán vãng sanh Cực Lạc Quốc; bé Như Hảo, bé Như Hạnh, Tâm Huệ, Nguyên Tu, Thị Phước, Thị Hạnh… còn có quý vị đạo tâm ở xa như Raleigh, North Carolina, Minnesota, California (Hoa Kỳ) cũng góp phần công đức cầu nguyện cho thế giới hòa bình, và Phật pháp được phát triển sâu rộng để pháp giới chúng sanh cùng tu tập đạo mầu giải thoát.

Với tinh thần học hỏi, cầu tiến dù cố gắng đến đâu cũng không sao tránh khỏi sai thất, lệch lạc nên rất mong được hàng thức giả - với nhiệt tình của quý vị - hoan hỷ chỉ bày để trong lần tái bản sách được hoàn chỉnh hơn. Nếu được phần nào lợi lạc, tác giả hồi hướng cho những oan khiên nghiệt ngã, tai trời ách nước, dịch bệnh ung thư, chiến tranh khủng bố… xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, sớm được khắc phục, chấm dứt để cho nhân loại cùng nhau kiến tạo một nền hòa bình thực sự; nguyện cầu tất cả chúng ta có đủ khoan dung, nhẫn nại và từ tâm để cộng tồn.

 

Sydney, Úc Châu – ngày Rằm tháng 9 năm Kỷ Sửu

Tác giả cẩn bút


 

 

Mục lục

 


Lời nói đầu Mục lục

Phần 1: Sử truyện

-    Công đức xuất gia

-    Người đệ tử qua công hạnh tu trì

-    Siêu phàm ẩn thân phàm – Ngài Đạo An

-    Sa môn bất kính vương giả - Ngài Huệ Viễn

-    Lòng hiếu thảo của Thi Ca La Việt

Phần 2: Tham cứu

-    Hạnh bố thí Ba La Mật

-    Hộ trì chánh pháp

-    Chân hạnh tinh tấn cúng dường

-    Qui tắc chọn người xuất gia

-    Làm sao tránh bớt lỗi quấy

-    Những nguyên nhân nào ta không thành tựu?

Phần 3: Học hỏi thuật sự

-    Pháp vị công đức

-    Ân đức bậc đạo sư

-   Trưởng thành

-    Nhơn hoằng đạo

-    Chú Bell ở chùa

-    Sách tham khảo

-    Giới thiệu sách mới


SỬ TRUYỆN

Phật môn an nhẫn thả tu hành Tăng già hòa hiệp đạo xương minh
Tứ chúng cộng tuyên hưng chánh pháp Xứ xứ âu ca kiến thái bình.

佛門安忍且修行僧伽和合道昌明四眾共宣興正法處處漚歌見太平

Cửa Phật tùy duyên mãn tu hành Tăng già hòa hiệp đạo hiển minh Bốn chúng hết lòng bồi chánh pháp Xứ xứ hân hoan rộn thái bình.

 

 

CÔNG ĐỨC XUẤT GIA

 

 

 

 

Câu chuyện ông Thi Lợi Bậc Đề

Phật tại thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà ở tịnh xá Trúc Lâm, Ngài tán thán hạnh xuất gia có rất nhiều công đức. Đệ tử xuất gia của Đức Phật lúc đầu chỉ có 5 anh em thầy Kiều Trần Như, sau đó là hai anh em ông Ca Diếp đạo bái hỏa giáo - thờ thần lửa - xuất gia theo Phật. Mỗi người đem theo 250 đồ đệ cũng phát nguyện nhập chúng theo thầy học đạo. Chẳng bao lâu sau ngày Phật thành đạo, chúng đệ tử xuất gia của Ngài lên tới 1250 người, luôn luôn gần gũi tôn sư qua công cuộc hoằng pháp, giáo hóa ở khắp mọi nơi trên toàn xứ Ấn Độ.

Chúng đệ tử xuất gia của Phật thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, không luận nam hay nữ, quan chức hay nô tì, giàu sang hay nghèo hèn, già hay trẻ v.v… hể phát tâm xuất gia đều rất cao quí và được chấp nhận vào tăng đoàn.

Do chủ trương bình đẳng không phân biệt giai cấp, đức Phật bị vua quan thời bấy giờ chỉ trích thái độ bao dung của Ngài cho phép hàng tiện dân cạo tóc làm Tỳ kheo tăng.

Điển hình nhất có Ưu Bà Ly vốn là người thợ hớt tóc; Ni Đề trong giai cấp hạ tiện cùng đinh xã hội. Đức Phật


chủ trương: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và trong giọt nước mắt cùng mặn”, đã khuyến khích, nâng đỡ, trợ duyên nhiều người theo về với đạo Phật, cũng như cho xuất gia theo Phật và họ đã đạt thành Thánh quả. Điều đó chứng tỏ giáo pháp phá ngã, phá chấp do Phật chủ trương không vị đạo sư nào theo kịp. Thật tế trả lời những thành quả mà chúng đệ tử đạt được, cho những ai lúc đầu chưa nhận chân được chân lý của đạo Phật. Vấn đề quan trọng là phải thật tâm hành trì giáo pháp mới đạt được an lạc giải thoát chứ không phải liên quan ngôn từ hay giai cấp và địa vị xã hội. Bởi lẽ đạo Phật cần thực hành, cũng như quả của việc bố thí hữu hạn nên phước cũng giới hạn có; trong khi xuất gia phải qua một tiến trình đãi lọc công phu, với sự hy sinh cá nhân để dấn thân vào tập thể, nên phước của xuất gia là vô biên không thể nói hết được. Công đức xuất gia vì thế không thể nghĩ bàn, cho chí Niết Bàn an tịnh.

Phát tâm xây tháp 7 tầng hay cao 33 tầng tuy có công đức, nhưng không bằng công đức xuất gia. Vì tháp cao 7 tầng hay cao bao nhiêu đi nữa cũng có kẻ tham lam hoặc người xấu phá hoại; còn pháp xuất gia thì không thể hủy hoại được. Trong tất cả thiện pháp ngoài Phật pháp không pháp nào hơn. Như 100 người mù mà có một thầy thuốc giỏi trị lành được mắt cho những người mù cùng lúc trông thấy rõ. Hay 100 người có tội phải bị móc mắt, một người thế lực có thể cứu được những tội nhân kia khỏi bị móc mắt. Như thế, phước của hai người tuy nhiều, đã cứu khổ


cứu nạn được cho một số người, nhưng cũng không bằng khuyên một người xuất gia hay chính mình xuất gia thời phước đức càng lớn hơn gấp bội. Phước báo của hai người như nêu trên cũng chỉ có trong một đời. Vì nhục nhãn – con mắt bằng da bằng thịt hẳn phải hoại diệt không lâu. Có thể nói đó chỉ mới là phước hữu lậu, nên còn bị phiền não ngăn chướng ràng buộc, chưa thoát khỏi những thế tình phức tạp. Còn nghe người xuất gia là kẻ đã từ giả nếp sống gia đình, dứt lìa những thâm tình cốt nhục của người thân, xóm giềng, làng nước; cũng như ra khỏi ngôi nhà bận buộc phiền não thế gian, dấn thân trên lộ trình giác ngộ. Và cuối cùng là ra khỏi nhà của ba cõi: dục, sắc và vô sắc. Như thế khuyên người xuất gia, hoan hỷ cho người nhà xuất gia hay chính mình xuất gia dần dần đạt huệ nhãn, vì bản chất của huệ nhãn là không hoại diệt.

Xuất gia dứt trừ được các ác ma, bẻ dẹp những pháp ác, nhổ sạch tội lỗi để gia tăng phước nghiệp, đạt thành vô thượng Bồ Đề. Phật dạy: công đức xuất gia cao như núi Tu Di, sâu như biển cả, rộng như hư không. Nếu ai cản trở người xuất gia khiến không được toại nguyện, vì làm trở ngại, kẻ ấy mắc tội rất nặng.

Lúc bấy giờ tại thành Vương xá có ông trưởng giả tên là Thi Lợi Bậc Đề đã 100 tuổi thọ, nghe xuất gia được vô lượng công đức như thế, ông suy nghĩ kỹ rồi từ giả vợ con, tôi tớ và mọi người thân để quyết chí xuất gia. Vì lớn tuổi ở nhà ông, lớn nhỏ đều không ưa; ông nói ra lời gì đều bị khinh thường coi rẻ, họ xem ông như người vô dụng. Nghe ông có ý định xuất gia, người nhà ai cũng hân hoan nói rằng: nên sớm đi đi đừng để chậm trể, bây giờ là đúng lúc.

Ông Thi Lợi Bậc Đề ra khỏi nhà, tìm đến tinh xá Trúc Lâm, và muốn gặp đức Thế Tôn xin phép xuất gia. Khi tới nơi, ông hỏi các thầy rằng, Đức Phật đấng đại giác Thế Tôn, bậc đại từ bi lợi lạc trời người hiện giờ ở đâu?

Các thầy đáp rằng, Đức Thế Tôn bận du hành giáo hóa xa để lợi lạc chúng sanh nên không có ở chùa. Thi lợi Bậc Đề hỏi:

-   Kế Đức Phật bậc đại sư, vị thượng túc trí huệ ở đây là ai?

Các thầy Tỳ Kheo chỉ tôn giả Xá lợi Phất. Ông ta chống gậy tới gặp Xá lợi Phất. Tới nơi ông bỏ gậy và lạy Xá lợi Phất 3 lạy xong, liền bạch rằng:

-   Thưa tôn giả, cho phép con xin xuất gia.

Lúc đó tôn giả nhìn kỹ ông rồi suy nghĩ: người này quá già đi tu hẳn không đáp ứng nổi 3 việc: học tập, tọa thiền, công tác giữa chúng. Ngài bảo rằng: ông nên đi đi, ông quá già không xuất gia được đâu!
Kế ông hỏi xin các ngài Ca Diếp, Ưu Ba Ly, A Nậu Lâu Đà v.v... và lần lượt các vị A La Hán ông đều tới hỏi. Các vị hỏi ông đã hỏi qua các thầy khác chưa? Ông cho hay đã hỏi, nhưng các thầy đều từ chối rằng ông quá già không xuất gia được.

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]