Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường Thuật về Chuyến Hành Hương Nhật Bản & Nam Hàn

18/04/201817:16(Xem: 9965)
Tường Thuật về Chuyến Hành Hương Nhật Bản & Nam Hàn
day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (53)

HÀNH HƯƠNG NHẬT BẢN & ĐẠI HÀN NĂM 2018


Bài viết: Phật tử Thanh Phi Nguyễn Ngọc Yến
Diễn đọc: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên

 

Nói đến đất nước Nhật Bản, điều đầu tiên mà có lẽ ai cũng nghĩ tới đó là hoa Anh Đào, riêng người Việt chúng ta còn có một tên gọi rất dễ thương cho xứ sở này là “Xứ hoa Anh Đào”. Hoa Anh Đào được coi như là một biểu tượng của nước Nhật Bản, bởi trên đất nước này từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng có trồng rất nhiều hoa Đào.  Hằng năm cứ mỗi độ Xuân về vào khoảng tháng Ba, lúc ấy các nụ hoa Đào vừa chớm nở và đến cuối tháng 3, đầu tháng 4 là thời điểm hoa Đào nở rộ, đây là thời gian mà du khách từ khắp nơi trên thế giới thường đến viếng thăm xứ Nhật, để được chiêm ngưỡng sắc màu trắng hồng tinh khôi của hoa Đào.

Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.

Ngày 1

Và hôm nay ngày 2/4/2018, Phái đoàn Hành Hương do TT Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức làm trưởng đoàn, anh Tony Thạch làm phó đoàn cùng sự hiện diện chứng minh của HT Thích Trường Sanh, Trụ Trì Chùa Giác Nhiên ở New Zealand và Ni Sư Thích Nữ Viên Thông, Trụ Trì Chùa Quan Âm ở Adelaide cùng 30 Phật tử (từ Melbourne: 14; Adelaide: 6; Sydney: 9 và Canada: 1)  bắt đầu khởi hành cho chuyến hành hương hứa hẹn nhiều điều thú vị này.

6 giờ 30 chiều ngày 2/4/2018,  HT Trường Sanh, Ni Sư  Viên Thông, 6 Phật tử ở Adelaide, và 1 Phật tử ở Canada đến TVQĐ từ mấy ngày trước, đã cùng Thầy trưởng đoàn rời TVQĐ để ra phi trường, tại đây có 14 Phật tử của Melbourne đang chờ sẵn. Sau khi thủ tục check in đã hoàn tất, mọi người vào bên trong để bước lên chuyến bay sẽ khởi hành vào lúc 11g để bay sang Đài Bắc.



Ngày 2

Sau 9 giờ bay, 5 giờ 15 sáng ngày 3/4 đoàn đến Đài Bắc, tại đây đoàn gặp nhóm Phật tử đến từ Sydney. Được biết cuối tháng Ba vừa qua, anh Tony hướng dẫn một đoàn hành hương Nhật Bản, sau khi đoàn này về Úc, anh ở lại Đài Loan, do đó ngay lúc này anh đã có mặt để tiếp đón và tiếp tục hướng dẫn đoàn hành hương của Tu Viện Quảng Đức. Sau khi Thầy Trưởng đoàn dặn dò đôi điều và kiểm túc số các thành viên trong đoàn đủ 33 người, đoàn lên xe bus đi ăn sáng,sau đó 7giờ 40 đoàn đến thăm khách sạn Viên Sơn. Đây là một khách sạn xa hoa nhất tại Đài Loan và là một trong mười khách sạn hàng đầu của thế giới. Khách sạn được kiến trúc theo kiểu Trung Hoa, hình tượng rồng được sử dụng để trang trí, nghe nói có khoảng 250.000 hình rồng chạm khắc hoặc tranh vẽ được trang trí khắp nơi nên trông rất tráng lệ. Khách sạn này do Bà Tống Mỹ Linh, vợ của Tưởng Giới Thạch đề xuất xây dựng cho giới cao cấp quốc tế. Và nơi này trong nhiều năm qua đã tiếp đón nhiều vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Day 1_Dai Loan (17)
Day 1_Dai Loan (40)


Kế tiếp đoàn đến thăm tư dinh của Tưởng Giới Thạch, nơi mà ông đã ở từ năm 1960-1975. Tại đây có một vườn hoa rất đẹp, có khoảng 1.000 loại hoa hồng được trồng trong khu vườn này. Sau khi tham quan và chụp vài tấm hình lưu niệm, đoàn đến viếng chùa Long Sơn.

Chùa Long Sơn là một ngôi chùa cổ nổi tiếng của Đài Bắc, chùa được xây dựng từ năm 1738 thời Vua Càn Long, với lối kiến trúc truyền thống có những cột đồng chạm rồng và tổng thể được trang trí với những hình chạm khắc bằng gỗ và những hình tượng rồng nhiều màu sắc. Tín ngưỡng của ngôi chùa này bao gồm cả Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo. Bên trong chùa có 3 điện chính và nhiều gian nhỏ thờ hàng trăm vị Thần. Chánh điện thờ Đức Quan Âm cùng hai vị Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền, chung quanh là 18 vị La Hán. Tương truyền trong Thế chiến thứ hai, Chánh điện bị hư hại toàn bộ, nhưng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát không hề hấn gì, và điều này đã khiến cho mọi người càng sùng bái đến cúng vái nhiều hơn. Trải qua hằng mấy trăm năm, chùa đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kết cấu cổ xưa, đã tạo nên một khung cảnh đặc biệt giữa một phố thị sầm uất, do đó Long Sơn Tự cũng là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Đài Bắc. Rời Long Sơn cổ tự, đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng, sau đó lên xe ra phi trường để kịp chuyến bay sang Hiroshima vào lúc 4 giờ chiều.

Trải qua chặng đường bay gần 4 tiếng, chuyến bay đáp xuống phi trường của Nhật lúc 8g30 tối, sau khi tất cả đã check out và nhận hành lý đầy đủ, đoàn lên xe bus để về hotel, đến nơi là 10g30 tối. Lúc này có lẽ ai cũng mệt vì đã ròng rã 2 ngày chưa được đặt lưng xuống giường, tất cả mau mau nhận chìa khóa phòng để được nghỉ ngơi sớm.

Ngày 3

Sáng hôm sau, ngày 4/4, sau khi dùng sáng xong, đoàn ngồi xe bus mất khoảng 1 giờ 30 phút để đến viếng thăm Mayajima, trên quãng đường dài này, phái đoàn có dịp được ngắm những cụm hoa Đào sắc trắng hồng nổi bật giữa rừng cây xanh bát ngát, ai cũng tấm tắc khen. Mayajima là hòn đảo nhỏ thuộc thành phố Hatsukaichi, với diện tích khoảng 30.2km2, dân số dưới 2.000 người. Đoàn phải đi phà 10 phút để tới đảo Mayajima, tại đây đoàn đến viếng đền Itsukushima-Jinja. Từ bến phà đi đến đền thờ, hai bên đường có nhiều nhà hàng, quán nước, lữ quán và những cửa hàng bán đồ lưu niệm. Từ xa chúng ta có thể nhìn thấy chiếc cổng O-Torii đứng sừng sửng trên mặt biển hướng thẳng tới đền, chiếc cổng này cao 16m, bộ mái dài 24m, đây cũng là biểu tượng của đảo Mayajima.

day 2 hiroshima (72)

Đền thờ Itsukushima-Jinja hiện tại là một quần thể gồm nhiều ngôi đền hợp lại. Tương truyền ngôi đền đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ 6, sau đó bị tàn phá nhiều lần, và đến thế kỷ thứ 12 ngôi đền được xây dựng lại như hiện tại bởi một người có quyền thế lúc bấy giờ là Tairo no Kiyomori. Ngôi đền được dựng lên để thờ phụng 3 vị Thần biển, đuợc tin là đang ngự trị bên trong ngôi chánh điện của đền. Và để gìn giữ sự thiêng liêng, không có bàn chân của người dân thường nào xúc phạm đến, nên đền được xây dựng trên biển. Nghe nói xưa kia, những phụ nữ gần đến ngày sanh, những người già và người bịnh hoạn đều bị buộc phải rời khỏi đảo, ở nơi này không có sự tồn tại của sanh và tử. Đền Itsukushima là một trong những dạng đặc biệt về kiến trúc tôn giáo trên thế giới, toàn bộ kiến trúc không xử dụng đến kim loại ngay cả một chiếc đinh cũng không có. Đa phần ngôi đền được trang trí bằng màu đỏ nên khi thủy triều lên, toàn bộ khuôn viên hiện ra soi bóng xuống mặt nước trông rất rực rỡ. Đây là đền thờ nổi tiếng hàng đầu của Nhật Bản và thật xứng đáng với danh hiệu Di sản văn hóa thế giới.


Trên đường trở về bến phà, đoàn có dịp quan sát những cửa hàng bán đồ lưu niệm, đặc biệt đa số các gian hàng đều có bày bán chiếc vá xới cơm, một vật dụng rất quen thuộc ở Nhật Bản, như là một món quà lưu niệm tiêu biểu. Được biết Mayajima, là nơi chiếc vá xới cơm được ra đời. Bức tượng ông Tairo no Kiyomori, người có công cho xây dựng ngôi đền cũng được một số người trong đoàn đến chụp hình lưu niệm.

Rời đảo Mayajima, đoàn đi ăn trưa rồi đến thăm Công viên Kỷ Niệm Hòa Bình ở Hiroshima. Đây là trung tâm điểm bị đánh bom nguyên tử trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Tại đây đoàn được tham quan Bảo tàng Tưởng niệm hòa bình Hiroshima, nơi tàng trữ các di tích Nhật bị bom nguyên tử tàn phá năm 1945. Tại nhà Tưởng niệm nạn nhân tử vong do bom nguyên tử, đoàn đã tụng kinh cầu nguyện cho các nạn nhân tại đây. Người Nhật đã lập nên công viên này để cầu nguyện cho hòa bình, nhắc nhở mọi người không quên những nỗi đau của chiến tranh. Nơi đây đã gợi lên trong lòng mọi người một thoáng bùi ngùi.

day 2 hiroshima (168)day 2 hiroshima (177)

Day 3 lau dai Himeji (132)

Tiếp tục, buổi chiều đoàn đi lễ chùa Vô Thủ Địa Tạng (Kubinashi Gizou) ở Fuchu. Địa danh này có lẽ người Việt chúng ta được biết và tha thiết mong được đến là nhờ đọc qua 3 tập truyện “Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchu do HT Thích Như Điển dịch từ một tập sách tiếng Nhật, trong đó có khoảng 300 câu chuyện kể về những trường hợp những người bị bệnh mà y học đã bó tay, họ đến đây cầu nguyện và đã được cứu. Fuchu là một thành phố nhỏ nằm trong tỉnh lỵ Hiroshima và Đức Địa Tạng Vô Thủ đang được tôn trí trên một ngọn đồi rất quang đãng. Trên đường di chuyển đến nơi này, Thầy trưởng  đoàn đã kể về huyền thoại của ngôi chùa nhỏ này, cũng như đã hướng dẫn mọi người nên thỉnh một hay nhiều chiếc khăn tay, trên đó có viết câu tâm chú bằng tiếng Nhật là: “Án Ha Ha Ha Vỹ Sa Ma Lý Ta Bà Ha” rồi đem khăn nầy đến cọ sát vào mình đá của Ngài Địa Tạng nhiều lần, cũng như khấn tên họ của người bịnh rồi đem về nhà. Khi nào người bịnh đau nơi đâu thì để khăn ấy vào chỗ đau và tụng câu tâm chú, sẽ có hiệu nghiệm ngay. Và để tỏ lòng tôn kính sự mầu nhiệm thiêng liêng này, đoàn với trang phục áo tràng lam, xếp hàng nghiêm trang tiến về nơi Ngài được tôn trí, miệng niệm thầm câu tâm chú “ Án Ha Ha Ha Vĩ Sa Ma Lý Ta Bà Ha” mà ai cũng thuộc vì đã được Thầy Trưởng đoàn hướng dẫn tụng trên xe. Trên đoạn đường này hai bên là những cây hoa Đào rợp bóng lối đi, rất tiếc là nơi đây hoa đào có lẽ đã nở rộ vào những ngày trước nên vào thời điểm này hoa đã rụng nhiều, nhìn cây hoa tuy vẫn đẹp nhưng thiếu đi sự rực rỡ, nhưng bù lại, những cánh hoa rơi nằm rải rác trên mặt đường và tụ lại dọc theo ven đường, từ xa xa nhìn giống như là tuyết rơi, cũng khá đẹp.
day 2 hiroshima (261)
day 2 hiroshima (256)

Khi lên đến nơi, hẳn không ít người cảm thấy xúc động khi nhìn thấy bức tượng Ngài Địa Tạng vô thủ được tôn thờ thật đơn sơ trong một ngôi đền nhỏ. Thật trang nghiêm, phái đoàn đã tụng một thời kinh cúng dường lên Ngài, và tự mỗi người đều cầu nguyện cho riêng mình, rồi hầu như ai cũng thỉnh một hay vài cái khăn đem xoa lên hình tượng Ngài và chí thành cầu nguyện; có người múc nước suối uống, hoặc xin một chút tro đem về. Tất cả cũng để cầu xin được tiêu trừ bịnh tật. Quan sát trong đền thờ chúng ta thấy trên trần có treo nhiều mảnh gỗ trên đó có ghi tên họ (có lẽ tên của người bịnh) và cũng có những mảnh gỗ như vậy được gắn trên vách. Mong rằng với niềm tin sâu và nguyện thiết thì mọi ước nguyện của tất cả sẽ được thành tựu.
Rời nơi này đoàn trở về dùng cơm tối và nghỉ ngơi tại khách sạn Okayama International.

Ngày 4

Sang ngày 5/4 Đoàn viếng thăm lâu đài Lu- Chi (Himeji Castle), đây là một trong những di tích lịch sử cổ và nổi tiếng nhất của Nhật, đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1993. Lâu đài Lu Chi nằm trong trung tâm thành phố Himeji, còn được gọi là White Heron (con Diệc trắng) vì toàn thể căn nhà làm bằng gỗ này, tất cả các bức tường đều được bao bọc bằng lớp thạch cao để chống cháy màu trắng, mà khi nhìn vào người ta liên tưởng đến hình ảnh nên thơ của một con Hạc trắng đang cất cánh bay. Theo người Nhật chim Diệc mà chúng ta thường gọi là chim Hạc là một loài chim cao quý tượng trưng cho sự thanh khiết cao thượng. Tòa lâu đài này được bắt đầu xây dựng từ năm 1333 theo lệnh của Lãnh chúa Norimura Akamatsu, ban đầu chỉ là một pháo đài phòng thủ, đến năm 1346 con trai của Norimura là Sadanori cho làm thêm các khu nhà ở và các công trình phụ khác. Trải qua nhiều trăm năm với sự điều hành của nhiều đời lãnh chúa, tòa lâu đài càng ngày càng được sửa đổi  và xây dựng thêm, cho đến năm 1618 thì tòa lâu đài đã được hoàn tất như hiện tại. Lâu đài Himeji là một kiến trúc vô cùng lộng lẫy gồm có 6 tầng lầu tọa lạc trên đỉnh ngọn đồi Himeyama, cao 45m6 so với mực nước biển. Lâu đài này nổi tiếng không chỉ do tháp chính lớn mà còn sở hữu mạng lưới 83 tòa nhà với các hệ thống phòng thủ kiên cố từ thời phong kiến.

Day 3 lau dai Himeji (33)

Ngoài vẻ đẹp bởi lối kiến trúc kết hợp rất tinh xảo, tòa lâu đài này còn được nổi bật giữa màu xanh của cây cỏ, và mỗi mùa đều có màu sắc khác nhau của các loài hoa điểm tô, tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Đoàn đến đây vào thời điểm là mùa Xuân nên đã được nhìn ngắm vẻ đẹp tuyệt mỹ của nơi này với sắc trắng hồng của hoa Đào ngập tràn trong khuôn viên. Một làn gió xuân thổi qua, những cánh hoa đào rơi nhẹ theo làn gió, chỉ vài tuần nữa thôi, nơi này chắc sẽ có một sắc thái khác. Đoàn rời nơi này với một chút lưu luyến.


Sau khi ăn trưa xong, đoàn đến chiêm ngưỡng cầu Akashi Kaikyo, còn có tên gọi tiếng Anh là Pearl Bridge, là  một cầu treo kiểu kết cấu dây võng ở Nhật Bản bắc qua vịnh Akashi; nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu – Shikoku. Đây là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó; chiều dài nhịp chính là 1991m. Tổng chiều dài cầu là 3911m. Cầu được bắt đầu xây dựng từ năm 1986 và hoàn tất vào năm 1998,  với tổng chi phí ước tính khoảng 500 tỷ Yên (tương đương với 5 tỷ Đôla Mỹ). Chiếc cầu này là một trong những niềm tự hào và ước mơ của người dân Nhật đã thực hiện được. Nghe nói trước khi cầu được xây dựng, phương tiện giao thông qua khu vực eo biển Akashi từ Kobe và hải đảo Awaji là những chiếc phà, phương tiện này rất nguy hiểm vì nơi này thường xuyên có gió bão. Năm 1955 trong một cơn bão đã nhận chìm 2 chiếc phà cướp đi sinh mạng của 168 người, sự việc này đã khiến cho người dân Nhật xót xa, và chính phủ đã lên kế hoạch xây dựng một chiếc cầu treo ngang qua eo biển. Từ đó phải qua nhiều thập niên với hàng ngàn kỹ sư giỏi đã bỏ bao công sức để nghiên cứu tìm ra phương cách khả thi nhất, rồi lên kế hoạch thiết kế và chuẩn bị tài chánh để thực hiện dự án xây dựng kéo dài hơn 10 năm. Chính phủ Nhật Bản và các nhà quản lý cây cầu tin rằng, với quá trình bảo trì liên tục và nghiêm túc như hiện nay, tuổi thọ hoạt động của Akashi-Kaikyo sẽ lên tới 200 năm. Xét về phương diện kỹ thuật và ý nghĩa nhân văn, thì chiếc cầu này quả là đáng để người Nhật tự hào vậy.

Kế tiếp buổi chiều đoàn được đi mua sắm ở Osaka, sau đó về ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Plaza Kobe. Osaka là một thành phố thương mại tầm cỡ của Nhật Bản, có đầy đủ danh mục các chuỗi cửa hàng quốc gia và quốc tế, đồng thời cũng không thiếu những cửa hàng bách hóa. Có khoảng 280 nơi để du khách mua sắm với nhiều mặt hàng ở mọi mức giá cả, và hàng hóa ở đây nổi tiếng là có chất lượng. Những ai đến Nhật với mục đích mua sắm chắc chắn phải đến nơi này.

Ngày 5

Sáng ngày 6/4, đoàn thức dậy sớm, ăn sáng và chuẩn bị lên xe bus đi đến Kyoto để viếng thăm Kim Các Tự. Hôm nay Ni Sư Viên Thông đã hướng dẫn đoàn tụng thời kinh sáng khi xe bus vừa khởi hành. Khi đến Kim Các Tự, mọi người không ngớt trầm trồ vì khung cảnh ở nơi này quá đẹp. Kim Các Tự, có nghĩa là ngôi chùa có lầu các bằng vàng. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, được xây dựng từ năm 1397, ban đầu là nơi an dưỡng của tướng quân Ashikaga Yoshimitsu, sau này được đổi thành chùa viện cho các tín đồ Phật giáo. Năm 1950 sau khi bị thiêu hủy bởi một nhà Sư cuồng tín, chùa đã được trùng tu lại và sau đó được dát vàng vào năm 1987. Ngôi chùa có 3 tầng, trong đó có 2 tầng gác được dát bằng vàng. Đây là điểm đặc trưng khiến cho chùa nổi bật lên giữa những tàn cây xanh xung quanh một hồ nước, và hình ảnh sắc sảo này được phản chiếu trên mặt nước tĩnh lặng đã tạo nên một bức tranh vừa thực vừa ảo vô cùng tuyệt mỹ. Kim Các Tự cũng là một biểu tượng có giá trị về tinh thần, đã từng là một đền thờ Xá lợi Phật, một di tích của Phật giáo. Nơi này cũng đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đoàn đã chụp những tấm hình lưu niệm với cảnh chùa ở phía xa xa, vì tất cả khách du lịch đến viếng chỉ được chụp hình từ xa chứ không được đến gần chùa. Dù sao thì mọi người cũng đã được mãn nhãn với một hình ảnh vô cùng thiền vị. Trên lối ra để trở lại xe bus, đoàn cũng không bỏ lỡ cơ hội tham quan và ghi lại hình ảnh những cảnh trí khác trong khuôn viên. Có một điểm đặc biệt là những nền đất, lối đi trong khuôn viên rộng lớn này không hề có một cọng rác, ngay cả một chiếc lá cũng không, mặc dù chung quanh đầy dẫy những cây cây cối. Rời nơi này đoàn đến thăm trung tâm dệt lụa tơ tằm Nishijin.
Day 5 - kim cat tu va thanh thuy tu (46)

Nishijin là một khu dệt may tơ lụa nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Nghe kể từ năm 794, một số người của gia tộc “Hata dan” đã đến vùng Kyoto để sinh sống, chuyên nghề của họ là nuôi tằm và dệt tơ lụa. Từ đó nền công nghiệp dệt may càng ngày càng phát triển mạnh, và đã từng có 5.000 xưởng dệt trong khu Nishijin của Kyoto. Trung tâm dệt Nishijin còn được gọi là Viện bảo tàng trưng bày kỷ thuật dệt tơ lụa truyền thống. Tại đây đoàn được tham quan những nơi nghệ nhân đang dệt vải, nơi trưng bày hàng vải tơ lụa và những thành phẩm khác được làm từ những tấm lụa dệt tại đây. Sau cùng đoàn được xem một chương trình biểu diễn thời trang với những chiếc Kimono đẹp nhất, nhằm giới thiệu cho du khách. Tiếp đó đoàn đi ăn trưa, trên đường đi đoàn được ngắm những cây đào xum xuê đầy hoa được trồng xen kẽ giữa những cây thông lá xanh mượt, càng làm nổi bật sắc trắng, hồng của hoa Đào, trông thật trang nhã. Hôm nay đoàn ăn trưa trong một khu phố cổ với món lẫu rất ngon, ai ăn mặn thì dùng lẫu đồ biển, còn món lẫu với nhiều loại nấm và rau cải thì dành cho những người ăn chay. Ngoài trời mưa bay bay thời tiết hơi lành lạnh mà được ăn lẫu nóng thì thật là thú vị. Ăn trưa xong đoàn đến thăm Thanh Thủy Tự. Cơn mưa phùn mùa Xuân vẫn còn bay lất phất, nhưng đoàn cũng mặc áo tràng, tay cầm dù xếp hàng một trang nghiêm đi vào chánh điện tụng kinh cúng dường và lễ Phật. Chung quanh cũng có rất nhiều người đến tham quan.

Thanh Thủy Tự hay là Kijomizu-dera, nằm ở phía Đông Kyoto, được xây dựng vào năm 778 bởi một nhà Sư. Nhưng sau nhiều lần bị cháy, kiến trúc ban đầu không còn nữa, ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ năm 1633. Ngôi chùa này mang tên Thanh Thủy (Kijomizu trong tiếng nhật có nghĩa là dòng suối trong) là do nơi này có ba dòng nước trong lành chảy từ thác Otawa có nguồn nước từ trong núi Otowayama, chảy liên tục và hiện nay vẫn còn. Tương truyền 3 dòng nước này đều rất linh nghiệm về “Trường thọ”, “Tình duyên” và “Học hành thành đạt”. Người đến chiêm bái phải trang nghiêm khấn nguyện cư sĩ Gyoei được thờ ở phía sau thác, là ông Tổ của chùa đã tu khổ hạnh dưới dòng thác này, thành tâm xin nước, sau đó chỉ được uống một ngụm nước của một trong 3 dòng thì điềm may sẽ đến, nếu uống 2 ngụm thì sự linh ứng chỉ còn 1/2, 3 ngụm thì sự linh nghiệm giảm chỉ còn 1/3, nếu tham lam uống nước của cả 3 dòng thì hoàn toàn không có sự linh nghiệm. Điều này được đúc kết như là một lời răn dạy về tánh tham của nhân thế. Lần lượt mọi người trong đoàn cũng đến xin uống một ngụm nước.

Day 5 - kim cat tu va thanh thuy tu (52)

Thanh Thủy Tự được coi là một viên ngọc linh thiêng của nước Nhật, không chỉ vì sự linh thiêng mà còn vì giá trị về sự cổ kính lâu đời đã được công nhận là di sản của thế giới vào năm 1994. Chùa được xây dựng toàn bằng gỗ, không hề dùng một cây đinh nào. Hiện nay chùa càng nổi bật hơn với chiếc cổng Nhị Vương mới được xây dựng lại vào năm 2003, cổng được sơn màu đỏ, màu mà người Nhật chọn để tượng trưng cho sự linh thiêng. Chung quanh chùa trồng rất nhiều cây Phong và hoa Anh đào, vốn dĩ là những loại cây cứ mỗi độ Xuân về là mang lại những sắc màu tươi thắm, tràn đầy sức sống. Đoàn đến đây nhằm mùa Xuân nên rất thích thú với những bức họa thiên nhiên vô cùng đẹp này.

Từ giã nơi cổ kính này, đoàn ngồi xe bus phải mất 2 tiếng mới đến núi Phú sĩ, đoàn ăn tối và nghỉ đêm tại Nagayo.

Ngày 6

Sáng ngày 7/4 đoàn ăn sáng và đi về vùng núi Phú Sĩ, đến nơi đoàn thăm Tháp Hòa Bình nằm trong Công viên Hòa Bình. Đây là một ngôi chùa Phật giáo có kiến trúc theo hình tháp và toàn thể có màu sắc trắng tinh khôi, là một biểu tượng tượng trưng cho hòa bình. Ở đây thời tiết khá lạnh nên ngoài chiếc áo tràng lam, ai cũng phải khoác thêm áo ấm. Đoàn xếp hàng đi kinh hành từ ngoài vào đến tháp rồi đi chung quanh tháp, sau đó dừng lại tụng một thời kinh cúng dường trước mặt tháp có thờ tượng Phật thành đạo. Tháp này có 4 mặt thờ 4 pho tượng tiêu biểu cho 4 mốc quan trọng trong cuộc đời của đức Phật là: Phật Đản sanh, Phật Thành đạo, Phật Chuyển pháp luân và Phật nhập Niết bàn. Phía sau tháp còn có một tháp nhỏ để thờ chư Vong linh quá vãng trong Đệ nhị thế chiến. Trong công viên Hòa Bình hoa Anh đào được trồng rất nhiều nhất là chung quanh khu vực tháp. Khí hậu ở đây lạnh hơn những nơi đã đi qua, có lẽ vì vậy mà hoa Đào nở chậm hơn, nên vào thời điểm này hoa Đào ở đây đang độ nở rộ trông như một rừng hoa với hương sắc nhẹ nhàng nhưng vô cùng rực rỡ. Sau khi chụp rất nhiều hình lưu niệm, đoàn đi ăn trưa nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục lên thăm miệng núi lửa ở gần núi Phú Sĩ có suối nước nóng. Đoàn chụp hình lưu niệm bên bờ hồ Lu Chi là một trong 5 hồ dưới chân núi, hồ này xuất hiện sau khi núi lửa bùng nổ và ở vị trí thấp nhất trong 5 hồ, nhưng đặc biệt là mặt hồ có thể phản chiếu toàn bộ hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên rất đẹp.

Day 5 - kim cat tu va thanh thuy tu (120)Day 5 - kim cat tu va thanh thuy tu (123)Day 5 - kim cat tu va thanh thuy tu (125)

Núi Phú Sĩ là ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản (3776m) với hình chóp nón trông rất hùng vĩ. Núi Phú Sĩ đã phun trào khoảng 10 lần từ thế kỷ 18. Cách nay hơn 300 năm, lần phun trào gần nhất vào năm 1707, dung nham đã trào lên và kết dính tạo cho ngọn núi này có một đỉnh chóp tuyệt vời như ngày nay. Đối với người dân Nhật núi Phú Sĩ là “ngọn núi thiêng” “ngọn núi thần” che chở, đem đến sự tốt lành may mắn cho nước Nhật. Ngoài ra hình ảnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết bao phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ đã là đề tài cho các bức họa, nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chương và âm nhạc. Người dân Nhật tự hào về núi Phú Sĩ cũng như người Mỹ tự hào về tượng Nữ Thần Tự Do vậy. Buổi chiều đoàn ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn ở khu vực núi Phú Sĩ. Ở đây mọi người trong đoàn có dịp được như là người Nhật: Mặc đồ Nhật (do khách sạn cung cấp), ăn đồ Nhật và ngủ nhà Nhật (nằm trên sàn gỗ, không có giường). Ngoài ra nếu ai muốn có thể thưởng thức cảm giác được thư giản khi ngâm mình trong dòng nước suối nóng. Chắc hẳn ngày hôm nay ai cũng thấy thích thú và thoải mái.

day 6 cong vien hoa binh nui phu si (29)day 6 cong vien hoa binh nui phu si (46)
day 6 cong vien hoa binh nui phu si (131)day 6 cong vien hoa binh nui phu si (132)

day 7 nui phu si (70)day 7 nui phu si (82)


Ngày 7

Sáng  Chủ Nhật ngày 8/4, theo thời khóa biểu 6,7,8: 7 giờ đoàn bắt đầu ăn sáng, sau đó chụp hình lưu niệm trước khi rời núi Phú Sĩ vào lúc 8 giờ. Đoàn đến thủ đô Tokyo lúc 10 giờ 30, đoàn đến viếng Tòa Thị Chính Tokyo tọa lạc ngay trung tâm Shinjuku, là khu vực sầm uất và nhộn nhịp nhất Tokyo. Đây không phải chỉ là nơi làm việc của chính phủ thủ đô Nhật Bản, mà còn là biểu tượng kiến trúc tiêu biểu của xứ Nhật. Tòa Thị Chính Tokyo được xây dựng hoàn tất vào năm 1991 bởi Tange Kenzo, một trong những người làm nên bộ mặt kiến trúc của thế kỷ 20. Tòa nhà cao tới 243m gồm 48 tầng,và đuợc rẽ nhánh chia làm hai phần từ tầng thứ 33, được xây dựng với tổn phí lên đến 1 tỷ đô la Mỹ, số tiền này được trích từ công quỹ nên tòa nhà còn có một tên khác là “ Tòa tháp thuế quan”. Nơi đây mở cửa từ 9 giờ 30 sáng đến 11 giờ khuya nên du khách có thể ngắm cảnh ban ngày cũng như ban đêm. Sau khi chụp hình lưu niệm tại đây, đoàn đi ăn trưa rồi đến nhà ga Shibuya để thăm chú chó Hachiko.

day 7 thu do tokyo (29)day 7 thu do tokyo (34)

Hachiko là một chú chó nhỏ có lông màu trắng, chào đời vào tháng 11năm 1923. Nghe kể năm1924, Hidesaburo Ueno, giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo), đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachiko) tới Tokyo. Mỗi buổi sáng, Hachiko theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông chủ đón tàu đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, Ueno bị đột quỵvà chết ngay tại nơi làm việc. Hôm đó Hachiko vẫn đến đón chủ như thường lệ và đã không gặp được chủ Các ngày kế tiếp, Hachiko vẫn tới nhà ga để chờ đón ông chủ, và cứ thế mỗi ngày sau đó trong nhiều năm chú vẫn đều đặn có mặt tại nhà ga đúng lúc tàu vào ga. Người làm vườn trước đây của Giáo sư Ueno, giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên chăm sóc nó.

Năm 1932, Hirokichi Saito một sinh viên của Giáo sư Ueno viết một số bài về lòng trung thành ấn tượng của Hachiko và một trong những bài viết này được đăng trên tờ báo lớn Asahi Shimbun, một tờ nhật báo nổi tiếng của Tokyo với số lượng độc giả rất lớn, đã biến Hachiko trở thành một hiện tượng tầm cỡ quốc gia. Mọi người bắt đầu mang thức ăn đến cho Hachiko tại nhà ga trong lúc chú chó chờ đợi chủ mỗi ngày. Cho đến ngày 8 tháng 4 năm 1935, Hachiko đã chết tại nơi mà nó đã đứng đợi chủ mỗi ngày trong suốt thời gian 10 năm. Lòng trung thành của Hachiko với ông chủ của mình gây ấn tượng cho người dân Nhật Bản như là một biểu hiện của lòng trung thành với gia đình, vốn là điều mọi người dân Nhật đều phấn đấu để đạt tới. Các giáo viên đã lấy Hachiko như một tấm gương về lòng trung thành cho trẻ noi theo. Người Nhật đã cho tạc tượng Hachiko đặt tại nhà ga Shibuya và nhiều nơi khác để tưởng niệm, riêng xác của Hachiko thì được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản thuộc quận Ueno, Tokyo.

Và thật bất ngờ và thú vị hôm nay ngày 8/4 đoàn đến thăm chú chó Hachiko lại nhằm ngày giỗ thứ 83 của Hachiko. Người ta đã làm lễ tưởng niệm và tán dương bằng một vòng hoa choàng vào cổ Hachiko và bên cạnh là những lẳng hoa rất đẹp. Từ giả Hachiko, một biểu tượng quốc gia về lòng trung thành của dân chúng với Nhật Hoàng, đoàn đến viếng Chùa Quan Âm.

Chùa Quan Âm (Asakusa Kannon) là ngôi chùa cổ nhất ở Tokyo được xây dựng vào năm 645, dành riêng để thờ Bồ Tát Quán Thế Âm. Theo truyền thuyết, hai anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari là ngư dân đã lưới được một tượng Quán Thế Âm trên sông Sumida vào năm 628, mặc dù đã vài lần họ đem thả lại tượng xuống dòng sông nhưng tượng cũng quay trở lại. Ông Hajino Nakamoto là Trưởng làng đã công nhận sự thiêng liêng của bức tượng nên đã cho tu sửa căn nhà của ông ở Asakusa thành một ngôi chùa nhỏ để dân chúng thờ phụng bức tượng Quan Âm đó. Trải qua nhiều năm tháng, ngôi chùa đã được tái tạo nhiều lần và hiện nay là một ngôi chùa lớn và có tuổi thọ cao nhất của Nhật Bản. Là một địa điểm du lịch nổi tiếng và cũng được xem là biểu tượng văn hóa của thủ đô Tokyo.

day 7 thu do tokyo (64)day 7 thu do tokyo (67)day 7 thu do tokyo (74)

Đến chùa, đoàn với áo tràng lam chỉnh tề đã xếp hàng một kinh hành từ cổng Kaminari -mon (Thunder Gate), nơi có một chiếc đèn lồng màu đỏ khá lớn trên có ghi hai chữ “Cổng Sấm” được treo ở chính giữa cùng hai pho tượng Thần Sấm và Thần Gió hai bên. Xuyên qua một quãng đường dài khoảng 200m với tấp nập người qua lại, hai bên đường là những cửa hàng bán đồ lưu niệm và thức ăn truyền thống của địa phương, đoàn tiếp tục đi qua cổng Hozomon (Treasure Gate) để vào Chánh điện. Tại đây đoàn đã trang nghiêm tụng kinh cúng dường, lễ lạy, hằng trăm khách du lịch khác cũng đứng tiếp nối sau lưng đoàn thành tâm khấn nguyện. Tượng Quan Âm thờ ở đây chỉ là bức tượng được tạc lại giống như bức tượng gốc để khách đến viếng lễ lạy, còn khu vực đặt tượng Quan Âm nguyên thủy ở phía trong thì không ai được vào.

Cạnh chùa phía bên trái là một ngôi tháp 5 tầng có chiều cao 53m, được xây dựng vào năm 942, đã trải qua nhiều lần bị tàn phá và xây dựng lại. Tháp có cấu trúc như hiện tại là đã được tu sửa lại vào năm 1973. Nơi đây có thờ tro và bài vị của Đức Phật.


Giã từ ngôi chùa cổ kính nằm bên cạnh dòng sông Sumida rất thơ mộng và hiền hòa, trên lối ra đoàn được phép tham quan và mua sắm quà lưu niệm ở hai bên đường. Đặc biệt ở đây có trưng bày cây Kumade được kết hợp bởi nhiều món đồ trông rất đẹp mắt, thực ra đó là những món bùa với ý nghĩa đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng, chẳng hạn như trên cây Kumade chúng ta thấy hình ảnh đồng tiền vàng, rương báu vật là để cầu được may mắn trong kinh doanh, Chim Hạc cầu được trường thọ, rùa là cầu cho sự may mắn trường thọ v.v… Hàng năm vào những ngày đầu năm người Nhật thường mua cây Kumade để cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình. Rời nơi này đoàn đến ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Ichigaya Grand Hill ở Tokyo.

Ngày 8

Sang ngày 9/4, theo lời dặn tối qua của Thầy trưởng đoàn, sáng nay tất cả các người nữ đều mặc áo dài truyền thống Việt Nam, còn người nam thì mặc âu phục. Ăn sáng xong, trước khi rời khách sạn để đến thăm tượng Phật Di Đà lớn nhất thế giới, đoàn tranh thủ chụp những tấm ảnh gia đình và cá nhân để kỷ niệm, nhìn ai cũng vui vẻ với nụ cười thật tươi.

Tượng Phật Di Đà được cho là một trong những bức tượng cao nhất thế giới với chiều cao 120m, tọa lạc trong một khuôn viên rộng lớn của thành phố Ushiku ở phía Đông Bắc của Tokyo. Tượng được xây dựng hoàn tất vào năm 1995 và đạt kỷ lục là bức tượng lớn nhất vào năm 1996, đã được ghi trong Guiness Book of  Records và là một trong những kỳ quan của thế giới. Đến nơi đoàn xếp hàng một đi kinh hành trên lối đi rộng lớn, hai bên là những cụm hoa và cây cối được chăm sóc cắt tỉa rất đẹp, nơi đây cũng trồng rất nhiều hoa Anh đào, nhưng tiếc là hoa đang độ tàn nên kém phần rực rỡ. Đoàn đến trước tượng, cung kính tụng một thời kinh và chụp hình lưu niệm, sau đó vào tham quan bên trong lòng tượng. Bên trong  tượng có thang máy lên đến độ cao 85m và toàn thể là kết cấu không gian tâm linh với 5 tầng. Tầng 1 tên là Thế giới Quang Minh với những dây đèn tượng trưng cho sự khai sáng của Phật A Di Đà;  tầng 2 là Thế giới Tri Ân Báo Đức với những bức tượng cùng bản mô tả chi tiết cấu tạo của công trình tượng Phật, ở đây có trưng bày ngón chân có cùng tỷ lệ với tượng Phật bên ngoài, ngoài ra còn có những chiếc bồ đòn được xếp ngay ngắn thành hình vòng cung chung quanh tường để mọi người ngồi chiêm nghiệm lời Phật dạy và thiền tọa; tầng 3 làThế giới Liên Hoa Tạng, ở đây có bàn thờ chính và hơn 3000 tượng Phật dát vàng có kích cỡ lớn nhỏ khác nhau được trưng bày, người ta có thể thỉnh một tượng Phật với gia cả tùy theo lớn nhỏ, sẽ được khắc tên dưới chân tượng với niềm tin khi mất sẽ được Phật Di Đàtiếp dẫn; tầng 4,5 được gọi là Linh Ưng Sơn Gian, nơi để quan sát cảnh vật dưới đất từ độ cao 85m. Ra khỏi tượng Phật, đoàn tha hồ chụp hình với nền phong cảnh rất đẹp, vì trong khuôn viên chung quanh tượng Phật còn có rất nhiều cảnh quan với nhiều cây xanh lâu năm có hình dáng lạ đẹp trên nền cỏ xanh mướt, những chậu bonsai quý hiếm. Đặc biệt lúc này đang là mùa Xuân nên hoa đào nở rộ trên cây, còn trên mặt đất là những thảm hoa với sắc màu rực rỡ. Gần tượng Phật còn có một khu vườn thiền cùng tượng Phật Thủ to lớn, một hồ nước trong xanh với đàn cá thản nhiên tranh nhau đớp mồi không hề có chút lo sợ bị đánh bắt. Với không gian trong lành hài hòa với thiên nhiên, tất cả như góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Đại Tượng Phật. Sau khi rời nơi này, đoàn đi ăn trưa và ra phi trường Narita để bay sang Đại Hàn lúc 6 giờ chiều.
day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (38)day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (67)day 8 dai phat a di da ushiku nhat ban (117)

Ngày 9

Bay từ Tokyo đến Đại Hàn mất khoảng 3 tiếng. Đoàn đến phi trường Seoul vào lúc 9 giờ tối, đoàn được cô Anna (phụ tá của anh Tony, hướng dẫn viên du lịch tại Nam Hàn, nói tiếng Việt) tiếp đón và đưa đoàn đi ăn tối, đoàn về đến khách sạn 11giờ đêm.

Sáng ngày 10/4 sau một đêm ngủ muộn, giấc ngủ có lẽ chưa đầy nhưng mọi người cũng thức dậy đúng giờ, ăn sáng tại khách sạn, sau đó đi thăm khu Phi Quân Sự DMZ (Demilitarized Zone) ở ngay biên giới của Triều Tiên và Hàn Quốc. Khu phi quân sự này được thành lập sau hiệp định đình chiến được ký kết vào ngày 27/7/1953 tại làng Pamunjeo (Bàn Môn Điếm) là nơi đã xảy ra cuộc chiến giữa Nam, BắcTriều Tiên từ năm 1950 đến 1953. Theo hiệp định, cả hai bên Nam và Bắc Triều Tiên đều thụt lùi 2km tạo ra một vùng rộng 4km dài 256km. Nơi này được đánh giá là khu phi quân sự lớn nhất thế giới và được chính phủ Hàn Quốc quy hoạch thành một khu du lịch bao gồm:
- Công viên Imingak là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, du khách được tham quan một cách tự do trong sự an ninh hợp pháp, tại đây có trưng bày 12 loại xe tăng, thiết giáp được sử dụng trong cuộc nội chiến năm xưa.
- Cây cầu Tự Do nối liền giao thông cho dân Nam, Bắc Triều Tiên trở về thăm quê hương khi được phép.
- Đường hầm số 3 dài 44km, được đào bởi Bắc Triều Tiên vào những năm 70 để tấn công Seoul. Sau khi Nam Hàn phát hiện ra đường hầm này, Bắc Hàn đã lấp kín phần đường hầm bên phía lãnh thổ của họ. Trước đường hầm có một tác phẩm điêu khắc mang tên “Một thế giới” đã trở thành biểu tượng thể hiện ý nguyện thống nhất hai miền của người dân Hàn Quốc.
- Vọng Bái Đài là nơi tôn nghiêm linh thiêng, có bàn thờ vọng bái tổ tiên thường được tổ chức vào dịp xuân về  hay lễ hội thu hoạch vào mùa Thu. Người dân Bắc Triều Tiên đến đây để thắp hương lễ bái vọng về cố hương.
day 9 doan tham Seoul (4)day 9 doan tham Seoul (5)

Tiếp đó đoàn ghé nhà ga xe lửa Dorasan nằm ngay sát vùng phi quân sự DMZ, kết nối hai miền Triều Tiên, khởi hành từ Dorasan (Nam Hàn) qua biên giới đến ga Panmun (Triều Tiên). Tuy nhiên tuyến đường giao thông này chỉ được sử dụng trong vòng một năm từ 2007 đến 2008 thì phía Bình Nhưỡng quyết định chấm dứt giao thông. Ngày nay tuy không còn hoạt động nhưng nhà ga vẫn mở cửa để phục vụ du lịch.

Buổi chiều đoàn đến thăm Viện Bảo tàng Dân gian Quốc gia (National Folk Museum) tại quận Sejongno, Jongno-gu, thành phố Seoul, được thành lập từ năm 1945. Đây là bảo tàng duy nhất trên Hàn Quốc trưng bày và giới thiệu các di sản văn hóa dân gian, các đồ tạo tác được lưu giữ trong bảo tàng nhằm tái hiện và phản ánh lịch sử thăng trầm từ quá khứ đến hiện tại với những đặc điểm văn hóa tín ngưỡng của người dân Hàn.Tổng thể khu bảo tàng có 3 phòng triển lãm chính trong nhà và một khu trưng bày ở ngoài trời.

-Phòng số 1 là là nơi trưng bày các vật dụng trong đời sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc trải qua chiều dài lịch sử từ thời kỳ đồ đá cũ, đồ đồng, thời Tam quốc, thời Silla đến triều đại Joseon và chuyển đổi dần dần với văn hóa phương Tây ngày nay.

Phòng triển lãm số 2 trưng bày những mô hình diễn đạt “phong cách sống của người Hàn”, đặc biệt chú trọng đến hai thời kỳ lịch sử đó là triều đại Joseon, từ năm 518 đến giữa năm 1392 và thời kỳ đất nước Hàn Quốc bị Nhật Bản chiếm làm thuộc địa vào năm 1910. Ngoài ra tại phòng số 2 cũng có trưng bày rất nhiều hiện vật liên quan đến các làng nghề truyền thống, phong cách ẩm thực, nghệ thuật dân gian và các hàng thủ công mỹ nghệ tinh tế.

Phòng số 3 là một khu trưng bày và giới thiệu các sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của người dân Hàn Quốc, từ lúc sanh ra đến khi trưởng thành với những nghi lễ truyền thống.

Ra khỏi 3 phòng triển lãm trên, bên ngoài còn có một khu trưng bày khác, nơi này để tổ chức các sự kiện truyền thông và triển lãm lớn nhằm giới thiệu văn hóa Hàn quốc với du khách. Bên cạnh đó qua các mô hình được tái hiện trên một khu vực rộng lớn, du khách có thể thấy được tận mắt đồ vật và cuộc sống cổ xưa của người dân Hàn.

Sau khi tham quan và chụp nhiều hình lưu niệm tại khu bảo tàng này, đoàn tiếp tục đến thăm chùa Tào Khê, là một trong những ngôi danh lam cổ tự tiêu biểu của Phật Giáo Hàn Quốc. Từ năm 1910, chùa được dựng trên mảnh đất gần ngôi chùa ngày nay với tên gọi là chùa Gakhwang-sa (Chùa Giác Hoàng). Đến năm 1937, vị trụ trì đã cho di chuyển ngôi chùa đến vị trí hiện tại và đổi tên thành chùa Taego-sa (Chùa Thi Cổ). Vào năm 1954, chùa đã được đổi tên thành Chùa Jogye-sa (Chùa Tào Khê), thuộc tông phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc. Ngôi Chánh điện được xây dựng ở vị trí trung tâm ngôi chùa. Ngôi điện được xây bằng gỗ với nhiều mảng chạm trổ, hoa văn trên các cánh cửa và hầu hết các thành phần kiến trúc của ngôi điện. Trong ngôi Chánh điện, điện Phật được bài trí trang nghiêm với 3 tôn tượng, Đức Phật Thích Ca ở giữa, bên phải là Đức Phật A Di Đà bên trái là Đức Phật Dược Sư. Trong khuôn viên chùa, trước Chánh điện là tháp 7 tầng thờ Xá Lợi Phật; ở phía Nam ngôi chánh điện có tháp chuông hai tầng, bên trong đặt quả đại hồng chung và trống lớn; bên phải ngôi Chánh điện có điện Cực Lạc thờ tượng Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng và tượng Thập Điện Minh Vương. Tổng thể khuôn viên Chùa Tào Khê trông rất đẹp mắt bởi được trang trí với nhiều màu sắc rực rỡ. Rời chùa đoàn đi ăn tối và nghỉ đêm thứ hai tại khách sạn Ramada Encore, Seoul.

day 9 doan tham Seoul (61)

Ngày 10.

Sáng ngày 11/4, thời tiết hôm nay có vẻ lạnh, ăn sáng xong, đoàn chuẩn bị đi tham quan shop bán tinh dầu cây thông đỏ. Hôm nay Thầy trưởng đoàn hướng dẫn đoàn tụng thời kinh sáng trên xe, lòng chợt cảm thấy an bình tĩnh lặng theo lời kinh.
Được biết tinh dầu thông đỏ là một loại tinh dầu vô cùng quý hiếm được chiết xuất 100% từ lá của cây Thông đỏ có tuổi thọ trung bình từ 100 đến 200 năm, được trồng ở độ cao từ 1300m - 1700m, lá và vỏ cây có chứa nhiều hoạt chất vô cùng quý giá và là thành phần chính bào chế nên các hoạt chất trong tinh dầu thông. Với 2,7kg lá thông đỏ được ép và chưng cất trong vòng 1 tháng mới được 1 viên tinh dầu thông đỏ nguyên chất.
Tinh dầu thông đỏ có chất chống oxy hóa cao, có tác dụng điều trị đến 170 vấn đề liên quan đến sức khoẻ như: Đột quỵ, huyết áp cao, cholesterol cao, liệt não, phòng ngừa lão hóa, trị hơi thở bị hôi, nhiễm trùng máu do đông máu, tiểu đường, bệnh tim, thương tích cơ thể.

Lá thông từ trước tới nay được công nhận là loại dược phẩm tốt nhất trong các nguyên liệu làm thuốc truyền thống đã được sử dụng trong cách chữa trị dân gian và Đông y. Vì có hiệu lực làm trong máu và duy trì tuổi trẻ nên từ xưa nó đã được các học giả gọi là dược phẩm thần tiên.
Kế tiếp đoàn đến tham quan cửa hàng bán nhân sâm. Nói đến sâm thì chắc hẳn ai cũng nghĩ  sâm của Hàn Quốc là nổi tiếng nhất, và có lẽ đúng là như vậy, ở đây có bán đủ loại sâm và có trưng bày những củ sâm có hình tượng đúng như cái tên của nó và đó là những loại sâm quý rất mắc. Rời nơi đây đoàn đến ăn trưa tại Phật Quang Sơn, đây là một trong những chi nhánh tại Nam Hàn của Phật Quang sơn ở Đài Loan.

 
day 10- nam han (2)day 10- nam han (38)day 10- nam han (101)day 10- nam han (89)day 10- nam han (92)day 10- nam han (94)

Buổi chiều đi thăm Phố cổ Jeonju là thủ phủ của tỉnh Jeonbuk, đồng thời là trung tâm du lịch quan trọng và nổi tiếng với những ngôi nhà truyền thống được xây dựng cách nay hơn 500 năm. Từ những căn nhà đơn giản của người dân thường, đến những ngôi nhà của tầng lớp quý tộc phong kiến với lối kiến trúc đặc sắc thời Joseon, đều được bảo tồn nguyên trạng. Khu làng cổ nằm sau những tòa nhà chọc trời, tách hẳn với những sinh hoạt rộn ràng ở bên ngoài. Trên những con đường nhỏ sạch sẽ, chúng ta thấy nhiều người mặc những bộ y phục truyền thống của Đại Hàn thong dong tản bộ. Bên cạnh đó Jeonju còn là thành phố tiêu biểu cho hương vị các món ăn truyền thống của Hàn Quốc, đã được chọn là thành phố sáng tạo của Unessco trên lãnh vực nghệ thuật ẩm thực.


Buổi cơm tối hôm nay, đoàn được thưởng thức món cơm trộn thập cẩm bibimbap (Jeonju bibimbap) là món ăn đặc sản làm nên danh tiếng thành phố này. Cơm tối xong đoàn có dịp thưởng lãm vẻ đẹp lung linh với khung cảnh thật yên bình của thành phố cổ này. Đêm nay đoàn nghỉ ở đây.

Ngày 11

Sang ngày 12/4, sau khi ăn sáng xong, đoàn ngồi xe bus 2 tiếng đến Mã Nhĩ Sơn nằm ở phía Đông Jeonju, núi có hai đỉnh riêng biệt giống như tai ngựa nên mới có tên gọi như vậy. Đến đây đoàn có dịp chiêm bái chùa Tapsa với 80 tháp đá nhỏ, mà Đại Sư Yi Gap Yong đã dành 30 năm tu tập pháp môn niệm Phật để xây với vật liệu là những viên đá nhỏ. Cứ nhặt một viên đá kèm theo 1 câu niệm Phật, Ngài đã xếp thành 100 tháp đá rất đẹp mắt (hiện nay chỉ còn 80 tháp). Tại đây cũng có một bức tượng Đại Sư Yi Gao Yong mà người đời sau dựng lên để tưởng niệm.

Buổi trưa đoàn ăn cơm dưới chân núi và ngồi xe bus 1 tiếng đồng hồ để đến viếng thăm Chùa Hải Ấn. Chùa Hải Ấn (Haeinsa) là một ngôi chùa đứng đầu tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc. Chùa tọa lạc tại núi Gaya, phía Nam tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc. Chùa Hải Ấn được nhiều người biết đến bởi đây là ngôi chùa lưu trữ bộ Đại tạng kinh Hàn Quốc bằng mộc bản. Toàn bộ Đại tạng kinh Hàn Quốc được khắc lên trên hơn 80.000 bản gỗ. Những mộc bản Tam tạng kinh điển này đã được dùng để in trên giấy và được lưu trữ tại chùa Hải Ấn từ năm 1398.

day 11 chua hai an (79)day 11 chua hai an (96)day 11 chua hai an (108)day 11 chua hai an (137)day 11 chua hai an (210)day 11 chua hai an (222)

Khi tham dự chuyến hành hương, ai cũng chỉ nghĩ đến Nhật để được ngắm hoa Đào, nhưng không ngờ đến Đại Hàn mọi người vẫn còn được nhìn ngắm hoa Đào, nhưng hoa Đào ở đây hầu như toàn là màu trắng. Mặc dù những ngày qua đoàn cũng từng thấy hoa đào ở nhiều nơi trên xứ Hàn, nhưng trên đoạn đường từ Mã Nhĩ Sơn đến Chùa Hải Ấn, mọi người không thể không trầm trồ với những cụm hoa đào trắng tinh khôi nối dài dọc hai bên đường. Và khi đến khuôn viên chùa Hải Ấn thì mọi người như đang ở trong một rừng hoa Đào trắng. Từ ngoài cổng chùa, ai nấy mặc áo tràng, theo bước chân của HT Trường Sanh trang nghiêm kinh hành tiến vào khuôn viên chùa trên một con đường đầy Hoa đào trắng được trồng hai bên đường, bên cạnh là một hồ nước trong xanh trông thật là thanh thoát.

Chùa Hải Ấn được xem là một trong ba ngôi chùa quý báu nhất của Hàn Quốc và là một ngôi chùa đứng đầu tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc. Chùa được xây dựng vào năm 802. Truyền thuyết cho rằng Ngài Suneung và Ngài Ijeong là hai vị Sư trở về từ Trung Quốc đã chữa lành bệnh cho hoàng hậu của Vua Aejang. Với lòng tri ân sâu sắc đối với công đức giáo hóa của Đức Phật, nhà vua đã ra lệnh xây dựng chùa Hải Ấn. Một thuyết khác thì cho rằng, Ngài Suneung và đệ tử là Ngài Ijeong, đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực của Hoàng hậu Choe Chi-Won, người đã quy y Tam bảo, và chính hoàng hậu là người đã hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng ngôi chùa.
day 11 chua hai an (287)day 11 chua hai an (288)day 11 chua hai an (311)

Trong thời hiện đại, chùa Hải Ấn là một trung tâm thực tập thiền, và là trú xứ của Ngài Seongcheol, một vị Tăng sĩ có tầm ảnh hưởng rộng lớn của Hàn Quốc vào cuối thế kỷ XX, Ngài đã viên tịch vào năm 1993.

Ngôi Chánh điện của chùa (Đại Tịch Quang điện) là một ngôi Chánh điện khác thường, bởi vì hầu hết các ngôi Chánh điện chùa Hàn Quốc đều thờ Phật Thích Ca, riêng trong Chánh điện chùa Hải Ấn thì lại thờ tượng Ngài Tỳ Lô Giá Na.

Chùa Hải Ấn và bộ mộc bản Đại tạng kinh Hàn Quốc lưu trữ tại Tàng kinh các của chùa, đã được Ủy ban Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. Ủy ban Unesco nhấn mạnh rằng, Tàng kinh các, nơi lưu trữ mộc bản Đại tạng kinh Hàn Quốc là một công trình độc nhất vô nhị vì không có một công trình kiến trúc lịch sử nào khác được đặc biệt dành riêng cho bảo quản hiện vật và các kỹ thuật bảo quản đã được sử dụng cũng hết sức khéo léo như thế.
Sau khi tham quan nhiều nơi trong khuôn viên chùa với cảnh quan thật tuyệt vời, đoàn đi ăn tối và nghỉ đêm tại Commodore Hotel ở Gyeongsangbuk-do (thuộc cố đô của nước Tân La)

Ngày 12

Sáng ngày 13/4, sau khi ăn sáng xong, đoàn lên xe đến viếng thăm Phật Quốc Tự và Thạch Quật Am nằm ở phía Nam của thành phố Gyeongju thuộc đảo Gyeongsang của Hàn Quốc. Phật Quốc Tự đã được xây dựng từ năm 751 đến năm 774 theo sự chỉ đạo của Kim Đại Thành (Kim Daeseong) là một đại thần của nước Silla (Tân La)

Theo truyền thuyết vào thời đại Silla ở Hàn Quốc, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong) sống ở làng Moryang, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, nên cậu phải nay đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức. Sau đó cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong) đột ngột lìa đời. Ngay trong thời điểm này, trong làng tại nhà quan Thượng thư Kim Mun-ryang bỗng nghe thấy từ trên mái nhà có tiếng nói xuống “một chú bé tên Đại Thành sẽ ra đời tại nhà các người”. Sau đó vợ quan có thai và sinh ra một bé trai. Tay trái đứa bé sơ sinh nắm chặt, một tuần sau mới mở ra, một tấm kim loại có khắc hai chữ Đại Thành rơi ra. Tin tưởng sự luân hồi nghiệp báo tái sinh, Tể tướng liền truyền lệnh mời mẹ ruột của cậu bé Kim Đại Thành về nhà mình và cùng nuôi nấng Đại Thành. 

Day 12 chua phat quoc (5)Day 12 chua phat quoc (27)Day 12 chua phat quoc (33)Day 12 chua phat quoc (61)Day 12 chua phat quoc (168)
Sau này khi Đại Thành khôn lớn, thành danh, để báo đáp công ơn sinh thành của hai bên cha mẹ hiện tiền và cha mẹ kiếp trước, ông đã xây dựng ngôi Già lam Phật Quốc tự (Bulguksa) và Thạch Quật Am (Seokguram).

Người dân Tân La tin rằng núi Thổ Hàm San (Tohamsan) nơi Phật Quốc Tự và hang động Thạch Quật Am tọa lạc là một địa thế linh thiêng mầu nhiệm, vì vậy hai ngôi Danh lam cổ tự này được bảo tồn gần như nguyên vẹn giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Điểm đặc trưng của hai công trình này là được kiến thiết và đẽo khắc hoàn toàn bằng đá hoa cương nhưng lại có nét mềm mại và tự nhiên như được nặn bằng đất.

Đến đây đứng yên lặng trước ngôi Già lam và giao cảm với tấm chân tình của người thợ đẽo hơn nghìn năm trước, chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được giá trị đích thực của ngôi Cổ tự. Đây là những nét đặc trưng của Phật Quốc Tự và hang động Thạch Quật Am. Năm 1995, Phật Quốc Tự và hang động Thạch Quật Am được Unesco công nhận là Di sản thế giới.

Tại đây mọi người trong đoàn không bỏ qua cơ hội, đã lưu lại những tấm hình đẹp dưới những cội hoa Đào đang rộ nở, đặc biệt những đóa hoa đào ở đây có kích thước lớn hơn những nơi khác gồm nhiều cánh và sắc màu hồng đậm, đã tạo nên những chùm hoa đẹp lung linh.

Rời Phật Quốc Tự, đoàn đi ăn trưa và sau đó về Busan viếng thăm Đông Hải Long Cung (Haedong Yonggung-sa) nằm ven bờ biển phía Đông Bắc của Busan, là một ngôi chùa có địa thế hướng ra biển rất đặc biệt so với các chùa khác của Đại Hàn hầu hết được tọa lạc trên núi.
Chùa Đông Hải Long Cung được xây dựng vào năm 1376, dưới triều đại Cao Ly. Thời kỳ này, Phật giáo vẫn là Quốc giáo và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tâm linh người dân.

Tương truyền ngôi chùa được xây dựng theo giấc mộng của Đại sư Naong. Khi đó, đất nước bị hạn hán, mất mùa triền miên. Một đêm, Đại sư Naong nằm mơ thấy Long Vương xuất hiện bên bờ biển phía Đông. Biết đây là điềm lành nên Naong đã tâu lên Vua Uwang cho xây dựng ngôi chùa, đặt tên là Đông Hải Long Cung. Ngôi chùa được xem như kiệt tác bên bờ biển, kết hợp hài hòa giữa hình ảnh trời và đất, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian địa phương.

Đường dẫn đến cổng chùa là mười hai vị Thần Giáp (12 con giáp) đại diện cho  số mệnh con người. Trước cổng là tháp mười tầng và một bánh xe, tương truyền nếu ai cầu nguyện tại đây thì việc đi lại quanh năm sẽ thuận buồm xuôi gió.

Cổng chùa là hình ảnh hai con rồng đang uốn lượn, ngụ ý đây là nơi ngự trị của Rồng và Thần Rồng đang bảo vệ Cõi Phật. Từ cổng chùa vào bên trong có 108 bậc đá và cây cầu bán nguyệt, tượng trưng cho các cung bậc phiền não của con người rằng đến với cõi Phật phải trải qua những cảm xúc này mới thành chính quả.

Day 12 chua phat quoc (326)Day 12 chua phat quoc (335)Day 12 chua phat quoc (352)

Chùa Đông Hải Long Cung có một chính điện thờ Phật Thích Ca, một bàn thờ Đức Thần tài mạ vàng ngoài trời và bên phía trái là Điện thờ Đông Hải Long Vương. Trên đỉnh núi cao là tượng Bồ tát Quan Âm bằng đá trắng nhìn ra biển như đang lắng nghe sự cầu nguyện của muôn người.
Rời Đông Hải Long Cung đoàn đi ăn tối và tham quan chợ đêm ở Busan. Busan là một thành phố cảng lớn của Du lịch Hàn Quốc giá rẻ, không những nổi tiếng về những giao dịch thương mại, tàu biển chuyên chở hàng hóa tấp nập ra vào, mà buổi tối nơi đây còn tấp nập hơn với đông đảo du khách tìm đến để thưởng thức những món ăn tiêu biểu của nhiều quốc gia trên thế giới, từ những quầy hàng san sát nhau, trông vô cùng hấp dẫn. Những quầy hàng ẩm thực, hay đồ lưu niệm nằm ngay giữa lối đi vào chợ, nhưng được tổ chức rất quy củ và sạch sẽ.

Ngày 13

Sau một đêm nghỉ ngơi tại Busan, sáng ngày 14/4 thời tiết lạnh giá và mưa rả rích , 9 giờ sáng xe bus khởi hành đến tham quan Chùa Tam Quang (Samgwangsa) ở thành phố Busan, phía Nam Hàn Quốc, là ngôi chùa lớn nhất có sức thu hút du khách thập phương bản địa cũng như khách quốc tế vào bậc nhất tại Busan. Chùa được xây dựng vào năm 1969, tại đây có thờ phụng Tổ sư Thượng Nguyệt hiệu Viên Giác (Sangwol Wongak) là người đã thắp sáng lại ngọn đuốc tuệ Thiên Thai Tông ở Hàn Quốc. Tại đây có nhiều các sự kiện và phương tiện dành cho Phật tử tu học.

Đoàn đến thăm trong lúc chùa đang thiết trí trang hoàng lễ hội lồng đèn trong dịp lễ Phật Đản với hàng triệu cái lồng đèn lung linh, được thiết kế bởi các nghệ nhân tuyệt xảo, tạo nên một khung cảnh vô cùng lộng lẫy, chỉ có thể cảm nhận bằng mắt nhìn chứ không thể diễn đạt bằng lời. Sau khi chụp hình lưu niệm tại Chánh điện được trang trí vô cùng trang nghiêm và hoành tráng, đoàn đi ăn trưa, shopping mua đồ lưu niệm, đến 4 giờ chiều ra phi trường Busan để làm thủ tục, check in; 8 giờ tối bay về Đài Loan. Đoàn về đến Đài Loan lúc10 giờ tối và nghỉ đêm tại Đài Bắc.



day 13 - chua tam quang (4)day 13 - chua tam quang (18)
Ngày 14

Sáng ngày 15/4, sau khi ăn sáng tại khách sạn, đoàn đến viếng thăm Chùa Thừa Thiên và đảnh lễ HT Quảng Khâm.

Thừa Thiên Thiền Tự ở thành phố Thổ Thành, tỉnh Đài Bắc cùng với tên tuổi của Ngài Quảng Khâm từ lâu đã đi vào lòng người Phật tử và trở thành niềm tự hào của Phật giáo Đài Loan.

Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, sau đó Ngài đến Đài Loan hoằng pháp và xây dựng Thừa Thiên Thiền Tự. Ngài được tôn như là Quốc Sư của Đài Loan, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc mỗi khi gặp việc lớn của quốc gia thường đến cầu thỉnh ý Ngài. Ngài nổi tiếng về hạnh tu đầu đà, sáu mươi năm Ngài không ăn đồ nấu chín, toàn ăn hoa quả và không hề đặt lưng xuống giường, thường ngồi thiền tọa. Ngài viên tịch trong tư thế thiền tọa.

Tại Thừa Thiên Thiền Tự cho đến nay Chư Tăng Ni vẫn giữ hạnh tu đầu đà, sống cuộc sống thanh bần. Mặc dầu Phật tử và du khách đến chùa rất đông, nguồn thu nhập rất lớn nhưng cuộc sống đầu đà của chư Tăng vẫn không thay đổi. Sau khi Ngài Quảng Khâm viên tịch đệ tử Ngài là Hòa thượng Tuyền Hối lên kế thế.

day 14 hoa thuong quang kham (11)day 14 hoa thuong quang kham (13)
Đoàn đã đi tham quan toàn cảnh trong Thừa Thiên Tự, đảnh lễ Phật tại Chánh điện và đảnh lễ tôn tượng HT Quảng Khâm cũng được thờ tại nơi này. Chiếc ghế mà ngày xưa Ngài Quảng Khâm ngồi ngủ cũng còn được lưu giữ. Ban Tri Sự Chùa Thừa Thiên có gởi tặng đoàn 4 pho tượng của HT Quảng Khâm, Thầy Trưởng Đoàn thỉnh một tượng về thờ tại Tổ Đường Tu Viện Quảng Đức để Phật tử ở đây noi gương tinh tấn tu tập của Ngài.

Nhân lúc đoàn tập trung lễ lạy tại điện thờ Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát, đây là lần họp mặt cuối cùng của đoàn trước khi kết thúc chuyến hành hương, HT Trường Sanh và Thầy trưởng đoàn có đôi lời chia sẻ, nhắn nhủ với mọi người trước khi đoàn chia tay.

Từ giã Thừa Thiên Tự, địa điểm tham quan cuối cùng của chuyến hành hương, đoàn được xe đưa đi một vòng city tour, sau đó đi ăn trưa rồi ra phi trường Đài Bắc để bay về Úc.

Đoàn đã bình an về đến Úc vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 16/4/2018.

Sau 14 ngày dong ruổi từ Đài Loan đến Nhật rồi đến Hàn Quốc, xuyên qua nhiều danh lam thánh tích, tận mắt được nhìn thấy những cảnh quan đẹp sắc sảo như tranh vẽ, được hiểu biết thêm về những tập tục truyền thống cũng như học được những cái hay của xứ người. Tất cả là những điều ai cũng mong muốn được tận hưởng, nhưng không phải ai cũng có cơ hội. Do vậy chúng ta hãy cảm ơn và trân trọng những gì chúng ta đã có được, hãy giữ lại trong lòng những niềm vui, những cảm xúc nhẹ nhàng lưu luyến, những trải nghiệm đáng quý trong cuộc sống. Và hãy quên đi những phật lòng trái ý nếu có.


Chị Huệ Hương, một Phật tử trong đoàn có đôi lời tâm sự qua một bài thơ:


Chuyến đi nào cũng ẩn tàng bao phiền não
Rồi cũng qua một cuộc hành trình
Thời thời nhờ Pháp Phật quán mình
Bản tính người khó bào mòn tập khí
Tự sách tấn đừng bao giờ vị kỷ
Ta, người ai nào rõ biết căn nguyên
Một lần gặp gỡ đều do một cơ duyên
Nhẫn nhẫn .... nhẫn dùng con tim tha thứ
Quyển sách đời lần giở về quá khứ
Nhọc nhằn oán ân nào đã phân minh
Mỉm cười thực tại ứng xử lý trong tình
Thập như thị và mỗi người mỗi ý
Xin tán thán ban chỉ đạo ... toàn trí

Phái Đoàn xin chân thành tri ân Thầy trưởng đoàn Thích Nguyên Tạng và anh Tony đã tận tâm tổ chức và lo cho phái đoàn thật chu đáo. Xin cảm niệm ơn Đức của HT Trường Sanh và Ni Sư Viên Thông đã hiện diện trong phái đoàn để chứng minh và dẫn giải thêm về lý Phật. Trong chuyến đi này điều mà không thể quên là rất cảm ơn các anh, em cánh đàn ông trong phái đoàn như anh Quang Minh, anh Danh, Bá Đức, Thiện Đức, Jordan, Ryan, An Lạc…đã tận tâm hàng ngày giúp đỡ chuyển tải hành lý lên xuống xe bus. Cuối cùng xin cảm ơn Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên và Jordan Quảng Thiện Hùng & cô Diệu Nguyệt đã không ngại khó nhọc lưu lại cho phái đoàn những tấm ảnh đẹp để làm kỷ niệm.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Đệ tử Thanh Phi (ghi chép tường thuật theo hình ảnh và lời kể của thành viên phái đoàn)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]