Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151, đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸

07/10/202109:11(Xem: 24092)
Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151, đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸




Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151
Đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

(Thời Vua Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông & Lý Anh Tông)

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước


 

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Ba, 5/10/2021, chúng con được học về Thiền Sư và Quốc Sư Viên Thông, đời thứ 18, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 294 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

Sư tục danh Nguyễn Nguyên Ức, quê làng Cổ Hiền sau dời về phường Thái Bạch, kinh đô Thăng Long, lập nghiệp luôn tại đây. Thế tộc làm Tăng quan, cha tên Huệ Dục làm quan dưới triều Lý đến chức Tả hữu nhai Tăng lục, đạo hiệu là Bảo Giác thiền sư.

Sư tư chất thông minh, học hiểu đến chỗ tinh diệu, xuất gia lúc còn nhỏ. Thọ học với Thiền sư Viên Học ở chùa An Quốc, huyện Cổ Hiền, Sư được thầy truyền tâm ấn.

 

Sư Phụ giải thích:

- Thiền Sư Viên Thông là Quốc Sư trong triều đại nhà Lý, Lý Thần Tông và Lý Anh Tông. Ngài là đệ tử nối pháp của thiền sư Viên Học.

 

- Thân Phụ là Tăng quan, đạo hiệu là Bảo Giám thiền sư là tước vị cao quý và có  kiến thức quảng bác về giáo lý và có quyền có gia đình.

 Năm thứ sáu niên hiệu Hội Phong (1097), Sư đậu Thủ khoa kỳ thi Tam giáo, sung chức Đại văn. Đến năm thứ tám niên hiệu Long Phù Nguyên Hóa (1108), Sư lại đứng đầu kỳ tuyển khoa hoằng tài để bổ khuyết Tăng đạo. Nhà vua quá quí kính muốn đem chánh sự giao phó cho Sư, Sư cố từ chối chẳng dám nhận. Vua bèn tiến chức Nội cung Phụng truyền giảng pháp sư. Bấy giờ, Sư tùy cơ giảng giải giáo lý, khiến người giác ngộ, phá ngu giải hoặc không còn dư thừa. Những người thụ giáo nơi Sư đều nổi tiếng sau này.

 

 Sư Phụ giải thích:

- Sư đậu thủ khoa kỳ thi tam giáo: Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Về Lão giáo: sư phải làu thông về Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh; về Khổng giáo Sư phải quảng bác về Tứ thư Ngũ kinh; về Phật giáo sư phải nghiên cứu sâu rộng về  tam tạng kinh luật và luận, mới có thể đậu thủ khóa trong kỳ thi Tam Giáo trên.

 

 

Năm thứ ba niên hiệu Hội Tường Đại Khánh (1112), sau khi trùng hưng ngôi chùa Diên Thọ, Vua sắc Sư làm bài văn bia. Vua mến phục tài, phong Sư lên chức Tả nhai Tăng lục.

 

Sư Phụ giải thích:

 

- Chùa Diên Thọ, Diên là kéo dài, Thọ là mạng sống. Diên Thọ là kéo dài mạng sống. Sư Phụ đọc câu kinh có chữ Diên Thọ: Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Minh Diên Thọ

 

- Chức vụ Tả nhai Tăng lục, chỉ chuyên giảng về giáo lý, không có chính trị.

 

- Sư làm rất nhiều văn thơ cả ngàn bài, nhưng vì bị thất truyền, rất tiếc chỉ còn lại một bài luận ngắn:Thiên hạ Hưng vong trị loạn Tiêu Diên Luận, trong kho tàng văn thơ triều đại nhà Lý, Sư hiến kế cho Vua về cách cai trị  đất nước.

 

 

 

 Năm thứ ba niên hiệu Thiên Thuận (1130), vua Lý Thần Tông triệu Sư vào cung để hỏi việc trị loạn, hưng vong của đất nước. Sư đáp:

- Thiên hạ ví như món đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì yên, đặt vào chỗ nguy thì nguy, chỉ ở đức vua thực hành khác nhau đó thôi. Đức hiếu sanh của vua nhuần thấm đến nhân dân thì nhân dân yêu vua như cha mẹ, tôn vua như mặt trời, mặt trăng, thế tức đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy.

 

Sư Phụ giải thích:

- Sư Viên Thông sống vào ba triều đại nhà Lý, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và Lý Anh Tông.

Sư Viên Thông nhỏ hơn vua Lý Nhân Tông 14 tuổi.

- Thời phong kiến, vua là bậc thiên chủ, dưới trời là vua, có quyền sanh sát. Sư dùng từ rất chính xác “thiên hạ ví như món đồ dùng…”.

- Thời nhà Lý và nhà Trần, vua đem lại lợi ích cho dân nên đất nước được thái bình.

- Sư Phụ giải thích, từ thế kỷ thứ 18, chế độ quân chủ chuyên chế đã thay đổi thành quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị, rồi chuyển sang các chế độ dân chủ, hiện trên thế giới chỉ còn vài chế độ độc tài độc đảng như Trung Quốc, Liên Xô, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam, mong rằng những quốc gia này sớm có dân chủ để cho người dân không còn khổ đau nữa.

- Thiền Sư Viên Học hiến kế cho vua, Đức Hiếu sanh rất thiết thực nên đối với dân như cha mẹ thì đất nước mới được thái bình.

 

Sư lại tiếp:

 - Việc trị loạn còn ở các quan, được lòng người thì trị an, mất lòng người thì loạn lạc. Tôi trải xem các đế vương đời trước, chưa từng chẳng do dùng quân tử mà được hưng thạnh, vì dùng tiểu nhân mà bị nguy vong. Xét lý do như thế, không phải tại ngay một sớm một chiều, mà nguyên do của nó phát từ từ đã lâu lắm vậy.

 

Sư Phụ giải thích:

 

- Đoạn này Sư nhắc nhở vua về cách dùng người tài, nhân đức, quân tử sẽ giúp an bình xã hội và quốc gia hưng thịnh; nếu dùng người không có tài không có đức thì  quốc gia sẽ có loạn. Ý của Sư muốn nói đến tầm quan trọng của người đứng đầu, người lãnh đạo, nếu vua chọn không đúng người thì vua sẽ lãnh hậu quả về sau. Sư Phụ dẫn chứng lời dạy của Đức Thế Tôn trong Kinh Tăng Chi Bộ I (chương Bốn pháp, phẩm Nghiệp công đức, phần phi pháp), Đức Phật nói về người dẫn đường đi lạc đường thì cả đoàn người theo sau cũng sẽ lạc đường theo, một ông vua có những chính sách sai lầm thì người dân trong quốc gia của ông sẽ chịu đau khổ, Đức Phật nói bài kệ đúc kết:

Khi đàn bò lội sông,
Đầu đàn đi sai lạc,
Cả đàn đều đi sai,
Vì hướng dẫn sai lạc.
Cũng vậy, trong loài Người,
Vị được xem tối thắng,
Nếu sở hành phi pháp,
Còn nói gì người khác,
Cả nước bị đau khổ,
Nếu vua sống phi pháp.


Khi đàn bò lội sông,
Đầu đàn đi đúng hướng,
Cả đàn đều đúng hướng,
Vì hướng dẫn đúng đường.
Cũng vậy trong loài Người,
Vị
 được xem tối thắng,
Nếu sở hành đúng pháp,
Còn nói gì người khác,
Cả nước được an vui,
Nếu vua sống đúng pháp.

 

Trời đất không thể làm nóng lạnh ngay, ắt phải dần dần từ Xuân sang Thu; nhân quân không thể làm trị loạn ngay, ắt phải dần dần từ thiện ác. Các thánh vương đời xưa biết thế, nên bắt chước trời tu đức sửa mình, bắt chước đất chăm tu đức để an dân. Sửa mình là cẩn thận bên trong, run sợ như giẫm đi trên lớp băng mỏng. Yêu dân là kính cẩn công chúng, nơm nớp như cầm roi nắm cương ngựa. Được như thế thì đâu mà chẳng hưng; nếu trái lại thì đâu mà chẳng vong. Lý do hưng vong từ từ như thế.

 

Sư Phụ giải thích:

- Nguyên do sự sụp đổ của quốc gia là do từ vua và quan thiếu tu nhân tích đức, ắt sẽ từ từ có loạn. Cần phải cẩn trọng sữa mình bên trong như run sợ khi đi trên lớp băng mỏng.

Sư Phụ có kể năm 2008 Sư Phụ có viếng chùa Phật Ân ở Minnesota, Hoa Kỳ, vào mùa đông, Sư Phụ đi bộ trên mặt nước đóng băng của một hồ rộng lớn. Bên Montreal, Canada vùng con ở, con và các cháu mùa đông giá lạnh cũng hay đi bách bộ trên những mặt hồ đóng băng.

- Sư Phụ cũng dẫn chứng nguồn tài liệu quan trọng khác mà Đức Thế Tôn dạy trong kinh Tiểu Bộ (Jakata). Đức Thế Tôn dạy Thập Vương Pháp, tức là các vị quốc vương muốn quốc gia của mình được hưng thịnh, con dân được ấm no hạnh phúc, bản thân vị vua ấy phải triệt để đào luyện theo mười pháp sau:

1/Bố thí :Vua phải có khí chất độ lượng, cao thượng, cởi mở và không ích kỷ, vì dân, không vì bản thân

2/ Giới hạnh : Vua phải có đời sống đạo đức để làm gương cho dân chúng, nhất là tu tập 5 giới căn bản của nhà Phật.

3/ Xả kỷ: Vua phải vị tha, sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho an sinh của dân chúng

4/ Trực hạnh: Vua phải thành thật và ngay thẳng, phải xa lìa sự sợ hãi và sự thiên vị khi thi hành công vụ, phải thành thật trong quyết sách và không được lừa bịp dân chúng

5/ Nhu hòa: vua phải nhu hòa và giàu lòng nhân ái

6/ Khổ hạnh: vua không sống xa hoa, phải biết kiềm chế dục vọng, sống thanh cao, giản dị để làm gương cho dân chúng

7/ Vô sân: vua phải vượt lên trên mọi hận thù, tư thù; không có tâm địa độc ác với bất cứ ai, phải thực thị chính sách bất bạo động.

8/ Bất hại: vua  không làm tổn hại, gây tang thương, đổ nát cho dân chúng

9/ Nhẫn nhục: vua phải chịu đựng mọi khó khăn, khổ nhục trước mọi thăng trầm, trước mọi sự nhục mạ không được mất bình tĩnh, phải điềm tĩnh, sáng suốt để giải quyết những rắc rối của quốc gia.

10/ Vô cản: vua phải tôn trọng ý kiến của dân, lấy dân làm gốc, không ngăn cản, không phản đối những ý kiến mang đến lợi ích, phát triển sự hòa bình và hòa hợp của toàn dân tộc.   

 

Vua nghe qua rất hài lòng, lại thăng Sư chức Hữu nhai Tăng thống, Tri giáo môn Công sự. Sư nghiêm trang đến gần dâng Vua một bài chăm để làm qui củ, lúc nào cũng chăm chỉ chưa từng thiếu sót.

 Năm thứ năm niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự (1137), Vua sắp băng, Sư có dự vào hàng Cố mệnh thảo tờ di chiếu. Vua phó thác mọi việc cho Sư.

Năm thứ nhất niên hiệu Thiệu Minh (1138), vua Lý Anh Tông lên ngôi, Thái hậu xét thấy Sư có công lớn nên rất trọng hậu.

Sau, Sư về làng Cổ Hiền tỉnh Nam Định lập ngôi chùa hiệu Quốc Ân trụ trì đến già. Những thôn gần đây lấy thuế cung cấp mọi phí dụng cho Sư.

Năm thứ tư niên hiệu Đại Định (1143), nhà vua vinh thăng Sư chức Tả hữu nhai Tăng thống, Nội cung phụng Tri giáo môn Công sự, Truyền giảng Tam tạng Văn chương, Ứng chế Hộ quốc quốc sư và ban tử y.

Ngày 21 tháng 4 năm Tân Mùi, niên hiệu Đại Định (1151), Sư họp chúng từ biệt, không bệnh mà tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.

 

Tác phẩm của Sư:

1.- Chư Phật Tích Duyên Sự, ba mươi quyển.

2.- Hồng Chung Văn Bi Ký.

3.- Tăng Gia Tạp Lục, hơn năm mươi quyển.

4.- Viên Thông Tập, hơn một ngàn bài thơ.

  

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Quốc Sư Viên Thông do Thượng Tọa Thích Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

 

Thông minh học hiểu tỏ cơ mầu

Thuở nhỏ xuất gia chí nguyện cao

An Quốc thiền môn nương đức lớn

Viên Thông nhân giả dưỡng nguyền sâu

Ấn tâm Viên Học ngời soi tỏ

Tổ nghiệp Viên Thông rạng chiếu mầu

Tam giáo thủ khoa rền cõi nước

Minh quân quý kính hướng tâm cầu

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Quốc Sư Viên Thông, Sư ra đời vào thế kỷ thứ 11 đến nay là thế kỷ thứ 21, đã hơn ngàn năm trước, ở vào thời chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế, cha truyền con nối làm vua, nhưng với trí tuệ của một thiền sư, ngài đã ban truyền cho đức vua những lời khuyến giáo về viễn cảnh hưng thạnh và suy vong của một quốc gia, vị vua phải có tài có đức, phải biết dùng người tài, phải biết tôn trọng ý của bách tính... Đức Thế Tôn trong kinh Tăng Chi, Kinh Tiểu Bộ cũng đã từng có dạy cho một vị vua cần thực hành mười phương pháp chánh yếu để quốc gia được hưng thạnh. Bản thân con quá xúc động khi nghe lời dạy “Thập Vương Pháp” của Đức Thế Tôn về kế sách trị quốc, dù đã trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm, nhưng những lời dạy về Ngài vẫn được xem là thời thượng và đáp ứng được mọi nhu cầu, mọi quyền căn bản của con người trong thời hiện đại.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).



294_TT Thich Nguyen Tang_Quoc Su Vien Thong




Quốc Sư Viên Thông (1080 - 1151)
Đời 18 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 
Thời Vua Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông & Lý Anh Tông


Kính dâng Thầy bài trình pháp về Quốc Sư Viên Thông khi nghe được pháp thoại hôm nay "tuyệt vời trên mọi tuyệt vời " Kính tri ân Thầy với trí vô sư giúp chúng đệ từ tìm về những bài kinh trong bộ Nikya nguyên thủy để người con Phật hãnh diện và tự hào đã có một Đấng Đạo Sư , một nhà đạo đức tâm linh, Đấng Thế gian giải đồng thời là một nhà giáo dục, Ngài mở rộng phạm vi đóng góp cho tất cả chúng sinh chứ không giới hạn ở một quốc gia, dân tộc nào... Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy trên đường hoằng pháp mãi được viên mãn với sự tinh thông, uyên bác kinh, luật, luận đã được tinh chuyên trau dồi từ túc duyên sẵn có . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH


" THIÊN HẠ HƯNG VONG TRỊ LOẠN CHI NGUYÊN LUẬN " là những lời đáp ( gọi là hiến kế ) của Quốc Sư Viên Thông khi Vua Lý Thần Tông triệu Sư vào cung để hỏi việc trị loạn, hưng vong của đất nước ...được lưu trữ trong văn khố quốc gia đã chứng tỏ Ngài tinh thông, quảng bác Phật Pháp nên đã mượn những lời dạy từ kim ngôn của Đức Thế Tôn về vai trò của người lãnh đạo một quốc gia .

(Nếu lãnh đạo là người có tài năng và đạo đức, đưa ra những đường lối, chủ trương tích cực, đúng hướng, có lợi ích cho nước cho dân thì mọi người nhờ đó mà có cuộc sống an vui hạnh phúc, đất nước đó ngày càng thịnh vượng, thái bình. Nhưng ngược lại, nếu lãnh đạo có “sở hành phi pháp” (không có khả năng và tư cách đạo đức lãnh đạo), chỉ đạo sai lạc thì chắc chắn kéo theo vô số điều tiêu cực, hệ lụy. )

Bài này đã được dịch ra như sau :

- Thiên hạ ví như món đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì yên, đặt vào chỗ nguy thì nguy, chỉ ở đức vua thực hành khác nhau đó thôi. Đức hiếu sanh của vua nhuần thấm đến nhân dânthì nhân dân yêu vua như cha mẹ, tôn vua như mặt trời, mặt trăng, thế tức đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy.

- Việc trị loạn còn ở các quan, được lòng người thì trị an, mất lòng người thì loạn lạc. Tôi trải xem các đế vương đời trước, chưa từng chẳng do dùng quân tử mà được hưng thạnh, vì dùng tiểu nhân mà bị nguy vong. Xét lý do như thế, không phải tại ngay một sớm một chiều, mà nguyên do của nó phát từ từ đã lâu lắm vậy.

Trời đất không thể làm nóng lạnh ngay, ắt phải dần dần từ Xuân sang Thu; nhân quân không thể làm trị loạn ngay, ắt phải dần dần từ thiện ác. Các thánh vương đời xưa biết thế, nên bắt chước trời tu đức sửa mình, bắt chước đất chăm tu đức để an dân.

Sửa mình là cẩn thận bên trong, run sợ như giẫm đi trên lớp băng mỏng. Yêu dân là kính cẩn công chúng, nơm nớp như cầm roi nắm cương ngựa. Được như thế thì đâu mà chẳng hưng; nếu trái lại thì đâu mà chẳng vong.

Lý do hưng vong từ từ như thế.

Và điều này đã minh chứng qua lịch sử rằng :

Triều Lý – triều đại mở đầu cho nền văn minh Đại Việt đã để lại những dấu ấn đậm nét trên lĩnh vực về chính trị, quân sự trong hơn 200 năm tồn tại của mình.

Và quan trọng nhất là ....Phật giáo thời nhà Lý được xem là giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất trong các triều đại phong kiến, tạo nên những nền tảng cơ bản về cả giáo lý, kiến trúc, văn hóa, đi sâu vào trong đời sống nhân dân và có ảnh hưởng đến sự phát triển của giai đoạn sau của Phật giáo thời nhà Trần, đặc biệt là sự ra đời của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. Với những thành tựu để lại, có thể nói, Phật giáo Việt Nam thời kỳ nhà Lý đã khẳng định được vai trò của một tôn gáo dân tộc với giáo lý, các thiền phái riêng, hướng phát triển gắn liền với nhân dân và đồng hành cùng quá trình xây dựng, phát triển nước Đại Việt

Cũng theo Sử liệu Phật Giáo chúng ta được biết vào triều đại Nhà Lý đã có 6 vị Quốc Sư (Tăng thống) được tấn phong. Đó là:

1-Quốc sư Khuông Việt (933- 1011) do Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng tấn phong;

2-Quốc sư Huệ Sinh (985- 1063) do Hoàng đế Lý Thánh Tông tấn phong;

3-Quốc sư Thông Biện (? -1134) do vua Lý Nhân Tông và Hoàng Thái hậu Ỷ Lan tấn phong;

4-Quốc sư Viên Thông (1080- 1151) do vua Lý Nhân Tông tấn phong;

5-Quốc sư Minh Không (1076-1141) do vua Lý Thần Tông tấn phong;

6-Quốc sư Khánh Hỷ (1066-1142) do vua Lý Thần Tông tấn phong;

Và mãi đến cuối thể kỷ 13 sang 14) mới có vị thứ bảy đó là ...Quốc sư Quán Viên (do vua Trần Anh Tông tấn phong.

Điều đó đã làm những người con của Đấng Thế Tôn phải tự hào và hãnh diện vì Đấng Thế Tôn của chúng ta đã được tôn vinh là Đấng Chánh Biến Tri, Thế Gian giải, Thiên Nhân Sư trong mười ân đức mà chúng ta thường xưng tán mỗi thời công phu dù Đức Phật không phải là một nhà chính trị, Ngài không chủ trương kinh bang tế thế, thiết lập quy chế nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật....Nhưng

đức Phật là Đấng Đạo sư, một nhà đạo đức, tâm linh đồng thời là một nhà giáo dục, Ngài mở rộng phạm vi đóng góp cho tất cả chúng sinh chứ không giới hạn ở một quốc gia, dân tộc nào.

Đường hướng và chủ trương của Ngài đặt trên nền tảng đạo đức và tâm linh chứ không phải là chính trị, quyền lực và sự khôn ngoan của bản ngã.

Mục đích duy nhất của Ngài là mang lại an lạc hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Đối với các nhà lãnh đạo quốc gia quản trị đất nước, những lời dạy của Ngài giúp họ đem lại hạnh phúc, thái hòa cho dân chúng.

Ở một khía cạnh khác, Trong kinh Bổn sinh (Jàkata), đức Phật còn nêu ra mười phẩm chất cần có của một lãnh đạo quốc gia để trị vì tốt đất nước, gọi là Thập vương pháp:

1-Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân;

2-Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức;

3-Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước;

4-Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực;

5-Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người;

6-Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm;

7-Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai;

8-Có lòng kiên trì, nhẫn nại;

9-Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên hàng đầu .

10- Tôn trọng sự hòa hợp trong nội bộ quốc gia và hòa bình thế giới.

Trộm nghĩ trong Nho Giáo có câu

« Vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền và nước cũng lật được thuyền » (Tuân Tử )

Việc cai trị dân xưa nay cần có đức, đức độ khiến người lãnh đạo được tôn trọng trước cả tài năng, uy quyền.

Khi đặt người khác và chỗ yên vui hạnh phúc thì con người và xã hội sẽ được bình an, ngược lại sẽ gây nên chống đối hỗn loạn. Yên lành hay loạn lạc là do cách cư xử được lòng hay mất lòng người.

Muốn vậy, người lãnh đạo được khuyến khích nên gần người tốt và xa kẻ xấu để hướng dẫn dân cho tốt.

Kẻ gọi là « thiên tử » lòng cần hướng lên cao, « bắt chước trời » để tu đức mà sửa mình.Vua quan như bậc phụ mẫu, cha mẹ dân, cần cúi xem những nhu cầu cụ thể của con dân, «bắt chước đất » tu đức để an dân.

Chuyện an nguy của thiên hạ cũng như của mỗi người khởi đầu tự việc sửa mình, tâm tràn ngập bình an, luôn yêu thương coi trọng người khác .

Và Lời Phật dạy trong Thập Vương Pháp ....Đây không chỉ là những phẩm chất một vị vua cần có, mà còn là những phẩm chất của người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo các bộ, các ngành thuộc bộ máy nhà nước cần phải có.

Kính trân trọng,



Kính ngưỡng ...
Vị Danh tăng Quốc Sư Viên Thông, triều đại Lý!
Vọng tộc Tăng Quan ...từ nhỏ đã xuất gia
Tư chất thông minh, giáo pháp học, hiểu
.........tinh diệu cao xa
Minh Sư Viên Học truyền tâm ấn, nối pháp Đạo (1)


Trúng tuyển đầu hoằng tài Tăng ..kiêm Thủ khoa Tam Giáo(2)
Thế học, nội điển chuyên sâu nhưng lại rất khiêm nhu
Vua kính quý tiến chức Nội Cung Truyền Giảng Pháp Sư (3)
Hợp khế lý khế cơ ...khiến giải ngu, lậu hoặc trừ diệt

Trùng tu chùa Diên Thọ, viết văn bia quá tuyệt !! (4)
Ban chức Tả Nhai Tăng lục ......Vua mến mộ tài

Kính đa tạ Giảng Sư......
...Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (5)
Từ bi giải thích rõ ý nghĩa hồng danh ân đức Phật
Cùng lời đáp còn lưu trữ văn khố ... đặc biệt nhất (6)
Luận về "THIÊN HẠ HƯNG VONG TRỊ LOẠN CHI NGUYÊN"
Bài kinh Bốn Pháp / Tăng Chi Bộ tiếp theo liền (7)
Nghiệp công đức và Thập Vương Pháp cho nhà lãnh đạo (8)

Kính ngưỡng Vị Quốc sư
.. đã phụng hiến nhà Lý trải ba triều đại (9)
Kinh, thơ văn uyên thâm quảng bác quá tuyệt vời(10)
Tiếc thay chiến tranh loan lạc, thiệt hại lớn cho đời
Tác phẩm hàng vạn.... nay Văn khố chỉ còn lưu lại Một !

Nam Mô Quốc Sư Viên Thông tác đại chứng minh.

Huệ Hương
Melbourne 7/10/2021

quoc su vien thong_thichnguyentang (1)quoc su vien thong_thichnguyentang (3)


Chú thích :

(1) Sư tục danh Nguyễn Nguyên Ức, quê làng Cổ Hiền sau dời về phường Thái Bạch, kinh đô Thăng Long, lập nghiệp luôn tại đây. Thế tộc làm Tăng quan, cha tên Huệ Dục làm quan dưới triều Lý đến chức Tả hữu nhai Tăng lục, đạo hiệu là Bảo Giác thiền sư.

Sư tư chất thông minh, học hiểu đến chỗ tinh diệu, xuất gialúc còn nhỏ. Thọ học với Thiền sư Viên Học ở chùa An Quốc, huyện Cổ Hiền, Sư được thầy truyền tâm ấn.

(2) Năm thứ sáu niên hiệu Hội Phong (1097), Sư đậu Thủ khoa kỳ thi Tam giáo, sung chức Đại văn.

Đến năm thứ tám niên hiệu Long Phù Nguyên Hóa (1108), Sư lại đứng đầu kỳ tuyển khoa hoằng tài để bổ khuyết Tăng đạo.

(3) Nhà vua quá quí kính muốn đem chánh sự giao phó cho Sư, Sư cố từ chối chẳng dám nhận. Vua bèn tiến chức Nội cung Phụngtruyền giảng pháp sư.

Bấy giờ, Sư tùy cơ giảng giải giáo lý, khiến người giác ngộ, phá ngu giải hoặc không còn dư thừa. Những người thụ giáo nơi Sư đều nổi tiếng sau này.

(4) Năm thứ ba niên hiệu Hội Tường Đại Khánh (1112), sau khi trùng hưng ngôi chùa Diên Thọ, Vua sắc Sư làm bài văn bia. Vua mến phục tài, phong Sư lên chức Tả nhai Tăng lục.

(5) Diên là kéo dài

Thọ là sống lâu

Người Phật từ thường nguyện cầu đến Phật Dược Sư với niềm tin Ngài sẽ giúp mình thoát khỏi bịnh tật ...được khỏe mạnh kéo dài tuổi thọ để có thể truyền lại kinh nghiệm sống cho con cháu

(6) Năm thứ ba niên hiệu Thiên Thuận (1130), vua Lý Thần Tông triệu Sư vào cung để hỏi việc trị loạn, hưng vong của đất nước. Sư đáp:

- Thiên hạ ví như món đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì yên, đặt vào chỗ nguy thì nguy, chỉ ở đức vua thực hành khác nhau đó thôi. Đức hiếu sanh của vua nhuần thấm đến nhân dânthì nhân dân yêu vua như cha mẹ, tôn vua như mặt trời, mặt trăng, thế tức đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy.

Sư lại tiếp:

-Việc trị loạn còn ở các quan, được lòng người thì trị an, mất lòng người thì loạn lạc. Tôi trải xem các đế vương đời trước, chưa từng chẳng do dùng quân tử mà được hưng thạnh, vì dùng tiểu nhân mà bị nguy vong. Xét lý do như thế, không phải tại ngay một sớm một chiều, mà nguyên do của nó phát từ từ đã lâu lắm vậy.

Trời đất không thể làm nóng lạnh ngay, ắt phải dần dần từ Xuân sang Thu; nhân quân không thể làm trị loạn ngay, ắt phải dần dần từ thiện ác. Các thánh vương đời xưa biết thế, nên bắt chước trời tu đức sửa mình, bắt chước đất chăm tu đức để an dân.

Sửa mình là cẩn thận bên trong, run sợ như giẫm đi trên lớp băng mỏng.

Yêu dân là kính cẩn công chúng, nơm nớp như cầm roi nắm cương ngựa.

Được như thế thì đâu mà chẳng hưng; nếu trái lại thì đâu mà chẳng vong.

Lý do hưng vong từ từ như thế.

Vua nghe qua rất hài lòng, lại thăng Sư chức Hữu nhai Tăng thống, Tri giáo môn Công sự. Sư nghiêm trang đến gần dâng Vua một bài châm để làm qui củ, lúc nào cũng chăm chỉ chưa từng thiếu sót.

(7) “Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp”. Đây là pháp thứ nhất, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. “Tài sản đã được đúng pháp, mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy”. Đây là pháp thứ hai, khả lạc… khó được ở đời. “Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, mong rằng ta sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài”. Đây là pháp thứ ba, khả lạc… khó được ở đời. “Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, sau khi được sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài, mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này”. Đây là pháp thứ tư, khả lạc… khó được ở đời.

Bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời.

3. Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn?

Đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.

4. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ lòng tin? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: Vị này là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ lòng tin.

5. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ giới? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh… từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ giới.

6. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ bố thí? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử sống ở gia đình, tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích san sẻ vật bố thí. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ bố thí.

7. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ trí tuệ? Này Gia chủ, sống với tâm bị dục tham chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm. Do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc. Này Gia chủ, sống với tâm vị sân hận chinh phục… sống với tâm bị hôn trầm thụy miên chinh phục… sống với tâm bị trạo hối chinh phục… sống với tâm bị nghi chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm; do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc.

8. Này Gia chủ, Thánh đệ tử ấy, sau khi biết được dục tham là uế nhiễm của tâm, từ bỏ dục tham, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được sân hận là uế nhiễm của tâm, từ bỏ sân hận, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được hôn trầm thụy miên là uế nhiễm của tâm, từ bỏ hôn trầm thụy miên, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được trạo hối là uế nhiễm của tâm, từ bỏ trạo hối, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được nghi là uế nhiễm của tâm, từ bỏ nghi, uế nhiễm của tâm; này Gia chủ, đây gọi là vị Thánh đệ tử có đại trí tuệ, có trí tuệ rộng lớn, bước vào giới vức minh kiến, đầy đủ trí tuệ. Đây gọi là đầy đủ trí tuệ.

Trong kinh Tăng chi bộ I (chương Bốn pháp, phẩm Nghiệp công đức), đức Phật đã nêu lên vai trò của người lãnh đạo một tổ chức hay một quốc gia như sau: “Khi đàn bò lội sông/ Đầu đàn đi sai lạc/ Cả đàn đều đi sai/ Vì hướng dẫn sai lạc/ Cũng vậy, trong loài người/ Vị được xem tối thắng/ Nếu sở hành phi pháp/ Còn nói gì người khác/ Cả nước bị đau khổ/ Nếu vua sống phi pháp/ Khi đàn bò lội sông/ Đầu đàn đi đúng hướng/ Cả đàn đều đúng hướng/ Vì hướng dẫn đúng đường/ Cũng vậy trong loài người/ Vị được xem tối thắng/ Nếu sở hành đúng pháp/ Còn nói gì người khác/ Cả nước được an vui/ Nếu vua sống đúng pháp

(8) và Thập vương Pháp trong kinh Bản Sanh cũng có nội dung tương tự

Ở một khía cạnh khác, trong kinh Tiểu bộ (chuyện tiền thân), Phật dạy về những đức tính cần có của một vị vua chân chính, cai trị quốc độ bằng cách từ bỏ mọi ác đạo, không xâm phạm Thập vương pháp và luôn hành động chân chính.

Đó chính là mười phẩm hạnh của một minh quân: “Bố thí, nhân từ, đức hạnh, công bình, thân ái, nhu mì, ôn hòa, nhẫn nhục, ăn năn, bi mẫn, là mười giới đức”

Đức Phật đã nhấn mạnh vào sự thật, cái xấu hay cái tốt của dân chúng tùy thuộc vào sự hành xử của người trị vì họ.

Ngài đặt ra mười phẩm hạnh cho bậc quân vương để thực hành, hướng đến xây dựng xã hội lý tưởng mà thực chất là cuộc cải tạo đạo đức tự thân, đưa đến xã hội an lạc.

Mười phẩm chất của một vị vua anh minh, hiền đức đó là

1-Bố thí, có tấm lòng từ thiện, xả kỷ vị tha (trong quản trị đất nước thì điều này thể hiện ở các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội);

2-Trì giới, giữ gìn đạo đức (giữ năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu);

3-Bao dung, rộng lượng, giàu lòng hy sinh;

4-Liêm khiết, nghiêm minh, chính trực, công bằng;

5-Nhu hòa

6.Sống khắc kỷ, giản dị (không đắm mình trong hưởng thụ, trụy lạc, không xa xỉ, biết chế ngự những ham muốn, dục vọng);

7-Không sân hận (không gieo thù kết oán với ai, không ganh ghét, đố kỵ, thù hằn);

8-Yêu hòa bình (không gây chiến, từ bi, bất bạo động);

9-Kham nhẫn, chịu đựng;

10-Thuận lòng dân.

Đối với Phật giáo, đức hạnh là nền tảng, phẩm chất quan trọng của một người và xuất phát từ những việc làm cụ thể. Theo Phật, bản chất của đức hạnh không đến từ kế thừa dòng họ mà có từ chính hành động của mỗi người: “Hành động làm ăn trộm, hành động làm nhà binh, hành động làm tế quan, hành động làm vua chúa

Một khi vương quyền có đức hạnh, nhà nước có đạo đức thì điều kiện hạnh phúc của mọi công dân được khẳng định và bảo đảm.

(9) Quốc Sư sanh vào thời vua Lý Nhân Tông và nhỏ hơn vua Lý Nhân Tông 11 tuổi

Những giai đoạn làm Tăng Quan thường xảy ra vào thời Vua Lý Thần Tông như đọan này

" Sau khi đáp lời Vua với bài văn Thiên hạ hưng vong trị loạn ....Vua nghe qua rất hài lòng, lại thăng Sư chức Hữu nhai Tăng thống, Tri giáo môn Công sự. Sư nghiêm trang đến gầndâng Vua một bài châm để làm qui củ, lúc nào cũng chăm chỉ chưa từng thiếu sót.

Năm thứ năm niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự (1137), Vua sắp băng, Sư có dự vào hàng Cố mệnh thảo tờ di chiếu. Vua phó thác mọi việc cho Sư.

Năm thứ nhất niên hiệu Thiệu Minh (1138), vua Lý Anh Tông lên ngôi, Thái hậu xét thấy Sư có công lớn nên rất trọng hậu.

Sau, Sư về làng Cổ Hiền tỉnh Nam Định lập ngôi chùa hiệu Quốc Ân trụ trì đến già. Những thôn gần đây lấy thuế cung cấp mọi phí dụng cho Sư.

Năm thứ tư niên hiệu Đại Định (1143), nhà vua vinh thăngSư chức Tả hữu nhai Tăng thống, Nội cung phụng Tri giáo môn Công sự, Truyền giảng Tam tạng Văn chương, Ứng chế Hộ quốc quốc sư và ban tử y.

Ngày 21 tháng 4 năm Tân Mùi, niên hiệu Đại Định (1151), Sư họp chúng từ biệt, không bệnh mà tịch, thọ bảy mươi hai tuổi.

(10)

Tác phẩm của Sư:

1.- Chư Phật Tích Duyên Sự, ba mươi quyển.

2.- Hồng Chung Văn Bi Ký.

3.- Tăng Gia Tạp Lục, hơn năm mươi quyển.

4.- Viên Thông Tập, hơn một ngàn bài thơ.


 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]